1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Việt nam thuộc vùng văn hóa nào? Đông Á hay Đông nam Á?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi datvn, 15/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sinh_nham_tk

    sinh_nham_tk Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Em lập cái topic này thì mod bảo đã nói nhiều rồi, đành vứt vào đây bon chen vậy
    http://www8.ttvnol.com/forum/f_533/881671.ttvn
  2. toato87

    toato87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2004
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Phán chuyện ngày nay mà cứ mang chuyện ngày xưa ra thì thế giới loạn mất. hì hì
    Bao giờ mà văn hoá các nước lớn chả ảnh hưởng sâu sắc đến các nước nhỏ. Nói VN là văn hoá ĐNÁ hay Châu Á cũng đúng, mà giờ em thấy anh em mình cũng mang nặng văn hoá và tư tưởng tự do của Mỹ llắm, bị ảnh hưởng ngày càng sâu sắc văn hoá phương Tây.
  3. butchido

    butchido Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2004
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi nghĩ Việt nam tiếp thu cả văn hóa của Trung Quốc Ấn Độ. Thời Lý Trần ảnh hưởng mạnh của Phật Giáo, đến thời Lê thì Nho Giáo được giai cấp thống trị áp dụng và ảnh hưởng đến bây giờ. Vậy là chúng ta chịu ảnh hưởng tư tưởng Nho Giáo trong cách xử sự và Phật Giáo trong tâm linh nên về văn hóa gần gũi với các nước Trung Quốc Nhật Bản Triều Tiên, nhưng chúng ta xây dựng văn hóa riêng của chúng ta với những điều đó.
    Người Việt nam luôn có tư tưởng rất cảnh giác với người Trung Quốc và cố gắng phân biệt rạch ròi với Trung Quốc và Việt Nam. Cái này chắc lịch sử để lại do sự bành trướng của Tàu và lịch sử đấu tranh của Việt Nam để độc lập tự chủ.
    Dân tộc cũng có lịch sử, chiến tranh là một phần của lịch sử. Khi đô hộ TQ đốt bỏ lịch sử của người Việt và cố gắng đồng hóa về văn hóa. Nhưng người Việt có văn hóa riêng của mình nên đã đấu tranh để độc lập tự chủ.
    Từ thời vua Hùng Việt Nam thuộc văn minh lúa nước Đông Nam Á mang tính bộ lạc. Đến thời Lý Trần vẫn là nhà nước phong kiến Phật giáo chiến tranh liên miên. Đến thời Lê đưa tư tưởng Nho Giáo thống trị, xã hội phát triển hơn. Lịch sử cũng chứng minh là trong các cuộc chiến tranh thì nước nào nền văn minh nào cao hơn sẽ chiến thắng. Như Trung Quốc với triều Mãn Thanh, người Mãn bị Hán hóa.
    Nói chung về văn hóa Việt nam chịu ảnh hưởng nhiều của Trung Hoa và giờ đây là của Thế giới. Nhưng tóm lại làm sao sang nước khác nó nhận ra mình là Việt nam là được. Gọi là bản sắc riêng. Nhưng tôi công nhận là ngưòi Việt Nam dễ nhầm với người Trung Quốc. Khác với Nhật Bản và Hàn Quốc có lẽ chính vì Hàn Quốc, Nhật Bản họ phát triển và khẳng định họ trên thế giới. Còn Việt Nam thì chưa thấy có gì ngoài chiến tranh mà chiến tranh thì chỉ có nghèo đói thôi. mà nghèo đói vật chất thì tinh thần văn hóa cũng nghèo luôn.
  4. a2p2t

    a2p2t Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    2
    Theo tôi, giống với ý kiến của một nhà VN học người Nga, người VN chịu ảnh hưởng của nhiều luồng văn hoá (Ấn Độ, ĐNÁ, TQ, Phương Tây...) nhưng người VN luôn biến những gì mình tiếp thu thành cái riêng của mình, tiếp thu có chọn lọc. Chính vì vậy, nếu nhìn bề ngoài, văn hóa Việt không dường như không có bản sắc, nhưng nếu tìm hiểu sâu thì khác đấy.
    Tôi lấy ví dụ về nhạc dân tộc, tôi không phải là người nghiên cứu, nhưng với góc độ của một người thưởng thức, tôi thấy nhạc dân tộc VN rõ ràng có bản sắc riêng đấy chứ.
    Văn hoá TQ, trong quá trình hình thành và phát triển cũng tiếp thu nền văn hóa khác, và cũng muốn biến những thứ mình tiêu hoá được thành của mình. Tuy nhiên TQ không có tính chọn lọc, và nhiều khi là gượng ép.
    Còn nói về nghèo đói mà văn hóa cũng ít thì tôi có thể lấy Ấn Độ làm ví dụ. Khỏi bàn về tính đồ sộ của văn hóa Ấn Độ, còn trước đây Ấn Độ có lẽ nghèo hơn giờ nhiều.
  5. butchido

