1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Viết tặng những người yêu nhạc Trịnh tôi yêu...

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi Nguyet-ca, 14/08/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Nguyet-ca

    Nguyet-ca Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    2.646
    Đã được thích:
    0
    Viết tặng những người yêu nhạc Trịnh tôi yêu...

    Hôm kia là rằm tháng bảy, lễ Vu Lan. Hôm qua là 16, trăng tròn quá ông ạ. Gần 11h đêm, vắt vẻo sau xe máy một người bạn, chợt reo lên : "Anh ơi, hôm nay trăng tròn quá! " và bỗng nhớ ông. Cháu nhớ ông lắm ông ạ. Từ khi ông mất...

    Ba năm rồi ông nhỉ ? 29 ngày nữa là cái giỗ thứ ba của ông rồi. Ba năm rồi nhà mình không có trung thu. Vì ông mất vào ngày 16, một ngày sau rằm trung thu.

    Trung thu ! Hôm nọ có người bảo "Ngày 8-8 vừa rồi là ngày Lập thu đấy, Nguyệt Ca biết không?"... thế là đã sang thu rồi. Và nghĩa là sắp đến giỗ ông, đến Trung thu. Ông có nhớ không, ngày xưa, rằm trung thu là xóm mình vui như Tết. Khi ấy thì ông không đi lại được rồi. Ông chỉ ngồi một chỗ, mắt lấp lánh vui nhìn cháu, Khuê và Hiếu tíu tít làm con chó bằng bưởi, bày cỗ, thắp đèn....rồi thì ông "chỉ đạo" bọn cháu chắt làm cái này, cái kia. Cháu nhớ hồi bé cứ Trung thu là bác Hùng hàng xóm lại làm đèn ***g cho trẻ con trong xóm. Đèn ***g đơn giản thôi, chỉ bằng vỏ lon bia (hồi ấy lon Coca màu đỏ là "sành điệu" nhất rồi ông nhỉ), mài để nó bật cái nắp ra, rạch đều những đường song song nhau, rồi nén cho nó lùn đi, phồng ra. Rồi bác ấy buộc cho mỗi cái đèn bằng vỏ lon một sợi dây chỉ chập 4, chập 5, mắc vào một đoạn tre, có khi chỉ là cái đũa cả. Thế là có đèn ***g chơi Trung Thu. Cháu rất nhớ những đêm Rằm Tháng Tám ấy, cả xóm mình nháo nhác lên ông nhỉ, hàng chục cái đèn ***g màu đỏ lung linh ánh nến. Thú nhất là xếp thành hàng dọc rồi đi diễu hành qua những vũng nước sâu trên vỉa hè, có đứa nghịch hơn còn thả cả đèn cho trôi bồng bềnh trong hố nước... Nến lung linh, và tiếng trẻ con cười rộn rã....

    Ngày xưa... Những ngày Trung Thu xưa. Lũ chúng cháu thì sung sướng đi quanh xóm, còn ông thì ngồi lặng yên trong nhà. Ông đâu có đi được ! Chúng cháu còn nhỏ quá, chẳng biết được rằng ông đã rất buồn...

    À ông có nhớ không,một năm trung thu nào đấy, khi mà nhà mình còn đầy đủ dì Hương, dì Huệ, mẹ cháu, rồi chú Tiến, bác Nga, bác Khôi, bà, cháu, Khuê, Hiếu, Trang Muỗm,...Khuê trổ tài tỉa quả cam thành quả na, thế mà ông bảo là "Mày tỉa quả lựu đạn à?" làm nó tủi thân khóc ầm lên. Hì hì, bây giờ cứ ai đùa dai là cả nhà sẽ nghĩ ngay đến ông ngoại. Ông thì là chúa đùa dai !



    Ông tôi và tình yêu nhạc Trịnh


    I. Sông bắt nguồn từ biển khơi
    Hòn đá nảy cội từ cát bụi



    Mỗi vật thể trong vũ trụ bao la này rồi cũng có một chốn bắt nguồn, một cõi nương thân.
    Tình yêu nhạc Trịnh của tôi bắt nguồn từ đâu , và bao giờ ?

    Khi ấy, tôi mười tuổi. Ấy là cái tuổi bắt đầu biết nghĩ và biết lo. Ngày ấy, nhà tôi đã tách ra ở riêng, song vẫn rất gần nhà ông ngoại. Nơi chúng tôi ở là một thị trấn nhỏ ngoại thành Hà Nội, buồn và heo hút.Ngày ngày người ta ngôì đếm những chuyến tàu hoả chạy qua , những con tàu màu xanh hay đen hụ còi ầm ĩ. Và cả những chuyến xe tải thưa thớt vụt qua, để lại những đám bụi đặc quánh màu ghi xám. Tôi, ngày ấy là một cô học sinh giỏi văn nhất lớp, hàng ngày vẫn khệ nệ ôm cái cặp sách nặng chịch đi bộ dọc con đưòng đầy bụi đến trường. Mỗi buổi chiều về, chúng tôi rủ nhau đi tắt qua cánh đồng trồng rau cải và hoa , vừa đi vừa tha thẩn la cà. Mùa, những vồng hoa cải vàng óng và dập dờn **** bay đã đi vào giấc mơ ,chăm chút dần cho tâm hồn mơ mộng của tuổi bé thơ tôi.

    Khác với chúng bạn, tôi không mấy khi về nhà mà thường rẽ vào nhà ông ngoại. Một ngôi nhà rất dài với một cửa hàng mặt đường để kinh doanh và buôn bán nhỏ. Càng đi sâu vào trong càng như lạc vào một thế giới khác. Một con đường lát gạch đỏ , hai bên là những chậu cây cảnh nhỏ thâm thấp, nhỏ xinh. Rồi đến một dãy nhà ba gian mái đỏ đã phủ rêu xanh vì mưa nắng thời gian, rồi đến một khu vườn rộng rãi,trông thẳng ra bờ đầm.Ông tôi sống ở dãy nhà ngang này, căn nhà lúc nào cũng ***g lộng gió và nắng.
    Mỗi lần đến chơi, dù những cuộc viếng thăm ấy là thường xuyên đi chăng nữa, tôi cũng thấy mỗi lần một khác.


    Ông tôi bị liệt nửa người từ năm bố mẹ tôi cưới nhau, trong một tai nạn bất ngờ. Ông sống bằng nghị lực và tình yêu dành cho cuộc đời. Ông cũng đã tham gia cuộc kháng chiến chống Mĩ, cũng đã đau thương vì chiến tranh, vì đất nước bị giày vò, song do căn bệnh dạ dày quái ác hành hạ, ông được đưa về nhà an dưỡng.

    Ngày ấy, mỗi buổi chiều tan học, hai ông cháu tôi lại ngồi trò chuyện bên chiếc giường nhỏ của ông, vì ông chỉ có thể ngồi và nằm. Hôm nào trời mát mẻ, tôi đẩy xe lăn đưa ông ra sau vườn ngắm cây cỏ, đất trời .

    Ông có một cái cassette rất cũ, song vẫn còn chạy tốt. Năm ấy , tôi mười tuổi. Tôi vẫn thường thấy ông nghe nhạc , những bài hát mang mang một chút buồn phát ra từ chiếc loa rè rè, nghèn nghẹt . Tôi đã say sưa với cái giọng mê mải, da diết như có ma lực của người hát ấy ( mà sau này tôi mới biết là ca sĩ Khánh Ly ) và cả những tình khúc mà tôi chưa kịp hiểu hết lời. Ngày ấy, tôi bắt đầu làm quen với Diễm Xưa, Hạ Trắng, Một Cõi Đi Về,...Ban đầu là giai điệu và giọng hát, từng ngày một thấm vào tâm hồn và những mảnh kí ức của tuổi thơ tôi, như những giọt mưa thấm vào lòng đất Mẹ. Bắt đầu là nỗi buồn vu vơ và diệu vợi.

    Tôi còn nhớ có những hôm tôi đến, rõ ràng vẫn những tiếng hát liêu trai ấy, mà ông lại vội tắt đi. Tôi đã hỏi: Tại sao thế hở ông ?
    Và chỉ nhận được những tiếng im lặng thở dài.
    Cũng có lần ông bảo:
    - Cháu chưa nên biết, và biết cũng chỉ thêm đau thôi cháu ạ.
    Tôi không bằng lòng với câu trả lời đầy bí ẩn ấy, vì trẻ con có bao giờ thích mình bị coi là trẻ con ? Vì thế thay vì bước vào, tôi tôi núp dươí mái hiên nhà và lắng nghe:
    Đại bác đêm đêm dội về thành phố
    Người phu quét đường dừng chổi đứng nghe
    ....
    Hàng vạn tấn bom trút xuống đầu làng
    hàng vạn tấm bom trút xuống ruộng đồng
    Cửa nhà Việt Nam cháy đỏ cuối thôn

    Và tôi bắt đầu có ý niệm về cái chết như là một định mệnh, song song với nó là ý niệm về chiến tranh, sự tàn khốc, máu lửa , đau thương và chết chóc. Rồi cũng từ đấy trong tôi hình thành những chồi búp đầu tiên của tình yêu thương đồng loại,cũng như tôi bắt đầu biết yêu cuộc đời này.






    Có người sinh ra với cái thìa bạc. Nhi sinh ra với cái trâm tết bằng cỏ thi cài sẵn trên đầu. Để ngồi thương nhớ những ngày xa xôi lắm...



