1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vietnam Airline

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi dya, 11/08/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Search theo tiếng Pháp, tịnh không có một thông tin nào về vụ việc này.
    Search theo trang web lưu hành các bản án của Pháp, tuyệt nhiên không ra vụ việc này; chỉ có một vụ khác cũng liên quan đến VN airlines, các bác đọc chơi: http://legifrance.gouv.fr/WAspad/Visu?cid=142276&indice=1&table=INCA&ligneDeb=1(các bác có thể dùng phần mềm dịch miễn phí Pháp-Anh để đọc)
  2. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Đáng tiếc. đáng tiếc!. Cái u nhọt VN delay ( hay còn gọi là Vietnamairlines) vỡ ra đúng vào lúc ông Nguyễn Xuân Hiển chuẩn bị về hưu vào tháng 6 này. Thực ra vụ mua Boeing 777 lắp động cơ P&vW đời cũ đã được dư luận bàn tán từ lâu, bằng việc làm này VN Delay đã sáng tạo ra 1 thứ máy bay ko giống ai- Hồn Trương Ba- da Hàng Thịt.
  3. demboitinh08

    demboitinh08 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    2
    các pác thông tin một chiều và có vẻ bị báo chí dẫn dắt nhiều.
    Vui long đọc tại đây
    Vietnam Airlines giải thích gì về việc mua và thuê máy bay Boeing 777 ?
    * Có phải chỉ duy nhất VNA lắp động cơ PW cho máy bay Boeing 777-200ER ?
    - Ông Trần Hữu Phúc, Trưởng ban Quản lý vật tư: Có rất nhiều, đơn cử như hãng ILFC (Mỹ), Korean Air (Hàn Quốc), Asiana Airlines (Hàn Quốc), nổi tiếng như All Nippon Airway (Nhật) và United Airlines (Mỹ) cũng sử dụng động cơ PW lắp cho máy bay Boeing 777-200ER. Những thông tin này đều có thể kiểm tra lại trên mạng internet.
    Chi tiet
    http://www2.thanhnien.com.vn/Kinhte/2006/6/8/151316.tno
  4. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Hùng : phóng viên ban Việt Ngữ Đài BBC
    Nguyễn Xuân Hiển: Tổng giám đốc Vietnam Airlines
    Nguyễn Xuân Hiển:...Vietnam Airlines sẽ cân nhắc để bay đến Mỹ cuối năm 2005, 2006.
    Nguyễn Hùng: Tại sao không thể sớm cùng thời gian với cả United Airlines?
    Nguyễn Xuân Hiển: Bởi vì tôi không thích, bởi vì tôi chưa thích
    ....
    Nguyễn Hùng: Và ông không hề sợ cái chuyện phải cạnh tranh với những hãng rất mà sừng sõ ở trên thế giới?
    Nguyễn Xuân Hiển:Tại sao lại dùng cái từ "sợ" ở đây nhể? Anh phỏng vấn trên điện thoại nhá, anh ăn nói hơi thiếu văn hóa đấy!
    Nguyễn Hùng: Dạ không, tôi không nói là... [bị cắt ngang]
    Nguyễn Xuân Hiển: Vì có nhẽ sống xa tổ quốc cho nên ngôn ngữ Việt Nam của anh hơi hạn chế...thành ra anh không biết sợ ai hết.
    Nguyễn Hùng: Có thể là tôi dùng từ không đúng nhưng mà theo ông thì...[bị cắt ngang]
    Nguyễn Xuân Hiển: Không, anh nên học lại tiếng Việt đi rồi hãy tổ chức phỏng vấn, nhá.
    Nguyễn Hùng: Thì tức là tôi có thể nói...[bị cắt ngang]
    Nguyễn Xuân Hiển: Cái cuộc phỏng vấn này ghi âm đấy!!!
  5. Nimarxnijesus

    Nimarxnijesus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    0

    http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=49748&ChannelID=3
    Vụ kiện 5,2 triệu euro, có dấu hiệu lừa đảo
    Theo Đại sứ Việt Nam tại Italy Nguyễn Văn Nam, có dấu hiệu lừa đảo trong vụ kiện tốn kém với luật sư người Italy Maurizio Liberati, nên có cơ hội để lật ngược tình thế, tránh khoản bồi thường 5,2 triệu euro.


