1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vĩnh Linh đất thép anh hùng _Câu lạc bộ 7X, 8X...

Chủ đề trong 'Quảng Trị' bởi saubuom, 14/03/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. li2000

    li2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2003
    Bài viết:
    600
    Đã được thích:
    0
    Linh đã vào URL ấy, và vẫn vậy, nội dung vẫn sao chép từ các nguồn như web Quảng Trị, Lao Động...giá như topic ấy hội tụ những người yêu mãnh đất Vĩnh Linh và cũng là những người con quê hương Vĩnh Linh như topic A LÔ 7x, 8x của Vĩnh Linh đê! có lẽ sẽ hay hơn.
  2. Haypole

    Haypole Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2002
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Đúng vậy. Box Vĩnh Linh bên QTOL mới chỉ có vài người tham gia thôi. Buổi đầu như vậy cũng đã khá khả quan rồi. Trước đây, chỉ có Blacksun là người Vĩnh Linh tham gia vào QTOL. Càng ngày. QTOL càng gắn bó, nó là sân chơi cho tuổi trẻ QT , trong đó Vĩnh LInh cũng là một phần không thể thiếu. Vì lý do đó, box Vĩnh Linh đã được thành lập. Trước mắt, blacksun đang vận động mọi người ở xa tham gia, sau này về quê, hoặc qua ai đó quen biết, sẽ chuyển phát động tham gia box tại Vĩnh linh (hic, bây giờ VL cũng nhiều internet cafe lắm đó.) nhằm tạo nên một sân chơi lành mạnh cho các bạn trẻ của huyện ta. Nếu
    Url đến QTOL là :http://quangtrioffline.vze.com
  3. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    Kỷ niệm 50 năm đặc khu Vĩnh Linh (25.8.1954 - 25.8.2004)
    Vàng trắng Vĩnh Khê
    Lâm Chí Công
    Ngày 25.8.1954, tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi cầu Hiền Lương. Từ đó Vĩnh Linh (Quảng Trị) trở thành đặc khu, tiền đồn của miền Bắc xã hội chủ nghĩa - hậu phương lớn của miền Nam ruột thịt. Suốt cho đến ngày đất nước thống nhất, Vĩnh Linh phải gánh trên vai mình muôn vàn gian khó, sự huỷ diệt của kẻ thù. Tổng kết sau năm 1975, đế quốc Mỹ đã ném xuống đất này một lượng bom đạn khổng lồ, bình quân mỗi người dân Vĩnh Linh phải chịu 7 tấn bom đạn các loại. Còn hôm nay, Vĩnh Linh đã thay đổi hẳn diện mạo.
    "Hoà bình, đồng bào Vĩnh Linh đã sát cánh bên nhau làm ăn, dựng xây quê hương - Chủ tịch UBND huyện Lê Đức Yên nói. Đến nay huyện nhà đã định hình được các vùng kinh tế trọng điểm, đó là vùng trung du miền núi với thế mạnh cây công nghiệp, cây ăn quả và kinh tế trang trại, vùng đồng bằng với thế mạnh cây lương thực và nuôi trồng thuỷ sản, vùng biển giàu tiềm năng du lịch và đánh bắt hải sản". Tôi lên núi, nơi có gần 5.000ha "vàng trắng" mà theo lời anh Yên sẽ là một cú hích, động lực lớn để "làm cách mạng" trong nông nghiệp nông thôn Vĩnh Linh.
    Xung Phong
    Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Khê (Vĩnh Linh) Hồ Phúc sau khi đưa tôi đi một vòng quanh xã, điểm lại những tên khe, tên núi gắn với quá khứ hào hùng, oanh liệt của đồng bào thiểu số Vĩnh Linh trong những tháng năm chống giặc Mỹ xâm lược, đã phấn khởi khoe: "Đồng bào Vân Kiều Vĩnh Khê không chỉ giỏi làm lúa nước để đủ gạo ăn mà còn trồng ném, nuôi cá, gà, lợn... hàng hoá để đem ra chợ bán thu tiền triệu mỗi năm nữa. Đặc biệt, đến nay toàn xã đã có gần 250ha caosu tiểu điền, bình quân mỗi hộ có gần 2ha, vàng đó cán bộ ơi, một hai năm nữa vào kỳ thu hoạch rộ, không khéo xã tui thành điển hình, lên tivi cho mà coi...". Nghe chị Xường, cán bộ phụ nữ xã, xướng tên các thôn, tôi hỏi "có thôn Xung Phong à?". Chị Xường cười, ra vẻ bí hiểm: "Xung Phong là làng văn hoá đầu tiên của Vĩnh Khê đó. Còn vì răng có tên là Xung Phong thì... phải về ở lại với bản một đêm mới biết được".
