1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vietnam - Cambot 1978-79...

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Tigris_Corbetti, 17/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Longname

    Longname Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2001
    Bài viết:
    769
    Đã được thích:
    0

    Bài này là của division_commander, tôi chỉ thêm dấu.
    Sau đó TQ hứa viện trợ CPC một tỷ USD trong vòng 2 năm. Đồng thời họ cũng bí mật xem xét viện trợ quân sự cho CPC. Ngày 2 tháng 8 năm1975, một phái đoàn cao cấp của ĐCS VN sang Nam Vang. Cuộc viếng thăm ngắn ngủi và lạnh nhạt có lẽ để lấy lòng TQ, VN chúng ta tỏ ra mềm dẻo hơn, công nhận chủ quyền đảo Hòn Trốc và hứa sẽ trao trả lại. Sau đó VN chiếm đảo này vào năm 1978.(hehe)
    VN chúng ta sau bao nhiêu năm nhờ có viện trợ dồi dào từ cả LX và TQ cho một cuộc chiến tranh nên rất cần viện trợ và cố gắng dung hòa với cả 2 nước. Nhưng sau chiến tranh chấm dứt, LX chỉ bằng lòng trợ giúp VN nếu VN chịu nằm trong quỹ đạo của LX, kể cả nền KT và quân sự, để giúp LX khống chế TQ và có một đầu cầu quân sự trong vùng nam Thái Bình Dương, cong TQ ngày đó ngày càng thân thiện với Hoa kì nên coi LX là kẻ thù số 1.
    Ở phía trên chỉ tóm tắt sơ lược... nói chung là còn nhiều chi tiết về sự quan hệ giữa các nhà lãnh đạo với nhau..nhưng không tiện nêu ra ( mất công liên quan đến chính trị he he.)
    Phần tiếp theo là cuộc chiến tranh biên giới năm 1977 : đêm 30 tháng 4 năm 1977, 2 năm sau khi VN độc lập, những đơn vị thuộc sư đoàn 210 và 250 thuộc quân khu Tây nam CPC mở một cuộc tấn công quy mô cấp trung đoàn vào lãnh thổ quân khu 9 VN thuộc tỉnh An giang, bắt đầu cho một cuộc chiến tranh hậu chiến.
    Xét về tương quan lực lượng, ưu thế quân sự nghiêng hẳn về phía VN, dân số và quân số đông đảo hơn bởi phần vũ khí chiến cụ dồi dào, tối tân hơn. Ngay cả đồng minh TQ của CPC cũng không tin CPC có thể thắng được một trận chiến quy ước với VN. Đứng hậu thuẫn cho CPC trong chiến tranh VN, TQ chỉ muốn có một cuộc chiến tiêu hao và giới hạn, nhằm làm kiệt quệ tài nguyên và nhân lực VN, gây áp lực để VN từ bỏ đường lối thân LX và giảm bớt mối đe dọa từ biên giới phía nam. Tuy nhiên những nhà lãnh đạo CPC, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhất là do lòng cuồng tín đã ước tính sai khả năng của mình và đã tự chia rẽ, tự hủy, để cho cuộc chiến tranh mới đầu lẻ tẻ giới hạn sau đó lan rộng.
    Sau 1975, VN trở nên một quốc gia có số dân đứng hàng thứ 13 trên thế giới và một quân số đứng hàng thứ 4, nhiều hơn quân số của tất cả 6 nước Asian cộng lại. Nhưng dù với một quân lực hùng hậu, VN chúng ta vẫn không cảm thấy an ninh mà lại thấy bị de dọa bởi hai nước lân bang và là đồng minh phía bắc và phía tây, vì thế VN chúng ta lúc nào cũng duy trì một quân đội khổng lồ từ 700 ngàn đến 1 triệu.
    Wait and see
  2. Longname

    Longname Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2001
    Bài viết:
    769
    Đã được thích:
    0

