1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vinh danh xứ Quảng - những gương sáng về nhân cách - hiếu học ...

Chủ đề trong 'Quảng Nam' bởi Daihocdanang, 06/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Daihocdanang

    Daihocdanang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2007
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    Vinh danh xứ Quảng - những gương sáng về nhân cách - hiếu học ...

    [​IMG]
    [​IMG]

    (Báo Tuổi trẻ Online http://www.tuoitre.com.vn )
  2. ntran10

    ntran10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    1.040
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài này mình đã khóc, tính vốn đa cảm và nhớ lại một thời đã qua, không biết làm sao mà mình đã vượt qua được tất cả những ngày xưa ấy. Bây giờ, ở đây không có cảnh đậu ĐH mà không có tiền học, học giỏi chính phủ cho, dốt dốt chỉ vừa đủ đậu thì được cho vay, học xong bao giờ làm có tiền thì trả.
    Bạn này thủ khoa, ai biết nhắn dùm bạn ấy cố mà học TA đi, cơ hội đang mở ra với bạn ấy, học bổng AISAIDS thường học kỳ 2 năm nhất (tháng 2-3) là xét tuyển, không thì cũng có nhiều loại hùm bà lằng khác, 322, xử lý nợ, MU-BU-SO..., đừng nên bỏ lỡ cơ hội, người Quảng Nam, giọng Quảng học TA thường thì rất kém hiệu quả và chậm tiến.
    Đây cũng có 1 thủ khoa nữa người Quảng Nam
    Hai thí sinh đạt 30,5 điểm
    Theo kết quả chấm thi, hai thí sinh khối A đạt 30,5 điểm (tính cả điểm ưu tiên) của Đại học Bách khoa Đà Nẵng là Hoàng Trung và Trần Hữu Quốc.
    Thí sinh Hoàng Trung (sinh ngày 15/11/1989) quê huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Điểm thi 3 môn của Trung là: Toán: 9,75 điểm , Lý: 10 điểm , Hoá học: 9,5 điểm. Tổng cộng điểm 3 môn làm tròn và cộng thêm điểm ưu tiên khu vực, Hoàng Trung đạt 30,5 điểm.
    Còn Trần Hữu Quốc (sinh ngày 18/8/1989), quê huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Quốc được 8,5 điểm Toán, Lý: 9,75 điểm, Hoá học: 10 điểm. Tổng cộng 3 môn làm tròn và điểm ưu tiên là 30,5 điểm.
    Ở khối V, điểm cao nhất thuộc về thí sinh Dương Nguyên Thảo (SBD DDK.V 14212) với 32 điểm. Trong đó, Toán: 8,25 điểm, Lý: 7,75 điểm, Vẽ năng khiếu: 16 điểm
    (Theo Tiền Phong)
    Được ntran10 sửa chữa / chuyển vào 19:47 ngày 06/08/2007
  3. HkDngVn

    HkDngVn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/05/2007
    Bài viết:
    514
    Đã được thích:
    0
  4. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Nếu hiếu học nhưng không có nhân cách, hoặc ngược lại, có nhân cách mà không hiêú học thì có được vinh danh không nhỉ?
  5. HkDngVn

    HkDngVn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/05/2007
    Bài viết:
    514
    Đã được thích:
    0
    Câu này là một vấn đề đây , ai trả lời giúp cái đi
    Theo mình, phải nói thêm rằng, hiếu học và học giỏi , có nhiều người suốt ngày chỉ học và ... học, thế mà vẫn dốt như thường :))
  6. ntran10

