1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Việt nam thuộc vùng văn hóa nào? Đông Á hay Đông nam Á?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi datvn, 15/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. pinksubmarine

    pinksubmarine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2004
    Bài viết:
    212
    Đã được thích:
    0
    Các cụ này không biết sống ở đâu mà chẳng biết gì cả. Các chùa Khờ Me chỉ có ở các tỉnh miền Tây ngày xưa thuộcThuỷ Chân lạp, (Cam pu chia bây giờ là Lục Chân lạp) giáo dân là người Khờ Me.
    Chùa Phật giáo của người Việt đi theo đường Nam tiến vào đây, xây sau cho nên không có những ngôi chùa cổ như ở miền Bắc. Nhưng Phật giáo miền Nam cũng là Phật giáo Bắc tông, và kiến trúc các chùa trong này cũng dựa theo kiến trúc miền Bắc, mái cong, ngói âm dương....
    Về sau này các chùa bị hiện đại hoá, thương mãi hoá và "sến" hoá, nhìn chẳng ra kiến trúc gì nữa cả, chỉ thấy xanh xanh đỏ đỏ muốn gán cho truyền thống nào cũng được thôi. Việt kiều rất hăng hái gởi tiền về cho các sư các thầy phá kiến trúc, phá chùa.
    Tình hình chùa chiền ở miền Nam là vậy. Các cụ ngoài đó chắc gì giữ được kiến trúc truyền thống không, khi các chùa trở thành địa điểm du lịch, và kinh doanh mê tín dị đoan?
  2. dungsamtien

    dungsamtien Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    2.909
    Đã được thích:
    59
    -he he hơi lộn tí.Nếu nói là Chùa ở Miên Tây thì chính xác hơn....Còn Thủy Chân Lạp báo cáo bác là Đất nước của nó ngày xưa kéo dài tới Biên Hoà Bây giờ Đấy ạ....Không phải chỉ có Miền Tây riêng đâu.
    -Liền quan tới Đình chùa.tớ để ý đi nhiều nơi ở Miền Tây thấy đình Thần(Xã nào cũng có) toàn là thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực không...sao k có ai khác nữa vậy ta?
  3. TCM

    TCM Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/08/2002
    Bài viết:
    467
    Đã được thích:
    0
    Theo Ngộ thì Việt Nam thuộc nền văn hoá TRUNG- ẤN lai căng một chút Tây Âu (văn hoá Pháp), như bắt tay, mặc đồ Tây, còn áo dài thì lai căng giữa áo thượng hải ở cái cổ áo và cái tà áo thì lai căng cái áo dài của ấn độ, trước đây thì ta thường ăn bốc giống người ấn độ, sau này bắt trước Trung Quốc ăn đũa, thêm nữa thì ăn dao thìa... giống người pháp, đồ ăn thì lai căng, ăn chân giò, bao tử dạ giày, Cá ngựa, Chim bò... giống Trung Quốc, ăn bơ sữa bánh mỳ giống đại Pháp, ăn cơm Nếp, hút thuốc giống Ấn Độ,
    *** thì giống Trung Quốc kiểu trai trên, gái dưới, đầu đít kiểu ấn độ, thêm kiểu L bằng lưỡi của Pháp.
    Mình là da văn hoá. HE He
  4. nguyenlytk21

    nguyenlytk21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2006
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
    Ôn lại bài cũ tí nhe các bác:
    Theo địa lý, đúng như datvn nói, Việt Nam thuộc Đông Nam Á.
    Theo văn hóa, cả hai nguồn Văn hóa Hoà Bình (1) và Văn hóa Đông Sơn (2) đều khẳng định Việt Nam thuộc văn hóa Đông Nam Á.
    Theo nhân chủng học, Việt Nam có sự hòa huyết của nhiều chủng từ Đông Nam Á.(3)
    Theo lịch sử:
    1. Truyền thuyết Lạc Long Quân từ biển lên, cùng nguồn gốc với các huyền sử từ các đảo vùng Đông Nam Á. (4)
    2. Các phong tục xâm mình, nhuộm răng, ăn trầu, văn minh lúa nước, thuộc văn hóa Đông Nam Á.