    Được Nguyet-ca sửa chữa / chuyển vào 21:04 ngày 17/08/2003
  2. Nguyet-ca

    Nguyet-ca Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    2.646
    Đã được thích:
    0
    II.
    Năm mười bốn tuổi, nhà tôi chuyển về gian trong cạnh gian ông ở, để chờ xây nhà mới. Ấy là vào hè. Đã thành thói quen, sáng nào tôi cũng nghe nhạc. Nhưng có vẻ như bị ảnh hưởng bởi chúng bạn , tôi chỉ nghe nhạc quốc tế. Những ca khúc tiếng Anh vui nhộn, giai điệu rún rẩy mà chỉ nghe một lần là quên. Những hôm tôi tìm đến với nhạc Trịnh cũng là tìm lại một khoẳng kí ức tuổi thơ bị lãng quên, là những buổi sáng mùa hè mưa rào và oi nồng. Tôi thấy ông khác hẳn. Ánh mắt ông vui hơn mọi ngày. Lúc đầu tôii vô ý chẳng nhận ra. Hai nhà ở sát cạnh nhau, tôi bắt đầu mở nhạc to hơn, để ông nghe rõ hơn. Ông vẫn giữ thói quan nghe nhạc bằng cái cassette già cỗi ấy. Rồi thì đến một ngày nó lăn ra đình công, như một người già thảnh thơi nằm xuống sau khi đã vắt kiệt sức mình cho cuộc sống này. Ông thích nghe Khánh Ly hát, còn tôi lại thích Hồng Nhung hơn , vì chị ấy trẻ hơn và hợp với tôi hơn. Thời gian ấy tôi đã đánh mất nhiều thứ, những thói quen cố hữu cũng như những niềm vui thuở nhỏ, có lẽ bởi cuộc sống gấp gáp và xô bồ đã kéo tôi đi.
    Những hôm nghe Khánh Ly hát, thực ra là từ chiếc đĩa hát duy nhất mở đi mở lại không biết bao nhiêu lần, chỉ để dành cho ông nghe " ké", tôi thấy ông vui lắm. Ông ngồi trên giường, trước mặt là một bình trà nóng, một cái đĩa đựng toàn hoa nhài thơm ngát ,mắt dõi nhìn xa xăm. Nào tôi đã hiểu được ông nghĩ gì ? Một lúc sau ông khe khẽ hát, hơi ông yếu và thấp, nghe buồn lắm :
    Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi
    ĐI đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt...

    Lúc ấy tôi chỉ thấy buồn...
    Hôm nọ dọn nhà ông ạ. Chuyển sang nhà mới. Và cháu đã phát hiện ra một kho tàng vô cùng quí báu ông ạ... cứ tiếc mãi vì sao bây giờ mới biết. Lúc đang nâng niu mấy quyển sách để đóng vào thùng, bỗng phát hiện ra một cái túi da kì lạ lẫn trong đám sách. Có lẽ mẹ đã cất nó đi từ lâu rồi. Cháu tò mò lật ra. Chao ơi, những trang giấy hoen ố, vàng vọt và xông lên một mùi âm ẩm, ngai ngái cứ như phơi bày ra trước mắt mình những vòng quay của năm tháng. Năm tháng.... trôi.... nhanh.... Những tờ khai lý lịch của ông, của bà, giấy thông hành, di chúc của ông, danh sách những người phúng viếng trong đám ma ông... Nét chữ ông... vừa mềm mại lại vừa cứng cỏi. Ông còn viết sai chính tả nữa, vì ông đâu có được học hành nhiều. Nhưng ông ạ, cháu yêu tất cả những thứ đó, vì nó là của ông, ông ngoại yêu thương của cháu. Cháu đọc những dòng lý lịch của ông, mà chỉ muốn khóc thôi ông ạ. Tuổi thơ của ông khổ quá. Mà cả đời ông cũng đâu có sung sướng gì ? Giá như cháu có thể được sinh ra sớm hơn, để san sẻ bớt với ông....
    Có người sinh ra với cái thìa bạc. Nhi sinh ra với cái trâm tết bằng cỏ thi cài sẵn trên đầu. Để ngồi thương nhớ những ngày xa xôi lắm...
    Được Nguyet-ca sửa chữa / chuyển vào 21:05 ngày 17/08/2003
  3. Nguyet-ca

    Nguyet-ca Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    2.646
    Đã được thích:
    0
    III.
    Tuổi thơ tôi lớn dần cùng với những kí ức về ông ngoại, người mà tôi vô cùng yêu thương, người đã dạy cho tôi những khái niệm đầu tiên về âm nhạc, bắt đầu bằng những bản nhạc Trịnh bàng bạc buồn. Nhạc tình đôi khi buồn quay quắt, nhạc phản chiến đau thương mà nặng chất nhân văn. Chính vì thế dù tôi không một ngày nhìn thấy chiến tranh nhưng cũng có thể cảm được một phần của những điều đau thương nhất, cũng như có thể tưởng tưởng được những bức tranh ngập ngụa một màu tàn khốc, sự tàn khốc của chiến tranh xâm lược...
    Xác người nằm trôi sông , phơi trên ruộng đồng
    Trên nóc nhà thành phố , trên những đường quanh co.
    Xác người nằm bơ vơ trên mái hiên chùa
    Trên giáo đường thành phố, trên thềm nhà hoang vu.
    Xác người nằm quanh đây trong mưa lạnh này
    Trên xác người già yếu, có xác còn thơ ngây....

    Lúc ấy cảm giác như mình cũng là một nhân chứng đang đi như mộng du giữa một rừng máu và xương trắng, ?o bên xác người già yếu, có xác còn thơ ngây ?o.
    Ngày ấy Hà Nội vào mùa mưa. Những cơn mưa tầm tã, xối trời xối đất, làm cả không gian sùm sụp một màu xám bạc. Lúc này nhà tôi đã chuyển đi, cách xa nhà ông ngoại hơn 10 cây số, và tôi đã 16 tuổi. Cái tuổi mà một cô bé con muốn làm người lớn, ríu rít bận rộn với những băn khoăn, lo lắng, những náo nức của tuổi trăng tròn. Vì thế những chuyến viếng thăm ông ngày càng thưa thớt, loãng nhạt, đôi khi chỉ là một vài phút thoáng qua, hỏi han sức khoẻ rồi lại vụt biến đi. Tôi vẫn yêu ông, nhưng tôi không nhận thức được rõ rệt tình yêu ấy, nó ẩn sâu trong tiềm thức rồi. Khoảng thời gian chừng nửa năm ấy tôi không còn những phút trầm tư ngồi nhìn trời mưa trắng xoá, nhìn chớp giật sáng loà và bó gối nghe những giai điệu Trịnh mênh mang. Tôi cũng chả nhớ tôi đã nghe cái gì, vì kí ức nhạt nhoà lắm. Một phần vì tôi không ở gần ông để có một ai vô ý đánh thức thói quen xưa cũ này....
    Năm ấy tôi mười sáu tuổi. Mỗi ngày , mỗi tuần tôi lại nhận được tin tức về sức khỏe của ông từ bố mẹ và các dì. Tin xấu lắm. Sức khoẻ ông yếu dần, cộng với suy sụp về tâm lý, khiến cho tình hình càng thêm tồi tệ. Dường như cuộc sống đã không buông tha cho ông, cũng như những đau đớn thể xác vì bệnh tật, dằn vặt vì cảm giác mình - kẻ vô dụng đang làm phiền con cháu ngày đêm đeo đuổi ông. Hai lần tự tử bằng thuốc ngủ, những ngày bỏ ăn.....Tôi bắt đầu chăm đến chơi với ông, hình như tôi có cảm giác mình cần phải níu kéo những giây phút cuối cùng. Tôi đẩy xe lăn đưa ông ra vườn, nói chuyện với ông, những câu chuyện vu vơ, đôi khi là chuyện âm nhạc, nhạc Trịnh, nhạc Văn Cao , nhạc tiền chiến, hay chuyện cây cỏ, lá hoa trong vườn.... Mỗi câu chuyện thường bắt đầu như thế này :
    - Mấy hôm nữa cháu sẽ mua cho ông một cái băng Khánh Ly ông nhé ! ( vì băng của ông đã hỏng hết cả rồi )
    - Mấy hôm nữa mình mua một cây ngọc lan trồng trong vườn nhà mình ông nhé ! Ông thấy Hồng Nhung hát bài ?o Ngọc Lan ?o của Dương Thiệu Tước thế nào ?
    - Cây thiên lý nhà mình năm nay ra nhiều hoa ông nhỉ ? Cháu bảo bà nấu canh cua thiên lý cho ông ăn tối nay ông nhá!.... Ông có nghe Khánh Ly không , cháu bật cho.....