    ntran10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    1.040
    Đã được thích:
    0
    Thường người giỏi thì sẽ có nhân cách tốt, tất nhiên ko phải sưu tập nhiều bằng cấp là giỏi, đặc biệt trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Có người học cà đời, có bằng cấp cao nhưng chẳng được ai coi trọng. Thế nên mới phải trồng người chứ ko phải chỉ dạy không
  7. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Giới thiệu về gương sáng, hiếu học, nhân cách Quảng Nam, không thể không nói đến một nhân vật rất nổi tiếng. Đó là giáo sư Hoàng Tuỵ. Ông là một vị giáo sư khả kính, uyên bác và có tâm đối với sự phát triển giáo dục của VN. Ông dìu dắt các học trò không chỉ ở tác phong khoa học, phương pháp nghiên cứu mà còn ở tính trung thực khoa học.
    Tên tuổi ông đã và đang đi vào lịch sử toán học như một trong những cánh chim đầu đàn của nền toán học thế giới. Ông là cha đẻ của một lĩnh vực toán học và có những kết quả thuộc hàng kinh điển của chuyên ngành. Sách của ông về Tối ưu toàn cục cũng được xếp vào loại sách gối đầu giường cho các nhà toán học muốn theo đuổi lĩnh vực này.
    Những năm gần đây, tuy tuổi đã cao, ông vẫn luôn nghiên cứu và đưa ra những kết quả mới. Số lượng các bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế khá lớn. Nếu theo lẽ thông thường, chỉ cần đạt được 1/70 số bài báo với chất lượng như thế, đã đủ để gọi là một nhà toán học rồi.
    Dưới đây là một bài báo viết về ông. Các bạn quan tâm có thể search trên google.com để tìm đọc thêm về ông.

    Hoàng Tuỵ​
    [​IMG]
    Giáo sư Hoàng Tụy là người đặt nền móng cho chuyên ngành toán học mới: Lý thuyết Tối ưu Toàn cục. Cống hiến lặng lẽ của ông với toán học sau này trong nước mới được nhiều người biết tới trong khi đó ở thế giới trường phái toán học Hà Nội đã mặc nhiên được thừa nhận
    Hoàng Tụy sinh ngày 17-12-1927, tại Ðiện Bàn, Quảng Nam, là cháu nội em ruột cụ Hoàng Diệu - Nhà yêu nước chống thực dân xâm lược Pháp hồi đầu thế kỷ XX. Ông bộc lộ thiên hướng toán học từ những năm còn trẻ, tuy nhảy cóc hai lớp nhưng ông vẫn đỗ cao kỳ thi Tú tài phần 1, năm sau chỉ tự học bốn tháng đỗ đầu kỳ thi Tú tài toàn phần ban toán. Năm 1951 đang là giáo viên dạy toán tại Liên khu 5, khi nghe tiến sĩ Lê Văn Thiêm vừa về nước mở trường khoa học cơ bản, ông xin phép chính quyền kháng chiến mang ba lô có muối, gạo và vài cuốn sách toán đi bộ ròng rã sáu tháng trời để tới chiến khu Việt Bắc, đến nơi thì biết rằng chương trình này ông đã tự học xong cả rồi.