    butchido Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2004
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    0
    Cái này mình lấy từ báo Người Lao Động cũng thấy rất hay
    Lý lịch sinh học của heo
    11-02-2007 07:41:26 GMT +7

    Lịch Việt Nam và các nước có liên quan đến văn hóa Trung Hoa dùng 12 con vật làm biểu tượng cho chu kỳ 12 năm. Có lẽ lịch này có nguồn gốc từ nền văn minh nông nghiệp Đông Nam Á cổ xưa, khi mà con người và các loài vật còn sống gần nhau. Bài này sẽ bàn về nguồn gốc của con heo và ý nghĩa nguồn gốc con người qua những nghiên cứu khoa học mới nhất
    Năm nay là năm hợi hay nói nôm na là năm con heo, một con vật mà chỉ nói đến tên chúng ta cũng có thể cảm thấy gần gũi; đã đi vào thơ ca, ca dao, hội họa dân gian, và là một biểu tượng văn hóa.
    Heo được thuần hóa từ khi nào?.- Trong ba con vật cuối cùng (gà, chó và heo) có mối liên hệ gần với con người hơn các con vật như chuột, trâu, cọp, v.v... Thuở sinh thời, một cựu thủ tướng Anh từng tuyên bố ?ocon chó ngước lên nhìn chúng ta, con mèo thì nhìn xuống chúng ta, còn con heo thì ngang hàng với chúng ta?. Có lẽ đúng như thế. Trong ba con vật cuối cùng của 12 địa chi (gà, chó và heo), heo là con vật có thể nói đã từng song hành với con người trong suốt quãng đường dài tiến hóa. Nhưng trong bối cảnh và môi trường nào đã dẫn đến mối liên hệ mật thiết giữa con người và heo như ngày nay. Tất nhiên là heo nuôi bây giờ có nguồn gốc từ heo rừng. Nhưng chúng được thuần hóa từ hồi nào và ở đâu?
    Đây là những câu hỏi quan trọng, vì thuần hóa cây cối và thú vật rừng là một phát triển rất quan trọng trong lịch sử tiến hóa và văn minh của con người. Thuần hóa là yếu tố khởi động và thúc đẩy văn minh, có ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, cấu trúc, và phân bố của dân số trên thế giới. Thuần hóa động vật hoang dã là một phần quan trọng trong sự thay đổi hành vi và cách sống của con người, chuyển biến từ cuộc sống hái lượm và săn bắt sang cuộc sống canh tác nông nghiệp và ổn định. Cuộc sống nông nghiệp có lẽ bắt đầu từ thời Pleisteocene (tức khoảng 12.000 đến 14.000 năm về trước) và cuộc sống này có lẽ do hệ quả của tình trạng bất định thời tiết, suy giảm về số động vật rừng làm mồi, và sự bành trướng các cộng đồng ổn định.
    Quê hương của heo: Đông Nam Á.- Trong quá khứ (trước khi công nghệ sinh học ra đời), các nhà khảo cổ học dựa vào những di chỉ khảo cổ học (chủ yếu là xương sọ) được khai quật từ nhiều vùng khác nhau để đặt giả thuyết và tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên. Theo các di chỉ này, heo được thuần hóa vào khoảng 9.000 năm về trước ở vùng mà ngày nay thuộc miền Đông Thổ Nhĩ Kỳ [1]. Ngoài ra, cũng có các di chỉ khảo cổ học cho thấy (hay được diễn dịch) là heo cũng từng được thuần hóa vào khoảng thời gian này tại Trung Quốc ngày nay [2].
    Nhưng vài thập niên gần đây, với sự phát triển phi thường của di truyền học và sinh học phân tử, giới khoa học đã có một phương tiện mới, chính xác hơn, và đáng tin cậy hơn để truy tìm nguồn gốc heo. Phương tiện đó chính là gien, hay nói chính xác hơn là DNA. Cũng như trong con người, đơn vị cấu trúc cơ bản của heo là DNA. Khác với con người chỉ có 23 nhiễm sắc thể, heo chỉ có 20 nhiễm sắc thể. Vì đặc tính di truyền của DNA, qua phân tích sự phân bố và đồng dạng của các chuỗi DNA giữa các giống heo, các nhà khoa học có thể truy tìm chính xác nguồn gốc của heo.
    Một nghiên cứu quy mô nhất từ trước đến nay về nguồn gốc heo được tiến hành với sự hợp tác giữa các nhà di truyền học Mỹ và Thụy Điển. Qua phân tích xu hướng phân bố và đồng dạng DNA của các giống heo (700 con) trên thế giới, các nhà nghiên cứu đi đến kết luận rằng tổ tiên của heo ngày nay chính là heo rừng, và quê hương của heo rừng nguyên thủy này chính là vùng Đông Nam Á ngày nay [3]. Sau khi được thuần hóa ở Đông Nam Á, heo tản mát theo con người đến các vùng Âu Á (Eurasia), vượt biển đến Âu châu, và ra các bán đảo Thái Bình Dương [3]. Sau khi tản mát ra khỏi Đông Nam Á, heo được tiếp tục thuần hóa nhiều lần ở nhiều vùng tại Trung Quốc, vùng cận Đông, và Âu châu [3].
