1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Việtnam - Canada, quan hệ và hoạt động.

Chủ đề trong 'Canada' bởi luongvec, 27/01/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. luongvec

    luongvec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2003
    Bài viết:
    1.062
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam - Canada ký kết hiệp định hàng không

    Ngành hàng không Việt Nam - Canada
    tăng cường hợp tác.

    Theo Văn phòng Ngoại trưởng Canada, hiệp định vận chuyển hàng không đầu tiên giữa Việt Nam và Canada vừa được ký kết cuối tuần qua. Ngoài ra, Air Canada và Vietnam Airlines còn đang xem xét thỏa thuận liên kết, chia sẻ dịch vụ bay giữa hai bên.
    Bộ trưởng Giao thông - Vận tải Canada, ông David Collenette, cho hay: "Hiệp định này tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch song phương. Phát triển những tuyến bay thẳng sẽ tăng cường khả năng vận chuyển hàng hóa và hành khách của các hãng hàng không hai nước".
    Ngoại trưởng Canada, ông Bill Graham, đánh giá: "Hiệp định đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Canada, đặc biệt đúng vào dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước".
    Hiệp định vận tải hàng không còn bao gồm những thoả thuận khác như tăng cường an ninh, và an toàn bay.
    Nếu cần biết thông tin chi tiết, mời liên lực với Văn phòng Ngoại trưởng Canada, Ottawa (613) 991-0700 hoặc Cơ quan Thương mại Quốc tế Canada (613) 995-1874

    Được luongvec sửa chữa / chuyển vào 17:06 ngày 30/01/2004
  2. luongvec

    luongvec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2003
    Bài viết:
    1.062
    Đã được thích:
    0
    Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên thăm chính thức Canada
    Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Dy Niên đã thăm chính thức Canada từ ngày 17 đến 20/9. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Canada.
    Trong thời gian thăm Canada và bang Quebec, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Dy Niên đã hội đàm chính thức với Bộ trưởng Ngoại giao Canada William Graham, có các cuộc hội kiến với Chủ tịch Thượng viện Dan Hay, Chủ tịch Hạ viện Pi-tơ Mi-li-ken, tiếp Bộ trưởng hợp tác Quốc tế Susan Hi-lan, gặp đại diện lãnh đạo bang Quebec, gặp Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ xã hội Quebec ông Coulard, chứng kiến lễ ký thoả thuận hợp tác giữa Đài Truyền hình Việt Nam và Công ty Jump TV của Canada chính thức khai trương đưa chương trình VTV4 lên on-line trên mạng Internet tại Canada, gặp gỡ và nói chuyện thân mật với trí thức, lưu học sinh, doanh nghiệp và đại diện cộng đồng người Việt tại Canada.
    Bộ trưởng Nguyễn Dy Niên đã thông báo cho các vị lãnh đạo Canada về những thành tựu về kinh tế - xã hội Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua, mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới cũng như những thách thức mà Việt Nam đang phải đối phó nhất là trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp; khẳng định Việt Nam tiếp tục công cuộc đổi mới, kiên trì chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, sẵn sàng là bạn và đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển.
    Phía Canada hoan nghênh những thành tựu đổi mới của Việt Nam, đánh giá cao hiệu quả những dự án ODA của Canada thực hiện ở Việt Nam nhất là trên các lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, môi trường, y tế và giáo dục; khẳng định tăng cường thúc đẩy quan hệ với Việt Nam là bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại hướng về châu Á - Thái Bình Dương của Canada.
    Về quan hệ song phương, hai bên đều hài lòng trước những phát triển tích cực trong quan hệ hai nước 30 năm qua, bày tỏ quyết tâm thúc đẩy đà quan hệ đã có và trao đổi những biện pháp nhằm tăng cường và mở rộng hơn nữa mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi nhằm thiết thực phục vụ cho lợi ích phát triển của mỗi nước và góp phần vào hoà bình, ổn định, hợp tác và phồn vinh ở hai khu vực và trên thế giới. Hai bên cũng trao đổi về các vấn đề quốc tế, khu vực cũng như các vấn đề cùng quan tâm khác; nhấn mạnh tăng cường hợp tác trên các diễn đàn đa phương trong và ngoài khuôn khổ Liên hợp quốc; phía Canada khẳng định tiếp tục giúp đỡ Việt Nam trong qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế, ủng hộ Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đăng cai Hội nghị Cấp cao APEC năm 2006.
    Trong các cuộc gặp gỡ với đông đảo bà con người Việt Nam sinh sống và học tập tại Canada, Bộ trưởng Nguyễn Dy Niên đánh giá cao tình cảm sâu đậm và những đóng góp thiết thực của bà con đối với đất nước, khuyến khích tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng người Việt, hoan nghênh sự hội nhập thành công của người Việt, đóng góp vào sự thịnh vượng của xã hội Canada, trở thành một trong những nhịp cầu nối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước.
    Nhân dịp này, Bộ trưởng Nguyễn Dy Niên đã chuyển lời thăm hỏi của lãnh đạo Việt Nam đến các vị lãnh đạo Canada và bày tỏ cảm ơn Chính phủ và Nhân dân Canada về sự ủng hộ và giúp đỡ dành cho Việt Nam trong công cuộc đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế; về những điều kiện thuận lợi dành cho bà con người Việt Nam ở Canada để hội nhập vào xã hội và có cơ hội thành đạt trong cuộc sống.
    Bà Nguyễn Thị Hồi, Đại sứ Việt Nam tại Canada đã tham gia các hoạt động của đoàn.
  3. luongvec

