1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

VINASAT -1... Việt Nam tiến lên!

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi vnnsmile, 19/04/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    VINASAT -1... Việt Nam tiến lên!

    Mình xin mạn phép thành lập chủ đề này với mục đích chuyên để đưa các thông tin về hoạt động VINASAT -1 cũng như các thành quả mà VINASAT -1 mang lại cho viễn thông nước nhà.
  2. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Đây là một số thông tin về VINASAT -1, các bạn xem có đúng không? Và từ nay có thông tin gì về VINASAT -1 chúng ta có thể post vào topic này.
    Thông tin về VINASAT -1:
    - Là vệ tinh viễn thông đầu tiên của Việt Nam.
    - Thông tin kỹ thuật:
    + Chế tạo trên nền tảng hệ thống A2100A của tập đoàn LockHeed Martin.
    + Quỹ đạo địa tĩnh: 132 độ Đông
    Điểm gần nhất: 249.6 km (±4).
    Điểm xa nhất: 35,928 km (±4).
    Độ nghiêng: 2 độ (±0.06 độ).
    + Phù hợp với hệ thống truyền - nhận băng tần 12Ku và 8C.
    + Trọng lượng: 2,600 kg.
    + Tuổi thọ: 15 năm
    - Thời điểm phóng: 5 giờ 17 phút (giờ Hà nội) ngày 19/04/2008.
    - Địa điểm phóng: Europe''s Spaceport tại Kourou, French Guiana.
    - Điều hành phóng: Arianespace.
    - Tên lửa đẩy: Ariane 5 ECA.
    - Được phóng cùng với vệ tinh Star One C2 của tập đoàn Star One - Brazil
    - Chế tạo: Tập đoàn LOCKHEED MARTIN (Lockheed Martin Commercial Space Systems - LMCSS )
    - Đơn vị chủ quản: Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT).
    (PS: Nếu MOD thấy không phù hợp thì khoá chủ đề giúp mình nhé!)
  3. hoanggia1703

    hoanggia1703 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2007
    Bài viết:
    1.152
    Đã được thích:
    0
    Tường thuật trực tiếp quá trình phóng vệ tinh VINASAT-1
    http://blog.com.vn/Home/Tuong-thuat-phong-ve-tinh-VINASAT-1_30464.html
  4. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Hoàn toàn tương phản với VINASAT - 1, chiếc "vệ tinh đầu tiên của Việt Nam", vừa rất lớn, rất hiện đại và vừa? cực kỳ đắt dự kiến phóng lên quỹ đạo vào 19/4 tới. "Vệ tinh đầu tiên chế tạo tại Việt Nam" Pico-Dragon (Rồng nhỏ) dự kiến phóng vào khoảng năm 2009 ?" 2010 có kích thước vô cùng "khiêm tốn": 10x10x10cm, nặng không đầy 1kg. Đó là một sản phẩm của đề tài nghiên cứu cấp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam do Viện Công nghệ Vũ trụ (Space Technology Institute ?" STI) thực hiện.
    [​IMG]
    "Made in Vietnam"
    TS Phạm Anh Tuấn, Viện phó STI cho biết, hiện nhóm nghiên cứu của Viện đang tiến hành thiết kế các module cho vệ tinh, gồm các module cấu trúc, module máy tính và điện tử, module điều khiển tư thế bay, module camera, module truyền thông và module năng lượng.
    "Với dự án này, Viện STI sẽ thực hiện từ đầu đến cuối tất cả các khâu từ thiết kế (bao gồm thiết kế cơ khí, điện tử), lập trình phần mềm điều khiển, mô phỏng, chế tạo, thử nghiệm hoạt động với sự tư vấn và hợp tác kỹ thuật với Cơ quan vũ trụ Nhật Bản ?" JAXA" ?" TS Tuấn nói.
    Trong quá trình nghiên cứu chế tạo, nhóm nghiên cứu phải giải quyết hàng loạt các bài toán kỹ thuật đảm bảo vệ tinh đạt được các yêu cầu: cấu trúc chịu được những dao động rung lắc trong quá trình phóng và không bị biến dạng trong quá trình hoạt động; khả năng thích nghi tốt với sự thay đổi nhiệt độ (từ khoảng -40oC đến 85oC); tiết kiệm năng lượng ở mức tối đa; giảm thiểu tác động của các bức xạ vũ trụ? Điều đó có ý nghĩa lớn trong việc ổn định hoạt động và kéo dài thời gian sử dụng của vệ tinh.
    Bước tiếp theo, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành và tích hợp các module này thành mô hình kỹ thuật của vệ tinh hoàn chỉnh để đưa vào thử nghiệm. Song song với quá trình thử nghiệm phần cứng, phần mềm điều khiển sẽ được lập trình, đồng thời việc mô phỏng quá trình phóng hoạt động trên quỹ đạo cũng sẽ được thực hiện.
    "Với kích thước nhỏ như vậy, Pico-Dragon sẽ được phóng kèm với vệ tinh lớn tương tự như VINASAT - 1. Chính vì phải "đi nhờ" như vậy nên thời gian phóng chưa đựơc xác định cụ thể, nhưng dự kiến vào khoảng 2009 ?" 2010" - TS Tuấn cho biết.
    "Mốc chủ quyền" trong không gian
    Việc chế tạo vệ tinh Pico-Dragon xuất phát từ nhận thức xu thế phát triển của công nghệ vũ trụ (CNVT) và tiếp thu bài học kinh nghiệm của các nước đi trước. Công nghệ vệ tinh nhỏ được nhiều nước trên thế giới quan tâm do giá thành thấp mà vẫn đảm bảo các tính năng cần thiết. Làm chủ công nghệ vệ tinh nhỏ là một trong những con đường đi vào CNVT có tính khả thi và phù hợp với các nước đang phát triển. Từ năm 2006, Chính phủ đã đầu tư và chỉ đạo STI hoàn thành mục tiêu Việt Nam sẽ phóng vệ tinh viễn thám cỡ nhỏ lên vũ trụ vào năm 2010. Nếu như vệ tinh viễn thông hỗ trợ đắc lực cho hoạt động truyền thông thì vệ tinh viễn thám sẽ phục vụ đắc lực cho các công tác nghiên cứu, dự báo khí tượng thủy văn, giám sát tài nguyên thiên nhiên, thiên tai, cháy rừng, an ninh quốc phòng? Đó là những lợi ích không đo đếm được bằng tiền.