    Thưa ông, không ít luật sư đã khuyên nên nộp tiền và ngừng theo kiện vì sẽ rất tốn kém. Với tư cách là cơ quan đại diện của nhà nước tại Italy và đang trực tiếp tham gia hỗ trợ cho VNA trong vụ kiện này, ông thấy có cơ sở nào để Tòa Roma thay đổi án quyết?
    Trước hết, phải nói rằng vụ kiện này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Luật pháp ở Italy rất phức tạp. Tuy nhiên, nhìn vào vụ kiện này, luật sư nào cũng thấy vô lý. Có yếu tố lừa đảo trong vụ án dân sự.
    Theo án đã quyết, VNA phải bồi thường cho Liberati. Tuy nhiên, luật pháp Italy cũng có quy định cho phép VNA đề nghị xem xét lại bản án nếu đưa ra các chứng cứ mới.
    Chứng cứ mới ở đây là có sự thỏa thuận ngầm giữa nguyên đơn Liberati và một bên bị đơn là Công ty Falcomar nhằm gây thiệt hại cho bên thứ ba là Vietnam Airlines. Hành vi này cấu thành tội phạm hình sự.
    Chúng ta đã phát hiện ý đồ cấu kết, lừa đảo của hai bên liên quan nói trên thông qua hai bức thư mật của Liberati gửi cho luật sư bào chữa của Công ty Falcomar (thư đề ngày 23/9/1996 và 13/11/1996). Văn phòng Luật sư Guerreri tại Roma hiện là người bảo vệ lợi ích hợp pháp của Vietnam Airlines đang có trong tay hai bức thư này. Họ sẽ lấy đó làm căn cứ để kháng án.
    Vụ việc được tòa án Roma xét xử ngày 30/11/1995, nhưng VNA không cử đại diện tham dự.
    Trước án quyết của tòa án Roma, ngày 2/5/2002, VNA nhận được yêu cầu phải trả hơn 4,3 triệu euro trong 30 ngày (chưa kể lãi), theo án quyết ngày 7/3/2000. Mới đây, tòa phúc thẩm Paris (Pháp) bác kháng cáo của VNA, tuyên phải trả 5,2 triệu euro (cả gốc và lãi tính đến hết tháng 11/2003).