    Một nghiên cứu di truyền mới nhất qua phân tích DNA các giống heo thuộc các hải đảo Thái Bình Dương và đặc biệt là heo không lông thuộc đảo Vanuatu, các nhà nghiên cứu Úc và Mỹ khẳng định rằng heo tại các hải đảo này cũng xuất phát và được thuần hóa từ lục địa Đông Nam Á (đặc biệt là từ Việt Nam) khoảng 3.000 năm trước đây [4]. Sau đó, chúng theo con người ?odi dân? ra khỏi lục địa và đến các hải đảo như Vanuatu và Ryukyu. Ngoài ra, các giống heo tại các hải đảo này cũng có ?ohồ sơ? DNA rất giống với heo ở Âu châu.
    Cũng thú vị không kém là các nhà nghiên cứu Úc và Mỹ nhận xét rằng Việt Nam (quê hương của heo ở các bán đảo Thái Bình Dương) là một trong những vùng ở lục địa Đông Nam Á mà ngôn ngữ Nam Á (Austronesian) vẫn còn khá phổ biến. Điều này cho thấy có thể có một mối liên hệ huyết thống giữa các dân tộc hải đảo này và các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên Việt Nam.
    Ước tính về thời điểm thuần hóa và tản mát trên cũng khá phù hợp với các di chỉ khảo cổ tìm thấy ở Việt Nam. Theo các di chỉ này thì nghề chăn nuôi heo ở nước ta được phát triển khá vào thời Hùng Vương. Trong các di chỉ khảo cổ học thuộc thời kỳ Hậu Đồ Đá Mới (tức khoảng 8.000 đến 3.000 năm trước đây) ở khu vực Phùng Nguyên, Đồng Đậu và Hoa Lộc, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy nhiều xương cốt các con vật nuôi trong nhà như heo, chó, trâu bò nuôi, gà, vịt, v.v... [5]. Tại Đồng Đậu, di chỉ khảo cổ học cho thấy nuôi heo khá thịnh hành vào thời Hùng Vương, vì tỉ lệ xương heo trong tầng văn hóa ở đây cao hơn xương heo rừng và các gia cầm khác.
    Trong sách Việt Nam thời cổ đại, tác giả Bùi Thiết thuật truyền thuyết Pú Lương Quân của dân tộc Tày vùng Cao Bằng kể về vợ chồng Báo Lương và Sao Cải, sau khi đã trồng được nhiều lúa, bèn nghĩ đến việc vào rừng để bắt heo rừng về nuôi, khu rừng bắt được gọi là Đồng Giáo (rừng heo cỏ), nơi nuôi heo gọi là xóm Chóng Mu (xóm Bờm heo), cánh đồng trồng khoai nuôi heo gọi là Bà Non (ruộng Dọc khoai), mà có thể cư dân Tày cổ có nguồn gốc từ người Việt cổ từ sau khi ***************** Văn Lang và Âu Lạc [6].
    Dấu tích văn minh nông nghiệp- Trước đây vài năm, cũng qua phân tích DNA, các nhà khoa học khẳng định rằng gà và chó trên thế giới ngày nay có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Heo, gà, trâu, v.v... là các con vật thuộc nền văn minh nông nghiệp. Các bằng chứng mới này càng phù hợp với giả thiết rằng nền nông nghiệp và quê hương nguyên thủy của cây lúa nước là ở chung quanh vùng Đông Dương - Mã Lai - Miến Điện (chứ không phải Trung Quốc, nơi mà bằng chứng về cây lúa lâu đời nhất chỉ 5.900 đến 7.000 năm về trước, thường thấy ở các vùng xung quanh sông Dương Tử). Văn minh Hòa Bình là nền văn minh nông nghiệp đầu tiên trên thế giới, khoảng 15.000 năm trước dương lịch [7]. Vài ngàn năm trước Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã đưa cây lúa đến vùng Đông Á và Tây Á, những nơi mà cư dân chỉ quen với nghề trồng lúa mạch. Nhận xét này cũng hợp lý bởi vì với khí hậu nhiệt đới Đông Nam Á là môi trường thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp.
    Như vậy có thể suy luận rằng trước khi tiếp xúc và chịu ảnh hưởng hai nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ, vùng Đông Nam Á đã hình thành một nền văn hóa lúa nước, và cư dân cổ ở đây (dân Bách Việt) đã phát triển một nền văn minh nông nghiệp lúa nước, trong đó có cả văn minh châu thổ sông Hồng, hay văn minh Đông Sơn. Theo GS Trần Quốc Vượng, chính nghề trồng lúa nước (một ngành nghề đòi hỏi người dân phải nắm vững và thích nghi với thời tiết, môi trường sông nước) đã dẫn người cư dân cổ Đông Nam Á sáng tạo ra lịch dùng 12 con vật gần gụi với nền văn minh lúa nước làm biểu tượng. Do đó, có khả năng lịch 12 con giáp có nguồn gốc từ Đông Nam Á, chứ không phải từ Trung Hoa [8]. Có thể qua giao lưu văn hóa, người Trung Hoa cổ đã vay mượn lịch Đông Nam Á và cải tiến lại. Do đó, 12 con vật trong lịch của ta không giống với 12 con vật trong lịch của Trung Hoa (thử, ngưu, hổ, miêu, long, xà, mã, dương, hầu, kê, khuyển, trư).
