1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vĩnh biệt Thư họa gia Thanh Hoằng Khê

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi loa_ken_den_si, 05/01/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    Vĩnh biệt Thư họa gia Thanh Hoằng Khê

    Nhận được tin buồn trong những ngày cuối năm này , chúng tôi những thế hệ tiếp bước bộ môn Nghệ Thuật Thư Hoạ cao quí này , vô cùng xúc động và bàng hoàng. Xin được loan hung tin này...

    Lễ phúng viếng Cụ Lê Xuân Hòa hồi 9h ngày Chủ Nhật 6/1/2008 Tại nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng. Số 5 Trần Thánh Tông - Hà Nôi.

    Kính !
  2. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    Nhà thư pháp Thanh Hoằng Khê LÊ XUÂN HÒA:
    GẦN TRĂM NĂM GÁNH CHỮ THÁNH HIỀN?

    (TT&VH) - Cái tin nhà thư pháp Thanh Hoằng Khê Lê Xuân Hòa ra đi mãi mãi, đã làm cho không ít người ngậm ngùi thương tiếc, không chỉ trong giới thư pháp, thư họa Việt Nam, mà còn cả trong lòng những ai đã từng tri diện với cụ, được cụ tặng chữ, hoặc được biết đến cụ cho dù chỉ là ?ovăn kỳ thanh bất kiến kỳ hình?..
    Một ?obiểu tượng? của làng thư pháp Việt Nam.
    Trong làng thư pháp Việt, hiếm có thư gia nào, được cả người chơi thư pháp chữ Hán, lẫn thư pháp chữ Quốc ngữ, luôn nhắc tới trong niềm kính trọng như cụ Lê Xuân Hòa. Sống gần đủ một thế kỷ, chứng kiến bao cuộc thăng trầm của lịch sử dân tộc, cũng như những biến đổi hình thái kinh tế xã hội từ phong kiến sang XHCN; lại là người xuất thân từ giòng dõi nho gia, lớn lên giữa lúc đạo Nho thất thế, trải qua nhiều oan khuất và lưu lạc hơn nửa đời người nơi mảnh đất nghìn năm văn vật nhưng không phải quê nhà. Lê Xuân Hòa là một trong số ít những người chơi chữ ở Việt Nam chứng kiến được toàn cảnh bức tranh ?othư pháp Việt?, từ cái buổi ?oqua đường không ai hay? đến khi môn nghệ thuật này có cho mình một cái gì đó mang ý nghĩa là của người Việt làm nên.
    Từ những năm cuối cùng của thế kỷ XX đến nay, phong trào thư pháp Việt nói chung, bao gồm cả thư pháp chữ Hán và chữ Quốc ngữ phát triển rầm rộ cả về chất và lượng trên phạm vi cả nước, thì cũng chính trong thời gian này, thư họa gia Lê Xuân Hòa cũng bước sang cái tuổi ?ocạn mùa tuế nguyệt?. Người ta nhắc nhiều đến tên ông trong những cuộc triển lãm thư pháp lớn gần đây ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, khi mà ông chỉ còn tham gia triển lãm bằng những tác phẩm được sáng tác từ khi ông còn khỏe, như một niềm kích lửa cho các tác giả thư pháp @. Hành nhiệm ấy, không chỉ đơn thuần là khích lệ, mà sâu xa hơn, là sự truyền lửa cho thế hệ trẻ hôm nay, với những ai quý trọng chữ thánh hiền, đang âm thầm tiếp nhận, lặng lẽ duy trì và hân hoan phát triển nghệ thuật này.
    Cái hình ảnh về nhà thư pháp tiền bối Lê Xuân Hòa, với chòm râu bạc, nụ cười tươi sáng, cánh tay thanh thoát đưa bút thảo chữ ở Văn miếu Quốc tử giám mỗi khi tết đến xuân về, như in vào lòng người dân Hà thành nhiều năm qua. Cho đến khi, người ta thấy xuất hiện trong sân Văn miếu những cuộc trình diễn thư pháp với quy mô lớn, toàn là những ?oông đồ thời @?, trong trang phục quần tây áo sơ mi, túi giắt điện thoại di động, và sau lưng họ là những tấm poster cỡ lớn đượm chất công nghệ, công chúng hiểu được rằng, ở đây, ngay trong cái sân quốc học này, đã có một cuộc chuyển giao sâu sắc. Mặc dù vậy, những người trẻ chơi thư pháp hôm nay ở Việt Nam, dù có cởi bung khái niệm thư pháp ra đến đâu đi nữa, thì với họ, tài sản lớn nhất của thế hệ đi trước để lại, chính là những di sản về nhân cách và triết lý sống cao đẹp của chữ thánh hiền ngấm trong những thư gia như Lê Xuân Hòa, Nguyễn Văn Bách, Lại Cao Nguyện, Cung Khắc Lược?để lại trong chính quá trình hoạt động thư pháp, gần cả cuộc đời các cụ. Nhưng đúng lúc này, khi cái ?omùa xuân thư pháp Việt? đang trổ những bông hoa mang hương sắc Việt, thì cụ Lê Xuân Hòa lại mỉm cười ra đi trong niềm thanh thản?
    Nét chữ còn nguyên dấu anh tài?
    Khi cụ chưa qua đời, có lời đồn rằng, ở Việt Nam tính cho đến cuối thế kỷ XX, chỉ có duy nhất thư họa gia Lê Xuân Hòa là ?ochuyên nghiệp? về thư pháp. Cụm từ chuyên nghiệp ở đây được hiểu với nghĩa là sống bằng nghề viết chữ. Thế nhưng, sự chuyên nghiệp ấy, theo như phong thanh dân trong làng thư pháp ước tính, thì cụ cũng chỉ trải qua khoảng mươi lăm hai chục năm thôi. Đó là giai đoạn từ khi cụ về hưu đến những năm 1990 -1995. Với bất cứ ai cầm bút lông chơi thư pháp, cũng hiểu được rằng, cái nghề đứng thứ nhất trong bốn thứ là chữ, tranh, sành, kiểng này, phải cần chơi đến cuối đời mới mong thành tựu. Mọi thành công trước đó, cũng chỉ là những lát cắt nhỏ lẻ, làm nền tảng cho công phu tập luyện. Với cụ Hòa, có lẽ như điều nhận xét ấy là đúng sự thật.
    Bao nhiêu thăng trầm dâu bể từ buổi bỏ xứ Thanh ra đất kinh kỳ, cho đến khi thôi không đảm đương các công việc xã hội nữa, cứ như ngấm cả vào nghiên mực đặc sánh, quyện trong nét bút tài hoa, lao đi trong nét thảo thư và hành thư đới thảo nổi tiếng của cụ. Để rồi, những bức chữ ấy, không chỉ đến với những người yêu văn mến chữ, mà còn được các chính trị gia trong và ngoài nước ngưỡng mộ, trân trọng. Cụ tặng chữ cho các nguyên thủ quốc gia như nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải?với những chữ thể hiện nhân cách, con người, công việc của từng người được tặng. Cụ nhìn thấy người, biết người đó cần chữ gì để cho họ, điều đó nói lên rằng, trước tiên cụ đã nhìn thấy mình bằng ánh mắt khiêm nhường và trái tim trong sáng. Đó cũng chính là cái Đạo của chữ, mà cũng là cái đạo của người chơi chữ vậy.