    luongvec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2003
    Bài viết:
    1.062
    Đã được thích:
    0
    Đại sứ Canada tại VN: Người trẻ Việt Nam sẽ tạo nên đổi thay
    Phát biểu nhân dịp 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam ?" Canada, Đại sứ Richard Lecoq đánh giá cao năng lực và sức sống đa dạng của Việt Nam, mà thể hiện rõ nhất ở giới trẻ Việt Nam. Theo ông, sức trẻ Việt Nam là một thế mạnh sẽ tạo nên những thay đổi lớn.
    Hỏi: Năm nay, Việt Nam và Canada kỷ niệm 30 năm ngày thiết lập quan hệ hai nước. Xin đại sứ đánh giá chung về chặng đường 30 năm phát triển mối quan hệ song phương này.
    Trả lời: Việt Nam và Canada chính thức thiết lập quan hệ năm 1973. Tuy nhiên sự có mặt của Canada tại Việt Nam bắt đầu còn lâu hơn như thế, khoảng hơn 50 năm. Tôi nghĩ chúng ta đã có nhiều thời gian để hiểu biết về nhau trên nhiều phương diện. Hiện nay Canada là một trong những nhà tài trợ quốc tế giúp Việt Nam tiến hành cải cách hành chính xóa đói giảm nghèo và phát triển khu vực tư nhân với mức tài trợ gần 20 triệu USD/năm. Quan hệ thương mại giữa hai nước trong năm 2001-2002 cũng tăng 15%. Đó là những tín hiệu lạc quan.
    Hỏi: Đại sứ cho biết đánh giá chung của mình về thương mại song phương.
    Trả lời: Việt Nam thật sự đã có được nhiều cơ hội đầu tư ở Canada hơn là doanh nghiệp Canada ở Việt Nam (xuất khẩu của Việt Nam vào Canada đạt 185 triệu USD trong năm 2002, trong khi xuất khẩu của Canada vào Việt Nam là hơn 45 triệu USD). Tôi tin chúng ta vẫn còn rất nhiều cơ hội để tăng cường quan hệ thương mại này.
    Riêng về phía các doanh nghiệp Canada, chúng tôi rất có nhiều lợi thế để đóng góp cho thị trường Việt Nam trong các lĩnh vực nông lâm nghiệp, các ngành công nghệ cao (như viễn thông, dịch vụ cho hạ tầng đô thị và các sản phẩm phần mềm). Một phần rất quan trọng nữa mà chúng ta có thể hợp tác là lĩnh vực tri thức sử dụng cho các ngành kinh tế thương mại.
    Hỏi: Với những hiểu biết của riêng mình sau chín tháng làm việc tại đây, đại sứ hình dung như thế nào về tương lai của Việt Nam?
    Trả lời: Trong chín tháng qua, tôi đã đi rất nhiều tỉnh thành ở Việt Nam. Điều khiến tôi ngạc nhiên, thích thú nhất là năng lực và sức sống đa dạng của đất nước này, thể hiện rõ ràng nhất ở những người trẻ Việt Nam. Các bạn sống đầy lòng nhiệt tình, luôn muốn học hỏi và vươn lên. Dân số Việt Nam là một dân số trẻ, đó cũng là một thế mạnh đáng nể.
    Tôi tin rằng tương lai đang trong tay các bạn. Và những người trẻ đầy năng lực của Việt Nam sẽ có khả năng tạo nên những đổi thay lớn lao.
  4. luongvec

    luongvec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2003
    Bài viết:
    1.062
    Đã được thích:
    0
    Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên tiếp Chánh án Toà án Tối cao Canada​


