1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Viết về những điều tâm đắc!

Chủ đề trong 'Đại học Bách Khoa TpHCM' bởi Saladin, 22/04/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Saladin

    Saladin Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    1.342
    Đã được thích:
    0
    Tôn trọng con người.
    Xã hội ngày càng phát triển, quan niệm nho giáo ngày càng trở nên vì nó có quá nhiều bất cập trong cuộc sống mới. Khi nó trở nên xa lạ với nhiều người, những cái tinh hoa của nho giáo cũng mất dần đi. Một trong những tinh hoa đó là sự tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng giữa con người với con người. Và nhất là trong thế giới mạng này, cái tôi của mỗi người rất lớn và vì thế càng đẩy xa sự tôn trọng lẫn nhau.
    Bạn vào mạng. Bạn muốn chứng tỏ mình vì thật ra bạn cũng không hề thua kém bao nhiêu người (ít nhất là trong suy nghĩ của bạn). Bạn có cá tính, người khác gọi đó thuộc về "cái tôi" của bạn. CÓ lẽ ai trong chúng ta cũng luôn mong muốn mọi người nhìn mình với một ánh mắt ngưỡng mộ, kính phục. Chúng ta luôn muốn mọi người phải tôn trọng mình. Nhưng chúng ta, có đôi lúc và có những người lại thiếu đi sự tôn trọng dành cho người khác.
    Đành rằng ở chốn này mọi người đều bình đẳng dưới danh hiệu thành viên nhưng chúng ta vẫn là một thực thể, một con người, tồn tại trong xã hội thực. Chúng ta có những người lớn tuổi hơn để gọi là anh, chị, cô, chú và những người đó cũng tồn tại ngay trong xã hội ảo này. Vậy thì tiếc chi những tiếng anh, chị, cô, chú?! Ít ra nếu trong câu nói chúng ta thể hiện sự tôn trọng cho người khác, chúng ta cũng sẽ được xem là người có văn hoá hơn.
    Đó là nói về xưng hô... Còn riêng về cái tôi cá nhân thì lại quá nhiều. Chúng ta là con người, động vật có suy nghĩ. Và do đó chúng ta không thoát khỏi qui luật của con người là lòng đố kị. Chúng ta luôn muốn mình vượt trội hơn người khác, hoặc ít ra, nếu không vượt trội hơn thì cũng tìm mọi cách thể hiện với mọi người là ta vượt trội hơn. Rất tiếc trong vô vàn cách thể hiện thì có một cách hết sức dơ bẩn là bôi xấu hình tượng người khác.
    Chúng ta tìm cách nói xấu, tìm cách làm cho mọi người nghĩ và thấy người kia thật tệ hại. Tất cả chỉ mong khi ta làm như thế người kia sẽ sợ và kiêng nể ta còn mọi người thì tôn trọng ta hơn vì ta không có lỗi lầm như thế. Nhưng thực tế (theo ý kiến chủ quan của tớ) thì dù dưới tư cách người bị bôi xấu hay người ngoài cuộc thì người đi bôi xấu người khác cũng không cải thiện được suy nghĩ của mọi người về mình tốt lên mà nhiều khi là ngược lại.
    Cũng có những người sẵn sàng nói lên cái xấu, phê phán người khác với mong muốn người kia sẽ tốt lên sau những phê phán đó. Những người này là hoàn toàn đáng hoan nghênh. Nhưng rõ ràng có quá nhiều người bêu xấu người khác chỉ nhằm đạp đổ hình tượng người đó trong mắt mọi người. Với tư cách một người ngoài cuộc, chúng ta dễ dàng thấy ý kiến phê phán nào mang tính tích cực và đâu là mang tính tiêu cực.
    Chúng ta luôn mong được mọi người tôn trọng, vậy có lẽ chúng ta nên tôn trọng người khác một chút trước. Trong thế giới mạng ảo này, ít ra chúng ta cũng có thể bớt thể hiện cái tôi của mình bằng cách bêu xấu người khác.

