1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vietnam - Cambot 1978-79...

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Tigris_Corbetti, 17/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tigris_Corbetti

    Tigris_Corbetti Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2003
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    1
    Chào các bạn,

    Chiến tranh đã chấm dứt sau năm 1975 tại nước Vietnam ta nhưng như chúng ta đã biết, quân đội Vietnam vẫn chưa được nghỉ ngơi. Chiến tranh với Cambot rồi ngay sau đó chiến tranh với Trung Quốc.

    Đã có một chủ đề Vietnam năm 1979, nhưng trong đó đa phần bàn về chiến tranh biên giới với TQ. Chủ đề này chúng ta thử cùng bàn thêm về cuộc chiến với Cambot năm 78-79 để hiểu thêm lịch sử. Tôi nhớ cái này ko được học trong trường. Bạn nào có tài liệu, số liệu thì đưa lên cho anh em xem.

    Bài sau trích từ cuốn: Why Vietnam invaded Cambodia - Political culture and the causes of war. Tác giả: Stephen J. Morris. Stanford University Press.


    Tigris Corbetti

    Ủng hộ:
    http://www.ttvnol.com/forum/t_202935/?2.712047E-02
  2. Tigris_Corbetti

    Tigris_Corbetti Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2003
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    1
    Gần hai thập kỉ trước khi là thuộc địa của Pháp, quan hệ giữa Cambot và Vietnam phụ thuộc rất nhiều vào sự tranh gìành quyền lực giữa các thành viên trong gia đình hoàng gia. Quân đội các nước Malays, Thai, Vietnam thường được thỉnh cầu cho việc tranh giành quyền lực đó. Đến đầu thế kỉ thứ 18 thì chỉ còn hai nước mạnh là Thai và Vietnam có ảnh hưởng lớn tới chính trường Cambot. Sự ảnh hưởng này khi thuộc Thai, khi thuộc Vietnam nhưng đa phần Vietnam có ảnh hường lớn hơn. Đổi lại việc bảo hộ này là việc nhượng bộ lãnh thổ hay vật cống (có thể mang tính tượng trưng). Trước sự ảnh hưởng của hai nước láng giềng, trong những năm đó cũng có những cuộc nổi dậy của người Cambot, thường là chống lại quân của nước đang bảo hộ tại bản địa và chưa một nhà lãnh đạo Cambot nào lại đối đầu cùng một lúc với hai nước trên cùng một lúc. Ta sẽ hiểu thêm về chính quyền của Polpot sau này.
    Pol Pot và một số sinh viên khác trở về Cambot vào năm 1953. Họ gia nhập mặt trận Issarak thân Viet (giải phóng Khơ me) do Ngoc Minh Son lãnh đạo vào những ngày cuối của cuộc chiến chống thực dân. Một điểm chú ý ở đây: sẽ lầm lẫn nếu đánh giá vai trò của Pháp trong việc hình thành Khơ me đỏ, vì một số thành viên chủ yếu của Pol Pot, tiêu biểu là Nuon Chea và Ta Mok chưa bao giờ đặt chân tới Pháp. Nhóm này đã leo nhanh lên các vị trí lãnh đạo của Đảng cách mạng nhân dân Khơ me vào năm 1960. Đảng này được đổi tên thành Đảng lao động Cambot, rồi Đảng cộng sản Cambot (KCP). Vào năm 1963 Pol Pot được bầu là Tổng bí thư. Cũng vào năm đó, do sự đàn áp của cảnh sát của Sihanuk, hầu hết thành viên của Đảng phải bỏ thành phố về các vùng rừng núi và tổ chức lại chống chính quyền Sihanuk.