    [​IMG]
    Nhóm các bạn trẻ tham gia dự án Pico
    Thực ra, nhận thức về tầm quan trọng và lợi ích CNVT của các nhà khoa học Việt Nam không phải chỉ bắt đầu từ mấy năm gần đây. Ngay từ những năm 70 của thế kỷ trước, trạm APT do Liên Xô trang bị lắp đặt tại Tổng cục Khí tượng - Thủy văn đã thu ảnh mây từ các vệ tinh METEOR, TIROS, NOAA? hàng ngày đã cung cấp các ảnh chụp đen trắng phục vụ việc theo dõi trường mây, sự chuyển động của các mắt bão. Ảnh chụp các phần lãnh thổ Việt Nam thu được từ các vệ tinh viễn thám của nước ngoài được sử dụng trong ngành lâm nghiệp, địa chất, khai thác nông nghiệp, giám sát môi trường và thiên tai, quy hoạch lãnh thổ? Chúng ta cũng đã tiến hành những một số đề tài nghiên cứu về vật lý vũ trụ và CNVT trong Chương trình khoa học của chuyến bay phối hợp giữa Liên Xô - Việt Nam, thực hiện trong các năm 1981 ?" 1982, và trong Chương trình nghiên cứu cấp nhà nước 48.07 ?oỨng dụng thành tựu nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ?, thực hiện trong giai đoạn 1981 ?" 1985.
    Tuy nhiên đó mới chỉ có những ứng dụng được chuyển giao từ nước ngoài hay những hoạt động nghiên cứu khoa học còn rất ít và mang nặng tính lý thuyết. "Để thực sự ?ochinh phục vũ trụ?, và được bình đẳng trên sân chơi quốc tế, chúng ta còn nhiều việc cần phải làm." ?" TS Tuấn nói.

    Theo Tạp chí Tia Sáng
  5. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
    [​IMG]
    Thật bất ngờ khi thấy bạn trong nhóm chế tạo vệ tinh Pico.
    Mình vừa đọc bài đã nhận ra ngay, cũng cái áo xám đó bạn mặc khi vào Sài Gòn công tác.
    Chắc hẳn tất cả các anh chị em sinh hoạt ở diễn đàn ttvnol này và đã biết bạn đều cảm thấy rất vui. Riêng mình xin có được chút tự hào nữa, tự hào vì 6 năm box thiên văn học đã có được một người như bạn.
    Chúc bạn sức khỏe và thành công , VTT - Vũ Trọng Thư
  6. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Giờ mới đọc được tin này !
    Lần đầu tiên ,trong anh em mình có người tham gia vào một dự án khoa học tầm cỡ như vậy. Xin chúc mừng bạn Thư và box Thiên văn.
    Mong là trong tương lai, có nhiều bạn trẻ khác sẽ đạt những thành quả lớn hơn nữa !
  7. sonyclie