    3. Riêng trong thời Bắc Thuộc,
    kể từ sau khi Triệu Đà xâm chiếm Âu Lạc, rồi đến Hán thuộc, thì Việt chịu sự đồng hóa rốt ráo khắc nghiệt và thâm độc của Hán, trống đồng bị nấu chảy, văn hóa Việt Cổ bị xóa đi nhiều, hệ thống cai trị bị rập khuôn theo Hán, xã hội chuyển sang phụ hệ, và riêng chữ viết và văn học bị chịu ảnh hưởng Trung Hoa nặng nề. Do sự cố ý của các sử gia Trung Quốc, nếu dựa vào các điều ghi lại trong sử Tàu, Việt bị nhìn lầm là văn hóa Đông Á.
    4. Tuy nhiên, bắt đầu từ thế kỷ X, thời Hậu Lý mở ra một nền tự chủ, độc lập cho Việt, kéo dài trên hai thế kỷ. Trong giai đoạn này, người Việt đã khẳng định và tái phục cũng như phảt triển văn hóa căn bản của mình, vốn gốc Đông Nam Á, hòa hợp với các điều hay đã hấp thụ được từ văn hóa Đông Á. Văn hóa Việt chính thống là sự hòa hợp của cả hai nguồn: Đông Á, và Đông Nam Á, đúng như monarchy đã nói. Nhất là từ thời Hậu Lý về sau, văn học, nghệ thuật, tôn giáo, và các sinh hoạt văn hóa Việt có nét riêng biệt khác Trung Hoa. [5]
    Như vậy văn hóa Việt nằm ở vùng giao tiếp giữa các văn hóa, và chịu một thời gian Bắc thuộc nặng nề, nhưng từ thời Lý, thì đã khẳng định được nét đặc biệt của mình: Văn hóa Việt không lệ thuộc vào Trung Hoa, và không hoàn toàn là Đông Á, mà còn rất nhiều căn bản văn hóa Đông Sơn, văn hóa Hòa Bình, gốc Đông Nam Á.
    Chúng ta hãy tự hào là có một nền văn hóa Việt Nam, văn minh lúa nước, nằm trong vùng giao tiếp giữa Đông Nam Á và Đông Á.
    Chính hai điểm này giữ vững dân tộc Việt khỏi bị Hán hóa:
    1. Tiếng nói Việt
    2. Văn hóa Việt có căn bản Đông Nam Á mạnh mẽ hơn Đông Á.
    Trong thời gian qua cho tới nay, trải gần vạn năm với gần 5000 năm lập quốc, 2000 năm còn ghi lại trong sử sách, Việt chỉ có 1000 năm Bắc thuộc. Như vậy, từ hôm nay đến tương lai, nếu chúng ta biết giữ vững tinh thần tự chủ, tự cường, không chịu nô lệ Hán tộc của tiền nhân, thì văn hóa Việt sẽ càng ngày càng rõ nét căn bản của văn hóa Đông Nam Á.
    ________
    [1] Văn hóa Hòa Bình
    http://e-cadao.com/Vanminhco/anhsangmoi.htm
    [2] Văn hóa Đông Sơn:
    http://e-cadao.com/Vanminhco/Vanhoadongson.htm
    [3] http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=5824&rb=0302
    [4] Taylor, Keith Weller:The Birth o f Vietnam. Berkeley:University of California Press, 1983, pp xx, xxi.
    [5] Quốc Sử Quán Triều Nguyễn - Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục. http://www.viethoc.org/eholdings/sach/kdvstgcm.pdf
    Được nguyenlytk21 sửa chữa / chuyển vào 09:15 ngày 10/05/2006
  5. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Vậy nên Trịnh công sơn nói cũng có lý "lai căng". Văn hóa Việt nam có phần Lai căng, chúng ta có quá ít bản sắc, mà là sự pha tạp của nhiều nền văn hóa khác nhau!
  6. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Chùa Nam sử dụng hệ kết cấu khác cơ bản với chùa Bắc (chi tiết gối đầu bẩy) Đó là lý do chính không cho phép có tầu đao vút lên như chùa Bắc. Đao của chùa Nam hoàn toàn là đắp nên chỉ hơi cong một chút. Kiến trúc này xuất hiện phổ biến từ Quảng Bình trở vào và giống với kiến trúc Trung Hoa. Chùa Bắc thường lợp ngói mũi hài, từ miền Trung trở vào mới phổ biến ngói âm dương, cũng giống kiến trúc Trung Hoa.
    Nhờ du lịch mà nhiều đền chùa mới có kinh phí để trùng tu, tôn tạo. Nhiều công trình không có thiết kế và có thiết kế nhưng kiến trúc sư kém hiểu biết về kết cấu truyền thống nên rất... nhố nhăng. Ngay cả di tích được xếp hạng Quốc Gia như chùa Thành (Lạng Sơn) mà chúng tôi chỉ xin cái "ý kiến chỉ đạo" của Bộ Văn hoá cũng mất 3 năm khi đó 1/3 nền chùa đã sụt xuống sông Kỳ Cùng! Việc kinh doanh mê tín dị đoan thì khỏi bàn, xe biển xanh và 80 tấp nập mỗi dịp ngày Tuần, lễ tết Dạo này có đỡ hơn, nhiều doanh nghiệp "tự nguyện" đem xe biển trắng đón các lãnh đạo đi "vi hành" và thưởng lãm "văn hoá truyền thống" Lãnh đạo gương mẫu, lòng thành là vậy thật quý hoá quá còn gì
  7. afl_vn