    Bàn một chút về chính sách của Quốc vương Sihanuk đối với Vietnam. Vào tháng 1 năm 1963 ông viết: Dù ông ta là Gia Long, Hồ Chí Minh hay Ngô Đình Diệm, không một người Vietnam nào có thể ngủ ngon cho tới khi có thể xâm chiếm, bắt làm thuộc địa và tiêu diệt toàn bộ người Cambot" (Cambodian News, Janủay 1963, p. 4) Tuy vậy, khác với Pol Pot, ông có một cách nhìn khác: " Trong quan hệ của tôi với Vietnam, tôi luôn chấp nhận một quan điểm thực tế. Trời đã tạo Vietnam là một nước láng giềng với gần 60 triệu dân ( vào năm 1960s) gấp gần 8 lần Cambot. Đỏ hay xanh đều là láng giềng nguy hiểm cả." Quốc vương Sihanuk bị đảo chính bởi Lon Nol vào tháng 3 năm 1970. Lon Nol theo đuổi chính sách quét sạch VC ra khỏi Cambot.
    Quay lại với KCP, tại hội nghị Đảng vào tháng 9 năm 1971, ban lãnh đạo KCP nhận định rằng Vietnam là kẻ thù nguy hiểm nhất của Cambot với cùng quyết định là trục xuất toàn bộ cán bộ và quân đội Vietnam tại Cambot. Cần chú ý rằng khi quyết định này được đưa ra, lực lượng chính phủ Lon Nol còn đông gấp nhiều lần quân Khơ me đỏ. Chính sách này bắt đầu được thực hiện từ năm 1971 với nhiều vụ bắt cóc và thủ tiêu cán bộ Vietnam. Vào thời điểm này, quan hệ giữa KCP và Đảng Cộng sản Vietnam bên ngoài vẫn còn tỏ ra tốt đẹp, qua các thư xin lỗi bắn nhầm... Quan hệ ngày càng xấu đi và vào năm 1972 được chính thức hóa. Vào năm 1972, Khơ me đỏ có khoảng gần 40,000 quân. Hiệp định Paris được kí kết, hầu hết các đoàn quân chủ yếu của Vietnam được rút ra khỏi Cambot. Nhũng lực lượng còn lại luôn chịu sự quấy phá và ám sát thủ tiêu của Khơ me đỏ. Quan điểm của Hanoi giai đoạn này cho quân đội tại Cambot như sau: " Nếu Khơ me đỏ muốn xâm phạm chỗ đóng quân của ta thì chúng ta chỉ trả miếng vừa đủ để tự vệ nhưng chúng ta ko được nổ súng trước. Chúng ta chỉ cần dọa quân anh em. Hạn chế tổn thất một cách tối đa". Tại sao thì chúng ta có thể hiểu.
    Ngay sau khi giành được quyền lực vào tháng 4 năm 1975, Khơ me đỏ thực hiện một cuộc thanh trừng tàn bạo nhất trong lịch sử của các nước cộng sản. Tất cả các cư dân thành phố thị trấn đều bị đẩy về nông thôn. Tất cả những người được cho la có quan hệ với chế độ trước đều bị xử tử, cấm tôn giáo, tàn phá chùa chiền, buộc các vị sư phải làm nông dân... Bị ảnh hưởng nặng bởi Mao, KCP tuyên bố sẽ làm cuộc Đại nhảy vọt, Đại Đại nhảy vọt qua chính sách tự cung, tự cấp.
    Chính sách thù địch của Pol Pot đối với Vietnam vẫn được theo đuổi. Tuy nhiên, KCP cũng có quan điểm tương tự đối với Thailand. Vào tháng 1 năm 1977, khoảng 200 lính Khơ me đỏ tấn công 4 làng của Thai dọc biên giới giết hại 29 thường dân và một cảnh sát. Những cuộc tấn công vượt biên này kéo dài tới tháng 4. Vào tháng 7, 300 lính Khơ me đỏ đụng độ với quân đội Thai. Vào tháng 8, 200 lính vượt biên giới tấn công 3 làng của Thailand.. Vào tháng 11, Khơ me đỏ đồng loạt tấn công 10 làng của Thai dọc biên giới. Quan điểm của chính phủ Thai là KCP ko đứng đàng sau các cuộc tấn công. Nhưng vào 15 tháng 12, 200 lính Khơ me tấn công các làng Thai dọc biên giới giết 16 dân thường. Chính phủ Thai ko phản đối với hi vọng xây dựng một ko khí tốt đẹp. Tuy nhiên các cuộc tấn công của Khơ me đỏ kéo dài cho tới năm 1978 và tạm kết thúc với sự can thiệp của TQ. Vào tháng 9 năm 1978, Ieng Sary tuyên bố cử đại sứ tới Bankok.
