1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vietnamese poems

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Tiếng Anh Sài Gòn (Saigon English Club)' bởi kany, 15/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    :::Hồ Dzếnh:::
    Hận Chinh Phu
    Ai đã sống như ta thời chói lói,
    Lưỡi gươm vàng đâm suốt bản đồ Âu,
    Khúc chiến thắng cao lừng trời vòi vọi,
    Cờ nguyên nhung mừng đóng gió Tây-châu.
    Thuở ấy, quân Nguyên áo giáp, nhung,
    Tay hươi hoa kích, đẹp vô cùng,
    Ngựa phi nuốt chửng ngày trăm dặm,
    Nắng chảy bồi hôi loáng khắp lưng.
    Tướng Nguyên mồm thét ra hơi lửa,
    Tay chỉ thành xa, kiếm rạch trời,
    Giấc mộng chinh biên hừng máu đỏ,
    Tâm hồn nung nấu vạc dầu sôi.
    Sa mạc mênh mông, người thấy đâu,
    Gió sương lạnh lẽo, giá băng sầu,
    Muôn hồn chiến sĩ trơ như đá,
    Đem quẳng ân tình xuống vó câu.
    Trăng lạ bao lần soi cảnh lạ,
    Mây vàng quan ải, gió biên cương,
    Lòng kiêu tham vọng, tràn cao cả
    Vẫn rõi, huy hoàng mộng bá vương.
    Vua Nguyên trong chín lần cung cấm,
    Đốt nến ngồi xem bức cáo thư,
    Mơ bước quan quân ngoài vạn dậm
    Vang lừng ngựa hý gió Ba-tư...
    "Chiến sĩ một đi không trở lại",
    Chiến mã một đi không hề về,
    Giáo chỉ đường xông tên vút lối,
    Hồ đông máu tím lạnh ngồi tê...
    Khúc hát chinh phu rộn khắp đường,
    "Ta say trời lạ, khát trùng dương,
    Tay ta víu cả vào thiên hạ,
    Chận dưới ngai rồng một Bắc phương."
    Nhưng... khúc quân ca bỗng chốc ngừng.
    Chiến kỳ vấy máu đắp binh nhung,
    Phải chăng sông Bạch, trời Âu hẹp,
    Không đủ gươm thần rộng lóe vung?
    Chị Tôi
    Ngày xưa còn nhỏ ngày xưa
    Tôi đeo khánh bạc lên chùa dâng nhang
    Lòng vui quần áo xêng xang
    Tay cầm hương nến đình vàng mới mua
    Chị tôi vào lễ trong chùa
    Hai chàng trai trẻ khấn đùa hai bên
    ?oLòng thành lễ vật đầu niên
    Cầu cho tiểu được ngoài Giêng đắc chồng?
    Chị tôi hai má đỏ hồng
    Vùng vằng súyt nữa quên bồng cả tôi
    Tam quan mái ngói chị ngồi
    Chị nghe đoán quẻ Chị cười luôn luôn
    Quẻ Thần mắt thánh mà khôn
    Số này chồng đắt mà con cũng nhiều
    Chị tôi nay đã xế chiều
    Chắc còn nhớ mãi những điều chị mơ
    Hằng năm tôi đi lễ chùa
    Chuông vàng khánh ngọc ngày xưa vẫn còn
    Chị ơi thấy vắng trong hồn
    Ít nhiều hưng phấn khi còn thơ ngây
    Chân đi đếm tiếng chuông chùa
    Tôi ngờ năm tháng ngày xưa trở về
    Đọc bài Chị tôi này thấy buồn man mác
  2. lightstar8372