    Khi chỉ còn tôi với người lính già Hồ Gầm bên chiếu rượu, ông chậm rãi và rất xúc động: "Những năm tháng chiến tranh, bố làm trung đội trưởng cơ động xã Vĩnh Khê. Giặc ném bom ác liệt lắm. Đồng bào hy sinh nhiều. Trốn mãi trong rừng thì lấy gì ăn, nuôi bộ đội. Phải tính chuyện làm ăn. Họp dân, rồi quyết định phải ra thung lũng này để trồng sắn, rau, ngô, lúa lấy cái ăn. Hỏi ai xung phong mới cho đi. Tất cả đồng bào xung phong cả. Người trước ngã xuống, lớp sau xông lên. Nhờ rứa mới giữ được bản làng. Hoà bình lập lại, đất này là đất dữ, đầy hố bom và đạn pháo quân thù. Đồng bào lại xung phong đến đây lập lại làng mới và tên làng Xung Phong ra đời từ đó...
    "Tự cung, tự cấp"
    Đến thăm nhà chị Hồ Thị Xường - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã - lại nghe các con chị đều thành đạt và trở về phục vụ quê hương cả. Cô con gái đầu đang dạy tiểu học tại xã, cô thứ nhì vừa tốt nghiệp cao đẳng sư phạm sử - địa, cậu trai út đã vào Đại học Quy Nhơn năm thứ nhất. Tôi rất vui và có phần "ngạc nhiên" trước chuyện học hành của con em Vân Kiều ở Vĩnh Khê. Như đọc được suy nghĩ đó chị Xường nói luôn: "Nhiều cán bộ dưới xuôi lên đây, lúc đầu đều không tin. Trạm y tế xã có một bác sĩ và ba y sĩ đều là người của xã, trường tiểu học cũng rứa, con em đồng bào cả; có thể nói Vĩnh Khê là xã tự cung tự cấp cán bộ đầu tiên của miền núi Quảng Trị".
    Bí thư Đảng uỷ xã Vĩnh Khê Hồ Văn Cường có cái nhìn xa hơn về nhân tố con người, ông nói: "Xã hiện có 7 cháu học đại học, trong đó có 1 đại học y khoa, 11 cháu học cao đẳng sư phạm. Như thế là tạm yên tâm về chuyện cán bộ cho trường, trạm, bác sĩ trưởng trạm sắp về hưu nhưng đã có cháu sắp ra trường điền vào. Nhưng, cũng còn những cái lo. Như năm học mới này (2004 - 2005), cả xã có 33 em tốt nghiệp trung học cơ sở nhưng chỉ tiêu trên cho chỉ có 7 em được ra học trường nội trú tỉnh, 26 em còn lại biết giải quyết cách răng (?). Có 11 cháu học cao đẳng, đại học sư phạm đã và sắp ra trường đó rồi. Cái khó là ngôi trường...".
    Giấc mơ vàng trắng
    Từ đường xuyên Á ngay tại thị trấn Cam Lộ tôi nhập vào đường Hồ Chí Minh, băng qua bạt ngàn đất đỏ bazan, băng qua bạt ngàn màu xanh caosu, hồ tiêu của miền tây Vĩnh Linh. Vùng này đang có gần 5.000ha caosu, hiện đã thu hoạch cho sản lượng gần 1.000 tấn mủ mỗi năm. Cách Vĩnh Khê không xa, làng thanh niên lập nghiệp trên đường Hồ Chí Minh vừa được ra đời, mục tiêu hướng tới của hàng trăm cặp vợ chồng trẻ nơi đây là sẽ trồng cây caosu để thu vàng trắng. Vài năm tới, khi toàn bộ diện tích trên đều vào kỳ thu hoạch, và giá caosu giữ được như hiện nay thì giấc mơ tỷ phú từ vàng trắng của 200 chủ trang trại và hàng trăm ông chủ tiểu điền ở Vĩnh Linh phải nói là... trên cả hiện thực.
    Trưởng bản Hồ Phưn đưa tôi đi xem rừng caosu 7 tuổi của bà con dân bản. Ôm từng gốc cây anh hồi tưởng: "Đất vùng này trước đây bị bom đạn cày xới, toàn là hố bom hố pháo, sim mua dại mọc đầy. Nhưng mồ hôi, công sức của đồng bào đã được đền đáp... Hồi chiến tranh làm răng ai nghĩ được là đồng bào Vân Kiều Vĩnh Khê rồi sẽ được thắp điện. Rứa mà chừ có điện thiệt. Trụ điện cao thế, đường dây điện 500 Bắc Nam chạy đầy vườn caosu đây nì. Vĩ đại quá cán bộ hè!".
    Rời Vĩnh Khê. Con đường về rộng dài và đẹp làm sao. Nhưng hình như vẫn vắng vẻ, thiêu thiếu một cái gì. Đất bazan màu mỡ ở miền tây Vĩnh Linh vẫn bạt ngàn, trong khi diện tích caosu chưa đủ để tính chuyện làm ở đây một nhà máy chế biến. Mủ caosu là vàng trắng. Nhưng để giấc mơ này thành hiện thực, tinh thần Xung Phong của thời đánh giặc thôi chưa đủ, phải có trí tuệ của người dẫn đường.
  4. Rockerfeller