  2. familypearl

    familypearl Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Ngày thường - thường ngày
    Công việc hằng ngày cuốn thời gian đi. Vâng, không phảI cuốn hắn đi, mà là thời gian. 8 giờ vàng ngọc thỉnh thoảng lại bị véo mất một tẹo cho những câu thơ ngẫu hứng, những cái mail bất chợt.
    Mà vui.
    Thi thoảng, hắn refresh chính mình bằng cách dạo bộ ngoài chợ ngay sau khi tan giờ làm : một bó hoa cho ngày ? bình thường ; một phong bánh in mùa Euro ; vài ký chôm chôm giá rẻ ; có hôm là mấy củ khoai mì bốc khói thiệt ngon - vừa ăn vừa xuýt xoa nhớ về ngày thơ bé với cả rổ khoai mì to ngày nào cũng có.
    Dạo chợ giờ tan tầm. Công nhân kéo nhau về lũ lượt. Mấy gian hàng bán áo, quần, giày, dép, nơ, kẹp ? giá bình dân bỗng chốc đông nghịt ngày đầu tháng. Có khi hắn cũng lúi húi trong đám đông đó ?" cũng chọn lựa, cũng mặc cả, cũng mượn ?ođầu? ai đó mà ướm cái nón nhỏ xinh.
    Lại có những chiều ghé hàng cháo lòng giữa chợ - kêu một tô ?" tha thẩn ngồi - chờ đến lượt mình được phục vụ vì người ăn quá đông. Rồi tha thẩn ăn, tha thẩn nghe chuyện người, chuyện đời của mấy cô hàng ăn, hàng xén. Có lúc cũng không quên góp chuyện một cách hào hứng : nào là Hoàn Châu cách cách nhí nhảnh dễ thương , nào là phim ?oDì ghẻ? hấp dẫn ghê, cứ muốn coi phần tiếp. Ờ mà hắn nói thiệt đó chứ. Hắn cũng thích coi Tiểu Yến Tử tinh nghịch, coi hôm nay các nhân vật trong phim truyền hình ?oDì ghẻ? đã đến đâu rồi (phim có hay đâu nhưng đã xem lại cứ muốn xem tiếp ?). Cứ thế, chuyện trò rôm rả quanh nồi cháo nóng, chẳng mấy chốc hắn thấy dễ chịu giữa phố chợ này, bên những con người hết sức bình dị kia (thì hắn cũng bình dị đó thôi !).
    Sáng nay lại dạo một vòng chợ. Cô bán chè tuổi ngoài 40 đưa cho hắn tờ quảng cáo xem ca nhạc cuối tuần ở trung tâm thể dục thể thao. Cô cũng tỏ ra rành tình hình âm nhạc nước nhà dữ -kể vanh vách tên các sao. Hai cô cháu đàm đạo chuyện cát sê đến chóng mặt, chuyện chi phí cho mọt đời làm ca sĩ ? Hắn kêu tiếp chén chè đậu trắng (giống như cảm ơn cuộc trò chuyện của cô hàng chè vậy ). Cũng hăm hở kể chuyện đời tư các sao bằng giọng rành rọt, nhưng khi cô khen ?omày cũng rành dữ hả con? thì lập tức thòng thêm câu ?ocon đọc báo thấy vậy đó chứ con có bao giờ đến rạp xem hát đâu cô ! ?o - rồi tít mắt cười.
    Chén chè thứ hai hết veo.
    Nghĩ đến trọng lượng đang tăng dần, hắn tiếc rẻ đặt cái chén không xuống, thẽ thọt ?ocô múc cho con 4 bịch chè đi cô ?. Rồi hắn lại lẩm nhẩm :? Ba, Má, Hai, Mẹ Bim, Bim ?. 5 người nhưng 4 bịch thôi. Bé Bim còn bé tí, hổng được ăn chè !
    Chào cô bán chè, hắn long tong xách túi nilon rời hè phố. Vừa đi, hắn vừa lẩm nhẩm một bài hát cũ.
    Vui lắm
    Ơ, nắng đã lên rồi kìa !
    Thứ 7, 10 tháng 07 năm 2004


Chia sẻ trang này