    Những câu chuyện giản đơn thế thôi, những dự định nhỏ bé thế thôi, cũng làm cho ông sôi nổi hẳn lên, và niềm vui ấy dường như cũng lây lan sang cả tôi. Tôi và ông cứ sống trong cái thế giới riêng tư và nhỏ bé ấy, có cây cỏ, đất trời và nhạc Trịnh trong suốt cả tháng liền.
    Ông nghe nhạc Trịnh ít dần, không biết có phải vì lý do sức khỏe, tôi cũng bận bịu với kì thi tốt nghiệp đầy cam go và vất vả. Những cuộc viếng thăm, chuyện trò cũng thưa hơn. Sức khoẻ của ông lúc mạnh lúc yếu, cứ thất thường linh tinh...
    Thi tốt nghiệp xong,có kết quả, tôi xuống thăm ông để xả hơi. Ông vui lắm. Hôm ấy là đám giỗ cụ. Ông ngồi trên giường, cười vang khoe với họ hàng ?o Con bé Linh nhà tôi nó đỗ vào lớp chọn trường điểm của Hà Nội đấy các bà ạ...? và lắng nghe những tiếng xuýt xoa của họ hàng với ánh mắt long lanh niềm mãn nguyện.
    Tôi dành cả một tháng hè để sửa sang lại đống băng cũ của ông, đem ra phơi phóng ra sân nắng cho khỏi mốc, rồi chỉnh chang, phân loại tủ sách đồ sộ của ông. Hai ông cháu tỉ mẩn ghi chép từng đầu sách, bọc bìa, dán gáy cẩn thận. Ông khuyên tôi nên đọc cái gì, đọc thế nào. Ông dần dần truyền thêm cho tôi tình yêu văn chương, cũng như ngày xưa ông đã nhen nhóm trong tôi tình yêu nhạc Trịnh. Tôi cảm thấy rõ rệt cái bóng cao cả yêu thương của ông bao trùm lên tâm hồn tôi, nhẹ nhàng như dòng suối làm mát tâm hồn tôi, bằng văn chương và những giai điệu Trịnh.
    Tôi vào lớp 10. Công việc chuẩn bị không mấy vất vả nhưng cũng lấy của tôi một ít thời gian , cộng thêm với tuần quân sự đủ để mười ngày liền tôi không xuống thăm ông. Đến ngày thứ mười một thì tôi nhận được tin ông mất đột ngột, đúng vào ngày mười sáu trăng tròn, một ngày sau rằm Trung Thu.
    Tôi lảo đảo bước đi trong căn phòng vắng bóng ông, mà vẫn như cảm thấy rõ mồn một bóng dáng ông đang ngồi đó, mắt lim dim thả hồn vào khoảng không thấm đẫm tiếng hát Khánh Ly, y như hồi tôi còn nhỏ.
    Một lần nằm mơ, tôi thấy tôi qua đời....
    Tôi nghe thấp thoáng giai điệu ấy, giai điệu của ?o Bên đời hiu quạnh ?o ám ảnh tôi day dứt, nhạt nhoà lẫn trong tiếng kèn, phách não nuột của phường bát âm. Xunh quanh bà con chòm xóm đi ra đi vào nườm nượp, ai cũng thương ông sống tử tế, tốt bụng cả một đời....
    Tôi thu mình trong góc phòng, nhắm mắt lại và cố gắng nói chuyện với ông, đúng hơn là với hơi thở ông còn vương vất quanh đây. Nghe những giọt nước mắt nóng hổi lăn lăn rát bỏng cả hai má. Cảm giác hối tiếc choán hết tâm trí mình, hối tiếc vì bao nhiêu dự định chưa làm được .?o Ông ơi, cháu chưa mua cho ông cái băng Khánh Ly như đã hứa. Cháu còn chưa đọc hết cuốn ?o Đất vỡ hoang ?o mà ông bảo hay lắm. Bây giờ thì muộn rồi, cháu còn biết mua băng cho ai nghe nữa hở ông ? .... ?o .Nhìn ra ngoài trời kia, một ngôi sao vụt sáng rồi vụt tắt. Mùi hoa thiên lý mát ngọt trên giàn còn ướt đẫm sương, mùi hoa bạch ngọc trong ngần, và ai đó đang mở nhạc Trịnh Công Sơn, những thứ ngày xưa ông rất thích, nhưng ông thì đã xa xôi lắm rồi. Tôi cũng biết rằng tôi đã mất một điều vô cùng quí giá, mất mát lớn lao nhất trong khoảng đời bé bỏng thuở ấu thơ.
    Ông tôi ra đi tháng chín. Năm ấy tôi mười sáu tuổi. Tháng tư năm sau, tôi nhận tin Trịnh Công Sơn mất...
    Có người sinh ra với cái thìa bạc. Nhi sinh ra với cái trâm tết bằng cỏ thi cài sẵn trên đầu. Để ngồi thương nhớ những ngày xa xôi lắm...
    Được Nguyet-ca sửa chữa / chuyển vào 21:06 ngày 17/08/2003
  4. Nguyet-ca

    Nguyet-ca Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    2.646
    Đã được thích:
    0
    Đã bao giờ Nhi muốn cho mẹ đọc truyện này chưa nhỉ ? Truyện Nhi viết cho mẹ, và chỉ cho mẹ mà thôi.... Ngày xưa cũng đã từng có thời mẹ yêu nhạc Trịnh, cũng giống Nhi, vì ông ngoại hay mở nhạc Trịnh. Nhưng giờ mỗi khi Nhi mở nhạc Trịnh hơi lớn một chút, mẹ lại kêu ca. Mẹ bảo không nên nghe nhiều loại nhạc này, không tốt ! Có gì mà không tốt ?
    Cái hôm Nhi uống rượu, Nhi cũng đã định cho mẹ đọc. Nhưng chỉ định thôi, vì Nhi biết mình không làm được. Chưa bao giờ mẹ và Nhi hiểu nhau, mọi câu chuyện chỉ cần một chút không tế nhị thôi là có thể lập tức sai lệch. Đôi khi Nhi thấy tuyệt vọng.
    Nhi viết cho cả chính mình nữa. Và sau khi đọc truyện này, thì có lẽ còn cho cả Khanh, một phần nào đấy của Khanh. Lâu rồi Nhi không gặp Khanh, cũng nhớ phết đấy, dù đấy là một cô bạn gái. Nhưng là bạn rất thân. Khanh bảo Khanh là con rùa câu thời gian, ừ thế thì bao giờ Nhi mới thành bạn thân của Khanh nhỉ ?


