1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vietnam tiến tới công nghiệp VK tự chủ và xuất khẩu?

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi moonplayer, 17/10/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. doandonga

    doandonga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2008
    Bài viết:
    1.353
    Đã được thích:
    6
    Oh Bọn đông nam Á bộ sách nào mới rà em cũng có ca? nhưng nêu bác có cái gì hay hay thì bác cứ post cho em bỗ xung thêm
    ------------------------------------------------------
    Úi giời, thế thì còn nói gì nữa? Nhưng kệ, tớ cứ thử nhé!
    Đông Nam Á, mà nền tảng là ASEAN, là một khu vực phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định, ngày càng có vai trò trên trường quốc tế.
    Mục tiêu của ASEAN là ổn định về chính trị và hùng mạnh về kinh tế. Để hai lĩnh vực này được đẩy mạnh, một yêu cầu tiên quyết là khu vực phải có hoà bình, điều đó đòi hỏi tất cả các nước thành viên của nó phải nỗ lực vì một ASEAN đủ mạnh về quân sự. Bởi vậy, lực lượng vũ trang các nước trong khu vực hiện đang trải qua một chương trình hiện đại hoá lớn. Tiến trình này đang diễn ra vào lúc nền kinh tế của các nước đang phát triển nhanh, tạo thuận lợi cho ngân sách quốc phòng.
    Nhiều nước trong khu vực điều chỉnh chiến lược quân sự theo hướng chủ yếu sau:
    - Chuyển từ an ninh đối nội sang đối ngoại
    - Vươn ra bảo vệ quyền lợi biển.
    - Điều chỉnh cơ cấu quân đội: Ưu tiên phát triển Không quân, Hải quân. Riêng Lục quân: giảm mạnh về số lượng, nâng cao chất lượng, chú trọng xây dựng lực lượng phản ứng nhanh.
    Xu hướng hợp tác công nghệ hiện nay trong ASEAN là xây dựng một tổ chức với những học thuyết chung có sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các nước, tiêu chuẩn hoá vũ khí và kỹ thuật quân sự, phối hợp liên kết xây dựng hệ thống sản xuất, bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa vũ khí tại các xí nghiệp quốc gia và xí nghiệp khu vực nhằm giảm chi phí mua sắm vũ khí của nước ngoài.
    Trong quá trình phát triển cơ sở sản xuất và sửa chữa vũ khí trong ASEAN gặp một số mâu thuẫn. Một mặt, họ muốn xây dựng một cơ sở thống nhất với qui mô vừa phải bằng nỗ lực chung, mặt khác lãnh đạo một số nước ASEAN có quan điểm khác nhau về ưu tiên sản xuất các vũ khí trang bị cụ thể. Họ cũng có những nhu cầu về kinh tế xuất phát từ việc lợi dụng sự hợp tác đó để làm lợi cho từng nước riêng rẽ. Tuy vậy, trong tương lai họ sẽ cùng xây dựng các trung tâm sản xuất và sửa chữa vũ khí và trang bị ở Xin-ga-po (pháo và súng bộ binh, tàu mặt nước hạng nhẹ, các thiết bị điện tử dùng trong chỉ huy và thông tin liên lạc), tại In-đô-nê-xi-a (máy bay vận tải quân sự và máy bay lên thẳng nhiều công dụng), tại Ma-lai-xi-a (các loại máy bay khác nhau) và tại Phi-lip-pin (sản xuất các loại vũ khí đạn dược).
    Theo dự báo, trong những năm tới sự hợp tác quân sự trong các nước ASEAN sẽ phát triển ngoài khuôn khổ của các nước đó. Đồng thời có khả năng các nước thành viên này có chung quan điểm trong việc xác định các mục tiêu chung và hàng đầu trong lĩnh vực bảo đảm an ninh trong khu vực, vấn đề duy trì ổn định ở các khu vực trọng điểm ở Biển Đông, ngăn chặn các nước lớn ở châu Á thâm nhập về mặt quân sự ở đây.
    TÌNH HÌNH VÀ XU HƯỚNG HIỆN ĐẠI HOÁ VŨ KHÍ TRANG BỊ MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á
    Quá trình hiện đại hoá vũ khí trang bị diễn ra theo các hướng nhập khẩu vũ khí trang bị của nước ngoài, xây dựng cơ sở sửa chữa và sản xuất phụ tùng thay thế trong nước, cải tiến nâng cấp vũ khí trang bị hiện có, mua lixen để sản xuất vũ khí trang bị cần thiết, tự thiết kế và chế tạo vũ khí trang bị cung cấp cho lực lượng vũ trang hoặc để xuất khẩu.