    lightstar8372 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Đúng là thơ "kiểu Văn học" ko dễ dàng để hiểu. Tao_lao thấy sao? À, mà sao lại gọi mình là "Gà"?
  3. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Tui thấy mấy bài đó dễ hiểu mà chứ có gì đâu mà khó hiểu. Nhưng cũng nhân tiện tui nói thêm 1 chút về thơ cũ và thơ mới, biết đâu bạn sẽ thấy no1 dễ hiểu hơn.
    Thơ mới 1930-1945 muốn tìm ra 1 hình thức mới để mần thơ,để diễn đạt to do phóng khoáng hơn cái tâm tư,tình cảm của con người. Bày tỏ tâm tư tình cảm, cái tôi là nhu cầu ,là ảnh hưởng của chủ nghĩa lãng mạn (egoism, sentimental). Cái nhu cầu này,theo mấy ông thơ mới, ko thể diển tả bằng thơ cũ hoặc đơn giản là họ muốn tìm cái mới để mà mới, thơ cũ tức là thơ lục bát, song thất lục bát, và thơ Đường ( ngũ ngôn, thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú Đường luật).
    Thơ cũ đều là thơ vần, tức là gieo vần phải theo 1 scheme nhất định. Cụ thể:
    Lục bát: chữ số 6 của câu 8 phải vần với chữ số 6 của câu 6 trước đó. Chữ số 6 của câu 6 tiếp theo vần với chữ số 8 của câu 8 trước đó. Cứ thế mà tiếp tục.
    Đầu lòng hai ả tố nga
    Thuý Kiều là chị, em Thuý Vân
    Mai cốt cách tuyết tinh thần
    Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười
    (Kiều, Nguyễn Du)
    Song thất lục bát : Chữ số 5 của câu 7 số 2 vần với chữ số 7 của câu 7 số 1. Chữ số 6 của câu 6 vần với chữ số 7 của câu 7 số 2. Chữ số 6 của câu 8 vần với chữ số 6 của câu 6 trước đó.
    Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
    Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao
    Giã nhà đeo bức chiến hào
    Thét roi cầu vị ào ào gió thu
    (Chinh phụ ngâm, Đoàn Thị Điểm)
    Thơ Đường:
    Thơ Đường có nhiều loại: ngũ ngôn,thất ngôn, tứ tuyệt, bát cú....Luật trong thơ Đường thì nhiều trời ơi đất hỡi, ngoài luật về vần, nó còn có luật về đối, niêm, cấu trúc là bắt buộc. Ngoài ra thì còn có điển tích,điển cố từa lưa nên mới đọc thơ Đường phải tránh mấy ông khoái điển tích (vd như Lí Thương Ẩn). Lại thêm thơ Đường thì dân VN chỉ đọc qua Hán Việt (dân biết tiếng Hán đâu có nhiều), rùi mấy ông VN lại dịch qua dịch lại nên...tình hình nó hơi bi đát. Nhưng đó ko phải là tại thơ Đường nó ko hay,ko đẹp hay khó hiểu.
    (thui bữa nay nói nhiêu đây thui,nói hoài mỏi tay quá, vì làm biếng nên tui viết dài hổng viết ngắn được, thông cảm)
  4. VyVy87

    VyVy87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2006
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    anh Gà giỏi quá!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
    (sao anh ko làm thầy giáo dạy văn đi??????????)
  5. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn em vyvy khen tặng.
    Nói về thơ Đường cho rõ ràng thì chắc là phải nói dài, xin hẹn khi khác. Giờ quay trở lại với chuyện thơ mới. Gà nói lòng vòng vần luật trong thơ cũ để bà con nào chưa biết thì biết thêm, nhưng chủ yếu để nói cái ý thơ cũ nó ''rối rắm'', gò bó nên mấy ông thơ mới mới giã từ nó mà chuyện sang cổ vũ thơ mới.
    Từ đầu tới giớ mấy ông nhà thơ Gà post đều là các nhà thơ của phong trào thơ mới cả. Thơ mấy ông này thuộc dạng dễ nhai dễ đọc (đọc lên đã thấy hay liền) và quen thuộc (ít ra là trong trường phổ thông). Nếu như bạn để ý thì sẽ thấy dù là làm thơ mới nhưng mấy ổng cũng còn cái chất cũ đậm lắm: mấy câu 6,8 vẫn còn chất lục bát, câu 5-7 vẫn có chất thơ Đường, mấy câu dài ngắn vẫn theo trường đoản cú v.v. chứ ko như thơ tự do (free verse) hay thơ không vần (blank verse) là 2 kiểu thơ ''hại điện'' mà có dịp sẽ quay lại.
    Nói riêng về Quách Tấn. Ông là bạn thân của Hàn Mặc Tử , là chữ Quy (rùa) trong nhóm kêu là Bàn Thanh Tứ Hữu-Long Lân Quy Phụng, tức là 4 ông nhà thơ quê Quy Nhơn mà trong đó Long=Chế Lan Viên, Lân=? (Gà quên), Quy= Quách Tấn, Phụng= Hàn Mặc Tử. Quách Tấn là 1 trong những người làm thơ Đường cuối cùng của thế hệ thơ cũ. Ông cũng là người rành nhất về thơ Đường ở VN, theo Hồi kí của Nguyễn Hiến Lê. Ông có viết mấy quyển sách; Thi pháp thơ Đường, Trường Xuyên Thi Thoại, Xứ Trầm Hương.
    (tính type tiếp mà Gà bị nhức răng quá...huhuhu)
  6. kany

