1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vietnamese poems

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Tiếng Anh Sài Gòn (Saigon English Club)' bởi kany, 15/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Post cho bà con đọc chơi mấy bài Thất ngôn tứ tuyệt:

    Bạc Tần Hoài
    Đỗ Mục

    Yên lung hàn thủy nguyệt lung sa
    Dạ bạc Tần Hoài cận tửu gia
    Thương nữ bất tri vong quốc hận
    Cách giang do xướng Hậu Đình Hoa.
    Dịch Nghĩa:
    Khói lan tỏa trên nước lạnh, ánh nguyệt lan trên cát
    Buổi đêm đậu thuyền tại bến sông Tần Hoài cạnh quán rượu
    Cô gái trẻ không biết đến nỗi hận mất nước
    Ở bên kia sông còn hát khúc Hậu Đình Hoa.
    Dịch Thơ:
    Thuyền Đậu Sông Tần Hoài
    Nước ***g khói tỏa, cát trăng pha,
    Thuyền đỗ sông Hoài cạnh tửu gia.
    Con hát biết chi hờn mất nước,
    Cách sông còn hát Hậu Ðình Hoa.
    Bản dịch của Khương Hữu Dụng
    --------------------------------------------
    Khói trùm nước lạnh, trăng ***g cát;
    Thuyền đậu Tần Hoài, cạnh tửu gia.
    Cô gái không hay buồn nước mất,
    Bên sông còn hát Hậu Đình Hoa.
    Bản dịch của Trần Trọng San
    ---------------------------------------------
    Khói ***g nước, bóng trăng ***g cát,
    Bến Tần Hoài, thuyền sát tửu gia.
    Gái ca đâu nghĩ nước nhà,
    Cách sông vẫn hát khúc ca Hậu Đình.
    Bản dịch của Trần Trọng Kim ​

    Đề Ô giang đình
    Đỗ Mục

    Thắng bại binh gia sự bất kỳ
    Bao tu nhẫn sỉ thị nam nhi
    Giang Đông tử đệ đa tài tuấn
    Quyển thổ trùng lai vị khả tri.
    Dịch Nghĩa:
    Việc nhà binh,được thua là không lường được
    Nén hổ thẹn nhịn nhục mới là chí trai
    Bọn con em đất Giang Đông còn nhiều kẻ tài giỏi
    Cuốn đất trở về chưa thể biết được sẽ ra sao !
    Dịch Thơ:
    Đề Đình Sông Ô
    Thua được nhà binh chuyện bất kỳ
    Nén lòng hổ nhục mới nam nhi
    Giang Đông nhân sĩ nhiều người giỏi
    Cuốn đất lui về cũng có khi...
    Bản dịch của Lê Nguyễn Lưu
    (Gà mở ngoặc cho mấy bạn nào hổng biết Ô giang đình là chỗ nào: nó là chỗ Hạng Võ rút kiếm tự sát lúc thua trận Lưu Bang, và qua sông về Giang Đông là quê của Hạng Võ)
  2. tmhung

    tmhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    982
    Đã được thích:
    0
    buồn chuyện tình cảm, ngồi làm vài bài con cóc chơi
    ghét của nào trời cho của đó
    thích thì giữ, ko thích bỏ xó cho rồi
    thương em mấy núi cũng trèo
    mấy sông cũng lội
    mấy đèo cũng qua
    Thái Bình Dương rộng bao la
    anh e anh phải bỏ qua tình này
    huhu
  3. cucgach84

    cucgach84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    mình mới tham gia, cũng xin gửi 1 bài cho vui he''
    nếu có kiếp sau anh xin làm hạt cát
    ẩn mình vào sa mạc đời em
    nếu có kiếp sau anh xin được làm ánh sao đêm
    khuất lấp bên ánh trăng em tỏa sáng
    nếu có kiếp sau anh xin làm cơn nắng hạn
    ùa vào mặt trời em tỏa rạng ngày đông
    nếu có kiếp sau anh xin làm một dòng sông
    xuôi thuyền em về bến đỗ
    chỉ còn kiếp này anh xin được làm bão tố
    cho em khổ một đời khi đón nhận tình anh
  4. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Post tiếp mấy bài thơ của Đỗ Mục. Đỗ Mục là nhà thơ nổi tiếng thời cuối Thịnh Đường (thơ Đường thường chia làm 3 giai đoạn: Sơ Đường, Thịnh Đường, và Vãn Đường), thường được ghép chung với Lí Thương Ẩn thành cặp Lí Đỗ (Lí Thương Ẩn+ Đỗ Mục). Lí Đỗ đều là hậu bối cách Lí Bạch, Đỗ Phủ khoảng 100 năm.
    If you do not understand and like these poems, dun worry. A lof of poems with various kinds will come. Stay still.
    Khiển Hoài