    Bài này là của division_commander, tôi chỉ thêm dấu.
    Về tổ chức thì quân đội chúng ta mang tên là quân đội nhân dân VN, bao gồm 3 binh chủng lục quân, hải quân và không quân. Lãnh thổ được chia làm các quân khu 1,2,3,4,5,7,10,12,19, Quân khu Thủ đô, đặc khu quảng ninh và đặc khu TP HCM. Lục quân gồm có chính quy, chủ lực quân khu và dân quân địa phương. Lực lượng chính quy. trực thuộc Bộ tổng tham mưu, sau năm 1975 được tổ chức thành 4 quân đoàn cơ động, sử dụng lực lượng tổng trù bị.
    Bốn quân đoàn 1,2,3,4 còn được gọi là Binh đoàn Quyết thắng, Hương Giang, Tây Nguyên, Cửu Long, sau 1979 số quân đoàn này được tăng lên thành 6 rồi 8. Mỗi quân đoàn có từ 30 000 đến 40 000 quân, gồm có 3 hay 4 sư đoàn bộ binh, cùng những đơn vị yểm trợ như pháo binh, thiết giáp, thông tin, quân y... ngoài những vũ khí quân đội Mỹ để lại, VN còn khoảng hơn 1000 xe tăng các loại T34,T54,T55,T59,T62, 500 xe PT76., khoảng 600 súng đại bác, ba ngàn súng phòng không và các đơn vị hỏa tiễn SAM..
    Chủ lực mình là những đơn vị cố hữu của một quân khu, ngoài những sư đoàn chủ lực của quân khu, mỗi tỉnh còn có một hay hai trung đoàn chủ lực tỉnh như những trung đoàn Vàm Cỏ, Sông Bé, Gia Định, Bắc thái... lực lượng dân quân là những tỉnh đội, huyện đội, xã đội, có nhiệm vụ phòng thủ và trinh sát nhiều hơn. Ngoài ra bộ binh VN còn có những đơn vị đặc biệt như lực lượng đặc công, lữ đoàn 305 dù, quân đoàn 559 công binh, sư đoàn 673 cao xạ, các đoàn vận tải..v.v
    Hải quân VN bắt đầu thành lập tù những năm 1960, mới đầu là 28 pháo thuyền của TQ và 30 tàu duyên ( hải ) do LX viện trợ. Sau 1975, HQVN đã có hơn 1000 tàu chiến lớn nhỏ. Vùng trách nhiệm duyên hải được chia làm 5 vùng mà các Bộ tư lệnh đóng ở HP, Vinh, Đà nẵng, hạm đội Hàm tử phụ trách vùng biển phía Bắc, Hạm đội Bạch đằng phụ trách vùng biển phía Nam của biển Đông và vịnh Thái Lan. VN cũng tổ chức những đơn bị được gọi là hải quân đánh bộ.
    Không quân VN có quân số khoảng 20 000. Ngoài những phi cơ A37,F5 và một số phi cơ vận tải và trực thăng do Mỹ ngụy để lại là những phi cơ MIG21, MIG23 và những phi cơ trực thăng võ trang do LX viện trợ. Tất cả có hơn 1000 phi cơ, được chia thành những không đoàn chiến đấu, vận tải, trực thăng và huấn luyện. Ngoài ra còn có một không đoàn oanh tạc cơ. Bộ tư lện không quân trú đóng tại phi trường Bạch Mai.
    Tuy quân số VN đứng vào hàng thứ tư sau TQ, LX, Mỹ ( sau 1980, quân số hơn 2 triệu đã vượt Mỹ và nhảy lên thứ 3) và có một số lượng chiến cụ dồi dào nhưng quân đội VN có một số khuyết điểm : ( nếu tôi nói có sai thì mong mọi người thông cảm và bỏ qua cho )
    Trước hết là tình trạng tâm lý, sau hơn 20 năm chiến tranh, tinh thần quân đội lẫn nhân dân đều mỏi mệt. Sau đó là tất cả phương tiện chiến tranh đều lệ thuộc vào LX, từ những phi cơ hỏa tiễn tối tân đến từng viên đạn súng cá nhân AK47, còn lại những vũ khí mà do ngụy để lại dần dần phế thải vì thiếu bảo trì và không có phần thay thế, đội ngũ sĩ quan phần lớn ít học ( sory nha..nhưng đó là sự thật ) nên chỉ mạnh về chiến tranh du kích và cổ điển nên không thể hiện đại hóa. Bù đắp lại VN chúng ta có một quân đội đông đảo, hỏa lực dồi dào, sự chỉ huy thống nhất, những cấp chỉ huy có nhiều kinh nghiệm, binh lính có truyền thống dũng cảm, khôn ngoan, tự trọng và có lòng yêu nước. Tuy nhiên, quân đội chúng ta có thể bảo vệ đất nước chống TQ và có thể chiến thắng CPC trong một thời gian ngắc những vẫn chưa được coi như là một quân đội hiện đại để trở nên một mối đe dọa trầm trọng trong nền an ninh trong vùng, tương xứng với cái bề ngoài về quân số và khối lượng vũ khí khổng lồ.
    Wait and see
  3. Longname