    Nhìn lên ban công vẫn sáng đèn.
    Trưa nay, mẹ về muộn. Ăn cơm xong, mẹ lên giường nằm. Mẹ bảo :
    -Tao nghỉ mười phút thôi, rồi còn đi làm. Sao trời lại bắt tội tôi phải vất vả thế này cơ chứ !
    Chần chừ một lúc, Nhi đến bên mẹ và rụt rè chìa ra cái gói nhỏ:
    -Cái này mẹ mặc chắc vừa nhỉ...
    Mẹ hơi nghiêng người, ghé mắt nhìn ra phía sau. Trên tay Nhi là một cái áo bằng vải thun trắng, chất vải mẹ rất thích. Mẹ quờ tay ra giật lấy áo từ trên tay Nhi, lật qua lật lại xem xét một hồi :
    - Ôi giời ơi sao mày đoảng thế hả con ! Lại tốn tiền đi may vớ may vẩn ở đâu thế này hả ? Mày nhìn đây này, nhìn kĩ đây này - chẳng hiểu sao mẹ lại tỉnh ngủ ngay thế, và chìa cái áo ra sát mặt Nhi - đường may thì xiên xẹo, dúm dó, Có cái đường may cũng không xong. Phí cả tiền!
    Nhi lúng búng :
    - Nhưng mà loại vải này may dễ bị bai mà...
    Chẳng đợi Nhi nói hết, cái áo đã bị quăng xuống bên thành giường. Mẹ lại quay lưng về phía Nhi, im lặng. Sự im lặng làm Nhi ngộp thở.
    Từ nhỏ Nhi đã không hợp mẹ. Ông ngoại rèn cho mẹ tính tự lập từ nhỏ, vả lại mẹ sinh ra khi đất nước còn chiến tranh, nên sống kham khổ quen rồi. Thế đâm ra mẹ rất khe khắt với Nhi.
    Có lần mẹ bảo mẹ giống tính ông, quí thì rất quí nhưng mà chẳng bao giờ chịu thể hiện ra cả, cứ thấy nó...làm sao ấy. Thế nên mẹ chẳng bao giờ âu yếm Nhi, cũng chẳng mấy khi gọi Nhi là ?ocon? ?" xưng ?omẹ?. Mẹ dạy văn ở một trường cấp 2 nhỏ và không có tiếng tăm của thành phố, suốt ngày vừa dạy lại vừa phải dỗ những đứa học sinh cá biệt, bất trị, những đứa bố xe ôm, mẹ bán bún riêu ngoài chợ. Cứ về đến nhà là mẹ kêu ca. Nhi không chịu được.
    Chẳng hiểu ông trời xui khiến thế nào mà Nhi lại là một đứa con gái đam mê văn chương đến tột độ và vô cùng nhạy cảm. Nhạy cảm thế, nên hồi nhỏ mỗi khi bị mẹ mắng, bị mẹ véo tai hay cốc vào đầu, Nhi chỉ biết khóc. Mà mẹ mắng ngoa lắm, mỗi lời như panh-xe-lam cứa vào Nhi, làm thành mỗi mảnh vỡ. Nhưng vỡ mãi rồi cũng thành quen, Nhi thản nhiên gọi ?ovéo tai? là ?olên dây cót đồng hồ?, gọi ?ocốc đầu? là ?ogõ mõ?, và im lặng, lì lợm mỗi khi bị mắng. Rồi tự nhiên cái giọng ngoa ngoắt, độc địa ấy nó cũng thấm vào Nhi từ bao giờ, như là một phần của tâm hồn, đối lập bên cạnh phần nhạy cảm vốn có. Lớn lên một chút, Nhi hay thắc mắc tại sao mẹ là cô giáo dạy văn mà chẳng dịu dàng như cô dạy văn ở lớp, chẳng mấy khi nói những lời ngọt ngào quan tâm Nhi cả. Có lần Nhi cũng đã thử đến bên mẹ, nhẹ nhàng choàng tay qua vai mẹ, thủ thỉ gì đó như các bạn Nhi vẫn làm khi ở bên mẹ của mình, nhưng đều bị mẹ gạt đi : ?oRa chỗ khác cho tao làm việc !?. Vì thế Nhi hay so sánh. Mẹ chẳng bao giờ nhớ tên bạn bè của Nhi như mẹ của cái Lâm. Mẹ cũng không hay làm những món ăn ngon như mẹ của thằng Vĩnh. Mẹ cũng không hay chú ý chăm sóc đến quần áo của Nhi như mẹ cái Hiền, dù rằng nhà Nhi còn ?ogiàu? hơn nhà nó. Thế nên Nhi chẳng dám đòi quần áo mới, và việc mẹ mua một cái gì đấy cho Nhi trở thành một việc xa lạ và trọng đại đến mức mỗi năm chỉ xảy ra một lần duy nhất vào dịp nghỉ hè. Mỗi lần nghĩ đến những chuyện ấy là Nhi lại buồn. Có thể vì Nhi yêu mẹ, nên muốn mẹ mình đẹp và hoàn hảo hơn tất cả mọi bà mẹ trên đời này...
    Mà đúng là mẹ rất đẹp. Chắc có lẽ vì thế nên mẹ không yêu thương Nhi, bởi Nhi chẳng xinh chút nào cả. Nhi vẫn thường thấy xấu hổ mỗi khi bị mẹ gọi ra tiếp khách, bởi nhiều lần mẹ chê Nhi xấu ngay trước mặt các cô, các chú bạn mẹ, cứ như thể đấy là lỗi tại Nhi ấy. Mà càng lớn Nhi lại càng kém xinh đi, thế nên mỗi lần có khách lâu ngày đến nhà hỏi chuyện, nhìn Nhi mà lắc đầu : ?oLâu rồi không gặp cháu, bây giờ lại không xinh như hồi nhỏ nhỉ?? là mẹ lại lờ đi như chiều xấu hổ. Đâm ra Nhi cũng nghĩ rằng mình không đẹp như mẹ chính là lỗi ở Nhi.
    Nhi cũng là đứa tự lập vì mẹ rèn cho thế. Sống trong một gia đình thuộc vào hàng khá giả nhưng mẹ tập cho Nhi biết làm đủ mọi việc nội trợ. Hàng ngày Nhi làm việc nhà, còn mẹ thì bận bịu từ sáng đến tối mờ mịt. Bữa cơm tối là khoảng thời gian ngắn ngủi duy nhất trong một ngày mà ba thành viên trong gia đình Nhi có thể quây quần bên mâm cơm. Càng ngày Nhi càng trở thành một cô gái đảm đang hơn, nhạy cảm hơn và cũng yêu mẹ nhiều hơn. Những cuốn sách mà Nhi tìm được trên giá, sách của ông ngoại , hai dì và mẹ tích cóp lại, đã làm cho Nhi có một tâm hồn trong sáng, nhân hậu. Sách làm bạn với Nhi trong những lúc một mình, những cuốn sách cũng dạy cho Nhi biết yêu thương, nhận ra sự phải, trái. Tự lớn lên như thế, đọc nhiều như thế, Nhi cũng nhận ra sự vất vả của mẹ. Trong một vài giây phút hiếm hoi nào đấy trong cuộc sống thường ngày, Nhi cũng gạn lọc ra được tình yêu thương của mẹ dành cho Nhi. Dù hiếm hoi và kín đáo, nhưng với Nhi thế đã là quá nhiều.
    Nhi đã mười tám tuổi, một cô thiếu nữ không xinh xắn, không có thân hình đẹp, hơi đậm, hơi thấp một chút. Khuôn mặt tròn, bầu bầu vô duyên với một vệt rám đậm trên má, bác sĩ bảo đấy là hiện tượng ?orối loạn sắc tố dưới da? nên không chữa được. Mắt nhỏ và hơi xếch, cặp lông mày làm thành hai đường thẳng mờ mờ, làm cho khuôn mặt vốn không mấy ưa nhìn của Nhi có cái gì đấy tẻ nhạt, buồn buồn. Mẹ vẫn hay ca cẩm rằng ?oNhất dáng, nhì da? mà ?omày thì chả được cái gì cho ra hồn?.Còn mẹ cái Nhung thì lại khen Nhi có duyên ngầm, vì Nhi có nụ cười rất tươi, nụ cười khiến người ta có thể quên đi mệt nhọc. Nhi quí mẹ cái Nhung chính từ câu nói ấy, vì mẹ chưa bao giờ nhìn ra được điểm gì tốt ở Nhi cả. Chẳng biết là Nhi đã khóc bao nhiêu lần, đã tự ti biết bao nhiêu mỗi khi nghe mẹ ca cẩm về nhan sắc hạng trung bình yếu của mình... Tự ti đến nỗi chụp ảnh trở thành một nỗi ám ảnh của Nhi ! Nhưng mãi rồi cũng thành quen. Mãi rồi Nhi cũng tự công nhận là mẹ nói đúng.
    ... mày thì chả được cái gì cho ra hồn....
    Nhưng Nhi vẫn yêu mẹ. Tình yêu ấy như thể là bản năng, là máu chảy trong huyết quản. Chắc bởi vì không được mẹ yêu nên Nhi muốn đem tình yêu của mình bù trừ, khoả lấp đi. Ảnh hưởng của mẹ hay sao mà Nhi cũng rất sợ biểu lộ tình cảm của mình. Những dịp lễ là những khoảng thời gian đặc biệt duy nhất của một năm mà Nhi có thể làm gì đấy để cảm thấy mình yêu mẹ hơn. Vì thế những món quà bao giờ cũng được chuẩn bị kĩ từ trước vài tuần, mặc dù Nhi kết quả sẽ lặp lại y nguyên như người ta cho chạy lại một cuộn phim đã mốc lên. Thể nào mẹ cũng sẽ nói ?oKinh nhỉ, mày lại có quà cho mẹ của mày cơ đấy!? và tất nhiên những món qùa chỉ vài ngày sau sẽ nằm lăn lóc trong một xó xỉnh nào đấy của căn nhà rộng. Nhi quen rồi ! Nhưng mà năm nay mười tám tuổi, lớn rồi. Nhi tự thấy mình lớn rồi và Nhi muốn thay đổi, có thể đấy sẽ là một sự thay đổi lớn lao làm phá vỡ bức thuỷ tinh dày đặc đang ngăn giữa mối quan hệ của Nhi và mẹ.
    Nhi giấu mẹ đi học may. Mà thật ra chắc cũng không cần giấu, vì mẹ có bao giờ quan tâm xem Nhi làm gì, ở đâu đâu. Ngày xưa mẹ cũng làm thợ may, nhưng từ ngày nghỉ hẳn may để dạy học, mẹ không còn động đến máy khâu mấy nữa. Mẹ cũng ít quần áo, chắc vì cái tính tiết kiệm, kham khổ nó ăn vào máu rồi. Nhi muốn mẹ đẹp hơn nữa, có thể vì đấy là điều Nhi không thể làm được. Thế nên Nhi đi học may, để có thể làm một cái gì đấy cho mẹ, trước hết là cho mẹ đã, rồi đến bản thân Nhi, rồi bố, rồi cả bạn bè. Cũng có thể Nhi muốn mọi người thấy rằng Nhi không vô dụng, Nhi cũng biết quan tâm, yêu thương...Và đấy là cái áo đầu tiên Nhi may được, theo số đo Nhi căn lại từ những chiếc áo khác của mẹ. Nhưng học chưa lâu, mà lại nóng ruột muốn được khoe với mẹ ngay, nên áo không được đẹp như ý muốn...
    ...mày thì chẳng được cái gì cho ra hồn....
    Nhìn mẹ quay lưng về phía mình, im lặng, Nhi chỉ muốn khuỵu xuống. Lặng lẽ rời khỏi phòng mẹ, Nhi vớ lấy cái kéo trên bàn mình, phạt những nhát dài ngang thân vải rồi liệng cái mảnh giẻ rách tả tơi ấy vào góc tủ. Tiếng kéo lạch xạch, khô khốc. Trèo lên giường và giật tung rèm cửa, Nhi ngồi trong bóng tối. Nhi muốn tát mình một cái quá. Trời ơi, Nhi đã cố hết sức rồi nhưng Nhi không làm được, Nhi không làm hài lòng mẹ được. Không, mẹ không có lỗi, mẹ không biết gì cả, mẹ không biết rằng Nhi đã đi học may và cái áo ấy Nhi may cho mẹ. Ừ nếu không thì mẹ đã không làm thế.
    Nhi cảm thấy mệt mỏi lắm rồi...
    Có người sinh ra với cái thìa bạc. Nhi sinh ra với cái trâm tết bằng cỏ thi cài sẵn trên đầu. Để ngồi thương nhớ những ngày xa xôi lắm...
    Được Nguyet-ca sửa chữa / chuyển vào 21:08 ngày 17/08/2003
  5. Nguyet-ca