    afl_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    744
    Đã được thích:
    0
    em thấy "lai căng" cũng hay đấy chứ, đấy cũng là bản sắc, là một nét khác biệt của văn hoá Việt (khác với, ví như văn hoá Tàu, họ đi di cư sang các nước nhưng nổi tiếng về khoản giữ nặng truyền thống, ko chịu hoà nhập và khá cách biệt)
    cái này là từ một số ít sách vở về khoa học chính trị mà em đọc được, em thấy người ta cũng có lý khi coi Việt Nam thuộc về nền văn hoá Đông Á, cùng với Singapore (và Phillipines?) khá khác biệt với các nước còn lại trong vùng Đông Nam Á. Vì Việt và Sing chịu ảnh hưởng nhiều của Trung Quốc và có nền văn hoá mang đậm chất Khổng.
  8. nguyenlytk21

    nguyenlytk21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2006
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
    Người Việt có nét văn hóa Việt, không cần phải so sánh với Tàu.
    Câi hay đẹp nhất của văn hóa Việt là khả năng hòa nhập, thu nhận mọi tinh hoa mà không làm mất sự tự chủ của chính mình.
    Điều này đã được lịch sử chứng minh rõ ràng nhất qua văn hóa Việt dưới thời Hậu Lý (1010 - 1225). Trong giai đoạn này, văn hóa Việt mở rộng với chủ trương Tam Giáo Đồng Nguyên, trong Văn Miếu ngoài Khổng Tử còn tôn kính nhiều vị hiền tài khác, trong kỳ thi có hỏi cả về Nho, Lão, Phật, và đặc biệt sau này, từ thời Lý Thánh Tông, văn học Việt còn thu nhập thêm học thuật Chiêm Thành, còn truyền tới nay qua các điệu Nam Ai, Nam Bình. Chính nhờ tinh thần mở rộng này, mà văn hóa Việt dưới thời Hậu Lý đã là nền văn hóa rực rỡ nhất vùng Đông Nam Á, hơn cả Tống triều của Trung quốc. [1]
    Trong cùng một giai đoạn, Trung quốc dưới sự cai trị độc quyền toàn trị, giáo điều của Tống Nho, đã khiến văn học Trung quốc lâm vào sự xơ cứng, bế tắc, càng ngày càng đi lùi so với thế giới. Tống triều đã thua Việt thời Hậu Lý rất nhiều về chính trị và quân sự, và Lý Thường Kiệt đã "Phạt Tống" rất oai hiển. [2]
    Trong thời cận đại, chính vì sự tự tôn và giáo điều ngu xuẩn của nhà Thanh, mà Từ Hy đã hại Vua Quang Tự cùng nhóm cấp tiến, trong khi Nhật theo chủ trương Thoát Á và cấp tiến của Minh Trị, thay đổi nhanh chóng thành một cường quốc.
    Cho đến hôm nay, sự tiến bộ của Trung Quốc trong thập niên vừa qua chính là nhờ ở biết học theo Âu Mỹ, cởi mở về kinh tế, biết nhũn nhặn mà bắt chước cách sống của dân ngoại tộc, nên mới may mắn mà không diệt vong.