    sonyclie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    Em rất hãnh diện khi VN có vệ tinh riêng, nhưng theo cách "tâng bốc" của báo chí cứ như việc "VN có vệ tinh riêng y như là thành tựu của nhân loại" thì em lại thấy "mắc cỡ" vì:
    1. Thuê phóng và sở hữu vệ tinh ở thế kỷ này chả có gì là ghê gớm cả, vì lần đầu tiên con người phóng vệ tinh đã từ rất lâu rồi, vào 1 năm nào đó của thế kỷ trước.
    2. Những nước kế mình chúng nó đã có nhiều quả chứ chả phải một, không những thế chúng nó còn có những quả phục vụ cho mục đích quân sự nữa là
    3. Thằng hàng xóm bèo nhèo như Indonesia cũng đã phóng thành công tên lữa vũ trụ thì chuyện vớ va vớ vẫn mua và thuê phóng cái vệ tinh có gì là lớn?
    http://www.sggp.org.vn/thegioi/2008/5/153734/
    4. Tới giờ mới có vệ tinh riêng, phải chăng chúng ta còn chạy quá chậm, quá lạc hậu so với những nước láng giềng?!
    5. Tỉnh giấc đi các bạn, đừng mơ nữa
    Được sonyclie sửa chữa / chuyển vào 04:22 ngày 30/05/2008
  8. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Dĩ nhiên cái gì cũng có mặt tốt của nó . Lâu lâu phải có dấu nhấn sự kiện gì nó để kích động tinh thần cho đỡ buồn ngủ chứ.
    Sự quan tâm của công chúng đến khoa học nói chung và ngành khoa học vũ trụ sẽ nhiều hơn... PR kiểu này nói chung có lợi nhiều hơn là hại
    Ví dụ: Chẳng hạn có 1 bạn đang hỏi làm sao để thấy được vinasat trên bầu trời chẳng bạn để tìm câu trả lời cho mình hẳn bạn này sẽ thu được rất nhiều kiến thức cho riêng mình.
    Tiếc một cái là PR đã bị hơi sai mục đích, thay vì dịp này là dịp để phổ biết các kiến thức cơ bản về công nghệ vũ trụ: ví dụ vệ tinh đầu tiên trên thế giới, các loại vệ tinh,hoạt động cơ bản của vệ tinh ... thì hầu như chẳng báo nào đề cập, nhưng PR kiểu "chuối" thì lại nhiều
  9. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn. Cũng khá lâu rồi kkhông vào diễn đàn. Hôm nay đang tìm chút thông tin trên mạng chợt thấy có một số bài viết về VINASAT - 1 trên Vietnamnet. Mình xin copy và post vào topic này như mục đích của topic.
    VINASAT-1 truyền phát thành công tín hiệu từ Việt Nam
    - Ngày 22/5/2008, những tín hiệu truyền phát đầu tiên đã nối liền vệ tinh VINASAT-1 từ vũ trụ tới các trạm điều khiển mặt đất tại Việt Nam, khẳng định vệ tinh VINASAT-1 đã đi vào hoạt động ổn định và đúng thời hạn theo yêu cầu của Liên minh Viễn thông Thế giới (ITU).
    [​IMG]
    Từ 21h50?T giờ Việt Nam (tức 15h50?T giờ GMT) ngày 22/5/2008, Trung tâm Viễn thông Quốc tế Khu vực I tại Hà Nội đã bắt đầu thực hiện truyền phát tín hiệu chuẩn (băng hình và tiếng mẫu) trên các kênh K1, K3, K6, K7, K9, K12 lên vệ tinh, tương ứng các bộ phát đáp trên băng tần Ku của VINASAT-1.