    Lạc phách giang hồ tái tửu hành,
    Sở yêu tiêm tế chưởng trung khinh.
    Thập niên nhất giác Dương Châu mộng,
    Doanh đắc thanh lâu bạc hãnh danh.
    Dịch Nghĩa:
    Khuây Khỏa Nỗi Lòng
    Chở rượu đi khắp sông hồ như người mất vía,
    Bao cô gái Sở lưng ong (1) xinh nhỏ múa nhẹ trên bàn tay (2).
    Mười năm chợt tỉnh giấc mộng Dương Châu,
    Còn được cái tiếng bạc tình ở chốn lầu xanh.
    Dịch Thơ:
    Chuếnh choáng giang hồ lệch bước say
    Trong tay gái Sở múa như bay.
    Mười năm tỉnh giấc Dương Châu mộng,
    Tiếng để lầu xanh phụ bạc hoài.
    Bản dịch của K. D.
    Chú thích:
    (1) Sở yêu tiêm tế: Lưng gái nước Sở thu nhỏ (đã chú thích ở bài "Đề Đào hoa phu nhân miếu").
    (2) Chưởng trung khinh: múa nhẹ trên bàn tay - Nàng Triệu Phi Yến, cung phi của vua Hán Thành Đế, người nhỏ nhắn, có thể múa trên bàn tay.
    Đề Đào Hoa Phu Nhân Miếu

    Tế yêu cung lý lộ đào tân,
    Mạch mạch vô ngôn kỷ độ xuân.
    Chí cánh tức vong duyên để sự,
    Khả liên Kim Cốc trụy lâu nhân.
    Dịch Nghĩa:
    Đề Ở Miếu Đào Hoa Phu Nhân (1)
    Ở trong cung Tế yêu (2) đào tơ mơn mởn ngậm sương,
    Lặng lẽ không nói biết bao mùa xuân qua.
    Rốt cuộc vì sao mà vua Tức mất nước. (3)
    Đáng thương cho người gieo mình xuống lầu ở vườn Kim Cốc (4).
    Dịch Thơ:
    Trong cung lưng nhỏ đào mơn mởn,
    Lặng lẽ không lời đã mấy xuân.
    Nước Tức vì sao đành chịu mất?
    Thương xót Lục Châu đến bội phần.
    Bản dịch của Nguyễn Thị Bích Hải
    Chú thích:
    (1) Đào hoa phu nhân: phu nhân không nói. Ở Trung Quốc có thành ngữ: "Đào lý vô ngôn" (hoa đào hoa mận không nói - ý rằng đẹp như hoa đào hoa mận thì không nói vẫn đẹp). Do thành ngữ này mà người ta gọi Tức phu nhân là "Đào hoa phu nhân". Nàng Tức Quỳ vốn là vợ của vua nước Tức (một nước nhỏ thời Xuân Thu). Sái Ai hầu tán dương sắc đẹp của nàng với vua Sở, vua Sở bèn đem quân đi diệt nước Tức, giết Tức Hầu, chiếm đoạt Tức Quỳ. Nàng bị ép lấy vua nước Sở, sinh hai con là Đỗ Ngao và Sở Thành Vương. Nhưng nàng, suốt đời không nói lời nào với vua Sở. Người đời cảm thương nàng nên lập miếu thờ, gọi là "Đào hoa phu nhân miếu".
    (2) Tế yêu cung: cung của những người lưng ong, tức cung vua Sở. Vua nước Sở thích những người lưng nhỏ, xây cung riêng cho những người lưng ong. Trong dân gian có câu "Sở vương hiếu tế yêu, cung trung đa nga tử" (vua Sở thích lưng ong, trong cung nhiều người chết đói).
    (3) Ý câu này: Suy cho đến cùng, Tức Hầu chết, nước Tức bị diệt là vì sắc đẹp của Tức Quỳ.
    (4) Vườn Kim Cốc: Tên cái vườn nổi tiếng của Thạch Sùng, một cự phú đời Tấn. Sùng có người ái thiếp vừa đẹp vừa giỏi ca vũ tên là Lục Châu. Tôn Tú muốn Lục Châu, Sùng cự tuyệt, Tôn Tú giả chiếu nhà vua, bắt Sùng. Bấy giờ Sùng đang cùng Lục Châu yến tiệc ở trên lầu trong vườn Kim Cốc. Sùng nói với Lục Châu: "Ta vì nàng mà bị tội"; Lục Châu khóc, nói rằng: "Xin chết trước mặt chàng", rồi gieo mình xuống lầu. Ở đây Đỗ Mục nói thương Lục Châu là ngầm tỏ ý chê hành vi của Tức Quỳ
  5. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Mấy bài Thất ngôn tứ tuyệt này của Đỗ Mục thật mênh mang bát ngát.
    Trung thu