    Những người Trung quốc sống tại nước ngoài có chút học thức đều nói tiếng ngoại quốc và hòa nhập với dân bản xứ. Chỉ có đa số thiếu học, sống "chui" bằng cách lao động cho người Hoa nên chỉ nói tiếng Hoa mà không học được tiếng nước người, đó là điều dở chứ không phải điều hay.
    Nói đến sự "bắt chước" và "làm hàng giả mạo", với chất lượng kém, thì toàn thế giới ai cũng biết nói đến hàng "made in China" hay "made in HongKong". Như vậy cái tự trào "không bắt chước ai" chỉ là điều người Hoa tự dối chính mình, làm trò cười cho thế giới.
    Trên thực tế, với hoàn cảnh địa lý và lịch sử của Việt, chuyện hòa giống với mọi dân tộc khác là điều không tránh được, theo đúng với sự tiến hóa của thế giới, các dân tộc đang tiến gần nhau hơn. Điều này không có gì xấu. Trái lại, khoa học nhân chủng và nhân văn còn chứng minh rằng sự hợp chủng khiến một dân tộc thông minh và nhiều khả năng tồn tại hơn, cũng như văn minh sẽ phong phú hơn.
    Điểm chính chúng ta cần nói, là trong khi Lạc Việt còn kiêu hãnh giữ vững nền tự chủ của mình, thì tất cả các giống dân trong địa phận Trung quốc hôm nay lại cam tâm bị Hán tộc đồng hóa, hay nhận lầm họ là người gốc Hán. Đây chính là thảm cảnh sâu xa, đau lòng nhất cho trăm tộc Việt chẳng may bị Hán tộc cai trị.
    Sách của bạn đọc chắc xưa 100 năm nay rồi. Hoặc bị thay đổi cho hợp với cái nhìn ấu trĩ của Hoa Hán. Mọi sách sử thế giới hôm nay đều ghi Việt Nam thuộc vùng Đông Nam Á, [3] văn hóa Hòa Bình [4] và văn hóa Đông Sơn [5] , có trước văn hóa Hán rất lâu.
    Như trên tôi đã viết, từ thời Hậu Lý, văn hóa Việt đã phát triển vượt bực vì biết đón nhận các triết thuyết khác ngoài Khổng giáo. Nếu bạn theo dõi các bài tôi viết trên diễn đàn này, thì bạn sẽ có một kiến thức cập nhật hơn.
    Trong giai đoạn hiện tại và tương lai, Việt đang mở rộng để hội nhập với thế giới. Căn bản văn hóa Đông Nam Á của Việt sẽ được bảo trì và phát triển, nhưng chuyện bảo Việt còn "chịu nhiều ảnh hưởng của Trung quốc và có nền văn hóa Đông Á" thì tôi khẳng định rằng đó là một cái nhìn rất sai lầm, lạc hậu.
    Việt sẽ tiếp tục là một láng giềng của Trung quốc, vì đó là định mệnh. Nhưng Việt ngày nay là một nước độc lập, tự chủ, có nền văn hóa Đông Nam Á bắt nguồn từ vạn năm trước văn hóa Đông Á, nên hơn bao giờ, bạn hãy học lấy các câu thơ này của tổ tiên Việt :
    "Như nước Việt ta từ trước,
    Vốn xưng văn hiến đã lâu,
    Sơn hà cương vực đã chia,
    Phong tục bắc nam cũng khác"
    (Nguyễn Trãi, Bình Ngô Đại Cáo) [6]