    Trở lại quan hệ với Vietnam. Vào thời điểm tháng 4 năm 1975, Khơ me đỏ có khoảng 230 tiểu đoàn với quân số khoảng 60000 quân. Quân Bắc Việt ước tính 500000 quân. Tuy nhiên, vào đầu tháng 5, Khơ me đỏ đã tấn công các đảo Vietnam trong vịnh Thailand. Mặc dù bị ngạc nhiên, quân Vietnam đã đáp trả thích đáng. Vào cuối tháng 5, Vietnam đã chiếm lại được các đảo, bắt khoảng 300 tù binh. Vào ngày 2 tháng 6 Pol Pot đón tiếp Nguyễn Văn Linh và thông báo rằng đó là do sự hiểu lầm về địa lý. Biểu hiện thù địch đối với Vietnam tạm lắng.
    2 năm sau, Khơ me đỏ đã chủ ý chọn ngày kỉ niệm giải phóng miền Nam để tấn công hai tỉnh An giang và Châu đốc., đốt nhà và giết hại hàng trăm người. Hanoi bị sốc bởi cuộc tấn công. Trong vòng tháng 4 và tháng 5, Khơ me đỏ đã thực hiện các vụ tấn công có hệ thống vào các làng biên giới của Vietnam. Khoảng hai quân đoàn được tập trung tại biên giới gần Tây Ninh và cuối tháng 5, lực lượng này đã mở một cuộc tấn công lớn vào lãnh thổ Vietnam. Tuy nhiên, Vietnam vẫn gửi lời chúc mừng tới Pol Pot vào ngày 27 tháng 9 năm 1977 nhân kỉ niệm KCP.
    Một kí giả người Hungary, Kandor Dura đã được mời tới thực địa để chứng kiến tội ác Khơ me đỏ đối với Vietnam. Nhiều cuộc gặp tại địa phương được bố trí. Nhiều lãnh đạo vùng đã phát biểu: Có một thế lực lớn đang đứng đằng sau và đang làm phức tạp thêm tình hình. Nhiều vị còn chỉ đích danh TQ. Tuy nhiên đột ngột toàn bộ tài liệu của phóng viên này bị tịch thu và chỉ được trao trả vào cuối năm 1977.
    Cho tới tháng 9. Hanoi vẫn hi vọng có thể tránh được một cuộc chiến tranh toàn diện. Vào tháng 12, chiến sự biên giới căng thẳng thêm. Hanoi bắt đầu dùng máy bay, pháo và khoảng 20000 quân tấn công đe dọa vào Svay Rieng, chỉ cách HCMC khoảng 55 dặm. Hanoi hi vọng với đòn này có thể kéo Khơ me đỏ vào vòng đàm phán, nhưng chỉ làm tăng tính thù địch của KCP. Vào ngày 31 tháng 12 năm 1977, Cambot tuyên bố mối quan hệ với Vietnam tạm thời xấu trầm trọng với những lực lượng xâm lược Vietnam. Vào đầu tháng 1 năm 1978 Vietnam rút quân khỏi Cambot. Hanoi thông báo với phóng viên mục đích của cuộc phản công là làm dịu tính hung hãn của Khơ me đỏ. Nhưng điều đó hoàn toàn ko có tác dụng. Vào năm 1977, quân đội Cambot có khoảng 77000 quân. Bộ máy tuyên truyền của KCP tuyên bố: Vietnam là một nước lớn với 50 triệu dân và làm thế nào để Cambot, một nước với dân số chỉ có 8 triệu chiến thắng Vietnam. Chúng ta thắng họ đơn giản bởi chúng ta phải thắng họ. Theo con số, mỗi người chúng ta phải giết 30 người Vietnam. Theo con số này, một lính Cambot bằng 30 lính Vietnam. Nếu chúng ta có quân số là 2 triệu thì sẽ tương ứng là 60 triệu người Vietnam. Chúng ta ko cần 8 triệu người, chúng ta chỉ cần 2 triệu quân để nghiền nát 50 triệu người Vietnam và chúng ta vẫn còn 6 triệu người còn lại."
    Vào cuối tháng 5 năm 1978, đụng độ tiếp tục xảy ra trên biên giới giữa hai bên.
    ............
    ............
    Vào ngay 25 tháng 12 năm 1978, Vietnam quyết định tấn công toàn diện Cambot với 3 quân đoàn khoảng 150000 quân. Họ giành quyền kiểm soát Phnom Penh vào 7 tháng 1 năm 1979. Ban lãnh đạo Khơ me đỏ bị tiêu diệt gần nửa chạy tới vùng bắc của đất nước. Ban đầu họ định tấn công trực diện với quân Vietnam nhưng do thiệt hại quá nặng, Khơ me đỏ chuyển sang chiến tranh du kích.