    Biểu đồ thể hiện tín hiệu thành công được báo về từ VINASAT-1. (Ảnh: VTI)
    Phổ tín hiệu trên các màn hình theo dõi cho thấy, sóng mang sạch (tín hiệu truyền phát không tải) và sóng mang điều chế (tín hiệu truyền phát có dữ liệu) đều đạt chuẩn. Các thông số quan trọng này cũng đã đồng thời thể hiện trên màn hình theo dõi của Lockheed Martin và của Trạm Quế Dương.
    [​IMG]
    Trong khi đó, bắt đầu từ 19h00 cùng ngày 22/5/2008, Trung tâm Viễn thông Quốc tế Khu vực II tại TP.HCM cũng đã bắt đầu thực hiện truyền phát tín hiệu chuẩn trên các kênh C1, C5, C11 và C4, C8, C12 lên vệ tinh, tương ứng các bộ phát đáp trên băng tần C của VINASAT-1.
    Anh Hoàng Văn Diễn, Đội trưởng Đội Phát triển dịch vụ của VTI-1 cho biết, việc truyền phát tín hiệu đầu tiên lên VINASAT-1 đã thành công và đạt chuẩn đúng như đội ngũ kỹ thuật dự tính. Chỉ sau hơn 1 giờ đồng hồ (tới 23h10?T), công việc đã hoàn tất.
    Trước đó, ngày 19/5/2008 vừa qua, VINASAT-1 đã được di chuyển về đúng vị trí quỹ đạo 132 độ Đông, nơi vệ tinh đầu tiên của Việt Nam sẽ duy trì cố định trong 10-15 năm tới để khai thác. Việc bàn giao điều khiển vệ tinh VINASAT-1 giữa Lockheed Martin và VNPT sẽ được tiến hành từ ngày 22/5/2008. Các dịch vụ của VINASAT-1 sẽ được chính thức cung cấp từ tháng 6/2008.
    Như vậy, tới thời điểm này, tiến độ thực hiện dự án phóng vệ tinh viễn thông đầu tiên của Việt Nam đã đảm bảo đúng kế hoạch đề ra. Yêu cầu của Liên minh Viễn thông Thế giới (ITU) về việc phải đưa VINASAT-1 vào hoạt động, sử dụng trước ngày 23/5/2008 cũng đã được tập đoàn VNPT thực hiện đầy đủ như cam kết. Hiện tại, nhà sản xuất vệ tinh Lockheed Martin vẫn để lại 4 chuyên gia kỹ thuật tại Trạm Quế Dương để hỗ trợ trong thời gian đầu điều khiển vệ tinh VINASAT-1.
    Q.T. ([​IMG]Vietnamnet.vn)