    Trong cuộc họp giữa Văn phòng Chính phủ với VNA và đại diện một số bộ, ngành về vụ này, cũng đã có ý kiến đề nghị phải làm rõ yếu tố lừa đảo. Vậy tại sao hồi đó VNA và các luật sư của mình không tập trung làm rõ để kháng án?
    Tôi sang Italy chưa lâu nên nắm bắt vụ này chưa thật sâu. Thường thì phía luật sư không công bố hồ sơ vụ án và tài liệu của họ. Còn trong vụ này, đã thấy rất rõ dấu hiệu lừa đảo.
    Như ta đã biết, lợi dụng việc tham gia vào quá trình chuẩn bị thỏa thuận hợp tác giữa VNA và Alitalia (hãng Hàng không quốc gia Italy), Liberati đã phát đơn kiện Công ty Falcomar (công ty làm đại lý bán vé máy bay cho VNA) đòi được bồi thường tiền công đã tham gia vào quá trình đàm phán.
    Khi tham gia tố tụng tại Tòa sơ thẩm Roma, Liberati đã thỏa thuận với luật sư bảo vệ lợi ích của Công ty Falcomar, yêu cầu ông này khẳng định trước Tòa Roma là Liberati đã thực sự thực hiện các công việc pháp lý chuyên môn cùng nhiều công việc khác. Đổi lại, Liberati hứa sẽ rút lại đơn kiện đối với Falcomar.
    Thực tế là Falcomar đã rút êm khỏi vụ kiện mà không phải bồi thường cho Liberati. Để thực hiện âm mưu nói trên, sau đó, Liberati và đại diện của Falcomar đã cố tình không thông báo cho VNA về hậu quả nghiêm trọng của vụ kiện. Hậu quả là VNA đã bị Tòa sơ thẩm Roma xử vắng mặt và phải bồi thường cho Liberati với bản án hết sức vô lý số 8395/2000 ngày 7/3/2000.
    Theo ông, tới đây kịch bản của vụ kiện sẽ diễn ra như thế nào?
    Văn phòng Luật sư Guerreri đã nộp đơn kháng án. Ngày 17/10 tới, tòa sẽ xem xét đơn kháng án của Guerreri. Nếu tòa chấp thuận đơn kháng án và hủy bản án số 8395/2000 thì VNA sẽ thắng. Và nếu trường hợp này xảy ra thì Liberati sẽ tiếp tục kiện. Như vậy, vụ việc sẽ được giải quyết tại phiên tòa phúc thẩm vào ngày 13/7/2007. Phiên tòa này sẽ ra phán quyết cuối cùng.
    Theo Văn phòng luật sư Guerreri, cơ hội thắng của VNA là bao nhiêu phần trăm?
    Họ không bao giờ nói rõ về khả năng thắng kiện. Họ chỉ nói sẽ cố gắng tối đa. Họ đã bắt đầu thu thập tài liệu chứng cứ từ năm ngoái đến nay. Theo ý chủ quan của tôi, khi đã nhận tham gia, họ phải có cơ sở nào đó và tính tới uy tín của văn phòng họ.
    Ông đánh giá thế nào về văn phòng luật sư Guerreri?
    Đây là văn phòng luật sư có uy tín, vị thế ở Italy. Họ hành nghề luật sư đã lâu năm. Qua tiếp xúc, tôi thấy họ làm việc nghiêm túc, có trình độ chuyên môn tốt.
    Theo Sài Gòn Giải phóng
  6. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi bây giờ câu truyện lừa đảo hay không lừa đảo cũng không còn quan trọng nữa!; trong trường hợp có lừa đảo ở đây, thì trách nhiệm của mấy trự ở VNairlines còn nghiêm trọng hơn. Họ trả lời sao khi bỏ mặc cho hành vi lừa đảo diễn ra- ém nhẹm sự việc để mức bồi thường tăng từ 1,2 triệu EURO lên tới 4,2 triệu rồi 51, triệu EURO. Tôi không tán đồng giọng văn của ông đại sứ VN ở Ý theo hướng vì có lừa đảo nên VNAIRLINES không có lỗi.
    Ngay cả khả năng xoay ngược vụ việc, ông ta cũng nói lưỡng "luật pháp Italy rất phức tạp". Xin thưa: Dù chưa đọc dòng luật Italy nào nhưng xin được mạn phép nhận định là khả năng xoay chuyển tình hình là khó, nếu không muốn là zero. Bởi lẽ khi đã đưa bản án ra thi hành ở Pháp, thì có nghĩa là bản án đã có hiệu lực pháp luật- kháng cáo phúc thẩm vô hiệu!. Đó là nguyên tắc cơ bản trong những nguyên tắc cơ bản về luật pháp, chính VN chúng ta học của người Ý (luật La Mã) đấy.
    Lời khuyên sáng suốt nhất đối với mấy bác VNAIRLINES này là nhanh chóng lấy tiền của dân đóng thuế ra ma đền, kẻo lằng ngoằng thêm thì tiền bồi thường sẽ lên thành 6 triệu EURO bây giờ đấy
  7. Nimarxnijesus

    Nimarxnijesus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    0
    Tớ thấy hay nhất là phân biệt rõ ràng.
    1/ Thi hành phán quyết của tòa cho đỡ lời lãi gia tăng đã .
    2/ Nếu ăn chắc là có dấu hiệu lừa đảo thì VNA lại đứng ra chủ động kiện và yêu cầu toà án phong toả ngay số tiền bồi thường .
    Không nên cứ chạy theo vụ kiện mà mình đã mất thế chủ động . Nhưng mà cẩn thận đấy, Thoả thuận giữa hai luật sư với nhau chưa chắc đã là bằng chứng của tội " lừa đảo " .
    Không ăn chắc thì đừng dại mà kiện, lại tốn kém thêm .
  8. Nimarxnijesus

    Nimarxnijesus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    0
    Hihi, tư tưởng " nhớn " gặp nhau! Nhưng mà tớ đưa ý kiến trước nhá :
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=143610&ChannelID=6
    Thứ Ba, 13/06/2006, 04:13 (GMT+7)
    Vụ vietnam Airlines thua kiện 5,2 triệu euro:
    Chỉ còn có thể khởi kiện vụ án mới