    Tigris Corbetti

    Ủng hộ:
    http://www.ttvnol.com/forum/t_202935/?2.712047E-02
  3. division_commander

    division_commander Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2003
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Hinh nhu cai topic nay ko duoc ai ung ho lam...Chien tranh Viet-Mien cung ac liet ma
    [​IMG]
    Earn Money ...Click here
    http://greenhorse.com/join_now.ghc?r=7898434
  4. trieu_hen

    trieu_hen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2003
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Chủ đề này quá hấp dẫn. Cũng chính vì thế nên chả ai dám bàn luận vì sợ...
    Nếu được bàn luận tự do, chắc chắn chỉ trong vài giờ nó sẽ đầy vài chục trang đó.
  5. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Về mặt quân sự thì đây là lần đầu tiên việt nam tổ chức tấn công hợp đồng tác chiến Hải lục không quân.
    Bọn khmer đỏ đúng là một lũ điên. Sống cạnh thằng điên lắm lúc cũng khổ.
    Chính sách của VN và Thái bây giờ đối với CPC có gì khác nhau không. Ta làm thế nào để đảm bảo an ninh và giữ ảnh hưởng đối với CPC?
  6. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Này T_C, bài cậu viết hay lắm, sao ko post tiếp cho mọi người theo dõi vậy.
    Chủ đề này là một chủ đề hay, chí ít là nhờ đó mình cũng hiểu thêm một phần về cuộc chiến khốc liệt này.
    Vầng trăng sáng trên biển xa, vầng trăng ngoài đảo xa, còn nghe tiếng ngân nga, giữa lòng ta bao lời ca quên nhà.
  7. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Oh, chủ đề hấp dẫn ghê, em trah thủ mấy ngày rỗi tham gia với.
    Vài thông tin (nguồn :http://orbat.com/site/history/historical/cambodia/khymerrouge.html) :
    Năm 1976 quân Khmer Đỏ có khoảng trên 72000 quân chủ lực, biên chế thành 9 sư đoàn và 4 trung đoàn. Tuy nhiên biên chế các đơn vị này không đều và xấp xỉ 4000 đến 6800 (nếu tính cả quân bổ sung thì là 5500 đến 7000). Biên chế sư đoàn của VN khoảng 8800 tới 9000. Đến tháng 12-1978, Khmer Đỏ có 23 sư đoàn.
    Báo cáo của sư đoàn 170 Pol Pot thì số vũ khí của sư đoàn này có 2202 súng AK, 312 CKC, 67 RPD, 95 B40/B41, 81 M30 (không rõ loại gì, các bác giải đáp giúp), 141 M79, 1609 M16, 729 carbine, 11 súng 12 ly 7, 37 cối 60mm, 30 cối 81mm, 2 cối 120mm, 6 DKZ75, 4 DKZ82, 2 pháo 105mm, 1 pháo 107mm, 1 pháo 120mm, 158 K54, 244 P.A (loại này em mù tịt nốt).