    Ông thuộc vào dạng nhà toán học khai phá những con đường mới, mặc nhiên chấp nhận sứ mệnh của mình với niềm say mê vô bờ. Lĩnh vực nghiên cứu của ông khá phong phú: Hàm thực, Giải tích lồi, vận trù học, Lý thuyết hệ thống và đặc biệt là lĩnh vực Tối ưu. Tối ưu Toàn cục là hướng nghiên cứu do ông đề xuất năm 1964. Ông vừa là người mở đường vừa là người đưa ra những kỹ thuật cơ bản khi giải bài toán tìm Cực tiểu hàm lõm trên một tập đa diện lồi như Siêu phẳng cắt, Phép chia nón. Ðây cũng là bài toán trung tâm, thường gặp nhất và nằm trong hầu hết các bài toán Tối ưu toàn cục khác. Các ý tưởng cơ bản và phương pháp đề xuất trong công trình đó đã phát triển thành khái niệm và phương pháp có tính kinh điển. Ðến những năm 80 Quy hoạch lõm được nhiều người nghiên cứu ứng dụng, nhu cầu đòi hỏi cần phải xây dựng một khung toán học vững chắc để bao quát những bài toán rộng hơn Quy hoạch lõm. Lý thuyết Tối ưu DC (Difference of two convex functions - Hiệu hai hàm lồi) ra đời vào khoảng năm 1985 đáp ứng nhu cầu ấy.
    Với 140 công trình khoa học và ba chuyên khảo về lĩnh vực này giáo sư Hoàng Tụy được cộng đồng quốc tế coi là người dẫn đầu trong lĩnh vực Tối ưu toàn cục. Ba chuyên khảo đã được xuất bản là: "Global Optimization - Deterministic approaches" R.Horst & H.Tuy - Springer Verlag 1990 (Tối ưu toàn cục tất định), "Optimzation on Low Rank Nonconvex Structures" H.Konno, P.T.Thach & H.Tuy - Kluwer - 1997 (Tối ưu hóa trên những cấu trúc không lồi bậc thấp) và "Convex Analysis and Global Optimization" H.Tuy - Kluwer Academic Publishers 1998 - giáo trình cho nghiên cứu sinh toán Tối ưu. Lý thuyết Tối ưu DC còn có hạn chế vì chỉ mới khai thác tính chất lồi hoặc lồi đảo trong khi đó tính đơn điệu lại rất phổ biến. Cho nên ba năm gần đây giáo sư Hoàng Tụy mở hướng nghiên cứu mới về Tối ưu đơn điệu, mà theo đánh giá của những chuyên gia trong ngành thì đó là khởi đầu của một giai đoạn mới cho Tối ưu Toàn cục Tất định.
    Năm 1997 một cuộc hội thảo toán học quốc tế nhằm tôn vinh giáo sư Hoàng Tụy được tổ chức tại Viện công nghệ Linkoping, Thụy Ðiển. Tập sách Kỷ yếu hội thảo ấy đã được xuất bản tháng 7 năm 2001. Vẻ đẹp tự nhiên và tao nhã (từ dùng của các nhà toán học) của những chứng minh toán học của ông chinh phục được các nhà khoa học thế giới, các bài toán của ông có ứng dụng trong nhiều ngành khoa học, công nghệ và kinh tế trong đó có những vấn đề thuộc lĩnh vực mũi nhọn của thế giới về tin học và sinh học. Năm 1988 tại Ðại hội quốc tế về quy hoạch toán học lần thứ 13 tại Tokyo các nhà toán học thành lập tạp chí Global Optimization (Tối ưu Toàn cục) mời ông làm Tổng biên tập nhưng ông từ chối với lý do Việt Nam lúc đó liên hệ với nước ngoài còn nhiều khó khăn, chưa có điều kiện thuận lợi cho việc biên tập một tạp chí khoa học quốc tế. Ông là ủy viên sáng lập của tạp chí này và là ủy viên Ban biên tập nhiều tạp chí quốc tế nổi tiếng khác như Mathematical Progamming (Quy hoạch toán học), Optimization. Nhiều trường đại học lớn trên thế giới mời ông đến giảng bài và giúp đào tạo tiến sĩ chuyên ngành. Giáo sư Hoàng Tụy cũng là tác giả của một số công trình toán học xuất bản tại Việt Nam như "Lý thuyết quy hoạch tuyến tính" - 1967, "Giải tích hiện đại" - 1965, "Phân tích hệ thống và ứng dụng" - 1987, là những tài liệu giáo khoa nổi tiếng trong nước.
    Bài toán Tối ưu đầu tiên của ông đăng ở báo cáo của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô nên nhiều nhà khoa học thế giới tưởng ông là người Nga. Mãi đến năm 1971 giáo sư người Mỹ Egon Balas mới viết đúng tên ông và quê hương Việt Nam. Mới đây ông lại được mời sang Mỹ giảng chương trình tối ưu đơn điệu để áp dụng vào một số nghiên cứu công nghệ sinh học và kỹ thuật chế tạo. Những ứng dụng rộng rãi của hướng nghiên cứu của ông được đánh giá cao trên trường quốc tế.
    Dưới sự lãnh đạo của ông, nhóm nghiên cứu tối ưu và điều khiển tại khoa Toán Ðại học Tổng hợp trước đây và của Viện Toán học Việt Nam dưới sự lãnh đạo của ông đã tham gia nhiều công trình ứng dụng thực tế về Vận trù học, toán Kinh tế, khoa học Hệ thống v.v...
    Hoàng Tụy cùng với giáo sư Lê Văn Thiêm đã có đóng góp lớn trong việc thành lập Viện Toán học và Hội Toán học Việt Nam. Viện Toán học Việt Nam hiện nay được Viện hàn lâm khoa học thế giới thứ ba công nhận là một trong 10 trung tâm toán học xuất sắc của các nước đang phát triển. Năm 1995 ông được trường Ðại học tổng hợp Linkoping (Thụy Ðiển) phong tặng Tiến sĩ danh dự về công nghệ. Năm 1996 ông được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học kỹ thuật. Ông được các trường đại học trên thế giới mời hội nghị. Giữa tháng sáu này, các trường đại học hai nước Áo và Pháp mời ông diễn thuyết.
    Vừa qua tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V của Hội Toán học Việt Nam, nhiều thế hệ các nhà toán học đã tôn vinh và chúc mừng Giáo sư Hoàng Tụy, một trong những nhà toán học lão thành của đất nước
  8. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    HOÀNG TỤY - Nhà toán học sáng tạo không ngừng