    Rockerfeller Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/07/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    Tui cũng là dân Vĩnh Linh, ở Vĩnh Chấp, trước học Cấp 3 Hồ Xá, khóa 1992 - 1995, giờ ở TP HCM.
  5. saubuom

    saubuom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2004
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Hi! Chào mừng thêm đồng hương nữa. Tôi cũng học C3 Hồ Xá nhưng trước bạn 1 khoá, mới vào SG thôi. Bạn vào TP HCM lâu chưa.
  6. saubuom

    saubuom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2004
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Nhiều internet cafe lắm hả? Ôi hay nhỉ... để nhắm mắt lại tưởng tượng cái. Tại bữa Tết về tui ko có thấy thì phải.
    Bên QTOL á, tui cũng mới mon men qua bên đó đó, và cảm nhận được tâm huyết của các bạn. Cứ thế nhé! Tui vốn yêu Vĩnh Linh, nên chắc là qua lại thườgn xuyên đó. Còn đây là "quán trọ" đầu tiên của tui, first love mừ !
  7. Rockerfeller

    Rockerfeller Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/07/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    Vô từ tháng 8.1999. Cũng được nửa thập kỷ rồi.
  8. Haypole

    Haypole Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2002
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Bữa nay có khá nhiều quán Internet ở Hồ Xá và CTùng rồi chị Saubuom ạ. Hồi hè em về thèm quá lên ngồi mấy tiếng liền, giá cũng chỉ 4000 thôi nhưng mạng chạy chậm quá (vì không sử dụng được ADSL). Nhưng thế cũng là hạnh phúc lắm rồi.
    Bên QTOL, diễn đàn hiện nay đang phát triển mạnh về lượng và chất. Mọi người đang cố gắng xây dựng một cộng đồng mạng (theo mô hình của TTVNOL) riêng cho người QT. Riêng box Vĩnh Linh, hiện nay là một box địa phương đầu tiên trên QTOL. Do những đặc tính về lịch sử của VL, chúng ta sẽ có nhiều điều để thảo luận ở đây.
  9. saubuom

