1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vĩnh biệt lão võ sư Trần Tiến.

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi gotmoney, 23/02/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. gotmoney

    gotmoney Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
  2. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
  3. ThanThongQuangDai

    ThanThongQuangDai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2011
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    1
    Là người yêu võ, biết danh Cụ từ lâu, chưa một lần gặp mặt. Xin hẹn cụ dịp khác
  4. trahue

    trahue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Vĩnh biệt lão võ sư Trần Tiến Người viết: Longnh73
    23/02/2011
    TTO - 13g ngày 21-2, lão võ sư Trần Tiến đã vĩnh viễn ra đi tại Bệnh viện Chợ Rẫy, hưởng thọ 101 tuổi, trong sự thương tiếc vô hạn của các môn sinh võ phái Thiếu Lâm nội gia quyền.

    [​IMG]
    Lão võ sư Trần Tiến vẫn còn minh mẫn vào tháng 11-2010 - Ảnh T.P. Tin buồn đến quá bất ngờ bởi cuối năm 2010, có dịp đến thăm ông tại nhà ở số 78 Thống Nhất, quận Tân Bình, chúng tôi thấy ông vẫn rất minh mẫn. Ông kể lại khá rõ về cuộc đời của mình, giải thích từng tấm ảnh kỷ niệm trong cuộc đời võ học và có thể thi triển những màn khí công một cách thuần thục. Lão võ sư còn khoe vẫn còn có thể đạp xe đi dạy khí công mỗi buổi sáng.
    Anh Trần Trung Thành, con lão võ sư Trần Tiến, cho biết ngày 16-2, ông bất ngờ bị chóng mặt và té, đầu đập vào tủ nên bị chấn thương sọ não. Gia đình lập tức đưa ông đi cấp cứu và phẫu thuật tại Bệnh viện Chợ Rẫy, nhưng do tuổi cao sức yếu, ông đã không thể qua khỏi.

    Lễ nhập quan sẽ diễn ra lúc 7g45 ngày 24-2 và lễ viếng sẽ bắt đầu từ 9g ngày 24-2 tại Nhà tang lễ TP.HCM. Lễ động quan lúc 11g45 ngày 26-2. Sau đó, linh cữu được đưa đi hỏa táng tại nghĩa trang Bình Hưng Hòa.
    Lão võ sư Trần Tiến sinh năm 1911 tại Cầu Vòng, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang trong một gia đình có truyền thống võ học và theo nghĩa quân Hoàng Hoa Thám. Khi nghĩa quân tan rã, cha mẹ ông phải thay tên đổi họ và lẩn tránh đến Hải Phòng. Từ 10 tuổi, lão võ sư được ông nội và cha mình khai tâm võ học. Với năng khiếu sẵn có kết hợp tính chịu khó học hỏi, ông tiến bộ rất nhanh.
    Sau đó, lão võ sự tiếp tục học tập nhiều môn phái khác như Thiếu Lâm (Trung Quốc), judo... và cả quyền anh. Không những thế, lão võ sư Trần Tiến còn sáng lập ra nhiều chiêu thức độc đáo cho riêng mình.
    Khi đất nước còn chiến tranh, lão võ sư Trần Tiến đã gắn đời mình với cuộc cuộc chống Pháp và tham gia huấn luyện quân đội trong kháng chiến chống Mỹ. Khi đất nước hoàn toàn giải phóng, ông chuyên tâm vào công việc dạy võ để mở rộng môn phái và giúp người dân rèn luyện sức khỏe.
    Đến nay, lão võ sư Trần Tiến là một trong số rất ít những vị tiền hiền còn sót lại của võ thuật Việt Nam, là người có công sáng lập võ phái Thiếu Lâm nội gia quyền với rất nhiều môn sinh, không chỉ người Việt Nam mà còn có cả người Mỹ, Pháp, Ý, Nga, Brazil…
    T.PHÚC
    * Xem các bài về võ sư Trần Tiến: Con đường võ đạo I Lão võ sư Trần Tiến
    NGUỒN:http://thethao.tuoitre.vn