    _____
    [1] Quốc Sử Quán Triều Nguyễn. Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục.
    http://www.viethoc.org/eholdings/sach/kdvstgcm.pdf
    [2] Phạm Văn Sơn. Việt Sử Toàn Thư.
    http://www.viethoc.org/eholdings/sach/vstt.pdf
    [3] MetMuseum: Việt Nam trong lịch sử phát triển vùng Đông Nam Á.
    http://www.metmuseum.org/toah/ht/06/sse/ht06sse.htm
    [4] Văn Hóa Hòa Bình
    http://e-cadao.com/Vanminhco/anhsangmoi.htm
    [5] Văn Hóa Đông Sơn
    http://e-cadao.com/Vanminhco/Vanhoadongson.htm
    [6] Bình Ngô Đại Cáo
    http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%ACnh_Ng%C3%B4_%C4%90%E1%BA%A1i_C%C3%A1o
  9. afl_vn

    afl_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    744
    Đã được thích:
    0
    không, sách vở em xem thì cũng chỉ từ tầm năm 90 đổ về đây thôi vì đọc linh tinh ko có hệ thống nên cũng chẳng nhớ là đọc ở những chỗ nào, nhưng gần đây nhất thì em có đọc một bài phỏng vấn của Fareed Zakaria (biên tập tạp chí Foreign Affairs) với Lý Quang Diệu hồi năm 94, trong đó Lý Quang Diệu có phân tích sơ qua vì sao lại đặt Việt Nam vào hàng các nước Đông Á, chủ yếu là vì quan niệm của người Việt về các mối quan hệ trong xã hội... (dưới ảnh hưởng của Khổng giáo). Em thấy cũng có lý, về mặt này thì mình giống Tàu (Nhật, Hàn) nhiều hơn là Lào, Cam. Dĩ nhiên văn hoá là một khái niệm quá rộng, Nếu xét tất cả mọi điểm thì em nghĩ nước nào chẵng khác nhau. Ví dụ như Đài Loan, Hong Kong, chúng nó giống Tàu gấp vạn mình nhưng nhiều đứa vẫn khăng khăng là văn hoá của chúng nó khác biệt
    (p/s: Bình Ngô Đại Cáo em cũng tự hào là thuộc gần hết cả bài )
    Về việc dân Trung Quốc di cư đến các nước trong khu vực Đông Nam Á, em nghĩ đa số họ đều học nói tiếng bản địa, nhưng vấn đề "hoà nhập" lại là ở chỗ sau nhiều năm sinh sống, qua nhiều thế hệ, họ vẫn coi mình là người Trung Quốc. Ví dụ như ở Malay hay Indo, người gốc Trung Quốc thì cưới người gốc Trung Quốc, hầu như không có chuyện cưới xin với người bản địa. Thậm chí ngay ở Sing, cái này là em nghe kể, các gia đình gốc Hoa thường cấm con em mình chơi với bạn đồng lứa gốc Malay. Có lẽ ở Thái Lan thì hơi khác. (World on Fire - Amy Chua)
  10. masktuxedo

    masktuxedo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    1.625
    Đã được thích:
    1
    Bác FN: Theo tôi hiểu thì miền Bắc có món gỏi cá cũng ăn bằng tay thì phải, ít nhất là gỏi sinh cầm. Theo mô tả thì món này lấy rau gói cá vào trong mà ăn, mà cầm, chấm bằng tay thì phải.
    Về văn hoá Đông Nam Á trong miền Nam, thì theo ông Nguyên Duy Chính (có các bài đăng trên vietkiem.com), trích thuật lại tranh và lời của các giáo sĩ phương Tây có giao thiệp với Đằng Trong, thì người Đằng Trong có cách ăn mặc rất giống ngưòi Ấn Độ, trong đó rõ nét nhất là bức tranh người lính đằng trong, thấy có quấn khăn trên đầu giống như người Ấn Độ.

Chia sẻ trang này