    Mộ vân thâu tận dật thanh hàn
    Ngân hán vô thanh chuyển ngọc bàn
    Thử sinh thử dạ bất trường hảo
    Minh nguyệt minh niên hà xứ khan ?
    Dịch Nghĩa:
    Mây chiều trôi đi hết,không gia lạnh lẽo
    Đĩa ngọc di chuyển giữa sông Ngân lặng lẽ
    Đời này,đêm này không phải tốt đẹp mãi
    Sang năm sẽ xem trăng sáng ở chốn nào ?
    Dịch Thơ:
    Trung Thu
    Mây chiều trôi hết,lạnh từng không
    Ngân Hán êm ru đĩa ngọc ***g
    Kiếp ấy đêm này không mãi đẹp
    Trăng trong năm tới chốn nào trông ?
    Bản dịch của Lê Nguyễn Lưu

    Tam niên biệt


    Du du nhất biệt dĩ tam niên
    Tương vọng tương tư minh nguyệt thiên
    Trường đoạn thanh thiên vọng minh nguyệt
    Biệt lai tam thập lục hồi viên.
    Dịch Nghĩa:
    Từ ngày xa cách đến nay đã ba năm dằng dặc
    Trông nhau nhớ nhau dưới bầu trời trăng sáng
    Đứt ruột trông vầng trăng sáng trên trời xanh
    Từ xa nhau đến nay đã ba mươi sáu lần (trăng) tròn.
    Dịch Thơ:
    Ba Năm Xa Cách
    Xa nhau một chuyến ba năm,
    Ngóng nhau chung bóng trăng rằm nhớ nhau.
    Trời xanh, trăng sáng, lòng đau,
    Ba mươi sáu độ trước sau trăng tròn.
    Bản dịch của Tản Đà
    Thán Hoa

    Tự thị tầm xuân khứ hiệu trì,
    Bất tu trù trướng oán phương thì.
    Cuồng phong lạc tận thâm hồng sắc,
    Lục diệp thành âm tử mãn chi.
    Dịch Nghĩa:
    Than Hoa (1)
    Từ ấy tìm xuân lỡ muộn tình,
    Trách gì hương sắc vội qua nhanh.
    Gió cuồng rụng hết hoa hồng thắm,
    Bóng lá rờn xanh quả trĩu cành.
    Bản dịch của Nguyễn Thị Bích Hải
    Chú thích:
    (1) Về bài thơ này, sách "Thái bình quảng ký" có ghi một câu chuyện như sau:
    Có một lần Đỗ Mục đi chơi ở Hồ Châu, gặp một cô bé rất xinh đẹp nhưng mới hơn mười tuổi. Đỗ bèn hẹn với mẹ cô bé rằng: "Đợi tôi mười năm, nếu tôi không về được thì hẵng gả cô bé". Mười bốn năm sau, Đỗ Mục mới về làm thứ sử Hồ Châu, cô bé đính ước ngày trước đã lấy chồng được ba năm, sinh hai con. Đỗ Mục than tiếc và làm bài thơ này.
    Câu chuyện trên vị tất đã có thật, nhưng bài thơ qủa là mượn hoa để ví với người, là một giai tác thở than cho tình yêu không được toại nguyện.
  6. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Mời bà con đọc tiếp 2 bài Tạm biệt của Đỗ Mục. Thơ Đường ngoài cái khó là nhiều điển tích, điển cố (mà mình ko biết thì chỉ có hả họng) thì còn có cái chiêu ''đâm hơi''. Tức là đang nói chuyện này lại nhảy sang nói chuyện khác, lạng xẹt. Coi vậy mà ko phải vậy, cái tứ thơ trong thơ Đường rất mãnh liệt, xuyên suốt, ý tại ngôn ngoại đòi hỏi người đọc phải đọc cho kỹ để lần ra tứ thơ.
    Tặng biệt kỳ I