    Với tốc độ phát triển vũ bão của công nghệ, vai trò của vũ khí, đặc biệt là vũ khí thông thường kỹ thuật cao ngày càng có vị trí quan trọng.
    Vũ khí thông thường kỹ thuật cao ngày nay đã đạt được các chỉ tiêu cao về tầm xa, độ chính xác và uy lực, mặt khác càng ngày càng ít phụ thuộc vào điều kiện địa hình, thời gian, thời tiết. Qua các cuộc chiến tranh cục bộ, xu thế đối kháng kỹ thuật cao ngày càng rõ. Phát triển vũ khí thông thường kỹ thuật cao là một nhân tố quyết định ưu thế về sức chiến đấu đòi hỏi một nỗ lực có tính hệ thống, trong đó tập trung vào một số khâu then chốt và bộ phận quan trọng có ý nghĩa quyết định, với chi phí hợp lý, đảm bảo tính kinh tế cao. Mọi quốc gia đều hy vọng lấy ngăn chặn chiến tranh thay vì tiến hành chiến tranh. Trong chiến lược phòng thủ, muốn ngăn chặn chiến tranh cần phải có một sức mạnh răn đe nhất định nào đó. Muốn vậy, cần phải tập trung để có được vài "át chủ bài", không nhất thiết phải tìm kiếm một sự cân bằng về sức mạnh thực lực quân sự với kẻ thù tiềm tàng mà có thể bằng con đường nghiên cứu, phát triển có trọng điểm một số vũ khí trang bị kỹ thuật mới và tiến hành cải tiến một số vũ khí kỹ thuật thông thường. Đó là một xu thế phát triển vũ khí trang bị kỹ thuật của thế giới nói chung và các nước châu Á nói riêng.
    Đối với nhiều nước châu Á, mặc dù đã có mức tăng trưởng kinh tế cao và khá ổn định, song tổng thu nhập quốc dân vẫn ở mức thấp. Do vậy, hướng hiện đại hoá vũ khí trang bị là ưu tiên hiện đại hóa vũ khí hơn là mua đồng bộ các hệ vũ khí tiên tiến. Biện pháp hiện đại hóa vũ khí trang bị kỹ thuật ở đây là: mua các trang bị vũ khí ở mức trung bình, giá rẻ, tiến hành hiện đại hóa một số bộ phận chủ chốt nhằm nâng cao khả năng chiến đấu của chúng. Các bộ phận chủ chốt thông thường là các hệ thống, khí tài chỉ huy điều khiển, tên lửa, radar tiên tiến của phương Tây. Phương châm của họ là mua thiết bị đều kèm theo hợp đồng chuyển giao công nghệ.
    ---------------------------
    Còn tiếp (nếu bác moon yêu cầu)
  2. NoirDesir

    NoirDesir Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2008
    Bài viết:
    684
    Đã được thích:
    0
    Đề nghị thủ trưởng viết, post ảnh để anh em bon em đc mở rộng tầm nhìn.
    Kính thủ trưởng 1ly nha, 1thôi
  3. moonplayer

    moonplayer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2006
    Bài viết:
    340
    Đã được thích:
    0

    Hihihi bac Đoành cứ post tiếp em ủng hộ bác trong tương lai nếu SEA có tiêu chuẩn ISO của nhóm thì là môt chuyện khác, còn hiện tại thì mình cú phải cố gắng cho chính mình mà hình như em có đề cập vói bác vấn đề này phải ko a.
    Mấy cái liên kết thì em chiu, bác post tiêp đi nhá, môn chính trị em bi thấp va lùn.
  4. doandonga