    Nhận xét trên có cơ sở. Qua phân tích mối tương quan di truyền giữa các sắc dân trên thế giới, giới khoa học có thể khẳng định rằng con người hiện đại di dân ra khỏi Phi châu và đến Á châu vào khoảng 100.000 năm trước đây. Trong đợt di dân đầu tiên họ đến vùng Trung Đông, nhưng không thể định cư được vì thời tiết khắc nghiệt, sau đó có thể họ phải làm thêm một hành trình thứ hai từ Trung Đông đến tận vùng Đông Nam Á châu và định cư tại đây [9]. Từ Đông Nam Á, họ lại di cư một lần nữa: nhóm một đi về hướng Nam ra Úc châu và Tân Guinea; nhóm hai đi về hướng Bắc đến Trung Quốc và Nhật Bản, và cuộc di dân này xảy ra vào khoảng 55.000 năm trước đây. Điều này cũng phù hợp với các dữ kiện di truyền gần đây cho thấy người Trung Hoa ngày nay, nhất là người Trung Hoa ở phía Nam Trung Quốc rất gần và có tổ tiên ở vùng Đông Nam Á châu [10-11]. Một nghiên cứu mới nhất [12] phân tích DNA trong 2.332 người từ các vùng Đông Nam Á và miền Nam Trung Quốc một lần nữa khẳng định nguồn gốc con người là Đông Nam Á. Họ còn ước tính cuộc di dân về phương Bắc xảy ra vào khoảng 3.000 đến 25.000 năm về trước.
    Tất cả những bằng chứng này cho thấy Đông Nam Á có thể là một cái nôi văn minh nông nghiệp đầu tiên của con người [11], và cư dân tại đây rất có thể là những người phát minh ra kỹ thuật trồng lúa nước, chăn nuôi, và truyền các kỹ thuật này lên phía Bắc (tức miền Nam Trung Quốc ngày nay). Phát hiện mới nhất về quê hương Đông Nam Á của loài gà gia cầm cho chúng ta thêm một cơ sở để suy luận rằng trong quá trình định cư và phát triển nông nghiệp, người Đông Nam Á cổ đã thuần dưỡng giống gà rừng, và từ đây giống gà này được truyền bá đến miền Nam Trung Quốc, và từ Trung Quốc ?odi cư? sang Âu châu. Những phát hiện này, cộng với những di chỉ khảo cổ học và di truyền học mới nhất củng cố thêm cho giả thuyết Đông Nam Á là một trung tâm văn minh nông nghiệp cổ xưa nhất của thế giới [13].
    Tài liệu tham khảo
    [1] J. Epstein, M Bichard, trong cuốn Evolution of Domesticated Animals do I L Mason biên soạn. Longman, New York, 1984, trang 145-162.
    [2] G Giuffra, et al. Genetics 2000; 154:1785-1791.
    [3] G Larson, et al. Science 11/3/2005; 307:1618-1621.
    [4] J K Lum, et al. Proc Natl Acad Sci USA 2006; 103:17190-17195.
    [5] Lê Xuân Diệm, Hoàng Xuân Chinh. Di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu. Viện khảo cổ học, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội: 1983, trang 81.
    [6] Bùi Thiết. Việt Nam thời cổ xưa. Nhà xuất bản Thanh Niên (không thấy đề năm in!)
    [7] Chesnov Ja. V. Dân tộc học lịch sử các nước Đông Nam Á. 1976. (Trích dẫn theo Trần Ngọc Thêm, ?oTìm về bản sắc văn hóa Việt Nam?, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2001.
    [8] Trần Quốc Vượng. Văn hóa Việt Nam: Tìm tòi và suy ngẫm. Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc và Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật. Hà Nội, 2000.
    [9] Nguyễn Văn Tuấn. Nhân năm khỉ bàn chuyện nguồn gốc con người. Tạp chí Diễn đàn, số xuân Nhâm Thân 2004.
    [10] Chu JY, et al. Proc Natl Acad Sci USA 1998; 95: 11763-11768.
    [11] Su B, et al. Am J Hum Genet 1999; 65:1718-1724
    [12] Shi et al. Am J Hun Genet 2005; 77:408-419
    [13] Trong cuốn Agriculture; origin and dispersal, Giáo sư C. O. Sauer viết: ?o...Tôi đã chứng minh rằng những động vật gia cầm được thuần dưỡng đầu tiên ở Đông Nam Á, và đây chính là trung tâm nông nghiệp quan trọng của thế giới?.

