1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vĩnh biệt Nhà báo Trường Phước.

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi ca_khong_an_muoi, 30/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ca_khong_an_muoi

    ca_khong_an_muoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2004
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Vĩnh biệt Nhà báo Trường Phước.

    Nhà báo Trường Phước đã ra đi, Vĩnh biệt anh.

    Được ca_khong_an_muoi sửa chữa / chuyển vào 14:49 ngày 30/05/2004
  2. ca_khong_an_muoi

    ca_khong_an_muoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2004
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Tôi nhận được cái tin Nhà báo Trường Phước - một phóng viên có tiếng của VTV qua một anh bạn đang công tác ở Đại sứ quán Trung Quốc. Anh ra đi vào một chiều mưa bất chợt mùa hạ. Anh đã ra đi, thật nhẹ nhàng nhưng đối với mỗi chúng ta, những người yêu mến anh, yêu mến cái chuyên mục "Chính sách và cuộc sống"vẫn không khỏi bàng hoàng. Dẫu biết rằng anh đã mang trong người căn bệnh nan y, nhưng chúng ta và cả anh chưa bao giờ mất niềm hi vọng vào một phép màu kỳ diệu của tạo hoá. Nhưng, cái gì đến trước hay sau cũng phải đến. Thật bất hạnh đối với anh chăng? không, không anh đã thắng được chính mình rồi đấy anh biểt không, bệnh tật đã không quật ngã được anh mà anh ra đi lúc này cũng tựa như anh đi một chuyến công tác xa nhà đó thôi mà, chỉ có khác là những người tiễn anh đi chuyến này lại phải rơi nước mắt.Tôi, một khán giả rất yêu mến và cảm phục tinh thần lao động và khả năng của anh, anh đã giúp chúng tôi am hiểu hơn về những chính sách của nhà nước, nó đang và sẽ được thực thi trong cuộc sống ra sao. Anh Phước ơi, cho tôi được gọi tên anh một lần như đứa em ra nhà bấy lâu nay ko được gặp lai anh, anh ra đi tôi có bên cạnh, tôi ko có 1 nén hương để thắp cho anh, tôi thật hiếu đễ với anh. Anh ở suối vàng mong anh chứng dám cho lòng tôi.
    Anh Phước ơi, suốt hơn 30 năm làm báo, điều gì làm anh thấy băn khoan và khó nói ko?. Liệu anh có được làm một nhà báo thắng thắn muốn nói những điều anh nghĩ kô? anh ko thể trả lời tôi được nữa,nhưng tôi tin rằng anh là người trung thực, chí có điều anh ko đủ khả năng và anh cũng không đc phép nói ra những điều "khó giãi bày" cho dân chúng tôi nghe thôi. Vì anh đã làm một chuyên mục rất nhạy cảm "chính sách và cuộc sống".
    Vinh biệt anh, một Nhà báo, một người anh, người thân quen của bạn xem truyền hình.
    cầu mong anh ỏ suối vàng được thanh thản
    NGÀN THU VĨNH BIỆT ANH.
  3. anhhungxalo

    anhhungxalo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    1.083
    Đã được thích:
    0
    Người viết bài trên chắc chưa thể nào viết nên một bài báo thuyết phục được người đọc.
    Nếu bạn theo nghề báo, hy vọng bạn gặp may mắn.
  4. hoankiem