    Nữ nghệ sĩ Anh Hip-nơ Cô-blit, Giáo sư Sử học Trường Đại học Ha-uých (Mỹ), tác giả cuốn sách bán rất chạy ở Mỹ viết về cuộc đời và sự nghiệp nữ toán học Nga Cô-va-lep-xcai-a, là người sáng lập Giải Cô-va-lep-xcai-a ở Việt Nam, Ni-ca-ra-goa, En Xan-va-do ...
    Chồng bà, tiến sĩ Nin Cô-blit, cựu sinh viên Ha-vớt, Giáo sư toán học Trường Đại học Tổng hợp Oa-sinh-tơn, cũng là người am hiểu Việt Nam. Ông sang thăm nước ta nhiều lần. Năm 1990, đến Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, làm việc với các nhà toán học Việt Nam, trở về Mỹ, ông viết một bài báo dài tới 30 nghìn từ, chiếm 19 trang tạp chí, kèm theo mười bức ảnh, một tấm bản đồ và ba biểu đồ, đăng trên tờ the Mathematical Intelligencer (Người đưa tin toán học) được Springer ?" Verlag in đồng thời ở Mỹ và Châu Âu. Đầu đề bài báo là : Hồi ức về toán học ở một đất nước bị bao vây.
    Qua những mẩu hồi ức của Giáo sư Hoàng Tụy, nhà toán học Mỹ muốn giới thiệu với giới toán học quốc tế những thành tựu đáng ngạc nhiên của các nhà toán học, cũng như các em học sinh giỏi toán Việt Nam tại các Ô-lim-pich toàn quốc tế, mặc dù đất nước này đang bị Mỹ cấm vận, và có mức thu nhập bình quân đầu người thấp không tưởng tượng nổi. Nin Cô-blit dành phần lớn bài báo để kể tỉ mỉ quê hương, dòng họ, thời niên thiếu, thanh niên cũng như quá trình học tập, nghiên cứu, sáng tạo của nhà toán học Việt Nam Hoàng Tụy - người đứng đầu Trường phái Hà Nội - mà nhiều kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực lý thuyết tối ưu toàn cục được coi là kinh điển, được thừa hưởng rộng rãi ở Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản...
    Giáo sư Hoàng Tụy sinh ngày 17.12.1927 tại Xuân Đài, Điện Bàn, Quảng Nam, là cháu cụ Phó bảng Hoàng Diệu, vị Tổng đốc tuẫn tiết bên Hà Thành thất thủ sáng 25.4.1882, được các văn thân yêu nước thời bấy giờ ca ngợi là "cựu lục thiên thu truyền tiết liệt''" (sử sách ngàn năm còn truyền tiếng tiết liệt).
    Giỏi văn học Pháp, nhưng ngay từ thời trung học, Hoàng Tụy đã bộc lộ thiên hướng toán học. "Nhảy cóc" hai lớp, là thí sinh tự do, anh vẫn đỗ đầu kỳ thi tú tài phần một vào tháng 5.1946, và sau đó bốn tháng, đỗ đầu tú tài toàn phần ban toán ở Huế. Ra Bắc, học Đại học Khoa học, nhưng chẳng bao lâu sau, anh lại phải quay trở về quê, khi tiếng súng kháng chiến nổ lan khắp phố hè Hà Nội. Về tới Quảng Nam, anh được mời dạy toán ở trường trung học Lê Khiết ở vùng tự do Liên khu V. Năm 1951, nghe tin Tiến sĩ Lê Văn Thiêm chuẩn bị mở Trường Khoa học cơ bản, anh Tụy liền xin phép Sở Giáo dục Liên khu V cho ra Việt Bắc theo học thầy Thiêm. Chuyến đi vượt nghìn dặm "tầm sư học đạo" ấy kéo dài gần sáu tháng. Trong ba lô chỉ có gạo, muối và dăm ba cuốn sách toán tiếng Pháp đã được gỡ bỏ hết bìa cứng và xén hết lề cho nhẹ bớt. . .
    Trường Khoa học cơ bản chuyển sang Khu Học xá ở Nam Ninh (Trung Quốc). Các hiệu sách ở đây có bán sách toán tiếng Nga. Hoàng Tụy liền học tiếng Nga qua tiếng Anh, với cuốn sách mỏng Russian in three Months (Tiếng Nga trong ba tháng). Không ngờ chỉ sau chưa đầy ba tháng, anh bắt đầu đọc được cuốn Lý thuyết hàm biến số thực của I.P. Na-tan-xôn, vừa đọc vừa luôn tay tra từ điển Nga - Anh, Nga - Hán...