    Nguyet-ca Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    2.646
    Đã được thích:
    0
    Thế mà năm nay Nhi đã xấp xỉ bốn mươi. Từ bỏ văn chương, học xong đại học và xin vào làm ở một công ty liên doanh, Nhi đã xây dựng sự nghiệp bằng chính đôi bàn tay tự lập của mình. Rồi chị lấy chồng muộn, một người đàn ông có gì đấy giống với bố, hơi khô khan và chỉ biết lao vào kiếm tiền. Đến tận bây giờ chị vẫn không hiểu tại sao chị lại lấy người ấy, vì chị không muốn rồi con mình sẽ lại như mình ngày xưa, hay những cảm xúc của mình sẽ lại mòn đi như mẹ đã mòn đi. Nhưng Nhi không thể không đi theo vết xe đổ của quá khứ được, vì chị cũng cần có một gia đình, một chỗ tựa nương. Người phụ nữ không có gia đình sẽ là người phụ nữ thiếu.
    Con gái Nhi cũng không xinh xắn lắm. Mà càng lớn nó lại càng xấu đi. Nhưng tình yêu thương chị dành cho nó thì vô bờ bến. Chị cố gắng bù đắp cho con những gì còn thiếu trong tình cảm ngày xưa giữa hai mẹ con chị, chị cho nó tất thảy những gì mà tuổi thơ chị không có được. Vì thế bé Phương, con gái chị, chẳng thiếu thốn gì. Dường như nó đã quá quen với những cái vuốt ve, âu yếm, với những món đồ chơi dễ thương, với cả tủ quần áo đẹp, sự nuông chiều... Gần mười tuổi rồi, nó vẫn không phải động tay đến một cái gì, trong khi ngày xưa thì mẹ đã rèn cho chị biết nấu cơm, rửa bát. Chồng chị không tham gia nhiều vào việc dạy con, vả lại chị cũng không muốn nó phải tự lập sớm như chị.
    Chắc vì thế mà con bé cừ thờ ơ với mọi thứ, nhận mọi tình cảm trìu mến của chị như thế nó phải có, mà không nghĩ đến chuyện đáp trả lại. Còn chị, ban đầu, cứ yêu con bằng tình yêu mê dại như thế, bản năng như thế, dù rằng trái tim nhạy cảm luôn khao khát được nhận tình yêu thương. Chị vẫn cho đi nhiều hơn nhận được, như ngày xưa...
    Bây giờ Phương đã mười bốn tuổi rồi, trẻ con bây giờ lớn sớm hơn cái thời của chị. Nó phổng phao nhanh quá, chả khác gì chị cái hồi mười bảy, mười tám. Cứ nhìn con, chị lại nghĩ đến mình, đến tuổi nhỏ thiếu thốn tình yêu của chị, và chị lại yêu con nhiều hơn, chăm lo, chiều chuộng nó nhiều hơn.Còn nó thì vẫn cứ vô tâm, vẫn cứ làm chị buồn vì sự thờ ơ như vậy. Nó vụng, chị cũng thử tập cho nó thói quen tự lập, nhưng chẳng ăn thua, vì đụng đâu hỏng đấy. ?o...mày thì chả được cái gì cho ra hồn...? ?" con bé đoảng thế nhưng Nhi chưa bao giờ dám lặp lại câu nói ấy của mẹ, ngay cả trong những lúc giận nhất. Chị không muốn con bé tổn thương như chị đã bị tổn thương.
    Tối nay Nhi đi làm về muộn. Ít khi chị về muộn thế này. Chồng chị đi công tác xa, nhà vắng vẻ quá. Nhìn lên ban công trông ra con đường rợp bóng xà cừ, phòng con bé vẫn sáng đèn. Ngoài phố đã thưa người, những bóng cây đổ dài lên những bóng cây, những bóng người đi trên phố thành từng nhóm cứ dẫm đạp lên nhau. Hình như trời lấm tấm hạt mưa... Nhi thấy lòng mình se lại. Sáng nay trước khi ra khỏi nhà, con gái chị nó chỉ thờ ơ hỏi : ?oMẹ đỡ chưa?? rồi chẳng chờ câu trả lời mà lao ngay đi. Chị đang ốm, nhưng vẫn phải đi làm, đi làm để trốn tránh cảm giác cô đơn một mình trong căn phòng trống trải. Ngày hôm nay khi đi dạo qua những quầy sách, như thể tìm lại một thói quen cũ kĩ lắm rồi, chị bắt gặp một cuốn sách. Ở một trang nào đấy đã viết về một câu chuyện sao mà giống hệt như câu chuyện của chị ! Và bây giờ thì chị biết mình phải làm gì rồi... Chị lặng lẽ lần theo những bậc thang tối để lên nhà . ?oCon bé vẫn thức, chắc mai lại kiểm tra gì đây mà...? - chị mỉm cười trong bóng tối, và nghe trong mình khe khẽ nhen lên cái cảm giác hạnh phúc có một ai đấy đang thức đợi mình, dù chị biết có thể không là như thế.
    Phương ngồi im bên bàn học, trông ra ban công nhỏ trước mặt. Bóng nó đổ dài trên tường. Nó đang suy nghĩ ... Hôm nay có một chuyện lạ lắm nhé. Lớp nó tiếp nhận một cô giáo dạy văn mới. Cô rất hiền, vóc người rất mảnh mai, và đặc biệt cô có một giọng nói dịu dàng rất quen, như thể nó đã nghe hàng tỉ lần rồi. Và buổi học đầu tiên cô lại không dạy bài mới như các cô giáo khác sợ ?ocháy giáo án? mà lại dành cả buổi học để nói về một chủ đề không có trong bài học , chủ đề ?oMẹ?. Cô kể rằng mẹ cô mới mất rồi, cô sẽ coi học sinh như con của cô, và cũng muốn chúng nó sẽ yêu mẹ mình như cô đã yêu mẹ của cô. Rồi tự nhiên nó bỗng nhận ra cái giọng dịu dàng ấy rất quen vì giọng cô rất giống giọng mẹ nó ở nhà. Những lời dạy của cô rất thấm thía, và làm nó bỗng thấy xấu hổ, vì từ trước đến nay nó không hiểu thế nào là một đứa con yêu mẹ.
    Thế rồi bỗng nhiên, trên đường đi học về, ngang qua nhà cái Thảo, nó thấy người ta xúm đông xúm đỏ, lại có cả xe cứu thương và các bác sĩ mặc áo blu trắng nữa. Nhìn thấy nó, cái Thảo khóc oà lên. Nó gặng hỏi mãi mới biết là mẹ cái Thảo lâm bệnh, phải đi cấp cứu, chưa biết sống chết thế nào. Nó bỗng sợ quá, nhớ lại gương mặt tái nhợt vì ốm của mẹ lúc sáng nay khi nó lao ra cửa, nó bỗng giật mình nhận ra mình quá vô tâm. Nó cũng nhận ra rằng từ trước đến nay nó chưa bao giờ nghĩ rằng nó sẽ không có mẹ. ?oNhỡ ngày mai mẹ mình cũng thế này thì sao ?? Phương chạy như bay về nhà. Mẹ vẫn chưa về. Cơm mẹ đã nấu sẵn, để trên bàn, kèm với mẩu giấy nhỏ : ?oPhương yêu của mẹ, mẹ về muộn. Con hâm cơm lên ăn nhé, đừng chờ mẹ.? Phương cầm mẩu giấy mà thấy run run. Lần đầu tiên nó thấy yêu mẹ đến thế, cảm thấy hạnh phúc vì nó được mẹ yêu thương đến thế. Phương chong đèn ngồi chờ mẹ, nó muốn nhìn thấy mẹ về, để nói một cái gì đấy, một cái gì đấy mà từ trước đến giờ nó chưa hề nghĩ tới.
    Cửa mở. Nhi khe khẽ bước vào như thể sợ làm phá tan bầu yên tĩnh trong phòng. Chị muốn nói ngay với con, sợ rằng nếu không chị sẽ quên mất mình đang quyết tâm làm gì... Chị đến bên bàn, ôm lấy cái dáng ngồi ra vẻ trầm tư kia.
    - Phương à... hôm nay mẹ muốn nói chuyện này với con. Phương à...nghe mẹ này!
    Con bé quay lại, hình như mắt nó ươn ướt. Nó ôm chầm lấy mẹ, lần đầu tiên nó ôm chị chặt như thế, và nồng nàn như thế !
    - Mẹ ơi, mẹ đã đỡ chưa ? Mẹ ơi con cũng có chuyện này muốn nói với mẹ. Nhưng mà trước tiên con sẽ nói với mẹ câu này nhé ! Mẹ ơi,... con yêu mẹ!
    Ôi, xem kìa, chị đã nghe thấy gì ? ôi tim chị sắp vỡ ra vì sung sướng mất...
    Hình như chị cũng thấy mắt mình ươn ướt...
    Đêm đã khuya lắm rồi. Con bé đã ngủ trong vòng tay chị. Chị đặt nó vào giường rồi trở lại bàn. Ngoài phố những vòm xà cừ xào xạc. Chị muốn nhớ lại cái thời thơ ấu ngày xưa, tìm lại cảm giác thèm muốn tình yêu thương từ mẹ. Chị cũng nhận ra rằng chị không được bằng con gái mình, chị chưa bao giờ nói với bà câu nói ngọt ngào ấy ?" ?ocon yêu mẹ?. Hôm nay là một ngày trọng đại, một ngày không thể nào quên trong cuộc đời chị. Chị không muốn bỏ lỡ cơ hội này. Không, chị không muốn một chút nào. Vớ lấy cái túi xách và chìa khoá xe, Nhi lao ra khỏi nhà.
    Tắt máy. Xe dừng ngay trước ngôi nhà cũ nhưng rất đẹp, có những cái ban công trông ra phố, ngôi nhà nơi chị đã sinh ra và lớn lên, nơi có người mẹ già của chị đang sống. Trời vẫn lấm tấm mưa. Nhi ngước nhìn lên. Ban công vẫn sáng đèn.
    Có người sinh ra với cái thìa bạc. Nhi sinh ra với cái trâm tết bằng cỏ thi cài sẵn trên đầu. Để ngồi thương nhớ những ngày xa xôi lắm...
    Truyện này đã được đăng trên báo Quân Đội Nhân Dân, số ra ngày chủ nhật, 13-6-04
    Được Nguyet-ca sửa chữa / chuyển vào 00:55 ngày 20/06/2004
  6. hongngocnguyen

    hongngocnguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2003
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài viết của Nguyệt Ca thấy xúc động !
    chợt muốn gởi bài thơ này?.
    Ngày xưa có Mẹ
    Thanh Nguyên
    Khi con biết đòi ăn
    Mẹ là ngườI mớm cho con muỗng cháo
    Khi con biết đòi ngủ bằng tiết tấu
    Mẹ là người thức hát ru con
    Bầu trời trong mắt con ngày một xanh hơn
    là khi tóc Mẹ ngày thêm sợi bạc
    Mẹ đã thành hiển nhiên như trờI đất
    như cuộc đờI - không thể thiếu trong con
    Nếu có đi một vòng quả đất tròn
    người mong con mỏi mòn
    chắc không ai ngoài Mẹ
    cái vòng tay mở ra từ tấm bé
    cứ rộng dần theo con trẻ lớn lên
    Mẹ là ngườI đặt cho con cái tên riêng
    trước cả khi con biết bật nên tiếng ?oMẹ?
    Mẹ !
    Cái tiếng gọi mà từ khi bập bẹ
    đến lúc trưởng thành
    con vẫn chưa hiểu hết chiều sâu
    Mẹ !
    Có nghĩa là bắt đầu
    cho Sự Sống, Tình Yêu, Hạnh Phúc
    Mẹ !
    Có nghĩa là duy nhất
    một bầu trời, một mặt đất, một vầng trăng
    Mẹ không sống đủ trăm năm
    nhưng đã cho con dư dả nụ cườI và tiếng hát
    Chỉ có một lần Mẹ không ngăn con khóc
    là khi Mẹ không thể nào lau nước mắt cho con
    là khi Mẹ không còn
    Hoa hồng đỏ từ đây hoá trắng
    rồi những đứa bé lại chào đời và lớn theo năm tháng
    biết bao ngườI được làm Mẹ trong ngày
    Tiếng trẻ con gọi Mẹ ngân nga khắp mặt đất này
    thành âm thanh không thể nào vắng lặng
    Mẹ !
    Có nghĩa là ánh sáng
    Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim
    cái đóm lửa thiêng liêng
    cháy trong bão bùng
    cháy trong đêm tốI
    Mẹ !
    Có nghĩa là mãi mãi
    là cho-đi-không-đòi-lại-bao-giờ
    Cổ tích thường bắt đầu từ
    ?oNgày xưa có một công chúa??
    hay ?oNgày xưa có một vì vua??
    Cổ tích còn bắt đầu từ
    ?oNgày xưa có Mẹ?.?
    ?mấy hôm trước, đi chùa với người bạn, người ta cài cho mình một hoa hồng đỏ và cho bạn một hoa hồng trắng. Nhìn người bạn mọi ngày vô tư, ngang tàng hôm nay cài đóa hồng trắng im lìm, thẫn thờ tự nhiên thấy đau lòng, tự nhiên muốn đem cất giấu niềm hạnh phúc của mình vào đâu đó thật sâu?
    ?.năm ngoái, rằm tháng bảy, đi viếng đám tang bất ngờ mẹ của một người bạn, nhớ mãi ánh mắt bàng hoàng ngơ ngác của bạn?, nhớ những giọt nước mắt trên gương mặt gầy xanh chẳng cần giấu diếm. Mà thật, cũng đừng nên giấu diếm?
    ?.gõ bài thơ này tặng vài người bạn. Bạn hỏi vì sao. Cũng không biết nói với bạn vì sao? Mùa Vu Lan. Nỗi bất lực âm ỉ không thể bày tỏ niềm yêu thương thật thà nhất cho người thương yêu nhất đang rất gần gũi bên mình. Tất nhiên, chẳng ai đòi hỏi và lại có cảm giác giống như đã quen với sự im lặng ơ thờ này, hiển nhiên với những ngày không cần tiếng nói. Vậy mà, ở một góc riêng sâu, sự nhạy cảm không đồng tình, nó đang thì thầm bày tỏ một mình?