    Với cách hiểu, thư pháp là nghệ thuật dùng cái đẹp của chữ viết để biểu hiện cái chân, cái thiện của tư tưởng và tâm hồn, nhà thư pháp luôn coi trọng tầm cao của tư duy và cảm xúc những dòng chữ mình viết. Có thể nhận định rằng, nhà thư pháp Lê Xuân Hòa là một trong số ít những thư pháp gia ở Việt Nam đạt đến tầm như vậy. Tuy cụ đã ra đi, nhưng những nét chữ tài hoa, chứa đựng những ẩn tình sâu xa thâm thúy cụ để lại, sẽ mãi là những di sản quý cho những thế hệ đi sau học tập. Xin vĩnh biệt nhà thư pháp hàng đầu Việt Nam: Thanh Hoằng Khê Lê Xuân Hòa!
    Trịnh Tuấn - Báo Thể thao & Văn hóa, số 7, thứ 2, 7/1/2008
    Nhà thư pháp Thanh Hoằng Khê Lê Xuân Hòa quê ở Làng Phú Khê, huyện Hoằng Khuê (Thanh Hóa). Ông sinh năm 1914, trong một gia đình có truyền thống Nho gia. Từ nhỏ Lê Xuân Hòa đã được học chữ nho. Nhưng rồi đạo Nho thất thế, không ai dùng tới. 10 tuổi, Lê Xuân Hòa bỏ khoa thi, song vẫn tự học để hoàn thiện trình độ tiểu học, đặc biệt là vốn chữ Hán. Thời ấy, cậu bé Hòa đã nổi tiếng về chữ tốt.

    Được Quan_Di_Ngo sửa chữa / chuyển vào 22:54 ngày 07/01/2008

Chia sẻ trang này