    Hà Nội giải phóng, anh bắt đầu dạy toán tại Trường Đại học Khoa học, về sau là Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
    Tháng 3.1959, Hoàng Tụy trở thành một trong hai người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ khoa học toán - lý tại trường Lô-mô-nô-xốp, Mat-xcơ-va. Nhưng phải năm năm sau, anh mới có công trình thực sự gây tiếng vang quốc tế ...
    Công trình được công bố năm 1964 ấy không phải là một luận văn tiến sĩ dài bốn năm trăm trang, mà chỉ là một bài báo ngắn, vẻn vẹn có bốn trang khổ nhỡ, trên Báo cáo của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô. Kết quả đáng quí nhất của bài báo là đưa ra được một Lát cắt độc đáo. Lát cắt thật giản dị, nhưng lại có khả năng ứng dụng rất đa dạng, không những để giải nhiều bài toán tối ưu toàn cục (những bài toán "khó về bản chất", trước đó chưa ai giải được), mà còn để giải những bài toán quy hoạch tổ hợp. Phương pháp do Hoàng Tụy đề xuất về sau được giới toán học quốc tế gọi là "lát cắt Tụy" (Tuy''s cut) và được coi là cột mộc đầu tiên đánh dấu sự ra đời của một chuyên ngành toán học mới : lý thuyết tối ưu toàn cục
    Cách đây vài năm, từ ngày 20 đến ngày 22.8.1997 tại Viện Công nghệ Limkoping (Thụy Điển), một cuộc hội thảo quốc tế với chủ đề Tìm tối từ địa phương đến toàn cục được tổ chức để tôn vinh Giáo sư Hoàng Tụy, "người đã có công tiên phong trong lĩnh vực tối ưu toàn cục và quy hạch toán học tổng quát", nhân dịp Giáo sư sắp tròn 70 tuổi. Các báo cáo của các nhà toán học nhiều nước trong hội thảo này được tập hợp thành một cuốn sách đề tặng Giáo sư Hoàng Tụy do Kluwer Academic Publishers xuất bản ở Bô-xtơn (Mỹ), Luân Đôn (Anh), Đô-rét (Hà Lan) và nhiều nơi khác.
    Trong hơn ba thập niên vừa qua, kể từ khi công trình khai phá của Hoàng Tụy được công bố (1964), lý thuyết tối ưu toàncục ngày càng phát triển mạnh mẽ và có nhiều ứng dụng trong kinh tế, công nghệ. Trong sự phát triển toàn cầu ấy "Trường phái Hà Nội" (Ha Noi School) giữ vai trò nổi bật. Một số nhà toán học nước ngoài coi Hà Nội là "địa danh nổi tiếng thế giới về tối ưu hóa" với nhiều phát minh đặc sắc, về sau được giới toán học quốc tế gọi là Thuật toán kiểu Tụy, điền kiện không tương thích Tụy .v.v...
    Cuốn sách chuyên khảo của giáo sư Hoàng Tụy và giáo sư Rây-nơ-hốt (CHLB Đức) viết bằng tiếng Anh Global Optimization -Delerministic Approches (Tối ưu toàn cục - tiếp cận tất định) dày 694 trang, được Springer - Verlag in nhiều lần.
    Sang thập niên 90, Giáo sư Hoàng Tụy chuyên nghiên cứu quy hoạch D.C. Năm 1996, ông cùng Giáo sư Nhật Bản Hi-rô-si Kô-nô và nhà toán học trẻ Phan Thiên Thạch viết chung bằng tiếng Anh cuốn sách chuyên khảo nhan đề Optomization on Low Rank Nonconvex Structures (Tối ưu hóa trên những cấu trúc không lồi hạng thấp) dày 472 trang, được Kluwer Academic Publishers in đồng thời ở Mỹ, Anh, Hà Lan...
    Một cuốn sách khác, bộ giáo trình đào tạo tiến sĩ chuyên ngành tối ưu toàn cục, do Hoàng Tụy viết bằng tiếng Anh cũng được nhà xuất bản nói trên in ở Mỹ và châu Âu trong năm 1997.
    Giáo sư đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh do những kết quả sáng tạo không ngừng qua 108 công trình ở trình độ cao quốc tế.
    HÀM CHÂU