    hnn
    Được hongngocnguyen sửa chữa / chuyển vào 01:17 ngày 15/08/2003
  7. Nguyet-ca

    Nguyet-ca Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    2.646
    Đã được thích:
    0
    Loa kèn tháng tư
    Tặng Khanh.
    Anh bước xuống phố. Nắng mùa này là nắng tháng tư, những chiếc lá cũng chớm ngả sang màu phiêu lãng. Khí trời nhẹ và trong trẻo, vì nàng xuân vừa rời gót và mùa hạ cũng chỉ bén chân. Anh khe khẽ dẫm lên những đốm nắng đang nhảy nhót trên bậc thềm, như thể sợ làm chúng đau. Anh yêu cái mùa này lắm, không chỉ bởi khí trời, màu nắng hay những chiếc lá, mà bởi vì khoảng thời gian ấy luôn gợi anh nhớ về mẹ, về những kỉ niệm như thể chỉ vừa mới trở nên xa xôi.
    Hôm nay là cái giỗ thứ mười tám của mẹ. Anh xuống phố tìm mua những bông hoa loa kèn trắng, thứ hoa mà khi còn sống mẹ vẫn thích lắm. Hồi còn nhỏ, mẹ thường chở anh ngồi trên cái ghế sắt chông chênh sau xe đạp lòng vòng vãn chợ hoa. Cũng vào khoảng tháng tư này. Mỗi tuần hai lần, mẹ tìm mua những bông hoa loa kèn mập mạp nhất, trắng nhất và thơm nhất để cắm vào cái bình gốm tròn tròn màu đất trưng ở góc phòng. Mẹ đặt anh, khi ấy còn nhỏ xíu xịu, trên cái ghế có nước gỗ đen bóng, rồi say sưa cắm những bông hoa dài dài trắng nuột ấy vào bình. "Những cái hoa này có miệng xinh thật mẹ nhỉ ?" Hồi ấy anh thích chăm chú theo dõi mẹ. Mẹ là con gái Hà Thành. Mẹ có đôi bàn tay nhỏ nhắn, dài thon với những cái móng tay hồng hồng như tay của lũ trẻ con cứ đưa đi đưa lại như thể làm xiếc với mấy bông hoa. Những kỉ niệm về mẹ, chắc tại thời gian, chỉ còn là những nét cong cong, mờ mờ, ấn tượng nhoà nhoà về những mảng trắng. Trắng không chỉ bởi màu loa kèn, mà còn bởi cái màu bệnh viện. Anh còn nhớ một buổi chiều tháng tư cũng vương nắng thế này, bà ngoại đến đón muộn khi anh đang tha thẩn chơi trước sân nhà trẻ. Không phải mẹ mà là bà. Bà khẽ ôm anh vào lòng, nước mắt cứ chảy dài, rồi bà đưa anh đến bệnh viện. Ở bệnh viện chỉ toàn một màu trắng, những bác sĩ hối hả chạy qua chạy lại, màu áo trắng loang loáng, nhũng tấm ga trải giường, màu tường vôi sạch tinh. Bà đặt anh vào một góc hành lang rồi biến mất đằng sau cánh cửa màu vàng của căn phòng bệnh. Anh đoán là mẹ đang ở trong đấy đấy. Anh chỉ nhìn thấy mẹ thấp thoáng trong một giây, khuôn mặt thanh thoát hôm nay bỗng tái nhợt đi giữa màu trắng cứ loá lên, rồi vụt biến mất sau cánh cửa. Anh cứ đứng đấy, ngơ ngác cho đến khi có một bàn tay kéo anh ra cửa. Ngày hôm sau, và cả ngày hôm sau nữa, anh không còn nhìn thấy bóng dáng của mẹ trong căn nhà cổ, bên những chiếc bình gốm cắm hoa loa kèn trắng. Bà bảo mẹ đi ra chợ mua hoa rồi đấy, nín khóc đi rồi mẹ sẽ chóng về. Rồi từ đấy năm nào anh cũng rất mong đến tháng tư, đến mùa loa kèn trắng. Vì anh vẫn giữ mãi trong mình một niềm tin mong manh....
    Anh khe khẽ huýt sáo, một giai điệu dịu dàng của một bài hát tháng tư, chẳng nhớ anh đã học nó ở đâu, nhưng chắc là lâu lắm rồi thì phải. Phố không đông vì mặt trời chưa lên thật cao. Nắng toả dìu dịu xuống vai anh. Bà hàng hoa góc phố chắc không còn lạ gì anh nữa, không còn lạ gì một cậu sinh viên nhỏ nhẻ với đôi mắt rất sâu tháng tư năm nào cũng tìm chọn trong gánh hoa của bà những bông hoa loa kèn trắng nhất, mập mạp nhất, mà lại cứ đều đặn mỗi tuần hai lần. Bà ấy cũng là con gái làng hoa, ý nhị lắm, nên chẳng hỏi sâu bao giờ, chỉ lẳng lặng chọn và bó hoa cho anh. Ngày xưa, chàng trai đầu tiên theo đuổi bà, cái thời bà mới chỉ đôi tám ấy, đã tặng cho bà bông hoa đầu tiên, là một cành loa kèn trắng nuột gài hờ hững ngoài bờ giậu. Nhưng chỉ thế thôi, rồi bà cũng phải sang ngang, và vẫn cứ giữ mãi trong lòng màu trắng của đoá hoa đầu tiên trong đời thiếu nữ.
    Sáng nay anh ra phố mua hoa sớm hơn mọi lần. Chắc tại khí trời mát và trong trẻo, còn anh thì đang mong có một bình hoa thật đẹp để bày trên bàn thờ mẹ. Rảo bước qua những viên gạch đỏ đều đặn trên vỉa hè, từ xa anh đã nhìn thấy màu trắng sạch tinh tươm của gánh hoa góc phố, cứ ánh lên lung linh. Bà hàng hoa đã thân quen lắm rồi, nở với anh một nụ cười rất sáng.
    - Như mọi hôm bà nhé !
    - Ừ hôm nay cậu chọn đi. Hoa bà mới cắt đấy, đẹp mấy cả thơm lắm. Sáng ra đã có người mở hàng rồi đấy. Cái cô ấy cứ khen mãi.
    Anh lơ đãng ngẩng đầu lên, mỉm cười.
    - Ai thể hở bà ? Ai mà lại đi mua loa kèn còn sớm hơn cả cháu thế ?
    Anh nghe có tiếng dựng xe đằng sau. Rồi một cảm giác mát lạnh như thể có một làn gió vụt tràn qua anh. Chắc là có khách mua hoa. Bà cụ ngước nhìn người vừa mới đến, rồi bỗng "à" lên.
    - Đấy cô bé quay lại đây này. Sao thế con, quên gì à ?
    Có tiếng cười trong leo lẻo ở đằng sau anh.
    - Không , con có quên gì đâu bà. Nhà con mới chuyển đến ở ngay đây, cuối phố này. Con ra mua thêm loa kèn để cắm thêm bình nữa. Chả mấy khi có hoa đẹp thế này.
    Hình như... sao anh cứ có linh cảm rằng người có cái giọng nói thanh thanh ấy, phải là một cô áo trắng cơ. Mà phải là màu trắng tinh khôi của những bông loa kèn. Mà có khi là áo lụa... Tự dưng sao anh tò mò muốn biết thế nhỉ ? Tính anh vốn trầm, vốn đâu có hay để ý những thứ xung quanh đâu ? Anh từ từ quay qua, đúng lúc cô gái đã nhanh nhẹn ngồi xuống bên cạnh, đôi mắt anh bắt gặp bàn tay trắng hồng nhặt ngay lấy cành hoa mà anh sắp sửa chọn. Đúng là cô ấy mặc áo trắng, không hiểu sao linh cảm vu vơ của anh lại đúng. Bỗng dưng anh khe khẽ nở một nụ cười. Những bông loa kèn trong tay anh hình như cũng khe khẽ rung lên...