    TT - Sau khi ông Nguyễn Xuân Hiển, tổng giám đốc Vietnam Airlines (VNA), tuyên bố sẽ tiếp tục nhờ luật sư kháng án yêu cầu hủy phán quyết của tòa sơ thẩm Rome, Tuổi Trẻ đã có cuộc trao đổi với tiến sĩ luật Nguyễn Vân Nam - giám đốc Công ty luật Nam Hùng, người nắm khá rõ vụ việc cũng như các qui định về luật pháp của ý.
    ?oHết cửa? kháng cáo
    Theo ông Nguyễn Vân Nam, VNA không thể kháng án được nữa vì đã hết thời hiệu. Theo tố tụng của Ý, khi một bên không có mặt tại phiên tòa thì bên kia có quyền đề nghị tòa án tuyên buộc bên vắng mặt phải thua kiện mà không cần quan tâm đến nội dung vụ án như thế nào.
    Thua ở đây là thua do vi phạm tố tụng. Qui định này cũng được rất nhiều nước châu Âu áp dụng. Các trường hợp như vậy thường xảy ra khi bên bị kiện biết rõ sẽ bị thua hoặc vụ kiện quá nhỏ, không muốn mất thời gian nên thường vắng mặt như một hình thức tự nhận thua kiện.

    LS Nguyễn Vân Nam
    Ông Nam nói: ?oLuật pháp Ý qui định trong thời hạn (có thể là hai hoặc ba tuần) bên bị xử thua có quyền gửi đơn khiếu nại trình bày lý do vắng mặt để xin được xét xử lại. Nếu tòa chấp nhận lý do vắng mặt này thì sẽ thông báo ngày xét xử lại vụ kiện, bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực thi hành. Ở đây, do VNA không có đơn khiếu nại nên bản án đương nhiên có hiệu lực thi hành. Tới nay vụ kiện đã qua mười năm, việc VNA cho rằng sẽ kháng cáo bản án là không thể được chấp nhận. Giả sử VNA có mặt tại buổi tranh tụng và bị tuyên thua kiện thì cũng chỉ được kháng cáo trong vòng từ ba tuần đến một tháng để đề nghị xét xử vụ kiện theo thủ tục phúc thẩm?.
    Một vấn đề, theo ông Nam, cần lưu ý: ?oBản án chỉ được đem ra thi hành khi đã có hiệu lực, các bên đã bị đóng hết cửa kháng cáo. Chỉ có những trường hợp rất hi hữu là bản án có thể thi hành song song với quá trình kháng cáo phúc thẩm, nhưng đó chỉ là đối với thủ tục thi hành những bản án trong nước. Còn thủ tục thi hành án quốc tế (qua nước khác để thi hành) thì hiệu lực của bản án sẽ được xem xét chặt chẽ hơn, không bao giờ có chuyện thi hành án khi chưa phúc thẩm hoặc đang phúc thẩm?.
    Ông Nam còn cho biết: ?oVào năm 2004, tôi được đại diện VNA trao đổi về vụ kiện, lúc đó tôi đã tư vấn cho VNA một ?ochiêu? duy nhất là làm theo thủ tục ?ođưa vụ việc trở về trạng thái ban đầu?. Theo luật của Ý thì đây là một thủ tục duy nhất để ?ocứu? một bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa được thi hành án. Điều kiện để theo thủ tục này là VNA sẽ nộp toàn bộ khoản tiền phải thi hành án để thế chân, cơ quan thi hành án sẽ ra quyết định tạm ngưng thi hành và vụ việc sẽ được xét xử lại từ đầu, VNA có thể tham gia tranh tụng để chứng minh trách nhiệm của việc trả chi phí cho luật sư Liberati là của Công ty Falcomar chứ không phải của VNA. Tuy nhiên, VNA đã có văn bản cho rằng thẩm quyền giải quyết vụ việc lúc đó không thuộc VNA nữa mà phải chờ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay VNA đã thi hành bản án này nên thủ tục ?ođưa vụ việc về trạng thái ban đầu? không thể thực hiện được nữa?.
    Tốn kém vô nghĩa
    Theo ông Nguyễn Vân Nam, việc khởi kiện tòa án tại Pháp yêu cầu ngừng phong tỏa tài khoản tại Pháp để thi hành án của VNA là một sai lầm, có thể nói đó là một sai lầm rất lớn dẫn đến việc mất một khoản chi phí khổng lồ.