  6. gocLe

    gocLe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Tác giả này, mà trên báo chuyenluan.net tháng này có ghi rõ tên, là một người viết về tiền sử đáng khâm phục. Tuy nhiên trong bài này ông cũng lập lại một giả định đã bị gạt bỏ liên quan đến nông nghiệp Đông Nam Á cổ.
    Giả định của Sauer và Solheim mà tác giả (và nhiều người khác dựa nhau mà viện dẫn) thì đặt cơ sở trên các dấu tích nông nghiệp tìm thấy ở Spirit **** (Thái lan), nhưng việc thẫm định niên đại của chúng và sự phân tích các vết tích này đã được thẫm xét lại, cách đây vài năm. Do niên đại nông nghiệp và dáu tích của chúng ở Spirit **** không xưa như trước đây người ta vẫn tưởng, các dấu tích gợi ý về một nền nông nghiệp có sớm trong Văn hóa Hòa Bình/Bắc Sơn ở Việt nam cũng không còn sức mạnh bằng chứng.
  7. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Bài viết của bạn butchido rấy hay .
    Tiếc rằng bạn bị thuyết "bách Việt" ảnh hưởng làm sai lạc,
    mất giá trị nhiều .
    Nên biết từ ngữ "Bách Việt" xuất hiện trong sử sách cổ của
    Trung Quốc . Sau đó nó mất đi .
    Trong thực tế, không có cái gì là "Bách Việt" cả, mà dân vùng
    Đông Nam Á từ trước khi có lịch sử Trung Quốc đã rất phong
    phú, đa dạng, và tràn lan khắp đất khắp biển đến tận châu Úc,
    châu Mỹ rồi. Chính lý thuyết của bạn cũng nói như vậy .
    Không nên để một bài có 2 luồng tư tưởng trái ngược hẳn nhau
    như vậy . Nếu theo thuyết Bách Việt, bạn phải bỏ lý thuyết người
    Đông Nam Á đã có từ mấy chục nghìn năm trước đi, và để cho
    thuyết người Đông Nam Á đã có từ mấy chục nghìn năm trước
    được đúng nghĩa, bạn phải bỏ cái lý thuyết Bách Việt đi.
    Người Tày, Thổ, Nùng, và Thái có nguồn gốc gần gũi với người
    Thái Land hơn với người Việt và người Hán . Tuy thế, ta cũng
    có nguồn gốc gần gũi với họ hơn là với người Hán. Trong thời
    kỳ có sử viết, chúng ta lại lai Hán nhiều hơn lai Thái.
  8. thanhle2004