  9. ntran10

    ntran10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    1.040
    Đã được thích:
    0
    Cụ Hoàng Tụy là một trong những người con ưu tú nhất của quê hương đất Quảng thế kỷ 20 trên lĩnh vực khoa học công nghệ. Gia đình cụ, gồm những người con (dâu/rể) đều là những nhân tài cho đất nước. Dù đi đâu, ở đâu, cụ vẫn mang trong mình cái khí khái Quảng Nam.
  10. bluesss_mizu

    bluesss_mizu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    651
    Đã được thích:
    0
    http://www11.dantri.com.vn/nhipsongtre/2007/8/192925.vip




    Cô gái thích chinh phục những đỉnh cao


    [​IMG]

    Nguyễn Thị Ý Nhi.
    (Dân trí) - Nếu ai đã một lần xem chương trình Phụ nữ thế kỷ 21 thì chắc hẳn sẽ không quên được một cô bé dong dỏng, xinh xắn với một khuôn mặt lạ và cái tên rất dễ thương - Nguyễn Thị Ý Nhi. Mới đây, Nhi vừa lọt vào top 25 thí sinh xuất sắc nhất cuộc thi Miss Vietnam Global tại Mỹ.

    Nhưng không phải cho đến bây giờ mọi người mới biết về Ý Nhi. Hầu như tất cả sinh viên trường ĐH KHXH và NV - ĐH Quốc gia Hà Nội và những người hoạt động Đoàn, Hội của Hà Nội đều biết về cô Phó chủ tịch Hội Sinh viên vừa giỏi giang vừa sôi nổi, nói giọng xứ Quảng rất dễ thương ấy.
     
    Chập chững từ mảnh đất Quảng Nam ra Hà Nội, lạ nước lạ cái nhưng Ý Nhi - sinh viên K48 lớp CLC, khoa Ngôn ngữ đã nhanh chóng khẳng định mình bằng học lực rất ?otanh tưởi? và tham gia các hoạt động Đoàn, Hội của khoa, của trường cực kỳ năng nổ. Chả thế mà trong năm học vừa rồi Nhi đã là một trong 172 sinh viên được trao Giải thưởng Sao tháng Giêng của cả nước.
     
    Còn những thành tích khác trong 4 năm học ĐH của Ý Nhi có lẽ không sao kể hết: Hoa khôi ?oHội thi nữ sinh thanh lịch lần 2 - năm 2005?, Tổ chức các CLB, các cuộc thi nữ sinh thanh lịch, sinh viên tài hoa, các chương trình giao lưu với bạn bè trong và ngoài nước? Về học hành, điểm tổng của Nhi luôn trên 9,0 khiến bạn bè ai cũng phục.
     
    Ngoài đời, Nhi là một cô bé rất cởi mở và nhiệt tình. Gặp Nhi luôn thấy cô nở một nụ cười thật tươi. Nhi mê nhất là đi du lịch, dã ngoại và thưởng thức những món ngon khắp cả nước.
     
    [​IMG]Năng động và "bùi bụi" khi du lịch.
     
    Ý Nhi đến với cuộc thi ?oPhụ nữ thế kỷ 21? rất tình cờ: ?oLúc em đang chuẩn bị cho Khóa luận tốt nghiệp của mình, các anh chị bên Thành đoàn Hà Nội đã giới thiệu em tham gia cuộc thi. Mới đầu cũng sợ ảnh hưởng học hành nhưng rồi được mọi người động viên, em đã tham gia?.
     
    Cô bé còn khoe: ?oEm phải đi Nha Trang để tham dự cuộc thi. Cũng có những lúc muốn bỏ cuộc vì lo cho khóa luận tốt nghiệp. Nhưng em lại tự nhủ phải cố gắng hết mình, không được phụ lòng mọi người. Khi trở về còn đúng 1 tháng cho khóa luận. Tất bật lắm, nhưng rồi em cũng đạt điểm tuyệt đối là 10 điểm đấy?.
     