    Longname Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2001
    Bài viết:
    769
    Đã được thích:
    0

    Bài này là của division_commander, tôi chỉ thêm dấu.
    Kể tiếp cuộc chiến tranh CPC-VN
    Trong khi đó tại mặt trận biên giới ở phía Tây nam nằm sát bên lãnh thổ CPC là các quân khu 5,7,9. Mặt trận thuộc quân khu 9 không quan trọng lắm vì đó là miền rừng núi, ít trục lộ giao thông. Lần này mục tiêu chính của CPC là TP HCM và châu thổ sông Cửu Long. Chọc thủng được tuyến phòng thủ của đối phương ở biên giới này, quân đội đối phương có thể tiến tới SG hay Nam Vang dễ dàng. Phía VN, trú đóng tại biên giới quân khu 7, ngoài những sư đoàn chủ lực quân khu như sư đoàn 303,302.. các trung đoàn chủ lực tinh như Vàm cỏ, Sông bé, Gia Định... Bộ Tổng tham mưu sử dụng thêm quân đoàn 4 hay binh đoàn Cửu Long gồm các sư đoàn 7,9 và 341. Cuối năm 1978, để tấn công sang CPC, Quân khu 9 đã được tăng cường thêm quân đoàn 2 hay binh đoàn Hương Giang gồm các sư đoàn chính quy 325,304 rút từ Ai lao về để tấn công hướng cực nam của CPC ( sư đoàn 306 của binh đoàn đương giữ lại làm nghĩa vụ quốc tế ở Ai lao)
    Trong thời gian đầu, tư lệnh quân khu 7 là Trần Văn Trà, tư lệnh quân khu 9 là Lê Đức Anh, tư lệnh các binh đoàn Cửu long và Hương giang là Hoàng Cầm và Nguyễn Hữu An. Khi VN mở cuộc tấn công vào CPC, ở mũi phía Bắc Binh đoàn chính quy Tây nguyên hay quân đoàn 3 cũng tham chiến dưới sự chỉ huy của tướng Kim Tuấn, cựu tư lệnh sư đoàn 320 năm 1975. Trong năm 1977, giám sát tổng quát mặt trận là Lê Trọng Tấn, tổng tham mưu phó quân đội, kiêm nhiệm tư lênh bộ chỉ huy tiền phương, đóng bản doanh ở Tân Sơn Nhất.
    Đối đầu với một lực lượng quân sự hùng hậu như thế, quân đội CPC hay khmer đỏ trong những năm 1975 có 68 ngàn quân. Mấy năm sau, trong chiến tranh với VN, quân số này tăng lên 150 ngàn, được tổ chức thêm 23 sư đoàn, hải quân hầu như không có, một số tàu chiến nhỏ đã bị không quân mỹ tiêu diệt trong vụ giải cứu chiếc tàu Mayaguez. Còn không quân thì ngoài những máy bay cũ khôngthể sử dụng vì thiếu bảo trì, thiếu bộ phận sửa chữa, CPC được TQ viện trợ cho vài máy bay MIG15, MIG17 nhưng vẫn chưa dùng đến trong chiến tranh Việt Nam. Bộ binh tuy tổ chức thành sư đoàn nhưng binh sĩ đa số còn nhỏ tuổi, số còn lại tuy có kinh nghiệm chiến đấu nhưng chỉ là chiến tranh du kích, chưa có kinh nghiệm trong những trận đánh cấp trung đoàn trở lên hay những trận đánh phối hợp với pháo binh, thiết giáp. Bù đắp lại họ cuồng tín hơn, quen thuộc địa thế, di chuyển nhanh chóng ở những vùng rừng núi, sình lầy nên sau khi những đơn vị bị đánh tan trong cuộc chiến quy ước và chính diện với VN, những lực lượng nhỏ còn lại vẫn tiếp tục đánh du kích, gây tổn thất không ít cho đội quân chiếm đóng của VN.
    Wait and see
  4. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Công nhận bọn mọi Khơ me đáng ghét thật, nhớ hồi 78 còn cùng Chitto dẫn tiểu đội truy kích Khơ me ở Tây Ninh, chậc chậc ...
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
  5. lytieulong