    saubuom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2004
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Mới đọc bài này từ VOV. Thì ra là làng thanh niên Vĩnh Linh đây, bây giờ mới đọc được bài viết chính thức. Nếu thật như vậy thì cũng mở mặt mở mày cho dân Vĩnh Linh ta quá nhỉ.
    Sức trẻ Vĩnh Linh
    Từ thị trấn Hồ Xá, chúng tôi đến vùng kinh tế mới bắc sông Bến Hải, Vĩnh Linh ?" nơi đang hình thành "làng Thanh Niên" đầu tiên của tỉnh đoàn Quảng Trị. Vùng kinh tế mới bắc sông Bến Hải được thành lập cách đây tròn 10 năm, với mục đích là giãn dân của 7 xã trong huyện Vĩnh Linh, mà chủ yếu là đoàn viên thanh niên và hộ gia đình trẻ. Từ 1 vùng hoang hoá, nay đã trở thành một làng thanh niên lập nghiệp với cây cối xum xuê. Thấy chúng tôi chăm chú quan sát những lô tiêu thẳng tắp và những cây ăn quả đang ra hoa kết trái, anh Lê Đức Lành - một thanh niên sản xuất giỏi đã bộc bạch: "Đã bao nhiêu mồ hôi, công sức và cả nước mát nữa mới tạo dựng được đấy?.
    Đúng vậy đây là một vùng bị ảnh hưởng của chiến tranh rất nặng nề, hố bom chi chít, lau lách um tùm, sự chết chóc còn rình rập trong lòng đất, rồi thời tiết khắc nghiệt, giao thông đi lại khó khăn? Vì vậy, bước đầu khi mới lên đây có người đã nản chí muốn bỏ về. Nhưng rồi với ý chí của tuổi trẻ, với quyết tâm đẩy lùi đói nghèo, vươn lên làm giàu bằng chính sức lao động của mình, họ đã chung lòng, chung sức san lấp hố bom, khai hoang vỡ đất và mạnh dạn vay vốn để trồng cây công nghiệp dài ngày như cao su, tiêu kết hợp với trồng cây ăn quả và cây ngắn ngày để ổn định cuộc sống.
    Và đất đã không phụ công người, cuộc sống đã từng bước đi vào ổn định. Từ những mái nhà tranh vách đất đơn sơ với 24 họ đầu tiên, nay đã có 45 hộ đến định cư lâu dài và nhà xây mái ngói cũng đã mọc lên bên những vườn cao su xanh tốt. Năm 2004 này, làng kinh tế thanh niên bắc Bến Hải dự định đầu tư 2 tỷ đồng để trồng cao su tiểu điền, trồng cây ăn quả. Trong số những chủ trang trại sáng giá ở đây, phải kể đến Nguyễn Văn Sơn, chi hội trưởng chi hội thanh niên - một chàng trai 28 tuổi nhưng đã có trong tay 20 ha cao su, 20 ha cây lâm nghiệp, 3 ha cây ăn quả và hàng chục con trâu bò mà số vốn đã lên tới tiền tỷ. Trao đổi với chúng tôi về thức làm ăn của mình, Sơn đã nói: Cùng với việc phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả các hộ gia đình trẻ ở đây còn chú trọng khai hoang trồng lúa nước, đào ao thả cá để giải quyết lương thực thực phẩm tại chỗ, nhờ vậy lương thực đầu người đã đạt 550kg/người/năm. Nét đặc trưng của làng kinh tế thanh niên Bắc sông Bến Hải là đã tạo nên một vùng đất với đủ các loại cây trồng mà loại nào cũng có giá trị kinh tế cao. Ngoài hai cây công nghiệp dài ngày như cao su, hồ tiêu; thì một tập đoàn cây ăn quả như Sapôchê, vải thiều, cam, chanh, na, đu đủ? cũng đã khẳng định được chỗ đứng trên mảnh đất này. Mặt khác, do có lợi thế về đồng cỏ nên việc phát triển chăn nuôi bò đàn đã được các hộ gia đình trẻ quan tâm đầu tư. Từ 20 con ban đầu, đến nay toàn làng đã có đàn trâu bò trên 400 con, có những chủ trang trại nuôi từ 35 đến 40 con. Song song với việc phát triển kinh tế hộ, thì công tác chăm sóc và bảo vệ rừng cũng được chú trọng đúng mức, đến nay đã trồng được 170 ha rừng tập trung và hàng chục vạn cây phân tán. Kinh tế phát triển, đời sống kinh tế cũng dần dần được nâng lên, 100% số hộ đã có máy thu thanh, nhiều hộ đã mua được máy làm đất và tậu luôn cả xe máy và do chưa có điện nên mới có 9 hộ sắm máy thu hình chạy ắc quy.