    Đọc tiếp...
  5. kungfumanhn

    kungfumanhn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2009
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Vừa được gặp Cụ hôm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội ở SVĐ Quần Ngựa mà nay Cụ đã đi xa.Vô cùng tiếc thương và xin chia buồn cùng gia đình và Môn phái.
  6. codon1minh

    codon1minh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2011
    Bài viết:
    109
    Đã được thích:
    0
    Thành kính phân ưu bậc tiền bối của làng võ thuật, giận mình không một lần được đến hoc hỏi.
  7. trahue

    trahue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Một ngôi sao sáng của làng võ cổ truyền Việt Nam đã vừa tắt……
    [​IMG]Tin buồn về sự ra đi vĩnh viễn của lão Võ sư Trần Tiến, người đã sáng lập ra võ phái “Thiếu lâm nội gia võ đạo Việt nam” và có rất nhiều đóng góp cho nền võ học nước nhà, đã như một án mây đen che khuất lòng người hâm hộ võ thuật Việt Nam.
    Võ sư Trần Tiến vốn là người sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống võ nghệ. Ông nội ( cụ Hoàng Hảo) và cụ thân sinh ( cụ Hoàng Tân) đã từng tham gia nghĩa quân hoàng hoa thám. Đến khi cụ Hoàng Hoa Thám qua đời ( năm 1913), nghĩa quân tan rã. Gia đình phải thay tên đổi họ, tránh về Đồ Sơn, Hải Phòng. Tại đây, một nhân tài đất võ đã được chào đời vào ngày 04-02-1913.
    Lên 10 tuổi, cậu bé Trần Tiến được ông nội khai tâm học võ. Sau ông nội qua đời, Trần Tiến được thân phụ dạy tiếp. Đến năm 15 tuổi, Trần Tiến được học võ thiếu lâm với ông Lý Giang Nam ( quê tỉnh Phúc Điền – Trung Quốc), chạy sang Hải Phòng lánh nạn. Mấy năm sau, Trần Tiến tập Nhu thuật cùng ông Tanabe (Nhật), Judo với ông Karachi (Nhật) và luyện cả quyền Anh cùng võ sĩ Lafleur (người Pháp gốc Phi).
    Tuổi thanh niên sôi nổi lại biết võ nghệ, Trần Tiến đã tham gia nhiều cuộc so tài về roi và kiếm ở miền Bắc trong 6 tháng đầu năm 1936. Nhưng đến tháng 8.1936, Trần Tiến buộc lòng phải rời xa quê hương vào miền Nam do bị thực dân Pháp đe dọa bắt giam vì “xách động kẻ xấu luyện võ gây mất an ninh trật tự”. Đến Sài Gòn, Trần Tiến tạm dừng bước và luyện tập tại Cercle Sportif Saigonnais (nay là Cung văn hóa lao động Tp. HCM) và sau đó hoạt động võ thuật ở nhiều nơi…
    Năm 1943, võ sư Trần Tiến dạy thể dục tại đồn điền cao su Đất Đỏ (Plantation Terre Rouge de l’Indochine) ở Kompong Cham (Campuchia). Đến cuối năm 1945, trong một lần nghỉ phép, Võ sư trở ra Hà Nội, đau lòng trước cảnh nhân dân chết đói quá thê thảm và được ********* kêu gọi, Võ sư đã tham gia bộ đội vào đầu năm 1946. Mấy năm đầu, thầy huấn luyện võ thuật cho “Bộ đội đặc biệt tinh nhuệ” (năm 1967 cải danh là đặc công). Những năm sau, tuy đảm nhận nhiệm vụ khác nhưng thầy vẫn thường xuyên luyện võ và dạy võ cho mọi người khi có điều kiện.
    Sau 32 năm phục vụ trong quân ngũ, Võ sư Trần Tiến nghỉ hưu vào năm 1978. Thế nhưng đến cuối năm 1981, võ sư lại tự nguyện sang huấn luyện võ thuật định kỳ cho một số sĩ quan quân đội nhân dân cách mạng Campuchia và mãi đến 20.09.1989 mới về nghỉ hẳn tại Tp. HCM.
    [​IMG]
    Võ sư Trần Tiến vốn đã có sẵn tài nghệ võ thuật ngay từ thuở thiếu thời, đến khi trưởng thành thầy lại được học hỏi thêm được những môn võ khác. Nhờ sự chắc lọc giữa tinh hoa các tông phái khác nhau cộng với vốn liếng võ cổ truyền Việt Nam, thầy đã sáng lập ra võ phái ” Thiếu lâm nội gia võ đạo Việt Nam” để phổ biến tại Trung tâm TDTT Quốc phòng 2, Nhà Bảo tàng Không quân phía Nam… Học trò của ông có nhiều người đến từ Mỹ, Pháp, Ý, Nga, Brazil…