    lytieulong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2001
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Bọn dân CPC vốn dĩ là dân đểu giả, rất hay phản bội vì vậy nhà nước chúng ta luôn luôn 2 options trong chính sách ngoại giao với chúng. Hồi chiến tranh 78-79, bộ đội chúng ta khi tấn công Khmer Rouge phải cho lính CPC đi trước, nếu đi sau chúng sẽ bắn bộ đội VN từ phía sau.
    [pink]
  6. Trinity

    Trinity Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2001
    Bài viết:
    506
    Đã được thích:
    0
    21/6 vừa rồi không thấy cựu chiến sĩ công binh Cuoihaymeu về họp ngày truyền thống sư đoàn, anh em nhắc mãi.

    Áo rách che mây, sáng ăn cháo,
    Bình xưa tưới nguyệt, tối uống trà.

  7. AK_M

    AK_M Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    2.948
    Đã được thích:
    0
    Sửa tiếp :
    Ngoài ra bộ binh VN còn có những đơn vị đặc biệt như lực lượng đặc công, lữ đoàn 305 dù, quân đoàn 559 công binh, sư đoàn 673 cao xạ, các đoàn vận tải..v.v
    305 dù ???? - Không vận thi đúng hơn tức là máy bay chuyên chở hoặc trực thăng vận - ở đây không có quân dù nhảy xuống đất miên

  8. MarketingMaster

    MarketingMaster Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    1.031
    Đã được thích:
    0
    Nếu bạn nào khá tiếng Anh thì nên ra khu tây ba lô mua cuốn sách "fist they kill my father" . đó là một cuốn sách của một cô bé người Cambodia, khi chế độ Pol Pot bắt đầu thì cô bé chỉ có 7 tuối. cả gia đình bị xé lẻ, tống vào các trại lao động của khmer rouge. Cha cô bé là một sĩ quan cao cấp của chế độ cũ nên đã bị giết trước, kế đến là mẹ. Rồi thì chết đói, giết người, bóc lột sức lao động...một cuốn truyện rất hay vế cuộc sống của người cambodia trong thời kỳ khmer rouge.
    Cách viết và dùng từ khá đơn giản và dễ hiểu.
  9. fanlong74