    Nhi cũng tâm sự rằng, mỗi phần thi là một thử thách đối với mọi người. Ai cũng có những sở trường và sở đoản nhưng điều quan trọng nhất là phải biết thích ứng với mọi hoàn cảnh. Phần khó nhất với Nhi là phần tổ chức từ thiện, Ban tổ chức tạo ra rất nhiều tình huống thử thách khả năng ứng xử, đối phó của thí sinh. Nhưng nhờ sự bình tĩnh và phối hợp tinh ý với bạn bè mà cô đã trở thành một trong 4 người xuất sắc nhất.
     
    Còn phần thi Nhi thích nhất là tập nấu ăn. Cô bé chọn làm món bánh xèo - đặc sản của quê hương Quảng Nam. Khi nghĩ lại những chặng đường đã qua, Nhi cảm thấy ?omỗi phần thi, khi đã vượt qua là một kinh nghiệm tốt để cho mình phát hiện được những ưu nhược điểm của bản thân. Từ đó, hoàn thiện mình hơn?.
     


     [​IMG]


    Duyên dáng và xinh tươi trong "Phụ nữ thế kỷ 21".
     
    Qua từng phần thi, càng ngày khán giả càng thấy Ý Nhi trưởng thành, chững chạc hơn. Với bản lĩnh, kiến thức sâu rộng và sự hết mình, hiện giờ, Nhi đang là một trong 3 thí sinh xuất sắc nhất, cùng Lưu Thị Thanh và Tăng Gia Di bước vào vòng cuối. Nhưng cho dù có dẫn đầu hay không, Nhi vẫn luôn cảm ơn những người bạn hết lòng ủng hộ cô.
     
    Một người bạn trên diễn đàn Phụ nữ thế kỷ 21 tên là kimvy viết: ?oTôi rất thích phong cách của Ý Nhi, cô ấy tự tin, thông minh và xinh đẹp. Hãy cố lên nhé Ý Nhi, chứng tỏ mình là thí sinh xuất sắc nhất... em rất xứng đáng?.
     
    Một bạn khác với nickname dothichi lại viết: ?oÝ Nhi, niềm tự hào của Quảng Nam, cố gắng lên em? Chị rất tin em là người chiến thắng, và là người tiên phong để đàn em sau này sẽ tiếp tục khẳng định "Người con gái đất Quảng" em nhé!?.
     
    Nhi tâm sự: ?oĐọc những tin nhắn của người thân, bạn bè, những lời động viên trên diễn đàn Phụ nữ thế kỷ 21 Nhi vui lắm?.
     
    Hình như với Ý Nhi, áp lực thi cử, học hành và hoạt động xã hội không làm cô mệt mỏi. Nhi luôn muốn khám phá thêm những điều mới mẻ và thích thú với những bận rộn của cuộc sống. Nhi bảo: ?oPhải biết sắp xếp thời gian và làm theo những kế hoạch đã định. Có như thế thì mới cân bằng được mọi thứ?.
     
    3 hôm sau khi lĩnh điểm 10 tốt nghiệp, Nhi tự ?othưởng? cho mình một chuyến ?ođi chơi xa?, đúng hơn là một cuộc chinh phục đỉnh cao mới. Đó là sang Mỹ tham dự cuộc thi Miss Vietnam Global. Nhi cảm thấy rất hạnh phúc vì mình đứng ở top 25 người đẹp nhất. Nhưng điều quan trọng với cô là ?ođược mở rộng tầm mắt, được quen biết với nhiều người Việt sống trên thế giới và tích lũy thêm nhiều kiến thức khi rời trường ĐH và bước vào cuộc sống?.
     
    Để vượt qua những khó khăn, với Nhi ngoài sự tự tin, bản lĩnh, khả năng của mình, em còn thực sự cảm động khi bên cạnh mình luôn có ba mẹ, bạn bè và thầy cô. Trong từng bước đi của cô không thể thiếu sự động viên, giúp đỡ của những người yêu mến.
     
    Nói về tương lai, Nhi hóm hỉnh: ?oHôm thi Phụ nữ thế kỷ 21 em cũng có nói đấy. Em muốn đi du học để học hỏi kinh nghiệm làm PR và mơ ước sẽ mở một trường dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Nhất định em sẽ theo đuổi niềm đam mê của mình?.
     
    Hà Phương

Chia sẻ trang này