    kany Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/01/2002
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    bro taolao chịu khó nghiên kíu Văn học dữ hen
  7. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Bro kany khen khách sáo quá, không khéo Gà lại tưởng Gà có nghiên cứu văn học thiệt. Thơ ca chỉ là thứ giải trí lặt vặt,buồn thì đọc cho vui hay là buồn thêm (cũng là 1 cách để vui khi lâu lâu hứng chí buồn bậy cho vui). Đọc 1 bài thơ hay cũng như uống 1 li cà phê ngon, hay nói chuyện thú vị với 1 em gái đẹp. Vậy nên biết mà đọc thơ (để thấy hay) cũng như đã có cái cần câu cá (không phải sợ nữa chuyện không có tiền mua cá). Thế giới thơ ca thì vô tận: thơ VN cổ điển, thơ quốc âm, thơ mới, ca dao,đồng dao, thơ mới,thơ tự do, thơ Đường....như của quí người ta bỏ sẵn ngoài đường. Mình ko biết đọc thơ để enjoy thì phí quá.
    Chỉ riêng về thơ thì nó đã rộng lớn như vậy. Còn nói chi đến âm nhạc, hội hoạ, kỳ nghệ, văn chương tiểu thuyết, triết học, trồng hoa,trồng cỏ, xếp giấy,viết chữ...1 thế giới mênh mông để cho mình vui chơi. Thế nhưng nói thì nói vậy,ko có nghĩa là để enjoy cuộc sống thì người ta ko cần tiền, mà thật ra người ta chỉ cần rất ít tiền mà thôi. Nếu kiếm tiền chỉ để enjoy cuộc sống thì đúng là nông cạn và ấu trĩ (còn kiếm tiền để cong lưng phụng sự bố nhí hay vợ nhà thì lại là chuyện khác nhe.)
    Nói thì nói vậy, chứ kêu người khác cũng nghĩ vậy như mình thì gần như impossible. Gà có mấy đứa cháu, cũng đang học nam 3,4 đại học. Nhiều khi tui nó than sao cuộc sống chán quá, cứ đi học rùi về nhà,chẳng có gì để giải trí. Gà thấy hình như mấy đứa nhỏ nhỏ bây giờ chỉ thấy cuộc sống gần như chỉ có 2 hoạt động chính là kiếm tiền (và tiêu tiền) và yêu đương. Không có tiền thì buồn rầu, bị phụ tình thì gần như muốn chết....Thảm thiệt. Ấy nhưng mà, cuộc sống này đâu chỉ có vậy, nó phong phú quá trời ấy chứ, nào là văn hoá, văn chương,âm nhạc...Thế nhưng Gà kêu mấy đứa cháu chịu khó học hỏi ban đầu về mấy thứ đó thì đứa nào cũng chạy dài. Thuyết phục mãi không đươc, thui kệ
  8. dinhtayto

    dinhtayto Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/09/2006
    Bài viết:
    2.382
    Đã được thích:
    0