    hoankiem Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/01/2001
    Bài viết:
    732
    Đã được thích:
    0
    Vậy là anh đã ra đi, lâu rồi không thấy anh trên truyền hình nữa. Mọi người bảo anh ốm phải nằm một chỗ...
    Nhớ một thời bao cấp, khi anh lên truyền hình và đánh vaì que diêm thống nhất mở đầu cho bài bình luận về chất lượng hàng hoá. Hồi đó nó thực sự là một cái gì mới mẻ khác hẳn các biên tập khác chỉ nói chỉnh chu không một động tác ngoài. Lúc đó mới hiểu người phát thanh trên truyền hình và phát thanh trên Đài khác nhau thế nào. Hồi bé cũng thích xem các mục của anh nói từ các chuyên mục như những việc cần làm ngay đến cái bản tim tóm lược các sự kiện chính trong tuần. Trường Phước có một lối đọc diễn cảm và nhấn mạnh được những gì cần nhấn mạnh tạo sự chú ý vào điểm nhấn với người xem.
    Khoảng năm 98 mới thấy anh quay trở lại và cũng những lời cảm ơn đồng nghiệp, cảm ơn người xem đã động viên anh đi qua những giờ phút khó khăn phải thay thận. Vấn đề hôm nay và sau đó là Chính Sách và Cuộc sống cũng là những chuyên mục khởi đầu để được nói, được nhìn và được biết những vấn nạn, những tồn tại ngay xung quanh ta mà trước đó còn được che mờ.
    Anh đã trở về với cát bụi đi sau 8 năm tranh đấu với bệnh tật để dành quyền được sống và được viết. Mọi thứ rồi sẽ nhạt nhoà và trở thành hư ảo. Nhưng những ấn tượng về anh chắc sẽ khó phai trong tôi.
    -------------------
    Vừa qua vnn và đọc được một bài viết của Nguyên Linh. Cũng là những thông tin để cùng biết thêm về Anh.
    Ra đi khi ''''Chính sách & Cuộc sống'''' còn dang dở
    (VietNamNet) - Nhà báo Trường Phước - biên tập viên Đài Truyền hình Việt Nam đã ra đi vào lúc 17h20 chiều thứ năm (27/5) tại bệnh viện Vân Nam (Trung Quốc), sau khi được ghép thận hai ngày.
    Chiều Chủ nhật, gia đình, bạn bè, cơ quan đã đưa hộp tro di hài của anh về Hà Nội, quàn tại bệnh viện Quân y 108. Tang lễ sẽ được tiến hành từ 9h30, thứ năm (3/6).

    Trường Phước sinh năm 1949 ở làng Thạch Xá, Thạch Thất, Hà Tây, tốt nghiệp khoa ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Về Đài truyền hình năm 1971, Trường Phước là một trong những người làm truyền hình đầu tiên của làng báo Việt Nam. Nhưng tên tuổi Trường Phước chỉ bắt đầu nổi lên khi anh hưởng ứng phong trào "Những việc cần làm ngay" do TBT Nguyễn Văn Linh khởi xướng. Chuyên mục "Vấn đề hôm nay" trên VTV1 đã đưa anh lên hàng "sao" của làng báo chí Việt Nam trong vài chục năm trở lại đây.
    Nhà báo Trường Phước bắt đầu bị suy thận nặng từ năm 1994. Năm 1996, anh được ghép thận lần thứ nhất. Trước lúc bay sang Vân Nam, Trường Phước đã nghĩ rằng mình bắt đầu cuộc đối đầu với tử thần mà phần sống chỉ là một tia hi vọng mong manh. "Trước lúc lên bàn mổ, mình cứ nghĩ rằng có thể sẽ không bao giờ trở lại nữa... Nếu thế, người mà mình mắc nợ nhiều nhất mà chưa trả nợ được là vợ...". Sau này, anh thường tâm sự với bạn bè như thế mỗi khi nhớ lại lần "thoát hiểm".