    Phinh phinh niệu niệu thập tam dư
    Đậu khấu sao đầu nhị nguyệt sơ
    Xuân phong thập lý Dương Châu lộ
    Quyển thượng châu liêm tổng bất như.
    Dịch Nghĩa:
    (Nàng ấy) mảnh mai yểu điệu, mới hơn mười ba tuổi, (tựa như) hoa đậu khấu trên ngọn cây mới nở tháng hai. Gió xuân thổi trên mười dặm đường Dương Châu, rèm châu đều cuốn lên, nhưng chẳng có ai giống như nàng.
    Dịch Thơ:
    Tặng Lúc Chia Tay
    Xinh xinh đã quá mười ba
    Tháng hai đậu khấu mượt mà thân non
    Dương Châu mười dặm gió vờn
    Cuốn cao rèm ngọc vương vương nổi buồn.
    Bản dịch của Võ Thị Xuân Đào

    Tặng biệt kỳ II

    Đa tình khước tự tổng vô tình,
    Duy giác tôn tiền tiểu bất thành.
    Lạp chúc hữu tâm hoàn tích biệt,
    Thế nhân thùy lệ đáo thiên minh.
    Dịch Nghĩa:
    Bài Tặng Khi Chia Tay
    Đa tình mà lại giống như vô tình,
    Chỉ cảm thấy trước chén rượu muốn cười không được.
    Ngọn nến có lòng còn thương tiếc lúc chia tay.
    Thay người nhỏ lệ đến tận sáng.
    Dịch Thơ:
    Đa tình mà lại giống vô tình,
    Đâu dễ khuây nguôi trước chén quỳnh.
    Ngọn nến có lòng còn luyến tiếc,
    Thay người nhỏ lệ suốt năm canh.
    Bản dịch của Tương Như, có thay đổi một số chữ
  7. katie99

    katie99 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2006
    Bài viết:
    1.630
    Đã được thích:
    0
    A poem of my ex, everything is just the past now.
    Bài thơ đầu tiên
    Có phải bởi em hiền
    Nắng không còn gắt gỏng
    Lấp lánh trong mắt em
    Nắng đùa trên mái tóc
    Có phải bởi em vui
    Con đường không buồn nữa
    Mỗi buổi em về qua
    Phố phường như nhỏ lại
    Có phải vòng tay em
    Dịu dàng mà thắm thiết
    Dựa đầu vào vai anh
    Mưa không còn buốt lạnh
    Hóa hạt sương mong manh..
    Có phải em vô tư
    Đôi lần em bật khóc
    Những tội lỗi trong anh
    Nhói đau và mặn đắng
    Chỉ với một tiếng cười
    Lời nhẹ nhàng an ủi
    Em cho anh nghị lực
    Có phải anh cần em?
    Cám ơn cuộc đời này
    Đã cho anh gặp gỡ
    Bé mít nhỏ của anh
    Để anh thương em mãi
    Ta mãi là của nhau ...
    TpHCM, 15-4-2003
  8. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Ðăng U Châu đài ca
    Trần Tử Ngang