    Có người sinh ra với cái thìa bạc. Nhi sinh ra với cái trâm tết bằng cỏ thi cài sẵn trên đầu. Để ngồi thương nhớ những ngày xa xôi lắm...
  8. Nguyet-ca

    Nguyet-ca Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    2.646
    Đã được thích:
    0
    Cô bé tên là Thương, cái tên giản dị và rất dịu dàng. Ngôi nhà cô ở cuối phố, cùng với bà nội. Ngôi nhà thâm thấp có một ô cửa sổ nhỏ duy nhất, trông xa như con mắt thao láo đang theo dõi cuộc sống lặng lẽ diễn ra trong con phố nhỏ. Mái ngói phủ ăm ắp rêu nép dưới tàn bàng loà xoà. mà đấy cũng là cây bàng duy nhất trên phố này. Còn anh và cô bé thì đã quen nhau, chắc tại vì những bông hoa trắng ấy. Dường như những tiếng cười trong leo lẻo của cô làm xua tan đi cảm giác cô đơn cố hữu luôn thường trực trong anh. Thương hay đòi anh kể về thời thơ ấu, và nhất là về mẹ. Nhưng anh không nhớ nhiều về mẹ. Vì thế không thể kể được bao nhiêu cho cô. Còn cô thì không bao giờ nói gì về cha mẹ của mình, và anh cũng mơ hồ đoán ra rằng có điều gì đấy không thật vui lắm mà cô muốn giấu anh. Anh cũng không bao giờ hỏi.
    Bà nội Thương đã già lắm rồi, anh không bao giờ nói chuyện được vì bà gần như không nghe và không nhìn thấy. Nhưng mỗi khi anh đến bà đều biết, bời bà luôn là người đón anh bằng một nụ cười móm mém. Còn Thương thì ríu rít kể cho anh nghe những câu chuyện nho nhỏ của mình, nhưng có thể làm cho anh vui lắm. Anh thích ngồi ngắm Thương cắm những bông hoa trắng mập mạp và thoang thoảng thơm, bàn tay cô bé gợi cho anh nhớ về với mẹ. Mẹ cũng có bàn tay thon dài nhỏ nhắn và trắng hồng lên như thế. Đôi bàn tay ấy vẫn hay rong ruổi trên những giấc mơ của anh.
    Nhanh thật , thế mà đã hết mùa loa kèn. Anh cũng sắp ra trường rồi. Công việc khá bận bịu khiến anh không còn nhiều thời gian gặp cô bé tình cờ ở hàng hoa thường xuyên nữa. Những lần ghé thăm cứ thưa thớt dần. Cũng chẳng còn loài hoa nào khiến anh say mê hơn cả, anh quay sang vùi đầu vào công việc. Sự bận rộn làm anh bẵng quên đi cảm giác cô đơn....
    Giờ thì đã xong xuôi hết những bài thi căng thẳng, anh muốn tự thưởng cho mình mầy ngày thư thái. Ngả mình trên chiếc ghế gỗ, anh bỗng nhớ ra cũng đã lâu lắm mình không còn rảo qua những vỉa hè gạch đỏ để đến thăm căn nhà cuối phố. À phải rồi, đã lâu lắm anh không còn được nghe những tiếng trong trẻo, được nhấm nháp những câu chuyện vu vơ, be bé nhưng lại làm lòng anh ấm hẳn lên... Anh mở cửa và bước ra đường. Nắng mùa này, dù mới là sáng sớm cũng đã đỏ gắt, vì bây giờ đã là tháng bảy...
    Căn nhà đóng cửa im lìm. Anh hơi nhạc nhiên. Nhìn qua khe cửa sổ như đôi mắt hờ hững khép, anh chỉ thấy những ống nắng chảy qua những lỗ hổng dột trên mái. Triệu triệu hạt bụi li ti xoay mòng mòng giữa màu vàng óng ả của nắng. Căn nhà vẫn thế, cô đơn một cách lạ kì. Anh không nhìn thấy một ai. Lặng lẽ quay gót, anh đến góc phố nơi có bà hàng hoa thân thuộc. Bà cụ chắc lấy làm lạ lắm, vì bây giờ là tháng bảy chứ chẳng phải tháng tư.
    Trở về căn nhà cổ, anh cảm thấy hình như trong mình đang dậy lên cảm giác thiếu hụt một cái gì. Cái giọng nhẹ nhõm thật thà của bà cụ khi nãy cứ vang vang ..."Cái con bé Thương ấy, nó về quê từ mấy tuần trước. Bà nó mất rồi con ạ. Trước khi đi nó còn qua chào bà. Hình như nó có nhắc đến con. Nó còn nhờ bà tháng tư năm sau chọn cho con hoa loa kèn đẹp nhất. Chào ôi, con bé, sao mà cần phải nhắc cơ chứ... " Anh cố nở một nụ cười, khoả lấp đi cảm giác cô đơn đến tận cùng, cái cảm giác hình như lâu lắm rồi anh mới gặp lại. Anh ngước nhìn lên bàn thờ mẹ. Hình như anh vừa mất mát một cái gì....
    Truyện này viết tặng Khanh hồi tháng 7, vì mình cùng thích hoa loa kèn trắng phải không Khanh ? Viết tặng thôi, cũng chẳng có ý ám chỉ gì. Ừ nhưng mà đôi khi phải mất đi rồi, người ta mới biết hết được giá trị những gì mình đang có, Khanh nhỉ ?
    Có người sinh ra với cái thìa bạc. Nhi sinh ra với cái trâm tết bằng cỏ thi cài sẵn trên đầu. Để ngồi thương nhớ những ngày xa xôi lắm...
  9. Nguyet-ca

    Nguyet-ca Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    2.646
    Đã được thích:
    0
    Sinh nhật mười tám tuổi, mùng 6 tháng 7 năm 2003.
    Chiều, Khanh qua nhà. Áo xanh Sinh viên Việt Nam thật dễ thương, và hiền lành. Hoa đồng tiền trắng nuột. Năm bông. Khanh rút từ trong túi áo ngực ra một cái hộp nhỏ xíu. Và kêu lên : "Trời ạ, đã để trong tim rồi mà còn bị hỏng thế này?" và Nhi cười hạnh phúc. Khanh bảo : "Lên mạng nhé, có cái này cho mình ! Không phải thư đâu"
    Và lên mạng !
    Khanh bảo : sinh nhựt zui zẻ! dạo này bận như gì, mẹ lại cáu, giam ở nhà suốt, thế là ko có gì, muh lại có cái này tặng mình.
    Xin cầu chúc ngày thường yên ả mãi
    Cầu chúc bát lành năm tháng vẫn lành nguyên
    (Phạm Tiến Duật)

    Và Nhi gọi cho anh. Run rẩy. ?oAnh về thật sao anh?? ?oPhải về thật sao anh?? ?o Anh bảo sẽ không về mà anh?? . Và thở dài ?oVề sẽ qua Huế phải không anh?? Cuối cùng thì Nhi cũng nói được điều Nhi muốn nói. Qua Huế phải không anh? Huế?qua Huế phải không anh? Huế có cô gái của anh, cô gái có mái tóc rất dài, đôi mắt rất to và hàng lông mi thì cong vút.
    Rồi anh đi. Quảng Bình nắng cháy. Về Quảng Bình phải qua Huế phải không? Huế đẹp đến nao lòng. Mà có chẳng đẹp đi chăng nữa, anh cũng dừng lại thôi. Anh yêu cô ấy. Nhi biết thế. Và Nhi cũng nào cần gì hơn nữa. Nhi có thể nói chuyện với anh, mang đến cho anh những túi đồ ăn và café mỗi khi anh làm đề tài. Chỉ cần anh nhận những thứ đó, chỉ cần anh nhận thôi, với Nhi đã là cả một niềm hạnh phúc, hạnh phúc được lo lắng cho người mình yêu. Chỉ cần anh nói chuyện với Nhi đôi ba phút, với Nhi cũng đã là một niềm hạnh phúc. Nhi nuôi cái hạnh phúc đó lớn dần lên, cái hạnh phúc trong tưởng tượng của riêng Nhi. Nhi biết thế. Nhưng thật giả nào có quan trọng gì. Quan trọng là Nhi hạnh phúc.
    Rồi anh đi. Lần trước anh đi, mang về nỗi buồn nặng trĩu. Nỗi buồn với Nhi. Vì Nhi đa cảm quá? Hay bởi Nhi đã mong muốn quá nhiều. Còn mong gì hơn thế? Đã bao giờ anh bảo anh yêu Nhi nào. Thế mà Nhi cứ hy vọng, đợi chờ?Một câu anh nói vu vơ Người yêu cũ của tôi nói rằng cô ấy vẫn yêu tôi như ngày nào, và tôi cũng vậy mới chết chứ. Nhi có thể hình dung ra cái giọng hân hoan của anh, như thể khẽ reo lên vậy, khe khẽ thôi, bởi vì quá hạnh phúc. Đã bao giờ Nhi được nghe cái giọng ấy chưa nhỉ? Đã đôi lần. Anh khe khẽ reo lên?Lần ấy anh về nhà. Quảng Bình. Qua Huế. Chị ấy của anh ở Huế.
    Đôi khi nghĩ buồn cười, anh giống như những ông cử ngày xưa, có một người vợ hiền tần tảo nơi quê và rất nhiều những cô nàng chốn phồn hoa mê tài mà đem lòng thầm yêu trộm nhớ. Nhi là một trong những cô nàng ấy. Nhưng Nhi nào có thương thầm nhớ trộm gì? Nhi mong manh, và trong suốt như một con sứa. Người ta có thể đọc thấu lòng Nhi. Nhi đa cảm quá. Có cần dễ vỡ đến thế không? Nhi giống cái bình pha lê khẽ va là vỡ. Và vỡ vụn. Những vụn pha lê ly ty lấp lánh. Khanh bảo Nhi thế. Khanh cũng bảo Nhi cần cứng rắn hơn. Nhưng là cứ bảo thế thôi, chứ đâu phải muốn thế nào là được thế ấy đâu. Nhi mong manh và không thôi dễ vỡ.
    Nhi khóc với Khanh. Mất đi một người bạn có buồn hơn mất đi một người yêu? Một người bạn rời xa Nhi, người bạn Nhi đã gửi hết thương yêu và tin tưởng vào đó. Nhi chẳng trách, chẳng trách ai hết. Chỉ buồn thôi. Và nỗi buồn không trách cứ có lẽ còn da diết hơn nỗi buồn có thể xả ra bằng những trách móc và giận hờn. Khanh nghe Nhi nói. Rồi khe khẽ cười. Khi không biết làm gì khác, Khanh chỉ khe khẽ cười. Tiếng cười làm Khanh đỡ bối rối vì không giúp gì được cho Nhi, mà biết đâu đấy, nghe Khanh cười Nhi thấy dễ chịu hơn? Nhi đã buồn như thế, rất lâu. Nhi sinh ra để đỡ giùm những buồn vui thiên hạ. Nhi dễ vui và cũng dễ buồn. Đa đoan và rồi sẽ khổ lắm. Nhưng biết làm sao. Có người sinh ra với cái thìa bạc. Nhi sinh ra với cái trâm tết bằng cỏ thi cài sẵn trên đầu. Để ngồi thương nhớ những ngày xa xôi lắm.
    *
    Nhi không yên nổi nếu không nhắn tin cho anh. Anh ở đâu, anh làm gì? Mà nào Nhi có là gì của anh nhỉ? Nhi biết thế. Nhưng liệu yêu quá có là một cái tội? Người bạn đã rời xa Nhi bảo rằng Nhi yếu ớt đến độ làm người khác khó chịu. Và khó chịu, thì ra đi. Con người ta sống như đi trên những con đường, gặp nhau ở những ngã rẽ, song hành một quãng, rồi chia tay. Tất thảy đều như vậy. Không có gì là mãi mãi. Biết thế, mà sao vẫn hy vọng nhỉ? Khanh bảo Khanh không hy vọng, để khỏi phải thất vọng. Không đặt niềm tin vào canh bạc cuộc sống, thì rồi sẽ không mất niềm tin. Nhi cười cái quan niệm ấy của Khanh. Nhi tin, Nhi chờ, dù Nhi luôn nhìn thấy những ngã rẽ, những ngã rẽ ở cuối con đường. Nhưng sống làm sao được nếu không có niềm tin, dù là niềm tin mỏng mảnh rằng mai anh về, anh không qua Huế. Hoặc giả anh có qua, nhưng anh chẳng gặp ai cả, không ai hết. Và anh của Nhi sẽ trở về, vẹn nguyên. Để Nhi lại có thể hân hoan tìm đến anh, nhìn thấy anh, dù chỉ đôi ba phút; hân hoan nghe giọng anh nói chuyện, dù là với một người khác?Chỉ cần Nhi với tình yêu của Nhi, vậy là đủ. Vậy thôi, Nhi cần vậy thôi mà.
    Hôm Nhi có một cái hẹn với anh, một cái hẹn đầu tiên sau ngày anh nhận ra cô ấy vẫn yêu tôi?và tôi cũng vậy. Vẫn cái quán nhỏ ấy, quán như cái chuồng chim lơ lửng, bé xíu và bẩn thỉu. Nhi yêu quán ấy biết bao. Bởi anh cũng yêu quán ấy. Anh là ai nhỉ? Đã có khi nào Nhi hình dung về anh rõ hơn chưa? Anh là Anh của Nhi, là Anh với tất cả những ngọt ngào êm ái , dù hôm ấy anh đã nói rõ ràng rằng Nhi sẽ mãi là Nhi thôi, sẽ mãi yên ở Hà Nội bé xíu bụi bặm này. Nhi không bao giờ thay được chỗ người con gái tóc dài có hàng mi cong vút được. Nhi lặng im. Cái điều ấy Nhi biết từ lâu lắm rồi. Nhi vẫn biết thế, mà vẫn lo lắng khi anh qua Huế, vẫn phấp phỏng nếu điện thoại không gặp được anh. Khanh bảo: con gái thế! Con gái ai chẳng thế, có người thể hiện ra và có người không thôi.
    Có người sinh ra với cái thìa bạc. Nhi sinh ra với cái trâm tết bằng cỏ thi cài sẵn trên đầu. Để ngồi thương nhớ những ngày xa xôi lắm...
  10. Nguyet-ca