    (QT). Chiều ngày 24/11, trong bầu không khí thân mật và hữu nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên đã tiếp bà Beverley McLachlin, Chánh án Toà án Tối cao Canada đang ở thăm chính thức Việt Nam. Đây là chuyến thăm nằm trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Canada (1973-2003), nhằm góp phần thúc đẩy giữa hai ngành toà án tư pháp nói riêng và quan hệ hai nước nói chung.
    Bà Beverley McLachlin bày tỏ vui mừng lần đầu tiên được đến thăm đất nước Việt Nam tươi đẹp đang trong công cuộc đổi mới, có các cuộc trao đổi làm việc bổ ích với các cơ quan hữu quan Việt Nam mở ra khả năng thúc đẩy một số lĩnh vực hợp tác, nhất là trong lĩnh vực toà án tư pháp.
    Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên bày tỏ hoan nghênh và đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm Việt Nam của bà Chánh án Toà án Tối cao Canada cũng như những thiện cảm mà bà Chánh án dành cho Việt Nam. Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên khẳng định Việt Nam mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Canada trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi và đề nghị phía Canada tăng cường hợp tác và trợ giúp kỹ thuật Việt Nam trong lĩnh vực tư pháp và toà án.
    (Theo báo quốc tế)
    Được luongvec sửa chữa / chuyển vào 17:44 ngày 06/02/2004
  5. luongvec

    luongvec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2003
    Bài viết:
    1.062
    Đã được thích:
    0
    Giới thiệu Tổng quan về Nền Kinh tế Ca-na-đa
    (Tài liệu này do Vụ Châu Mỹ, Bộ Ngoại giao biên soạn và cập nhật)

