1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Viết sai chính tả: Lỗi của ai?

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi azazel, 22/10/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. azazel

    azazel Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2007
    Bài viết:
    1.386
    Đã được thích:
    0
    Viết sai chính tả: Lỗi của phóng viên/ thầy giáo - giảng viên của phóng viên/ biên tập viên/ .. ???

    [​IMG][​IMG]
    AZ.
  2. loisude

    loisude Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Lỗi lớn nhất vẫn là của phóng viên vì đã là một nhà báo thì đã được học qua trường lớp và trong đó có học rồi, lỗi chính tả là điều mà bất cứ một phóng viên nào học qua ngành báo chí cũng được để tâm tới rồi, được học và hiểu từ địa phương để giúp ích trong việc hiểu ngôn từ trong quá trình tác nghiệp...cái này xảy ra nhiều chứ k phải một bài báo. Ban biên tập cũng làm ăn ko kỹ càng
  3. nguvanbaochi

    nguvanbaochi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2007
    Bài viết:
    2.609
    Đã được thích:
    9
    Mấy cái lỗi chính tả thế này, thật buồn cười là những người không được phép sai vẫn cứ sai ầm ầm. Ví dụ cụ thể thế này:

    - Mình đang học lớp nghiệp vụ biên tập, giảng viên ngoài vài TBT của 1 báo nào đó, còn lại toàn là giảng viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Bài giảng của họ được chiếu lên cho cả lớp tiện theo dõi. Có 10 giảng viên thì có tới 3 giảng viên nhầm theo kiểu: Xản xuất (đúng là Sản xuất), Chí thức (đúng là Trí thức)... Kiểu như thế!

    - 1 anh nhà báo mình hay chat chit cùng cũng ko ngoại lệ, toàn nhầm theo kiểu nói sao viết vậy, ví dụ: "Anh đã Chót (đúng là Trót) hứa với con gái anh rồi, nên anh không thể không làm việc này được!". Mình toàn sửa ngay và bảo: "Báo với chí mà sai chính tả thế đấy!", thì anh ấy cười hì hì và bảo là khi lên báo, sẽ có người biên tập lại, chứ "anh quen tay, quen miệng" mất rồi

    Lỗi này của ai? Theo mình lỗi là do chính người sử dụng, họ ko có ý thức sử dụng cho đúng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, nên dẫn tới tình trạng sai ở những lỗi nhìn thì có vẻ nhỏ nhặt, nhưng lại rất gây phản cảm - đặc biệt là với những người hoạt động trong lĩnh vực ngôn ngữ, văn, báo chí, xuất bản... thì lại càng ko chấp nhận được [r23)]
  4. azazel

    azazel Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2007
    Bài viết:
    1.386
    Đã được thích:
    0
    Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Ngồi nhàn ngẫm nghĩ lung tung...

    Phàm người ta thích những điều vĩ đại, nếu không vĩ đại thì cũng… to lớn, hoặc chí ít cũng… thường thường bậc trung, chứ chẳng mấy người quan tâm đến “trờ” hay “chờ”, “Xờ” hay “sờ” hoặc “lờ” hay “nờ”, như tình hình thời sự (nói ngọng) nóng sốt hiện nay đang đề cập tại Hà Nội.
    Cả một thời gian dài, gần như xã hội nói chung bỏ mặc hay ậm ừ cho qua, khiến những “râu ria” này phát triển tràn lan, tự do, khó kiểm soát.
    Lâu dần (có khi bằng khoảng cách của cả một lứa tuổi đi học) không còn biết chính xác của từ đó, mà chỉ biết qua những từ (sai) đang hiển hiện (nhiều hơn từ đúng) xung quanh mình.
    Chẳn hạn từ “nguyệt san”. Hiện nay một số PV vẫn dùng từ “nguyệt san” (xin lỗi quý vị) để chỉ chu kỳ hành kinh của phụ nữ (!), trong khi “nguyệt san” có nghĩa là một loại báo được phát hành mỗi tháng một lần (như tuần san – mỗi tuần 1 lần, bán nguyệt san – mỗi tháng 2 lần, đặc san – số báo đặc biệt phát hành nhân sự kiện nào đó,..)
    Rồi từ “cứu cánh”, đây là từ rất nhiều người (cả PV cũng vậy) dùng để nói đến một biện pháp/ hình thức/ phương cách,.. mang lại sự giúp đỡ; trong khi nghĩa của “cứu cánh” lại là “mục đích cuối cùng”, như trong câu “phương tiện biện minh cho cứu cánh”. Rõ ràng “cứu cánh” chẳng ăn nhập gì với “cứu” hay “giúp” gì cả!
    Có một bài viết mới đây nói về việc biên tập của một số biên tập viên có trình độ hạn chế (mà chủ quan, không chịu thẩm tra, tìm hiểu ý của tác giả viết nên), đã biên tập… bậy!
    Thí dụ “Nha Văn hóa” (một cơ quan hành chính thuộc Bộ của chế độ SG cũ ) bị biên tập thành “Nhà văn hóa”; “đan đát” thành “đan lát”; “đại khoa” thành… “đại học”; “Octobre” tiếng Pháp thành “October” tiếng Anh;.. và nhiều nữa (xem tại đây: http://vn.news.yahoo.com/ôi-biên-tập-010600767.html).
    Thử hỏi thêm vài chục năm nữa, những học trò nhỏ hôm nay của chúng ta sẽ viết/ dịch ra tiếng nước ngoài như thế nào khi gặp những từ này!
    “Đừng khinh việc nhỏ, lỗ nhỏ đắm thuyền”
    AZ.
  5. HoangYen195

    HoangYen195 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2008
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Không chỉ trách cá nhân phóng viên bởi báo nào cũng phải có biên tập viên nữa kia mà!
  6. azazel

    azazel Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2007
    Bài viết:
    1.386
    Đã được thích:
    0
    Thêm một kiểu sai nữa nè!
    Mà thật lạ, cùng một bài mà khi viết đúng, lúc viết sai!
    Chắc viết... tùy hứng quá, và nhất là... lười, nên chẳng bao giờ "duyệt" lại!

    [​IMG]

    AZ.
  7. azazel

    azazel Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2007
    Bài viết:
    1.386
    Đã được thích:
    0
    Tác giả bài báo này thật dễ dãi khi dùng các ký tự đặc biệt/ chuyên môn, khiến cho thể hiện sai, hay muốn đánh đố người đọc?!
    Nếu không thể gõ "[FONT=&quot]o[FONT=&quot]C[/FONT][/FONT][FONT=&quot][/FONT]" như mong muốn, thì cứ gõ theo phát âm Việt Nam "độ C" cho nó "lành"!

    [​IMG]

    AZ.

Chia sẻ trang này