    Tiền bất kiến cổ nhân
    Hậu bất kiến lai giả
    Niệm thiên địa chi du du
    Ðộc sảng nhiên nhi thế hạ.
    Dịch Nghĩa:
    Nhìn lại trước chẳng thấy người xưa
    Trông về sau không thấy kẻ đến
    Nghĩ đến trời đất thăm thẳm mênh mang
    Riêng ta một mình mà rơi lệ.
    Dịch Thơ:
    Bài Ca Lên Núi U Châu
    Ngưòi trước chẳng thấy ai
    Người sau thì chưa thấy
    Gẫm trời đất thật vô cùng
    Riêng lòng đau mà lệ chảy.
    Bản dịch của Tương Như
    -------------------------------------------
    Trước chẳng thấy người xưa,
    Sau chẳng thấy ai cả.
    Ngẫm trời đất thăm-thẳm sao !
    Riêng xót-xa lệ lã-chã.
    Bản dịch của Trần Trọng Kim
    -------------------------------------------
    Ngoảnh lại trước, người xưa vắng vẻ
    Trông về sau, quạnh quẽ người sau
    Ngẵm hay trời đất dài lâu
    Mình ta rơi hạt lệ sầu chứa chan.
    Bản dịch của Trần Trọng San
    Bài này của Trần Tử Ngang chỉ có vài chục chữ mà chí khí ngất trời, hận mênh mang thiên cổ. Mời bà con đọc bài Đằng Vương Các của Vương Bột để đến thăm 1 trong ba đại danh địa lừng lẫy trong thơ Đường (Hoàng Hạc Lâu, Đằng Vương Các , và Hàn San Tự)

    Đằng Vương các


    Đằng vương cao các lâm giang chử
    Bội ngọc minh loan bãi ca vũ
    Hoạ đống triêu phi Nam phố vân
    Châu liêm mộ quyển Tây sơn vũ
    Nhàn vân đàm ảnh nhật du du
    Vật hoán tinh di kỷ độ thu
    Các trung đế tử kim hà tại?
    Hạm ngoại Trường giang không tự lưu.
    Dịch Nghĩa:
    Gác đằng vương cao ngất dựa bên bãi sông
    Đeo ngọc reo chuông thôi múa hát
    Cột vẽ mây bến nam bay lúc sáng sớm
    rèm châu cuốn buổi chiều thấy mưa núi tây
    Mây lững lờ ngày ngày vẫn in bóng trên đầm
    Vật đổi sao dời trải đã bao thu
    Con vua ở trong gác nay ở chốn nào ?
    Ngoài hiên sông trường giang cứ chảy mãi.
    Dịch Thơ:
    Gác Đằng Vương
    Bên sông đây gác Đằng Vương
    Múa ca đã hết, ngọc vàng nào ai ?
    Cột rồng Nam phố mây bay
    Rèm châu mưa cuốn ngàn Tây sớm chiều
    In đầm, mây vẩn vơ trôi
    Tang thương vật đổi, sao dời mấy thâu
    Đằng vương trong gác giờ đâu?
    Trường giang nước vẫn chảy mau mé ngoài.
    Bản dịch của Trần Trọng San

  9. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Bữa nay đi mần về Gà bị mắc mưa nên lành lạnh phát run. Chạy được về nhà, pha cốc cafe, ngồi nghe mấy khúc violin trữ tình, và post tiếp thơ Đường ...hi`...
    Giới thiệu với bà con nhà thơ Bạch Cư Dị tác giả của Tỳ Bà Hành chắc là ai cũng biết, ổng còn được mệnh danh là Thi Bá, chì xếp sau Thi tiên Lí Bạch và Thi thánh Đỗ Phủ.
    Cái timeline, hoàn cảnh lịch sử của thơ Đường và mấy ông nhà thơ đời Đường e rằng bà con phải tham khảo các sách văn học sử Tàu để biết thêm, chứ Gà 1 là ko có am tường khúc chiết, 2 là Gà cũng lười nên không share ra với bà con được. Cái này cũng khá quan trọng, ko nên bỏ qua. Bà con có thể tham khảo Lịch sử văn học TQ (2 cuốn dày cộm, Gà quên tác giả, dày và mắc nhưng cũng đáng tiền) hoặc Bài giảng văn học TQ của Lương Duy Thứ, Thơ văn cổ Trung Hoa-mảnh đất quen mà lạ của Nguyễn Khắc Phi, Thi pháp thơ Đường của Quách Tấn v.v.
    Chiêu Quân từ

    Hán sứ khước hồi bằng ký ngữ
    Hoàng kim hà nhật thục nga mi?
    Quân vương nhược vấn thiếp nhan sắc
    Mạc đạo bất như cung lý thì!
    Dịch Thơ
    Bài hát Chiêu Quân
    Sứ về xin nhắn đôi lời
    Bạc vàng đổi lại mặt người bao lâu
    Quân Vương hỏi thiếp thế nào ?
    Thưa hương sắc thuở cung sâu vẫn còn.
    Bản dịch của Võ Thị Xuân Đào
    Nàng Chiêu Quân thì chắc là ai cũng biết, nàng nổi tiếng là 1 trong tứ đại mỹ nhơn bên Tàu. Nhưng xui cái là bị đem đi cống Hồ, cha nhà thơ lấy cảm hứng từ đấy mà sáng tác bài này.
    Độc Lão Tử