    Pháp chỉ là nước thi hành án hộ cho Ý. Cho nên, tòa án Pháp hoàn toàn không có quyền xem xét bản án của Rome đã xử đúng hay sai.
    Chính vì mất thời gian, công sức vào vụ kiện tại Pháp nên khoản tiền mà VNA phải trả ban đầu chỉ là 1,3 triệu euro nhưng sau phiên tòa phúc thẩm tại Pháp đã tăng lên đến 5,2 triệu euro vì VNA phải trả tất cả khoản phát sinh do thi hành án, chi phí tranh tụng, mời luật sư?
    Trở lại vấn đề mà đại diện VNA và cả đại sứ VN tại Ý cho rằng vẫn còn khả năng kháng cáo, ông Nguyễn Vân Nam phân tích: ?oTố tụng của Ý chỉ có hai cấp xét xử: sơ thẩm và phúc thẩm, không có giám đốc thẩm hay tái thẩm như ở nước ta. Chỉ có những trường hợp ngoại lệ, cực kỳ hi hữu xảy ra thì vụ việc sẽ được đưa lên tòa tối cao để xem xét.
    Những vụ việc được đem lên tòa tối cao để xem xét khi đã xử phúc thẩm là những vụ có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động tư pháp hoặc những vụ kiện mới, như một vụ xử mẫu cho các tòa án khác. Thủ tục này rất hiếm khi xảy ra.
    Luật pháp Ý cũng không ngăn cản đương sự gửi đơn đề nghị tòa án tối cao xem xét. Có thể vì chiều lòng thân chủ của mình, các luật sư tư vấn đã đệ đơn lên tòa án tối cao và có thể vào ngày đó, tháng đó tòa án tối cao sẽ trả lời có xem xét yêu cầu của VNA hay không. Theo ông Nam, tới ngày ấy chắc chắn câu trả lời của tòa án tối cao sẽ là ?okhông!?, vì vụ kiện của VNA không phải là vụ kiện gì có ý nghĩa quan trọng đối với luật pháp của nước này.
    Ông Nam cho rằng: ?oViệc VNA tốn tiền thuê luật sư để theo tiếp vụ kiện này với thủ tục kháng cáo sẽ một lần nữa gây tốn kém tương tự vụ đi kiện quyết định thi hành án tại Pháp?.
    Cẩn thận khi tiến hành một vụ kiện mới
    Đề cập tới vấn đề đại diện VNA nói rằng họ có nhiều bằng chứng mới về dấu hiệu lừa đảo của luật sư Liberati, ông Nguyễn Vân Nam nhận định: ?oNếu thật sự VNA có trong tay các bằng chứng như vậy thì có thể đề nghị Viện Công tố Ý khởi tố luật sư Liberati về tội lừa đảo. Theo tôi, VNA phải thật cẩn trọng với đề nghị này, phải đảm bảo có chứng cứ chính xác, bởi rất có thể bị luật sư Liberati kiện lại về tội vu khống. Việc tố cáo người khác ở nước ngoài rất nghiêm ngặt, không thể nói mà không hề có chứng cứ gì.
    Song song với việc đề nghị xem xét hình sự hành vi của luật sư Liberati, VNA cũng có thể khởi kiện một vụ kiện dân sự hoàn toàn mới (vụ kiện thứ ba) yêu cầu luật sư Liberati và Công ty Falcomar phải bồi thường thiệt hại đã gây ra cho VNA (khiến VNA phải mất 5,2 triệu euro). Để khởi kiện vụ án này, VNA phải đưa ra được các bằng chứng về hành vi vi phạm của luật sư Liberati, sự cấu kết giữa luật sư với Công ty Falcomar. Chi phí dự kiến mà VNA phải bỏ ra để theo đuổi vụ kiện này cũng không nhỏ nhưng vẫn còn có hi vọng hơn?.
    CHI MAI ghi
  9. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Sau cùng thì HKVN cũng phải móc túi của 5,2 triệu Oi tiền thuế của dân và lợi nhuận có được từ sự nhẫn nại chờ đợi hàng giờ của hành khách ở sân bay để lấy lãi đền cho 1 vụ kiện giời ơi.
    Rốt cuộc thì vở bi hài kịch của HKVN cũng kết thúc với học phí tăng theo học kỳ, từ 500 nghìn Oi lên tới 4,1 triệu và giá chót là 5,2 triệu Oi. Chắc chắn sẽ có không ít vị ở HKVN nghĩ rằng "chỉ có mỗi 5,2 triệu Oi, làm gì báo chí cứ làm um lên vậy", nhưng mà ... 1 tỉnh như Hưng Yên, 2 triệu dân có lẻ nhưng 1 năm chỉ nộp thuế có chừng trên 100 tỷ.

Chia sẻ trang này