  9. lightstar8372

    lightstar8372 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Đúng là kiến thức về thơ của Gà rộng thiệt (chắc cũng phải mấy mươi năm "lăn lộn" và nghiên kíu). Thực ra những quy tắc về thơ hay ý tứ mà các nhà thơ muốn gửi gắm vào thời kỳ đó lúc phổ thông lightstar cũng đã từng được cô giáo giảng cho nghe.
    Nhưng vấn đề là để hiểu cho thấu đáo, cho hết những gì tác giả muốn nói, muốn bộc lộ qua từng câu chữ quả là chuyện ko dễ chút nào. Đến bây giờ đối với ls (lightstar) đó vẫn còn là "vấn đề". ls ko phải nói các tác gia viết thơ khó hiểu mà là muốn hiểu thì cần phải có 1 sự "đầu tư", ko giống như thơ tuổi mới lớn: đọc vô 1 cái là hiểu liền.
    Tóm lại, đối với ls, thơ "kiểu văn học" nó thuộc về 1 chiều sâu của tâm hồn, còn thơ tuổi tím là thơ giải trí, nó giúp ls xả stress những lúc cảm thấy mệt mỏi và dường như tìm thấy được 1 cái gì rất gần gũi.
    Cám ơn Gà vì đã bỏ công nói cho mọi người cùng hiểu. Bỏ cho Gà 5* nhé!
  10. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Bữa nay Gà xin nói về Thơ Đường, mở đầu là Thất ngôn tứ tuyệt. Thất ngôn= mỗi câu có 7 chữ, tứ tuyệt= 4 câu (4x7=24 chữ.) Vần của bài Thất ngôn tứ tuyệt là như sau: gieo vần chân (cuối câu) ở các câu 1,3, 4. Vd:
    Trà mi hồng tươi chẳng ngát hương
    Lả lơi ong **** mộng tầm thường
    Má hồng phận bạc không tri kỉ
    Quân tử thật lòng có vấn vương.
    ( bài thơ này Gà mần tặng 1 bạn tên Trà Mi )
    Hay bài Hoa ở nhà cô Hoàng Tứ của Đỗ Phủ
    Hoàng tứ nương gia hoa mãn khuê
    Thiên đoá vạn đoá áp chi đê
    Lưu liên hí điệp thời thời vũ
    Tự tại kiều oanh kháp kháp đề
    Một loại khác có kiểu gieo vần tương tự là Ngũ ngôn tứ tuyệt (mỗi câu năm chữ, 4 câu). Lấy ví dụ bài thơ có thể nói là nổi tiếng nhất của thể loại này là bài Tĩnh dạ tứ (ý nghĩ trong đêm yên tĩnh) của Lí Bạch:
    Sàng tiền minh nguyệt quang
    Nghi thị địa thượng sương
    Cử đầu vọng minh nguyệt
    Đê đầu tư cố hương
    Nếu để ý các bạn sẽ thấy bài trên nó không gieo vần như Gà nói vì Quang đâu có vần với sương, hương. Thiệt ra ko phải vậy vì đây là bản Hán Việt phiên ra từ chữ Hán nên nhiều khi nó ko còn giữ được đúng vần của nguyên bản chữ Hán. Gà chỉ biết điều này khi Gà đi học tiếng Quan thoại và bà giáo đọc cho nghe bài thơ này.
    Hi vọng với 2 chiêu mới học này: thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt, các bạn có thể đọc thêm cả 1 đống thơ Đường.
    Lưu ý thêm là thơ Đường có nhiều bài có nhiều khổ mà mỗi khổ là 1 đoạn thất ngôn tứ tuyệt, trong mỗi khổ đó gieo vần y chang như 1 bài thất ngôn tứ tuyệt.
    Vd như Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị:
    Tuý bất thành hoan thảm tương biệt
    Biệt thời mang mang giang tẩm nguyệt
    Hốt văn thuỷ thượng tỳ bà thanh
    Chủ nhơn vong quy khách bất phát
    (gieo vần trớt quớt nữa, anyway I cited it because it is my favourist )
    Hay như trong bài Thơ duyên của Xuân Diệu , là thơ mới chứ hổng phải thơ Đường. Đây cũng là 1 chiêu tiêu biểu mà mấy cha mần thơ mới hay xài.
    Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên,
    Cây me ríu rít cặp chim chuyền.
    Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,
    Thu đến -- nơi nơi động tiếng huyền.
    Con đường nhỏ nhỏ, gió xiêu xiêu,
    Lả lả cành hoang nắng trở chiềụ
    Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn,
    Lần đầu rung động nỗi thương yêụ
    Em bước điềm nhiên không vướng chân,
    Anh đi lững đững chẳng theo gần,
    Vô tâm -- nhưng giữa bài thơ dịu,
    Anh với em như một cặp vần.
    Mây biếc về đâu bay gấp gấp,
    Con cò trên ruộng cánh phân vân.
    Chim nghe trời rộng giang thêm cánh,
    Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần.
    Ai hay tuy lặng bước thu êm,
    Tuy chẳng băng nhân gạ tỏ niềm,
    Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy,
    Lòng anh thôi đã cưới lòng em.
    Được tao_lao sửa chữa / chuyển vào 20:38 ngày 28/11/2006

Chia sẻ trang này