    doandonga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2008
    Bài viết:
    1.353
    Đã được thích:
    6
    Các biện pháp hiện đại hoá vũ khí trang bị kỹ thuật
    1- Hiện đại hoá vũ khí trang bị kỹ thuật trên cơ sở kết hợp kinh tế với quốc phòng và quốc phòng với kinh tế
    Mục tiêu của các nước đang phát triển nói chung và các nước châu Á nói riêng là ổn định về chính trị và vững mạnh về kinh tế. Một yêu cầu tiên quyết là đất nước phải có hòa bình. Để có hoà bình, đất nước đó phải có lực lượng quân sự đủ mạnh. Từ yêu cầu đó, việc kết hợp quốc phòng với kinh tế và kinh tế với quốc phòng là một tất yếu khách quan.
    a/ Về mặt kinh tế
    Tổng sản phẩm hàng năm của một quốc gia là một giá trị có hạn. Chi phí quốc phòng lớn sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách. Việc thâm hụt này sẽ sinh ra căng thẳng và đe dọa lạm phát, đồng thời dẫn đến tình trạng tái đầu tư từ nguồn tiết kiệm trong nước giảm. Từ nguồn ngân sách hạn hẹp, muốn đồng thời vừa phát triển kinh tế, vừa củng cố phát triển tiềm lực quốc phòng, nhà nước phải tổ chức thực hiện tốt việc kết hợp kinh tế với quốc phòng và quốc phòng với kinh tế nhằm tăng khả năng sản xuất vũ khí trong nước bằng chính sách trợ giá, đặt giá trị sản phẩm này tương đương giá nhập khẩu (Ấn Độ, Ác-hen-ti-na); giảm thuế cho các công ty sản xuất hàng quốc phòng (Hàn Quốc); đầu tư và khuyến khích phát triển thiết bị lưỡng dụng.
    b/ Về mặt công nghệ.
    Xu hướng chuyển giao công nghệ từ khu vực dân sự sang khu vực quân sự trên phạm vi thế giới ngày một tăng. Quá trình này được nhận biết từ những năm 70 với tên gọi là "hiện tượng Nhật Bản". Trước đó, Nhật Bản và một số nước Tây Âu (Đức, Pháp) từ những thành đạt về kinh tế , đã nỗ lực áp dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất hàng tiêu dùng và đưa vào sản xuất vũ khí trang bị kỹ thuật quân sự. Việc chuyển giao này đã làm giảm đáng kể sức nặng của chi phí đầu tư nghiên cứu phát triển công nghệ quân sự.
    Tuy nhiên, hướng chuyển giao công nghệ từ khu vực quốc phòng sang khu vực dân sự thực sự rộ lên sau khi chiến tranh lạnh kết thúc.
    Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, việc chuyển giao công nghệ giữa hai khu vực trên đang diễn ra theo cả hai chiều, thực sự là một công cụ hữu hiệu để giảm ngân sách quốc phòng, đồng thời giảm giá sản phẩm tiêu dùng xã hội. Quá trình này diễn ra dưới các hình thức:
    - Chuyển mạnh từ quốc phòng sang kinh tế (các cường quốc quân sự: Mỹ, Nga, Anh , Pháp...)
    - Chuyển mạnh từ kinh tế sang quốc phòng diễn ra ở các nước kinh tế phát triển ( Nhật, Hàn Quốc...)
    - Kết hợp hài hòa giữa hai lĩnh vực đang diễn ra ở các nước thế giới thứ ba trong đó có các nước châu Á.
    c/ Phát triển công nghệ lưỡng dụng
    Phát triển công nghệ lưỡng dụng là một phương án tối ưu trong việc kết hợp kinh tế - quốc phòng và quốc phòng - kinh tế. Trong thời bình, công nghệ lưỡng dụng tập trung cho phát triển kinh tế dân sinh và một phần giành cho sản xuất thử nghiệm hiện đại hoá vũ khí trang bị kỹ thuật quân sự. Khi chiến tranh xảy ra, chúng sẽ là nguồn lực to lớn thuận lợi cho việc động viên sản xuất phục vụ chiến tranh. Dẫn đầu trong lĩnh vực này là Trung Quốc.
    Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng được một mạng lưới mua thiết bị lưỡng dụng từ Mỹ vào năm 1989 (hiện nay Trung Quốc có gần 800 công ty trên đất Mỹ, chủ yếu là các công ty nhỏ) chuyên tìm mua các loại thiết bị và công cụ có liên quan đến công nghệ quốc phòng. Việc mua bán được đẩy mạnh sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, các công ty Mỹ đưa ra bán đấu giá hàng loạt trang bị tồn kho. Trung Quốc rất quan tâm đến các vụ bán đấu giá hoặc thanh lý kho của các công ty công nghiệp quốc phòng hàng đầu của Mỹ như: Lockheed Martin Corp, General Electric Corp, General Dynamic Corp ... Máy công cụ của các công ty này thuộc thế hệ những năm 1980, về "phần cứng" của thiết bị ít biến đổi và chúng đã từng được sử dụng để chế tạo thiết bị từng phần cho máy bay ném bom B-1 và máy bay chiến đấu F-14.
    Các nước châu Á đang thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, do đó việc định hướng có trọng điểm một số công nghệ mũi nhọn theo hướng lưỡng dụng là vô cùng cần thiết. Ví dụ như Hàn Quốc vào năm 1993 đã vươn lên hàng đầu thế giới về công nghiệp đóng tàu dân dụng, đồng thời cũng dẫn đầu về đóng tàu chiến với những sản phẩm như: Tàu Frigat, tàu tuần tiễu, tàu quét mìn và các tàu chiến cao tốc theo đơn đặt hàng của Mỹ và các tàu ngầm theo đơn đặt hàng của Đức. Họ đã là đối tác quốc tế thực hiện chương trình KD-X sản xuất tàu khu trục...
  5. DVuongHung