    So với yêu cầu thì sư đoàn này có dư 67 AK, 48 M79, 519 M16, 10 cối 60mm, 14 cối 81mm nhưng lại thiếu tới 95 B40/B41, 25 súng 12 ly 7, 3 DKZ75, 5 DKZ82, 1 pháo 105mm, 5 pháo 120mm.
    Nếu xét với biên chế của các sư đoàn chủ lực VN ta có thể thấy rõ quân Khmer Đỏ còn thiếu đồng bộ (phải sử dụng khá nhiều vũ khí Mĩ) và kém xa về hoả lực, chống tăng, pháo binh.
    Trong tình hình như vậy Pol Pot đã đánh giá quá cao quân mình và đánh giá quá thấp QĐNDVN với các đơn vị từng trải qua đánh Mĩ, lại vừa được tăng cường một khối lượng lớn pháo, máy bay, thiết giáp của ngụy SG và vũ khí mới do LX viện trợ sau hiệp định 6-1978, nhiều loại trong số này như A37, F5, UH1, Mi17, Mi24 được sử dụng ngay vào cuộc chiến. Viện trợ của TQ thì khó khăn về địa lý.
    Giai đoạn 1975-1977, có lẽ VN muốn tránh 1 cuộc chiến tranh lớn nên chỉ kêu gọi đàm phán, các hoạt động đánh trả rất hạn chế. Khi giành lại các đảo trên vịnh TL chỉ giới hạn ở dùng máy bay oanh tạc và tàu chiến uy hiếp gây sức ép. Năm 1976 ở Tây Nguyên quân Khmer Đỏ còn vào tới 10km. Tháng 12-1977, có lẽ VN mất kiên nhẫn với thằng hàng xóm láo lếu nên đã mở cuộc tiến công lớn, xe tăng VN còn cách Phnom Penh 50km thì rút về. Đây là 1 đòn răn đe : "ông không đánh mày không phải vì không đánh được".
    Tuy nhiên sự cảnh cáo này dường như không mấy tác dụng, Khmer Đỏ gia tăng quy mô cuộc chiến vào năm 1978 (có thời điểm lên tới 10 sư đoàn), nhiều vùng đất bị Khmer Đỏ chiếm VN đã rất chật vật mới lấy lại được, đôi khi mất vài tháng.
    Tháng 12-1978, Pol Pot sử dụng 19 sư đoàn cùng xe tăng tấn công, mục tiêu là TX Tây Ninh. Tuy nhiên lực lượng này bị VN tiêu diệt. Chúng ta có cơ sở để nghĩ rằng VN đã biết trước kế hoạch này.
    Quân VN nhanh chóng phản công với những đơn vị vào loại thiện chiến nhất : quân đoàn 4, thiết giáp quân đoàn 2, sư đoàn 4, sư đoàn 8, TĐ Gia Định... tiến sâu vào đất CPC.
    Trong hồi kí, Shihanuc viết, lúc đó Iêng Sary nói đại ý : nhử quân VN vào sâu để tiêu diệt (hehe, hơi giống Iraq vừa rồi nhỉ). Nhưng 2 ngày sau thủ đô đã trong tay quân tình nguyện. Shihanuc đã bay đi Bắc Kinh. Khó có thể hiểu vì sao máy bay và pháo binh VN lại để sân bay Phnom Penh hoạt động dễ dàng như vậy.
    Các cuộc truy kích quân Khmer Đỏ dẫn đến việc quân VN tiến cả vào đất Thái Lan. Mĩ, TQ và phương tây cấm vận VN.
    Tháng 5-1983, đợt rút quân đầu tiên bắt đầu và kết thúc tháng 9-1989.
  8. Tigris_Corbetti

