1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vincent Willem van Gogh (1853-1890)

Chủ đề trong 'Mỹ Thuật' bởi Kooz, 22/02/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. linly

    linly Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/10/2001
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    0
    Bạn Kooz nói đi, nghe hấp dẫn quá. Thực ra tớ ko thich Van Gogh. sorry các bác fans vì nó thường gây cho tớ cảm giác nặng nề sao đó. Tớ cũng là dân ngoại đạo nên ko hiểu về cách sử dụng màu sắc rồi kỹ thuật cho lắm. Gor và các bạn chỉ giáo đi. Tks
  2. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Thăm viện bảo tàng Van Gogh
    --------------------------------------------------------------------------------
    Van Gogh (1853 - 1890) là nhà danh họa vĩ đại của Hà Lan. Tài năng song cuộc đời lại ngắn ngủi và đầy sóng gió. Những tháng qua, tại Viện bảo tàng Van Gốc ở thủ đô Am-xtéc-đam đã diễn ra cuộc triển lãm khá quy mô, nhằm giới thiệu cho công chúng các tác phẩm thực của nhà họa sĩ trứ danh xứ hoa tuy-líp. Nhân dịp này, chúng tôi xin giới thiệu cùng bạn đọc bài viết của tác giả Đơ-rếch Đê-vít đăng trên tạp chí Discovery về Viện bảo tàng Van Gốc.