    DVuongHung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2008
    Bài viết:
    427
    Đã được thích:
    1
    Xuất khẩu đi K:
    [​IMG]
    Mấy thằng K "choi me, đẹn lép"
  6. exahezt

    exahezt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2008
    Bài viết:
    468
    Đã được thích:
    1
    Cối thì xuất khẩu hà rầm rồi ,đây này ,50.000 trái cối cho Myanmar.
    50.000 trái cối nóng trơn cho Myanmar cuối cùng bị trả hàng về cho quân mình bắn vì trái đạn không cân .
  7. ducknight

    ducknight Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2008
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Khổ, sản xuất vũ khí quân dụng loại tèm tèm thì được, chứ xích Tank, pháo hạng nặng thì e trình luyện kim nhà mình yếu quá. Khả năng chế tạo thiết bị vật liệu kim loại bền nhà mình yếu lắm do ngành CN luyện kim kém phát triển. Ngay các chi tiết máy động cơ của xe máy ô-tô còn nhiều cái làm chỉ để ngắm chứ dùng thì ba bữa. Hồi học quân sự, nghe các thầy bảo việc sx thành công nòng AK trong chiến tranh chống Mĩ là 1 thành công vượt bậc của nhà mình rồi, thầy còn bảo lúc đầu bắn hết băng là nòng cũng lệch.
  8. doandonga

    doandonga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2008
    Bài viết:
    1.353
    Đã được thích:
    6
    Khổ, sản xuất vũ khí quân dụng loại tèm tèm thì được, chứ xích Tank, pháo hạng nặng thì e trình luyện kim nhà mình yếu quá. Khả năng chế tạo thiết bị vật liệu kim loại bền nhà mình yếu lắm do ngành CN luyện kim kém phát triển...
    ----------------------------------------------------------
    "Về đề tài nghiên cứu cấp Bộ Quốc phòng có các đề tài tiêu biểu sau: Khắc phục hiện tượng hao dầu tụt áp suất và tiêu hao dầu nhờn động cơ xe tăng (1990); cải biên xe BTR - 50PK thành xe cứu kéo sửa chữa (1990); nghiên cứu chu kỳ bảo dưỡng - sửa chữa xe tăng thiết giáp (1992); chế tạo mắt xích xe tăng T-54 (1992); khôi phục xích và khả năng bơi nước xe M-113 (1994); thiết kế - chế tạo một số thiết bị phục vụ niêm cất bảo quản xe tăng thiết giáp (1994); xây dựng qui trình niêm cất dài hạn xe tăng thiết giáp (1996); chế tạo mắt xích xe M-113 (1996). Trong đó đáng chú ý là 2 đề tài chế tạo mắt xích T-54 và chế tạo mắt xích M-113 là 2 đề tài nằm trong chương trình nghiên cứu chế tạo vật tư - phụ tùng cho vũ khí trang bị kỹ thuật của quân đội ta và cả 2 đề tài đều được Bộ Quốc phòng đánh giá xuất sắc."
  9. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    Bác Đoàn cho em hỏi tí: Từ cái mắt xích ấy, nối thành cả dải xích có OK kô ạ?
  10. doandonga

    doandonga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2008
    Bài viết:
    1.353
    Đã được thích:
    6
    Bác Đoàn cho em hỏi tí: Từ cái mắt xích ấy, nối thành cả dải xích có OK kô ạ?
    -------------------------------------------------
    Hì, tất nhiên dải xích không chỉ là mắt xích, nó còn có thứ khác nhưng theo thống kê của T-Tg VN thì mắt xích là bộ phận hay hư hỏng nhất khi hành quân, sau đó là bánh tì (bánh chịu lực)
    Bài của tớ chỉ nhằm để chứng minh cho cái bác gì post trước đấy là NC cũng sản xuất được xích xe tăng

Chia sẻ trang này