    (Quốc kỳ Canada)
    Tên nước : Ca-na-đa (Canada)
    Thủ đô: Ốt-ta-oa (Ottawa)
    I. Giới thiệu chung :
    Canada có diện tích lớn thứ hai trên thế giới (sau Liên bang Nga), nằm ở lục địa Bắc Mỹ, phía nam giáp Hoa Kỳ, phía bắc giáp Alaska (Hoa Kỳ) và Bắc Cực, phía đông giáp Đại tây Dương, phía tây giáp Thái Bình Dương. Canada có khí hậu ôn đới, chia thành hai mùa chính: mùa đông kéo dài, tuyết băng phủ kín; mùa hè mát, ấm. Về dân tộc, Canada là nước có dân số đa dạng, trong đó 28% là người gốc Anh, 23% người gốc Pháp, 15% người gốc các nước châu Âu khác, 26% người lai, 2% người bản xứ, 6% người gốc các nước khác trong đó chủ yếu là châu Á. Tôn giáo: Cơ đốc giáo 46%, Tin lành 36%, các tôn giáo khác 18%. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh và tiếng Pháp.
    Canada giành độc lập ngày 1/7/1867 từ đế quốc Anh và ngày 1 tháng 7 hàng năm là ngày Quốc khánh. Canada theo chế độ quân chủ lập hiến: Người đứng đầu Nhà nước là Nữ hoàng Anh được đại diện bởi một vị Toàn quyền (do Thủ tướng Canada đề nghị và được Nữ hoàng chấp thuận); Thủ tướng và nội các do đảng nắm đa số hoặc liên minh đa số ghế tại Hạ viện cử ra.
    Canada giàu tài nguyên, khoáng sản: quặng sắt, niken, kẽm, đồng, vàng, chì, potat, bạc, dầu mỏ, than, thuỷ lực, thuỷ sản... Canada là một trong những nền kinh tế lớn trên thế giới. Các ngành công nghiệp chính gồm: khai mỏ, chế biến gỗ, thực phẩm, thiết bị vận tải, hoá chất, dầu khí, công nghệ viễn thông, điện năng, giao thông vận tải... Sản phẩm nông nghiệp gồm ngũ cốc, hạt có dầu, hoa quả, các sản phẩm từ thịt gia súc, đồ uống, rượu... Bạn hàng chính trong thương mại của Canada gồm: Mỹ, Nhật, Anh, Liên minh Châu Âu.
    Canada là thành viên Liên Hợp quốc, Khối Liên hiệp Anh, Francophonie, WTO, IMF, WB, OECD, NATO, NAFTA, APEC, ACCT, AFDB, FAO, G-8, IADB, IAEA, IBRD, ICAO, ICC, ICFTU, ICRM, IDA, IEA, IFAD, IFC, IFRCS, IHO, ILO, IMO, Interpol, IOC, IOM, ISO, ITU, MINURCA, MIPONUH, MONUC, NEA, NSG, OAS, OECD, OPCW, OSCE, PCA, UNAMSIL, UNCTAD, UNDOF, UNESCO, UNFICYP, UNHCR, UNMEE, UNMIBH, UNMIK, UNMOP, UNMOVIC, UNTSO, UNU, UPU, WCL, WFTU, WHO, WIPO, WMO, ZC; bên đối thoại ARF, ASEAN; khách mời của NAM ...
    II. Một số số liệu chính :
    Dân số: 31.559.186 người ( năm 2003 ).
    Diện tích: 9.970.610 km2; gồm 10 tỉnh và 3 vùng lãnh thổ.
    Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 4,4% (năm 2000), 2% (năm 2001) và 3,3% (năm 2002).
    Tổng thu nhập quốc dân (tính theo sức mua): 923 tỷ USD
    Tổng thu nhập bình quân đầu người: 29.400 USD (năm 2002).
    Các ngành kinh tế chủ chốt: dịch vụ 71%, công nghiệp 27% và nông nghiệp 2% (năm 2001).
    Tỷ lệ lạm phát: 2,2% (năm 2002) và 2,9% (tháng 5/2003).
    Lực lượng lao động: 16,4 triệu người (năm 2001), trong đó 74% dịch vụ, 15% chế tạo, 5% xây dựng, 3% nông nghịêp và 3% các lĩnh vực khác (năm 2000).
    Tỷ lệ thất nghiệp: 6,9% (năm 2001), 7,6% (năm 2002) và 7,7% (tháng 6/2003).
    Ngân sách: tổng thu 178,6 tỷ USD, tổng chi 161,41 tỷ USD (năm tài chính 2000- 2001).
    Năm tài chính: từ ngày 1/4 đến 31/3 năm sau.
    Quốc tệ: Đôla Canada (CAD).
    Tỷ giá ngoại tệ: 1 CAD = 0,74 USD = 11.338 đồng Việt Nam (7/2003).
    Nợ nước ngoài: 1,9 tỷ USD (năm 2000).
    Các ngành công nghiệp quan trọng: thiết bị giao thông, hoá chất, khai khoáng, thực phẩm, sản phẩm gỗ và giấy, sản phẩm cá, dầu hoả và hơi đốt.
    Tỷ lệ tăng trưởng công nghiệp: 2,2% (năm 2002).
    Điện năng: 576,22 tỷ Kwh ( năm 2000 ), trong đó thuỷ điện 61%, nhiệt điện 25%, điện nguyên tử 12%, năng lượng khác 2%.
    Tiêu thụ điện trong nước: 499,77 tỷ Kwh; điện xuất khẩu: 48,802 tỷ Kwh; điện nhập khẩu: 12,685 tỷ Kwh ( năm 2000).
    Sản phẩm nông nghiệp chính: lúa mỳ, hạt có dầu, thuốc lá, hoa quả, rau, sản phẩm từ thịt và gia súc, sản phẩm rừng, cá, đồ uống, rượu.
    Xuất khẩu: 260,5 tỷ USD, nhập khẩu 229 tỷ USD (năm 2002).
    III. Quan hệ với Việt Nam:
    Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao: 21/8/1973.
    Địa chỉ Đại sứ quán Canada tại Việt Nam: 31 Đường Hùng Vương- Hà Nội -Việt Nam; Số điện thoại: 04 - 823 5500.
    Địa chỉ Tổng lãnh sự quán Canada: 235 Đường Đồng khởi- Quận 1- Thành phố Hồ Chí Minh- Việt Nam; Số điện thoại: 08 - 824 5025.
    Địa chỉ Đại sứ quán Việt Nam tại Canada: 470 Wilbrod St., Ottawa, Ontario, Canada K1N 6M8; Số điện thoại: 613 - 236 0772; Địa chỉ thư điện tử: vietem@istar.ca
    Các điều ước kinh tế - thương mại: Hiệp định hợp tác kinh tế và kĩ thuật giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Quebec (16/1/1992), Hiệp định chung về hợp tác phát triển giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Canada (21/6/1994), Hiệp định về hợp tác kinh tế giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Canada (21/6/1994), Bản ghi nhớ giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Canada về một số sản phẩm dệt (16/11/1994), Tuyên bố thoả thuận về hợp tác phát triển giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Canada (16/11/1994), Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Canada về thương mại và mậu dịch (13/11/1995), Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Canada về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập (14/11/1997), Bản ghi nhớ Việt Nam-Canada về dự án dịch vụ và phát triển hạ tầng (7/3/2000), Bản ghi nhớ Việt Nam-Canada về dự án hỗ trợ chính sách giai đoạn II (25/7/2001), Bản ghi nhớ Việt Nam-Canada về dự án Trường cao đẳng cộng đồng (11/9/2001).
    Kim ngạch buôn bán với Việt Nam: 192 triệu USD (năm 2001) và 230 triệu USD (năm 2002).
    Việt Nam xuất sang Canada chủ yếu là hàng dệt may, đồ da, giầy dép, nông-hải sản và thủ công mỹ nghệ.
    Việt Nam nhập từ Canada hàng tân dược, thiết bị bưu điện- viễn thông, chất dẻo, bột giấy, phân bón, máy móc...
    ODA của Canada dành cho Việt Nam: 18 triệu USD (năm 2003).
    FDI của Canada đầu tư vào Việt Nam: Tính đến tháng 3/2003 có 31 dự án với tổng số vốn là 47,9 triệu USD.
    Một số công ty chính của Canada làm ăn với Việt Nam: Manulife, Telesat of Ottawa, GE Canada và GE Systems, International Enginering, Danon Foods Co. Ltd., Group Coaticook Veterinary Clinic/ ADAX...
    (Tài liệu này đến ngày 24/7/2003)
    (Theo báo Hội nhập kinh tế quốc tế)
  6. luongvec