    Tuy mỗi người mỗi vẻ, mỗi cách làm ăn khác nhau, nhưng đều gặp nhau một điểm đó là ý chí của tuổi trẻ, ý chí của những người quyết vượt khó làm giàu. Lê Đức Lành bước đầu lên đây với hai bàn tay trắng. Nhưng với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, anh đã mạnh dạn khai hoang trồng 10 ha cao su, 5 héc ta bạch đàn, 1 héc ta dứa, 4 héc ta ruộng nước, 1 héc ta hồ tiêu và cây ăn quả các loại? Đất không phụ công người, cây cối ngày một xanh tươi và đơm hoa kết trái, thế là từ hai bàn tay trắng, anh nghiễm nhiên trở thành tỷ phú. Còn Nguyễn Văn Dũng thì đi lên bằng con đường chăn nuôi và khi chăn nuôi đứng vững anh mới chuyên qua trồng trọt, để bây giờ chăn nuôi và trồng trọt như hai chân vững chắc cho anh có mức thu nhập hàng năm từ 35 đến 40 triệu đồng. Dũng cho biết: Gặp gỡ và trò chuyện với tuổi ở đây, tôi ghi nhận được một câu trả lời rất chung đó là: ?oĐã là thanh niên thì chúng tôi không ngại khó, ngại khổ, hơn nữa gian khó cũng đã qua rồi, chúng tôi chỉ mong sao vay được vốn ngoài dự án cao su để cải tạo vườn tiêu và phát triển chăn nuôi trâu bò đàn và có được nơi tiêu thụ sản phẩm ổn định để chúng tôi yên tâm sản xuất, gắn bó lâu dài với mảnh đất này".
    Một mong ước được các bạn ấp ủ lớn nhất đó là làm sao đưa được điện về để vừa cải thiện đời sống văn hoá, vừa có điều kiện để phát triển ngành nghề - nhất là chế biến và bảo quản nông sản. Đi giữa mênh mông màu xanh và cây trái ngay trên vùng đất mà sự sống hầu như đã bị huỷ diệt bởi chiến tranh, tôi thầm cảm phục những con người biết chịu thương chịu khó, biết tạo dựng cuộc sống cho mình và mong sao những ước mong của các bạn sớm thành hiện thực để khu kinh tế bắc sông Bến Hải trở thành nơi hội thụ không chỉ của tuổi trẻ Vĩnh Linh, mà là của tuổi trẻ tỉnh Quảng Trị./.
    --------
    Các bác có ý kiến ý cò gì thì đưa ra thảo luận nhé!
    Tôi nghe cái tên Nguyễn Văn Sơn - mà nghi nghi ko biết có phải bạn học cũ của mình không ...(hehe vậy thì tốt quá chắc về nối lại tình xưa nghĩa cũ mất thôi)
    2 tỉ đồng, không biết nó có bị làm sao không nhỉ, hi vọng nó bị cấu véo thì cũng vừa phải thui cho dân nhờ.
  10. saubuom

    saubuom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2004
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    4000 thì cũng được, nhưng so với mức sống chung thì hơi đắt thật. Nhưng thế cũng có thể gọi là đổi mới đáng kể rồi chớ nhỉ!
    À, Em ở đâu Cửa Tùng vậy? Chị hay về tắm biển Cửa Tùng hồi cấp III. Thầy Bảo dạy Anh Văn trường CIII Vĩnh Linh nhà ở Cửa Tùng đó chắc là em biết chứ!
    Em là BS của QTOL hả? Chị thỉnh thoảng sang đó.

Chia sẻ trang này