    Là thành viên Ban cố vấn Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam và Hội Võ cổ truyền TPHCM, thầy đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu ở các hội nghị chuyên môn cũng như dự khán nhiều giải thi đấu để động viên thế hệ trẻ.
    Tháng 5-2001, thầy còn tham gia thành lập và điều hành CLB Võ thuật phương Đông (võ cổ truyền, vovinam, karatedo, taekwondo, aikido…) tại Đại học Dân lập Hồng Bàng cũng như miệt mài biên soạn sách võ. Ở tuổi 100, thầy đã gửi lại cho đời sau khoảng 24 đầu sách võ. Những lần gặp nhau, thầy thường bày tỏ: “Ước mơ lớn nhất của tôi là võ cổ truyền Việt Nam được vinh danh khắp năm châu, bốn bể”.
    Từ những cống hiến đó, thầy đã được Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam trao tặng HCV danh dự và Ủy ban TDTT trao tặng Huy chương Vì sự nghiệp TDTT.
    Nói đến lão võ sư Trần Tiến, làng võ không chỉ trân trọng, quý mến một người thầy say mê tập võ và dạy võ mà còn ở cách đối nhân xử thế chân tình, không phân biệt già trẻ, lớn bé. Ở tuổi 100, thầy vẫn khỏe mạnh, minh mẫn, siêng năng luyện công hàng ngày và tận tâm chỉ dẫn học trò.
    [​IMG]
    Thầy thường sẵn lòng giúp đỡ người khác trong khả năng của mình. Những khi thân hữu gặp chuyện chẳng lành, thầy thuê xe ôm hoặc nhờ học trò đưa đến tận nơi để thăm hỏi… Trước tết Tân Mão 2011, Karate Bushido – tạp chí võ thuật rất nổi tiếng của Pháp – đã đến phỏng vấn thầy để chuẩn bị tư liệu ra số đặc biệt về võ cổ truyền Việt Nam. Tiếc thay! Thầy còn chưa kịp đọc những bài viết đó…
    Ngày 16-02-2011, do tuổi cao, sức yếu, thầy bị ngã tại nhà riêng và dẫn đến chấn thương sọ não. Tuy được các bác sĩ ở bệnh viện Chợ Rẫy tận tình cứu chữa, nhưng thầy đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 13 giờ 7 phút ngày 21-02-2011 (nhằm ngày 19, tháng Giêng, năm Tân Mão), hưởng thọ 101 tuổi.
    Sự ra đi của thầy là sự mất mát lớn lao của làng võ cổ truyền Việt Nam. Từ đây, làng võ cổ truyền mất thêm một người cha, một cây đại thụ lớn của võ học nước nhà. Biết bao thế hệ người học võ đã đi qua cuộc đời thầy, giờ đây có người còn ở tận phương xa, có người còn kịp trở lại nhìn thầy lần cuối, thắp cho thầy nén hương đễ tiễn đưa người đi về cõi vĩnh hằng. Thế giới võ thuật xin thành kính tri ân người đã khuất, tên tuổi thầy sẽ còn rạng danh mãi đến muôn đời sau.
    Lê Duyên
  8. Lamtieungao

    Lamtieungao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2009
    Bài viết:
    662
    Đã được thích:
    0
    ( *.*)......


    Cúi đầu chào tiễn biệt ..
    Nguyện hương linh tiêu diêu..
    Thầy về miền Võ thánh..
    Tấm gương đời sáng mãi ...

    ^:)^^:)^^:)^
    [rose]
  9. vovinamhn

    vovinamhn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2006
    Bài viết:
    336
    Đã được thích:
    0
    Xin chia buồn cùng gia quyến cụ. Mong linh hồn cụ sớm siêu thoát!
    Thành kính phân ưu!
  10. Dongcoxanh72

    Dongcoxanh72 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2010
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Không còn cơ hội gặp lại Đại lão võ sư-ngôi sao sáng của làng võ thuật Việt Nam.
    Thành tâm chia buồn cùng gia quyến và môn phái
    ĐT- Thichliethoa

Chia sẻ trang này