    luongvec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2003
    Bài viết:
    1.062
    Đã được thích:
    0
    Hội thảo sử dụng tin học trong quản lý đất đô thị

    Ngày 20 -10 - 2003, Dự án Việt Nam - Canada về quản lý đô thị đã tổ chức Hội thảo ?Sử dụng tin học trong quản lý đất đô thị?.
    Hội thảo đã được nghe các chuyên gia Việt Nam và Canada giới thiệu tổng quan về chương trình quản lý đô thị, chi sẻ kinh nghiệm phát triển hệ thống lưu nhập dữ liệu sử dụng đất đai ở thành phố Nam Định, hệ thống lưu nhập dữ liệu sử dụng đất đai, những ứng dụng có thể của hệ thống lưu nhập dữ liệu sử dụng đất đai.
    Hội thảo đã mang lại những kết quả rất hữu ích cho công tác quản lý đất đai dô thị.
    (Đại học kiến trúc Hànội)
  7. luongvec

    luongvec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2003
    Bài viết:
    1.062
    Đã được thích:
    0
    DỰ ÁN MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM - CANADA TẠI BÌNH DƯƠNG HOẠT ĐỘNG HIỆU QUẢ
    Theo đánh giá giữa kỳ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Canađa (CIDA), Dự án môi trường Việt Nam - Canađa (VCEP) đang được triển khai tại Bình Dương đã góp phần nâng cao chất lượng quản lý chất thải, khí thải, nước thải ở các khu công nghiệp.
    CIDA đánh giá, đến nay các cán bộ quản lý môi trường của Bình Dương có thể chủ động thiết kế xây dựng và quản lý hiệu quả Chương trình quản lý ô nhiễm công nghiệp. Các hoạt động của dự án, nhất là công tác đào tạo đã giúp các nhà quản lý, các nhà sản xuất tìm được tiếng nói chung, cùng nhau phát triển kinh tế xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường.
    Thông qua Dự án, nhiều khóa tập huấn về quan trắc, phân tích, quản lý ô nhiễm công nghiệp và đô thị cho cán bộ sở, ban ngành và các công ty, xí nghiệp trên địa bàn đã được tổ chức, góp phần nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ trên nhiều lĩnh vực như thiết kế mạng lưới quan trắc nước mặt, nước ngầm, không khí, kỹ năng lấy mẫu, phân tích và xử lý kết quả, phương pháp luận, kỹ năng đánh giá nhà máy.
    Đến nay, Bình Dương đã cơ bản xây dựng được một phòng thử nghiệm phân tích pH, COD, BOD, NH3-N, Coliform, E.coli, SO2, NO2, CO.
    Dự án cũng giúp tỉnh xây dựng một bản hướng dẫn về quy hoạch và quản lý môi trường khu công nghiệp Bình Dương; đồng thời cung cấp các trang thiết bị hiện đại về quan trắc và phân tích môi trường, cùng các thiết bị văn phòng, ôtô trị giá 350.000 đôla Canađa cho tỉnh.
    Dự án môi trường Việt Nam - Canađa được thực hiện trong giai đoạn 1996 - 2004./.

    (TTXVN, 13/11/2003)
    (Nguồn: Bộ tài nguyên và môi trường)

Chia sẻ trang này