    Ngôn giả bất tri, tri giả mặc
    Thử ngữ ngô văn vu Lão quân
    Nhược đạo Lão quân thị tri giả
    Duyên hà tự nhược ngũ thiên văn.
    Dịch Nghĩa:
    Người nói ra thì không biết, mà người biết thì im lặng
    Lời đó ta nghe được của Lão quân
    Nếu nói rằng Lão quân là người biết (đạo)
    Thì vì sao còn viết ra những năm nghìn chữ?
    Dịch Thơ:
    Lão quân từng có huấn ngôn
    Kẻ ngu lắm tiếng, người khôn ít lời
    Nếu như Người hiểu lẽ đời
    Năm ngàn chữ ấy há Trời viết chăng?
    Bài này là Bạch cư sĩ muốn ''chơi'' Lão Tử, người được xem là ông tổ của Đạo giáo,sống cùng thời với Khổng Tử (cách đây khoảng 2500 năm). Đạo giáo , cùng với Phật và Khổng giáo hợp thành Tam giáo thống lĩnh giang hồ, là 3 luồng tư tưởng bá chủ trong thiên hạ, chi phối gần như mọi ngõ ngách của tư tưởng TQ và VN. Lão Tử chỉ để lại cho đời 1 quyển sách duy nhất kêu là Đạo Đức Kinh, khoảng 5000 chữ, nhưng ảnh hưởng của nó đúng thiệt là vô song (em nào còn nhỏ,khỏi cần phải đọc, giành thời gian chơi điện tử có lí hơn). Đạo đức kinh , chương 1 mở đầu như vầy:
    Đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh. Tức là: Đạo mà có thể nói/diễn dịch/lí giải được thì nó không phải là cái đạo vĩnh cửu bất biến, danh mà có thể nói/diễn dịch/lí giải được thì nó không phải là cái danh vĩnh cửu bất biến. Ý là gì? Là cái đạo mà đã nói ra cho thiên hạ hiểu thì cái đó không phải là cái đạo thật sự. Bạch Cư Dị mới nhào vô chơi ông Lão tử: ông già ơi, ông đã nói cái đạo là không thể diễn giải được thì hà cớ gì ông phải nói ra, phải viết chi cái cuốn đạo đức kinh. Vây hoá ra bản thân ông chưa là người hiểu đạo?
    Ấy là Bạch cư sĩ nghịch ngơm hỏi cắc cớ, chứ nếu ko nói ra thì thiên hạ làm sao hiểu được cái Đạo là gì được. Cho nên phải nói.
  10. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    đêm qua Gà đọc bài này cũng của Bạch Cư Di, nay post lên cho bà con đọc. Một bài thơ rất ''kinh điển'' của thơ Đường cứ làm ta bâng khuâng. Đêm mưa đèn đã tắt mà vì cớ làm sao tác giả phải thức lại thắp đèn: mất ngủ vì mưa đêm. Một đêm yên ả, thinh lặng (dế ngừng kêu), chỉ còn 1 mình mình (thắp đèn giữa đêm) đối diện với mưa đêm (ko thì sao nghe được tiếng mưa rớt trên lá).
    Dạ vũ

    Tảo cùng đề phục yết,
    Tàn đăng diệt hựu minh.
    Cách song tri dạ vũ,
    Ba tiêu tiên hữu thanh.
    Dịch nghĩa:
    Trùn sớm kêu rồi ngừng ,
    Đèn tàn lụi lại sáng ,
    Cách cửa sổ biết có đêm mưa ,
    Vì vừa mới nghe tiếng lộp độp trên tàu lá chuối.
    Dịch thơ:
    Mưa đêm
    Dế giun rên mỏi lại ngừng ,
    Đèn tàn muốn tắt lại bừng sáng ra.
    Cách song đêm biết mưa sa ,
    Tiếng nghe lộp độp chăng là tàu tiêu .
    Bản dịch của Tản Đà

Chia sẻ trang này