    thanhle2004 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    3.896
    Đã được thích:
    1.957
    Phần Vàng vàng: Thuyết Bách Việt với thuyết Đông Nam Á đâu có mâu thuẫn chỗ nào đâu.
  9. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Bách Việt (nam Trung Quốc) và Đông Nam Á có sự liên hệ rõ ràng từ xưa, sao còn có người cứ mãi không hiểu là thế nào?
    Nếu vùng nam Trung Quốc là các quốc gia không phải Tung Quốc thì có thể gộp vào thuộc vùng Đông Nam Á được. Rõ ràng nhất là các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Phúc Kiến, đảo Đài Loan ở ở vĩ độ so với nước Miến Điện.
  10. butchido

    butchido Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2004
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    0
    Trích từ wikipedia
    Đông Á là một khu vực của châu Á có thể được định nghĩa theo các thuật ngữ địa lý hay văn hóa. Về mặt địa lý, nó chiếm khoảng 6.640.000 km², hay 15% diện tích của châu Á. Về mặt văn hóa, nó bao gồm các cộng đồng là một phần của ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa, thể hiện rõ nét trong các ảnh hưởng lịch sử từ cổ văn Trung Quốc (chữ Nho truyền thống), Khổng giáo và Tân Khổng giáo, Phật giáo Đại thừa, Lão giáo. Tổ hợp này của ngôn ngữ, quan niệm chính trị và tôn giáo bao trùm lên trên sự phân chia địa lý của Đông Á.
    Các nước sau đây được coi là nằm ở Đông Á về mặt địa lý:
    Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, ngoại trừ tỉnh Thanh Hải và các khu tự trị Tân Cương và Tây Tạng
    Trung Hoa dân quốc (tức Đài Loan)
    Bắc Triều Tiên
    Hàn Quốc
    Nhật Bản
    Các dân tộc và cộng đồng sau được coi là có nền văn hóa Đông Á:
    Cộng đồng người Hán (bao gồm cả các khu vực phân tán mà người Hoa chiếm đa số của Hồng Kông, Ma Cao, phần lớn Singapore và Đài Loan)
    Cộng đồng người Việt
    Cộng đồng người Triều Tiên
    Cộng đồng người Nhật
    Các quốc gia hay khu vực sau đôi khi cũng được coi là một phần của Đông Á.
    Phần lãnh thổ của Trung Quốc mà theo dòng lịch sử đã không thuộc về người Hán: Tân Cương, Thanh Hải, Tây Tạng (hoặc là Đông Á hoặc là Trung Á)
    Mông Cổ (hoặc là Đông Á hoặc là Trung Á)
    Việt Nam (hoặc là Đông Á hoặc là Đông Nam Á)
    Vùng Viễn Đông của Nga (tức khu vực ven Thái Bình Dương thuộc Nga nằm ở phía đông sông Amur)-(hoặc là Đông Á hoặc là Bắc Á)
    Lý do chính trong sự không đồng thuận về vấn đề này là sự khác biệt giữa các định nghĩa địa lý và văn hóa của thuật ngữ "Đông Á". Viễn cảnh chính trị cũng là một yếu tố quan trọng.
    Hơn 1,5 tỷ người, khoảng 40% dân số châu Á hay 1/4 dân số thế giới sống ở châu Á (địa lý). Khu vực này là một trong những khu vực đông đúc dân nhất thế giới. Mật độ dân số của Đông Á là khoảng 230 người/ km², gấp 5 lần mật độ bình quân của thế giới.

Chia sẻ trang này