    Nguyet-ca Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    2.646
    Đã được thích:
    0
    tình riêng bỏ chợ
    tình người đa đoan?

    Anh vẫn bình thản bên Nhi, đúng hơn là bình thản đứng giữa cuộc đời Nhi, và Nhi yên ổn với điều ấy. Thà anh cứ thế, còn hơn một ngày anh biến mất, cái ngày tai hoạ với Nhi. Nhi lặng yên nghe anh hát, nghe anh nói chuyện và đùa vui với người khác, với người con gái khác. Có khi Nhi nhói lên. Ừ thì Nhi cũng là con người chứ, và Nhi cũng biết tủi khi anh cứ thản nhiên thế, bên cạnh Nhi và thản nhiên như không có Nhi. Hôm nay anh có thể rất ân cần nhưng ngày mai anh có thể rất lạnh nhạt. Rồi thì Nhi cũng quen với điều đó. Được thấy anh là một niềm vui, được nói với anh những câu nho nhỏ là một niềm vui, thậm chí được nghe anh nói chuyện với một người khác cũng đã là một niềm vui rồi. Khanh bảo Nhi yêu anh quá. Yêu chẳng phải một cái tội, nhưng yêu là một cái nợ, cái nợ tình không trả nổi đâu?Nhi mặc kệ. Dù thế, vẫn ao ước khi nào buồn, Nhi có thể ngả vào vai anh mà khóc. Chỉ thế thôi, và chỉ thế thôi. Nhi nào cần gì nữa. Nhìn thấy anh cũng đã đủ để Nhi thấy yên ả. Nhưng đôi khi Nhi còn muốn hơn thế, hơn thế, dù chỉ hơn một chút thôi.
    Mất một người bạn. Một người bạn rời xa Nhi bởi Nhi yếu đuối đến làm người ta khó chịu, người đã bên Nhi động viên an ủi Nhi khi anh có cái giọng hân hoan ấy cô ấy vẫn yêu tôi?và tôi cũng vậy, cả người bạn đó cũng rời Nhi đi. Đã đến ngã rẽ ở cuối một con đường. Khanh không làm được gì cả. Dầu sao Khanh cũng chỉ là một người bạn gái, một người để nói chuyện, và động viên, và an ủi. Nhưng vai Khanh gầy yếu, và Nhi cần chỗ dựa là anh. Nhi gọi anh ?Anh ơi em cần một bờ vai?? Anh im lặng. Và Nhi biết có bờ vai mãi mãi thuộc về một người khác.
    Nhưng mọi chuyện qua đi, Nhi vẫn yêu anh tha thiết...
    Fri13th
    *******
    Khanh à, đã phải xin phép Khanh mới dám đưa truyện này lên. Nó không là một cái truyện ngắn, không hẳn là một cái truyện ngắn, nhưng Nhi yêu nó, vì Khanh viết nó cho Nhi, cho sinh nhật 18 duy nhất trong đời Nhi. Ừ, có phải nói lại cái cảm giác ấy không nhỉ, cảm giác chỉ muốn bật khóc khi đọc những dòng đầu tiên của truyện này. Vì sao ư ? Vì Khanh hiểu Nhi quá, hiểu như đi thấu trong gan ruột Nhi vậy... và thế có phải là thật sự tốt ?
    Đôi khi thấy thật sự tiếc vì Nhi gặp Khanh muộn quá, nhưng không sao, vì đã quyết định sẽ đi cùng Khanh đến cuối con đường mà, dù con đường ấy có nhiều ngã rẽ. Kiếm tìm cho mình một người bạn gái thân thiết, một bàn tay luôn sẵn sàng chìa ra, không phải là việc mà ai trong đời cũng làm được.
    Khanh bảo " Trên đời có những việc khó và những việc dễ. Dễ là kiếm được người yêu và giữ được bạn. Khó là kiếm được bạn và giữ được người yêu. Khanh chỉ làm được những việc dễ". Còn Nhi thì sao nhỉ ? Nhi không làm được cả những việc khó và những việc dễ. Nhi thật chán phải không ? Gần một năm qua Nhi đã yêu anh thế, mà Nhi không giữ được anh ngay từ cái nhìn đầu tiên. Nhi cũng có một người bạn, nhưng không giữ nổi, vì "Nhi yếu đuối đến độ làm người ta khó chịu"... Nhi không kiếm được bạn, và không cả người yêu !
    Bây giờ thì đã quyết định rồi, quyết định rằng Nhi sẽ không yêu anh nữa. Lần thứ hai quyết định thế, nhưng sẽ là thật. Nhi làm được đấy. Nhi đã mất một người yêu, mất một người bạn, rồi anh với Nhi là bạn, bây giờ mất thêm một người bạn nữa, có hề gì ? Bởi phải tự nhủ : Đã đến ngã rẽ, anh và Nhi không thể đi chung một con đường ! Đôi khi hãy tự yên ả với một cõi hạnh phúc tưởng tượng nào đó, Khanh ạ ! Hạnh phúc là thứ xa xỉ với Nhi rồi, sẽ khó có bao giờ với tới được. Rồi Nhi cũng sẽ như ai đó, không dám nhen lên những hi vọng mong manh bé xíu, không hi vọng để rồi sẽ không bị thất vọng, phải không Khanh ? Bởi Nhi đã hi vọng, và hẳn nhiên đã thất vọng quá nhiều !
    Suốt một năm qua Nhi đã viết không biết bao nhiêu dòng, tốn không biết bao nhiêu giấy mực và nước mắt vì anh, chỉ vì anh thôi. Sao Nhi lại mệt mỏi thế nhỉ ? Và mệt rồi, thì phải nghỉ thôi. Anh - và những cô gái của anh, như giọt nước làm tràn ly. Và tràn rồi, thì không hứng lại được. Nhi không là thiên tài để hứng lại được những giọt nước đã tràn ra khỏi cốc. Dù Nhi có giỏi hi sinh và chịu đựng đến đâu...
    Thôi, Nhi yên ả rồi Khanh ạ. Nhi sẽ đi tìm tầm xuân cho mình. Cái gì không có thì phải tự mình đi tìm. Giống như cô gái quá lứa đi tìm chồng ấy mà, hì hì... Tầm xuân... ôi chao, hạnh phúc ?!
    Có người sinh ra với cái thìa bạc. Nhi sinh ra với cái trâm tết bằng cỏ thi cài sẵn trên đầu. Để ngồi thương nhớ những ngày xa xôi lắm...
    Được Nguyet-ca sửa chữa / chuyển vào 21:37 ngày 02/09/2003

Chia sẻ trang này