    fanlong74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/06/2002
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    0
    QDND VN có một đơn vị dù theo đúng nghĩa đen thành lập từ trong chiến tranh chống Mỹ. đơn vị này được đào tạo nhảy dù kỹ lưỡng, đã từng tham gia hội thao của quân đội khối XHCN (nếu ai còn các tập sách ảnh khổ nhỏ do LX xuất bản trong những năm 80 sẽ thấy ), theo tôi biết đơn vị này chưa bao giờ trực tiếp tham chiến, một chiến sĩ của đơn vị này đã lớn tuổi đang sống tại Đà Nẵng. đơn vị trong ảnh mà AK_M tìm được (nếu tôi không nhầm ảnh này lấy từ trên site về KQVNCH )chỉ là đơn vị bộ binh được di chuyển trên máy bay vận tảiC119. Trên site đó có ảnh chuyển quân sang K bằng C-130 nữa, tất cả là từ 1 người Mỹ thích tìm hiểu về số phận những chiếc máy bay của KQVNCH.
    AK_M chắc đang ở Pháp? nếu có điều kiện về VN vào bảo tàng QĐND tại HN hoặc bảo tàng chiến tranh tại tp HCM có thể sẽ thấy ảnh chụp cảnh đổ quân từ UH-1 đó là 1 đơn vị bộ binh đang truy kích fulro trên Tây Nguyên. Ông Lê Thành Chơn cũng đã từng mô tả tình huống tương tự trong tập truyện về phi công Hùng (người đánh cắp UH-1 của ngụy tại Đà Lạt) truyện này đã được ai đó post lên đoạn UH-1 yểm trợ bộ binh không nhớ là tại LSVH hay KTQS tôi tìm lại mà chưa được.
    Có thể nói tất cả các đơn vị được di chuyển bằng máy bay không phải là quân dù, quân dù VN có quy mô rất nhỏ người quen của tôi tham gia quân dù năm 68 cho biết thời điểm ông tham gia chỉ có 1 đại đội duy nhất. Tuy nhiên, đọc hồi ký của Shihanuk về giai đoạn K đỏ bị giam lỏng có mô tả cảnh K đỏ chuẩn bị phương tiện chống đổ bộ đường không đề phòng quân VN đổ bộ cứu gia đình Shihanuk. Rõ ràng, bọn chó dại đó vừa điên vừa nhát.
    Mà trong bài bác Sư trưởng đâu có nói gì đến việc sử dụng quân dù ở K đâu.

    FanLong-Sống là không hối tiếc

    Được fanlong74 sửa chữa / chuyển vào 08:37 ngày 26/06/2003
  10. thao_dan_new

    thao_dan_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    338
    Đã được thích:
    0
    Nhớ lai ngày đó chúng ta thật hùng mạnh , theo đánh gia của nước ngoài thì khi đó tiềm lực quân sự của Viẹt nam đứng thứ 4 trên thế giới chẳng ngại bố con thăng nào . Bọn Miên đúng là quân ăn cháo đái bát , không có qquân dội Việt nam giúp dỡ thì làm sao chúng có thể thắng được Mỹ nếu như chỉ chông chờ vào sự giúp đỡ từ TQ . Vậy mà sau khi thắng lợi chúng qquay sang đánh ta ngay được . Thực ra quân K đỏ dã xâm chiếm các kho tàng của ta dặt trên đất miên từ trước đó khã lâu ròi.
    Khong biết trong các bạn có ai lớn lên trong nhưng ngày tháng lịch sử 1975 - 1979 không , khi đó tinh thần của chúng ta rất hăng hái , chỉ triong có 1tuần là ta đã đánh xong cả cái nước miên đó , thậm chí còn quá tay vào sâu trong lãnh thổ Thái tới vài chục cây nữa khiến Thái kêu oai oái hi hi. Việc này đã khiến TQ đánh ta treen biên giới phía bắc vào năm 79. (Thực ra thì TQ cũng có ý định nhòm ngó ta từ lâu ròi nhưng vẫn sợ LX mà thoi, cái thằng bá quyền này từ ngàn năm nay vẫn vậy mà )
    Việc ta đánh Miên là bắt buộc vì ta không thể để một chư hầu của TQ mà lại có thái độ thù địch nhyuw vậy ở dưới chân trtong khi trên dầu ta TQ đã thể hiện rõ ý đồ bá quyền bằng cách xâm chiếm Hoàng Sa của ta rồi , đánh là phải . Thà xấu mặt với thé giới một chút còn hơn là mất nước . Có đúng không các cụ
    Nhưng có điều dở là nó học ta dánh du kích nhiều qua snên ta phải ở lại Miên khá lâu , gây nên nhiều bất ổn vể ngoại giao và kinh tế về sau này .
    Về vấn đề này có một nhà báo Mỹ đã viết khá tường tận ,và cuốn sách này đã được dịch sang tiếng Việt vào những năm 82-85 gì đó tôi không nhớ rõ . Bạn nào muốn đọc có lẽ phải vào Thư viện QG mà tìm thì mới có . Tên cuốn sách đó là "Tam giác VN - CPC - TQ " ,sấch khá hay nhưng chắc bị kiểm duyệt nhiều

    Little Princess

Chia sẻ trang này