  10. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    VINASAT-1 chính thức được bàn giao cho Việt Nam
    18:18'' 29/05/2008 (GMT+7)
    - Vào lúc 14h chiều 29/5/2008, tại trụ sở Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), đại diện Tập đoàn sản xuất vệ tinh Lockheed Martin đã chính thức bàn giao vệ tinh VINASAT-1 và hoá đơn bán hàng, kết thúc hợp đồng sản xuất và phóng vệ tinh cho chủ đầu tư VNPT.
    [​IMG]
    Ông Mc Cormick Roderic John, đại diện Telesat phát biểu về quá trình thực hiện dự án VINASAT.
    Tại buổi lễ bàn giao, đại diện tập đoàn Lockheed Martin (Lockheed Martin) đã mô tả lại toàn bộ các quá trình, công việc thực hiện trong dự án sản xuất và phóng vệ tinh VINASAT-1, bao gồm từ quá trình sản xuất tại Mỹ kéo dài hơn 22 tháng, vận chuyển tới Trung tâm vũ trụ châu Âu ở Kourou (Nam Mỹ) để lắp ráp vào tên lửa Ariane 5, phóng lên quỹ đạo địa tĩnh vào sáng ngày 19/4 vừa qua (theo giờ HN).
    Quá trình chuyển giao công nghệ, xây dựng hai trạm điều khiển và antena điều khiển vệ tinh VINASAT-1 tại Quế Dương (Hà Tây) và 1 trạm dự phòng tại Bình Dương cũng được đại diện Lockheed Martin trình bày trong nội dung bàn giao. Toàn bộ cấu tạo, chức năng và công suất của VINASAT-1 cũng đã được vận hành, đo kiểm nhiều lần tại vị trí quỹ đạo khai thác 132 độ Đông.
    Theo ông Alan B. Kligerman, Giám đốc kỹ thuật các Chương trình vũ trụ thương mại của Lockheed Martin, nguồn điện từ 2 tấm pin mặt trời của VINASAT-1 có công suất vượt mức dự kiến, cao hơn 17% so với mức hệ thống của vệ tinh cần và hơn 8% so với yêu cầu kỹ thuật.
    Các thử nghiệm về điều khiển, công suất hoạt động, truyền phát tín hiệu của VINASAT-1 cũng đã được Lockheed Martin phối hợp cùng công ty VTI (đơn vị khai thác VINASAT-1 trực thuộc VNPT) tiến hành với kết quả rất tốt.
    [​IMG]
    Bà Lindsay Virginia Thompson, Phó chủ tịch tập đoàn Lockheed Martin đánh giá cao sự cộng tác chặt chẽ, hiệu quả của các chuyên gia VNPT tham gia dự án cùng LM.
    Cũng theo nội dung tổng kết của đại diện Lockheed Martin, các bộ phát đáp băng tần C và Ku đã truyền phát tốt và đúng thời hạn 23/5 mà Liên minh Viễn thông Thế giới ITU yêu cầu VINASAT-1 phải đi vào hoạt động. Các thử nghiệm truyền dữ liệu số được lặp lại nhiều lần đều khẳng định khả năng hoạt động bền bỉ và ổn định của vệ tinh VINASAT-1.
    Theo thông tin ban đầu mà VietNamNet có được, hiện tại, vệ tinh VINASAT-1 đang phát thử thành công 4 kênh truyền hình vệ tinh, chất lượng tín hiệu phục vụ tốt các vùng sâu vùng xa và hải đảo.
    Giám đốc chương trình VINASAT của Lockheed Martin, ông Jim Bucklkey cho biết lượng nhiên liệu lỏng hiện có trong vệ tinh được dự đoán đủ dùng trong vòng 26 năm, trong khi yêu cầu kỹ thuật chỉ là 20 năm.
    Các đại diện của Lockheed Martin đều nhấn mạnh về quá trình hợp tác, phối hợp chặt chẽ giữa đối tác VNPT, nhà thầu giám sát Telesat (Canada) liên tục hàng tuần trong suốt thời gian 2 năm dự án được tiến hành là yếu tố quan trọng giúp dự án thành công.
    Không chậm tiến độ là một thành công lớn
    Đại diện nhà thầu giám sát dự án, hãng Telesat, ông Mc Cormick Roderic John chia sẻ tại lễ bàn giao dự án VINASAT 1: "Việc phóng thành công vệ tinh VINASAT-1 đã đánh dấu một bước phát triển mới của Việt Nam. Đây là một dự án đầy kỳ vọng, và cũng là một cơ hội phát triển mới của đất nước các bạn."
    [​IMG]
    Bà Lindsay Virginia Thompson, Phó chủ tịch tập đoàn Lockheed Martin chuyển giao hoá đơn bán hàng, biên bản kết thúc hợp đồng với đại diện chủ đầu tư VNPT, Phó tổng Giám đốc Bùi Thiện Minh.
    Người đại diện Telesat cho biết quá trình làm việc và phối hợp cùng đối tác Việt Nam đã bắt đầu từ năm 2000, khi VNPT bắt đầu quá trình mời thầu cho dự án. tới năm 2006, Telesat mới bắt đầu tham gia phối hợp cùng Lockheed Martin. Khoảng thời gian triển khai bị giới hạn trong vòng 2 năm theo thời hạn ITU đặt ra chính là một áp lực rất lớn, nhưng cùng với trình độ và công nghệ tiên tiến của hãng Lockheed Martin, dự án đã được hoàn thành và chuyển giao cho VNPT đúng tiến độ và thời hạn.
    Theo ông Mc Cormick Roderic John, trong ngành công nghiệp vệ tinh, chuyện các dự án sản xuất và phóng vệ tinh bị chậm tiến độ và thời hạn là chuyện rất bình thường. "Dù thời hạn bị bó hẹp trong 24 tháng, nhưng các đối tác Lockheed Martin và VNPT đã phối hợp triển khai với những nỗ lực rất lớn, và có được kết quả đúng thời hạn đề ra. Chúng tôi cảm thấy rất tự hào vì đã được tham gia vào dự án quan trọng này."
    Trong phần nghi lễ bàn giao quan trọng nhất, bà Lindsay Virginia Thompson, Phó chủ tịch tập đoàn Lockheed Martin đã chuyển giao hoá đơn bán hàng, biên bản kết thúc hợp đồng với đại diện chủ đầu tư VNPT, Phó tổng Giám đốc Bùi Thiện Minh.
    [​IMG]
    Phó tổng Giám đốc VNPT Bùi Thiện Minh ghi nhận sự hợp tác hiệu quả và nỗ lực rất lớn của các đối tác Lockheed Martin và Telesat trong quá trình thực hiện dự án.
    B.M.
    Ảnh: Hưng Hải
    ([​IMG] - Vietnamnet.vn)

Chia sẻ trang này