1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vĩnh biệt nhạc sĩ Trần Hoàn: Đã ngừng im "một nốt trầm xao xuyến"

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi lonesome, 24/11/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Vĩnh biệt nhạc sĩ Trần Hoàn: Đã ngừng im "một nốt trầm xao xuyến"



    Mới sáng sớm đã nghe chuông điện thoại reo. Tiếng GS.NSND Trọng Bằng - Tổng Thư ký Hội Nhạc sĩ VN nghèn nghẹn: "Ông Trần Hoàn "đi" rồi, sau 5 giờ sáng". Tôi nhìn lịch mà thấy nhiều trùng hợp. Ông đã chọn một ngày chủ nhật để nghỉ ngơi đời đời, chọn một ngày nguyệt tận của tháng 10 theo lịch âm tức là ngày 23.11.2003 để ngừng im "một nốt trầm xao xuyến" cuối cùng như ánh trăng cuối cùng của tháng.


    Trần Hoàn tên khai sinh là Nguyễn Tăng Hích sinh ngày 27.12.1928 tại Hải Lăng, Quảng Trị. Cha mẹ Trần Hoàn vốn là những người mê dân ca và nhã nhạc. Sinh ở Quảng Trị, nhưng xứ Huế mới là nơi dinh dưỡng đắm say âm nhạc của chàng trai đất "Hải Lăng mồ chen thôn xóm"... này.



    Những năm học ở Trường Lycée Khải Định là những năm khởi đầu cho hành trình âm nhạc một đời của chàng thanh niên Nguyễn Tăng Hích. Quá yêu "Thiên thai" của Văn Cao, anh đã lấy chữ "Trần Hoàn" trong câu hát: "Đào Nguyên Trước, Lưu Nguyễn quên trần hoàn" làm bút danh cho mình. Nhưng bút danh ấy chắc chắn sẽ bị lãng quên (dẫu "Thiên thai" thì bất tử) như nhiều bút danh khác trong lịch sử tân nhạc VN nếu không có trào lưu làm rung chuyển đất nước của Cách mạng Tháng Tám.

    Năm đó, Trần Hoàn 17 tuổi. Dù viết nhạc còn sai nhịp, nhưng không khí "Nam tiến" sau ngày 23.9.1945 đã thúc đẩy Trần Hoàn viết ra bài hát đầu tiên "Học sinh vui tươi" để nhận được giải thưởng của nhà trường. Cú hích nghệ thuật quan trọng này đã quyết định sự dấn thân của Trần Hoàn trên con đường âm nhạc.

    Điều quan trọng quyết định hơn để Trần Hoàn hoàn toàn tự tin là sự thẩm định bằng "cặp mắt xanh" của các bậc huynh trưởng Nguyễn Xuân Khoát, Văn Cao, Tô Vũ tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc thời chống Pháp. Khi ấy, làng nhạc mới biết đến Trần Hoàn qua "Sơn nữ ca" được Trần Hoàn viết năm 1948 và "Lời người ra đi" (còn gọi là "Rằng kháng chiến còn trường kỳ").

    Bên cạnh sự thẩm định là sự dìu dắt của các huynh trưởng khác như Nguyễn Văn Thương và Lê Yên. Từ khu IV, Trần Hoàn ra khu III và phụ trách hoạt động văn nghệ địch hậu vùng tả ngạn sông Hồng. Khi ấy, ở Hà Nội bao người đã hát "Sơn nữ ca" (đã được chỉnh lời khác lãng mạn hơn) mà không biết tác giả của nó đang ở ngay sát cạnh thành phố và chỉ đạo những hoạt động văn nghệ kháng chiến. Cũng một thực tại như thế nhưng là thời chống Mỹ, bao người hát "Sơn nữ ca" ở Huế cũng không biết rằng tác giả của nó đang hoạt động ở ngay sát cạnh với bí danh Hồ Thuận An.

    Cuộc đời Trần Hoàn trước khi làm Bộ trưởng VHTT (có lúc cả Thể thao và Du lịch) đã từng là cán bộ lãnh đạo văn hoá của 3 thành phố lớn là: Hà Nội, Hải Phòng, Huế (Bình-Trị-Thiên).

    Trần Hoàn đã trả ơn cho nơi sinh thành và nơi dinh dưỡng âm nhạc đầu đời - xứ Huế và tỉnh Bình-Trị-Thiên - đến ngót 20 năm (từ 1966 đến 1983). Những năm chống Mỹ ác liệt, với bút danh Hồ Thuận An, Trần Hoàn đã có những giai điệu chiến đấu vừa nóng bỏng vừa sâu lắng như "Đường yêu nhất đường ra mặt trận", "Tiến về thành Huế", "Em thương người trong Huế đấu tranh", "Lời ru trên nương" (thơ Nguyễn Khoa Điềm)...

    Giải phóng Đông Hà năm 1972 và ngay sau khi Đông Hà thành thủ phủ của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam VN, Trần Hoàn đã có những "Tiếng hát chiều Gio Cam giải phóng", "Tiếng đàn trên đường chín"... Sau giải phóng, ông chợt vút lên thanh thoát "Một mùa xuân" (thơ Thanh Hải) với tâm sự của: "Một nốt trầm xao xuyến - tan biến trong hoà ca...".

    Trần Hoàn là một bộ trưởng VHTT nhiều chất nghệ sĩ nhất nhưng ông cũng là con người của công việc. Ông đi, chỉ đạo và viết như vốn dĩ ở đời là thế. Có lẽ chỉ vài ngày gần đây, khi căn bệnh tim quái ác vật ngã ông trên giường bệnh, ông mới phải dừng lại những thói quen mà ông đã tự xác lập khi bước chân vào con đường cách mạng đầy chông gai và thử thách, dấn thân vào nghệ thuật âm nhạc đầy thanh cao và ngưỡng vọng.

    Đã như thế, con người ông chỉ biết gắng gỏi, biết chịu đựng và biết vượt lên. Suốt chặng hành trình của 75 năm cuộc đời là vậy, không phải lúc nào cũng êm đềm, cũng sáng sủa. Không phải lúc nào cũng thành công, cũng chín chắn. Song có thể nào khác được khi ông đã là con người với đủ nghĩa của nó, một con người chỉ mong như người bạn thơ Thanh Hải là "Một nốt trầm xao xuyến - tan biến trong hoà ca".
  2. Suongroi

    Suongroi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2003
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    0
    Tan biến trong hoà ca ?
    ????
  3. haynoivecuocdoi

    haynoivecuocdoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2003
    Bài viết:
    2.000
    Đã được thích:
    0
    Có link lại ghi là : ta biến trong hoà ca
    ..................................
    dường như trong ta,em có điều tuyệt vọng...
     

Chia sẻ trang này