    Mỗi khi ngắm những đóa hoa hướng dương cắm trong bình, nếu là người có chút say mê và am hiểu về hội họa, liệu bạn có liên tưởng đến điều gì đó không? Chẳng hạn như một bức tranh, một tên người... Trong trường hợp ấy, kiệt tác Hoa hướng dương của Van Gốc hẳn sẽ gợi lại cho chúng ta ít nhiều thú vị dù ta đã tận mắt chiêm ngưỡng, hay chỉ nhìn qua ảnh chụp lại, thậm chí mới nghe nhắc đến tên...
    Trong lĩnh vực hội họa, Van Gốc đã thể hiện mình là một tài năng kiệt hiệt, nhưng ở ngoài đời, ông là người đầy bi kịch. Dẫu chỉ tồn tại trên dương thế với khoảng thời gian ngắn ngủi, song Van Gốc đã làm được điều mà bất cứ một ai khi đặt chân vào hội họa đều mơ ước. Một cuộc đời đặc biệt, một tài năng phi thường, một sức làm việc và khả năng sáng tạo hiếm thấy, và chỉ duy nhất một bức tranh được bán đi tác giả còn sống... Ngần ấy những cái "một" đã gom góp thành hình ảnh Van Gốc mà chúng ta biết ngày hôm nay. Thời gian qua đi càng chứng tỏ sức sống của tranh ông. Vài năm trở lại đây, tại các cuộc bán đấu giá, tranh Van Gốc luôn đứng đầu bảng với những mức giá khủng khiếp. Tại sao vậy?
    Theo tiến sĩ An-đơ-rết Bơ-lum, người đứng đầu trong cuộc triển lãm tranh Van Gốc đang diễn ra tại Viện bảo tàng mang tên nhà danh họa ở thủ đô Am-xtéc-đam (Hà Lan), thì có hai lý do khiến "hiện tượng Van Gốc" vượt xa mức thường: Thứ nhất là do giá trị của tranh Van Gốc. Thứ hai là do cuộc đời đầy trắc trở của ông. Chính điều đó cũng có một sức hút mãnh liệt. Có nhiều họa sĩ tài ba song lại sống một cách quá phẳng lặng, tẻ nhạt, cũng như có nhiều họa sĩ có đời tư cực kỳ hấp dẫn, nhưng tài lại chỉ ở mức tầm tầm. Cả hai dạng ấy, thiết nghĩ đều chưa đủ để tạo nên sức hấp dẫn mãnh liệt. Còn Van Gốc hội tụ được cả hai yếu tố đó. "Viện bảo tàng Van Gốc" mở cửa cách đây 24 năm (1972) và trung bình, mỗi năm có khoảng 850.000 khách đến thăm. Hiển nhiên, đây là điểm thu hút du khách nước ngoài, mỗi khi họ có dịp đến thăm xứ sở hoa tuy-líp.
    Đứng trước các bức tranh của Van Gốc, người ta khó tránh khỏi cái cảm giác choáng ngợp. Nếu như bạn chỉ thưởng thức những bức mô phỏng hay mạo danh Van Gốc, thì thật tiếc. Giữa chúng có một khoảng cách vô cùng lớn. Của giả và của thật mang hai giá trị hoàn toàn khác nhau. Ta sẽ cảm nhận được những rung động mãnh liệt và tinh tế của tâm hồn nhà danh họa, qua cái nhìn phức tạp và cháy bỏng với thế giới. Tuy nhiên, Viện bảo tàng không chỉ có nhiệm vụ trưng bày các bức tranh của Van Gốc. Ơở phía sau gian triển lãm chính, gần thư viện có một căn phòng nhỏ luôn "kín cổng cao tường" với cánh cửa sắt dày và nặng trịch. Đó chính là nơi cất giữ tranh cùng các kỷ vật khác của Van Gốc. Tại đây, ta có thể thấy được những kết quả nghiên cứu về Van Gốc, mà nhóm chuyên gia nổi tiếng đã bỏ bao nhiêu công sức tìm kiếm suốt nhiều năm ròng. Họ muốn đi tìm kiếm suốt nhiều năm ròng. Họ muốn đi tìm hiểu về cả cuộc đời lẫn nghệ thuật của ông. Các chuyên gia nhanh chóng xác định thư từ của Van Gốc, qua đó thấy được sự chuyển biến tư tưởng của ông. Cảm hứng sáng tạo, phương pháp thể hiện... được các chuyên gia tìm hiểu kỹ càng. Và có lẽ đến một lúc nào đó, người ta sẽ cho xuất bản tập chú giải thư Van Gốc!
    Các nhà khoa học này đã chụp lại tranh Van Gốc. Những phương tiện kỹ thuật hiện đại đã được huy động, để thực hiện công việc đó. Đơn giản là họ muốn biết bên dưới bề mặt của mỗi bức tranh là gì, và qua đó hy vọng phục hồi những chỗ đã bị thời gian làm hỏng. Các nhà quản lý Viện bảo tàng sẽ hợp tác cùng các chuyên gia, để hoàn thành một chuyên khảo về Van Gốc.
    Trong căn phòng cất giữ tranh Van Gốc, ta còn thấy lưu giữ nhiều đồ vật quý khác của ông như: 600 lá thư, 500 bức họa in của Nhật Bản mà Van Gốc từng mua với giá bèo bọt (giờ trở nên "có giá"), các phác thảo, bút vẽ... Viện bảo tàng hiện lưu giữ hơn 500 bức tranh, không kể các phác thảo. Phần lớn được đưa ra cho công chúng chiêm ngưỡng thời gian qua.
    Theo trật tự thời gian, người ta dự tính tổ chức ba cuộc triển lãm quy mô nữa về Van Gốc trong vòng 3 năm tới. Van Hiu-tơn, chuyên gia danh tiếng bậc nhất về Van Gốc, giải thích cho chúng tôi về chất liệu, thời gian, cùng các chi tiết tỉ mỉ khác trên một số bức họa. Tiếp đó, ông còn cho biết vì sao trong thời kỳ đầu, Van Gốc ưa dùng màu tối. Họa sĩ đã dùng gam màu sẫm, hòng cố gắng đạt đến hiệu quả mà ông gọi là "hội họa với màu đen" (đôi khi còn sử dụng cả gam màu tự nhiên) - màu đen ấm áp gần như chuyển sang màu nâu như ông từng mô tả trong một bức thư "Đó là màu của thửa ruộng cày trong buổi tối mùa hè". Theo kết quả nghiên cứu của Van Hiu-tơn, nhiều bức ngỡ như được vẽ bằng than, thì hóa ra lại là chất liệu vẽ thông thường.
    Các nhà quản lý viện bảo tàng cho biết, hằng tuần họ đã nhận được từ 5 đến 10 bức tranh giới thiệu là của Van Gốc. Nhưng theo Van Hiu-tơn, phần nhiều trong số đó là giả mạo. Hiếm lắm mới có một bức đúng là của Van Gốc. Năm ngoái, một nhà kinh doanh tranh người Đức gửi đến một bức tranh, mà theo lời ông ta là vì quyền lợi của nhà danh họa, để các chuyên gia xác định. Kết quả nghiên cứu của Van Hiu-tơn, cùng với một cuốn sách đáng tin cậy xuất bản khoảng những năm 30 cho rằng bức họa đó là của Van Gốc. "Nó đã được Van Gốc thực hiện vào quãng tháng tư hoặc tháng năm của năm 1883, trong thời kỳ ở Ha-giu. Bức tranh này có thể được gia nhập vào gia tài nghệ thuật của Van Gốc". Bức họa mô tả phong cảnh tiêu biểu ở chốn tỉnh lẻ của Hà Lan, với nông trại, cối xay gió, với hình ảnh người đàn bà ôm con đi trên đường nhỏ của miền quê...
    Cách cửa phòng lưu giữ tranh cùng các kỷ vật khác của Van Gốc đã khép lại một cách nặng nề. Song những hình ảnh trong các họa phẩm của ông thì cứ hiện lên một cách lung linh: những con đường quê, nhịp cầu, kênh mương, cối xay gió, người nông dân, người đánh cá, thợ mỏ... rồi những bà cụ với chiếc chổi trong tay, những cô gái choàng khăn, hay một tiệm cầm đồ... tất cả là bằng chứng cho lòng nhân ái, là cảm xúc và kỹ năng của một bậc thầy hội họa hiện đại.
    (Báo Nhân dân 17/11/1996 - Vũ Đình Thành)


    [​IMG]
  3. tidenbz

    tidenbz Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/06/2001
    Bài viết:
    979
    Đã được thích:
    0
    híc, thực sự nếu chỉ xem tranh mà không học cái khóa English về "the letters of Vincent Van Gogh" thì em có lẽ sẽ iu VG nhiều hơn
    Van Gogh là 1 người bất hạnh nhưng cũng lại vô cùng may mắn. May mắn là ông có người em rất tốt đã chu cấp tiền bạc và vật liệu vẽ cho ông, có những người bạn gây ảnh hưởng tốt đến ông như Gauguin, bác sĩ Gachet
    Nỗi bất hạnh của ông chính lại xuất phát từ lòng tự trọng và nỗi đam mê quá lớn của mình, và sự ruồng bỏ của những người ông yêu qúy. Híc, Van Gogh làm tui nhớ đến nhân vật Hộ trong "Đời thừa" của Nam Cao quá
    Trong những bức tranh của Van Gogh, bức gây nhiều xúc cảm cho tôi nhất là bức "The Potato Eaters" ông vẽ trong thời kỳ đầu, thời kỳ mà những màu sắc tươi sáng chưa hề xuất hiện trong tranh ông.
    T I D E N B Z

Chia sẻ trang này