    Cuộc sống của Trường Phước trong tám năm qua là những chuỗi ngày đấu tranh quyết liệt với bệnh tật để làm việc. Anh vẫn làm chương trình, vẫn viết báo để lo đủ tiền chạy thận và mua thuốc uống. Trong anh, lúc nào cũng tràn đầy khát vọng sống. Sống để làm việc. Làm việc cho mình. Cho những khán giả đã từng yêu quý, tin cậy. Lo "sểnh" ra là chồng lại bất chấp tình trạng sức khoẻ để lăn lóc làm việc nên chị Dung (vợ nhà báo Trường Phước) đã không cho anh đi xe máy (nếu anh cần đến Đài truyền hình thì đã có Phượng, con gái làm cùng Đài chở đi). Thế nhưng, anh vẫn "lén" gọi xe ôm, nhờ bạn bè chở đi làm phỏng vấn, đi làm chương trình. "Nếu không được làm việc, thì mình chỉ còn tồn tại chứ không phải là sống nữa". Anh cười, phân trần mỗi khi nhắc với bạn bè về "lệnh" cấm làm việc nhiều của vợ.
    Dù bạn bè can ngăn vì lo cho tình trạng sức khoẻ của anh, năm 2000, khi chuyển từ Ban thời sự về Ban chuyên đề, Trường Phước lại cho ra chuyên mục "Chính sách & Cuộc sống", mỗi tuần một số. Mặc dù không phải là thời sự nóng mà là đi sâu vào những vấn đề vĩ mô và được thể hiện ở tầm sâu nhưng "Chính sách & Cuộc sống" vẫn mang nhiệt huyết và ý tưởng của ''''Vấn đề hôm nay". Để có ý tưởng và thực hiện được mỗi tuần một "số" cho chuyên mục này, Trường Phước đã nghe và đọc rất nhiều. Và bao giờ anh cũng say sưa, nhiệt huyết và lôi cuốn những người xung quanh vào cuộc.

    Còn nhớ cuối năm 2001, khi Nghị Quyết TƯ 5 ra đời, trong đó có chủ trương ủng hộ phát triển kinh tế tư nhân, Trường Phước đã rất vui. Vui một cách nồng nhiệt, chân thành và hồn nhiên. Anh nói rằng đó là "đám mây quang giữa trời" rửa sạch oan khiên cho những doanh nhân một thời khốn khổ về làm giàu như "Vua Lốp", như ông Nguyễn Hồng Minh, là cơ hội ngàn vàng cho những doanh nhân trẻ giỏi giang như Nguyễn Tăng Cường. Không chỉ gặp gỡ, nghe ngóng, ghi chép, không chỉ phỏng vấn để làm chương trình ca ngợi chủ trương đổi mới này, Trường Phước còn viết nhiều bài báo hết sức tâm huyết. Đọc những dòng viết, xem những chương trình có lửa của Trường Phước trong những ngày này về vấn đề kinh tế tư nhân, người ta không còn nhớ anh vẫn đang tồn tại nhờ thuốc...
    Say sưa với câu chuyện "doanh nhân là anh hùng thời đổi mới", Trường Phước đã không quên "Vua Lốp" Nguyễn Văn Chẩn. Anh đã viết bài báo thứ ba về ông để để nhắc lại lời... xin lỗi, để chia sẻ niềm vui đến muộn với một con người chịu nhiều oan khuất... "Nếu nói trong "chiến dịch Z30" - chiến dịch đánh đổ những tư nhân làm giàu như ông Chẩn - Hà Nội có sai lầm thì trong đó có cả những sai lầm của những nhà báo lên tiếng cổ vũ cho chiến dịch này như tôi. Bằng công cụ truyền hình, bằng các buổi bình luận, nhưng trước hết bằng lòng nhiệt tình trong sáng nhưng nhầm lẫn của mình, tôi đã làm "đau" ông Chẩn". Tâm huyết ấy, sự thành thật với chính mình ấy, mấy ai trong làng báo hôm nay có được!