    Tigris_Corbetti Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2003
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    1
    Quyết định quân sự của Vietnam chống lại việc xâm phạm lãnh thổ và tấn công cư dân bởi quân Khơ me đỏ là hoàn toàn có thể hiểu được. Tất nhiên, VN đã có trách nhiệm trong việc tạo tính thù địch trong dân Cambot đối với họ trong việc cố giành quyền kiểm soát phong trào cộng sản Cambot trong các thập kỉ cách mạng và chiến tranh. Nhưng VN đã dừng can thiệp trực tiếp ngay sau năm 1975. Trên thực tế, cho tới năm 1978, lãnh đạo VN đã đáp trả các vụ tấn công của Cambot một cách tự vệ cả về mặt quân sự cũng như chính trị. Quyết định này biểu hiện cam kết tự vệ của VN và sự khôn ngoan của họ ko muốn làm mất mặt TQ.
    Cuộc chiến năm ´79 là một loạt các sự mâu thuẫn, đối nghịch. Một nước nhỏ hơn với lực lượng quân sự yếu hơn "dám" tấn công xâm chiếm một nước tương đối lớn hơn. Đồng minh chủ yếu của Cambot, TQ cũng yếu hơn về mặt quân sự với đồng minh chủ yếu của VN , Liên Xô. Trong lịch sử, dân Cambot thường coi dân VN là những kẻ xâm lược, mặc dù, Thailand mới chính là nước có nhiều cuộc tấn công chiếm đất nhất đối với dân Cambot nhưng có lẽ khác biệt chủ yếu về tín ngưỡng cũng là một lí do. Các vua Việt muốn áp đặt đạo Phật VN thuộc dòng Mahayana ( giống ở TQ), lên dòng Theravada ở Cambot. Đó chính là lí giải tại sao dân Cambot hận dân VN nhiều hơn dân Thai cho đến tận ngày nay.
    Cuộc chiến nào cũng có mặt lợi và mặt hại. Đối với VN , đó là sự chấm dứt và loại bỏ được một chính phủ thù địch, luôn tìm cách gây hấn, xâm chiếm.... giúp nhân dân Cambot thoát được một chế độ diệt chủng tàn bạo. Nhưng VN cũng đã phải trả một cái giá ko nhỏ. Rất nhiều chiến sĩ quân đội VN đã ngã xuống trên mảnh đất quê người. VN đã "sa lầy" vào Cambot gần 10 năm trời. Cuộc chiến giành độc lập, thống nhất đất nước đã bị cuộc chiến Cambot làm tổn hại nhiều. Ngoài Liên Xô, Vietnam đã gần như bị cô lập hoàn toàn với thế giới. Tất nhiên, đó cũng do tác động của Mỹ, nước bại trận đã tìm cách hạ thấp vị thế, gây khó dễ cho VN. Chi phí duy trì quân đội tại nước ngoài là ko nhỏ, chưa kể cuộc chiến biên giới với TQ năm 1979, lẻ tẻ đến 1985 đã dẫn đến hệ lụy là ta phải duy trì một lượng quân lớn tại các tỉnh phía Bắc để phòng tránh một cuộc tấn công tương tự.
    Cuộc chiến với Cambot sẽ thật "hoàn hảo", nếu ngay sau cuộc chiến từ hai đến ba năm, VN trao trả quyền lực quản trị Cambot cho Liên hiệp quốc. Tuy nhiên điều này cũng có thể ko hợp lý, lí do tại sao thì chắc các bạn cũng hiểu.

    Tigris Corbetti

    Được lonesome sửa vào 21:17 ngày 25/06/2003
  9. division_commander

    division_commander Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2003
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    cai nay la lich su ma...dau co lien wan den chinh tri bay gio dau..thoi de tui post len vai bai...cho anh em doc thu ...nhung ma ko co dau' ko biet doc duoc ko...cung ko biet bat dau` tu dau nua..de suy nghi da
    [​IMG]
    Earn Money ...Click here
    http://greenhorse.com/join_now.ghc?r=7898434
  10. division_commander

    division_commander Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2003
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    hinh nhu cai nay thi ko dung' lam
    -----------------------------------------------------------------------------------
    Bộ máy tuyên truyền của KCP tuyên bố: Vietnam là một nước lớn với 50 triệu dân và làm thế nào để Cambot, một nước với dân số chỉ có 8 triệu chiến thắng Vietnam. Chúng ta thắng họ đơn giản bởi chúng ta phải thắng họ. Theo con số, mỗi người chúng ta phải giết 30 người Vietnam. Theo con số này, một lính Cambot bằng 30 lính Vietnam. Nếu chúng ta có quân số là 2 triệu thì sẽ tương ứng là 60 triệu người Vietnam. Chúng ta ko cần 8 triệu người, chúng ta chỉ cần 2 triệu quân để nghiền nát 50 triệu người Vietnam và chúng ta vẫn còn 6 triệu người còn lại."
    [​IMG]
    Earn Money ...Click here
    http://greenhorse.com/join_now.ghc?r=7898434

Chia sẻ trang này