    Quả thận chưa thay của Trường Phước lại bắt đầu trở chứng hơn một năm nay nhưng chuyên mục "Chính sách & Cuộc sống" vẫn mang hơi thở, nhiệt huyết của người sáng lập ra nó. Những đồng nghiệp, đặc biệt là các nhà báo trẻ tuổi đã chia sẻ được với Trường Phước niềm đam mê nghề nghiệp và thể hiện được những ý tưởng trong các chuyên đề mà anh tâm huyết. "Chúng nó bây giờ giỏi và lạ lắm. Mỗi lần chúng nó làm được gì hay là mình thấy khoẻ lên. Các cháu nó sẽ thay được mình dần". Trong sâu thẳm, Trường Phước cũng toan liệu rằng thời gian sống không còn dài nên anh đã cố gắng truyền, gửi những dự định, tâm huyết của mình cho những người ở lại.
    Chị Dung kể rằng Tết vừa rồi chồng mình vẫn viết đến 18 bài báo. Anh viết khi "bị" bạn bè đặt, viết để giãi bày những điều nung nấu, viết để tri âm với những số phận, con người mà mình cảm phục hoặc thương xót mà không thể làm gì hơn cho họ. Gần đây, khi chân đã phù nhiều, phải nằm trên giường, anh vẫn treo chân lên để viết. "Trước lúc bay sang Vân Nam, anh còn cười bảo tôi: "Thế là sắp được ngồi bàn để viết chứ không phải treo chân nữa rồi. Anh ấy vẫn khát khao sống để làm việc. Cũng vì mong anh sống thêm được dăm bảy năm nữa nên tôi mới phải cố lo lắng mấy trăm triệu để anh thay thận lần thứ hai này. Thế mà anh lại không về được nữa...", chị sụt sùi. Người phụ nữ "tốt nhất và hiểu chồng nhất" khóc một cách khó khăn. Hai lần chồng lên bàn mổ thay thận, chị đều không dám khóc.


    Trước lúc đi Vân Nam, lục đọc lại những bức thư độc giả mới gửi, anh bảo vợ: "Trong đó có mấy lá thư kêu cứu, tôi nghiệp lắm, bà xem rồi bảo phóng viên của bà (Chị Dung là Phó Tổng biên tập báo Doanh nghiệp Việt nam) giúp người ta. Tôi bây giờ thì làm được gì nữa". Chắc chắn, hai nhà báo - vợ và con anh - sẽ là những người đầu tiên chia sẻ với Trường Phước tâm nguyện tốt đẹp với cuộc đời.
    Thế là sẽ không bao giờ còn được bấm số điện thoại 090342... để hỏi một số điện thoại, để nhờ tư vấn về vấn đề kinh tế, để nhờ kiểm tra lại một câu trích dẫn nào đó hoặc nghe anh khuyên giải, bảo ban. Sẽ không bao giờ được nghe anh đọc thơ Maiakovski, Tản Đà, Quang Dũng... Giọng đọc thơ của anh cũng hào sảng như khi đọc lời bình "Vấn đề hôm nay" trên truyền hình.
    Khi anh đã thành tro về với đất, thì âm hưởng hào sảng ấy vẫn ở lại với công chúng!
    Nguyên Linh - VNN
  5. t

    t Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    1
    Chú Phước hiền lắm. Gặp ai cũng gật đầu chào. Trông chú ngoài đời cứ lầm lầm lũi lũi, chậm chậm...
    Tôi được xem ảnh chụp chú lúc qua đời bên Trung Quốc. Chỉ có hai mẹ con đeo khăn tang đứng bên cạnh. Lúc chú mất họ cũng không được ở bên. Nghe kể quy định bệnh viện bên đó rất nghiêm ngặt, chỉ được vào thăm theo đúng giờ và không được ở lại chăm sóc, thành ra khi họ vào thăm lại thì chú đã đi rồi...
    Thật lòng tôi thấy tiếc thương chú vô hạn. Trong số những nhà báo và phóng viên của Đài Truyền hình thì chú đã để lại cho tôi sự kính phục sâu sắc.
    Vĩnh biệt chú.
  6. vecchia_signo

    vecchia_signo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    1.854
    Đã được thích:
    0
    Vĩnh biệt chú..lớp nhà báo đi trước.
  7. vladimirV

    vladimirV Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Ngày mai đưa anh,tôi không thể có mặt.
    Nghĩ về anh,tôi muốn khóc.

Chia sẻ trang này