1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vĩnh Phúc hiện thực hóa các tiềm năng du lịch

Chủ đề trong 'Kho tư liệu của Box Du lịch' bởi midtrans24h, 26/10/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. midtrans24h

    midtrans24h Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2018
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    2
    Vĩnh Phúc được biết đến là tỉnh có nhiều tài nguyên và tiềm năng để phát triển du lịch. Không chỉ là địa phương có nhiều di tích, lễ hội dân gian gắn liền với truyền thống lịch sử của dân tộc, Vĩnh Phúc còn nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng Sông Hồng với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, địa hình tự nhiên tạo nên nhiều cảnh quan hấp dẫn như: Dãy Tam Đảo, nơi có khu du lịch Tam Đảo – điểm nghỉ dưỡng lý tưởng dành cho du khách, các hồ Đại Lải, Bò Lạc, Vân Trục, Thanh Lanh, Xạ Hương, đầm Vạc, đầm Rưng… là những tài nguyên du lịch quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho Vĩnh Phúc; vườn cò Hải Lựu, vườn cò Đạo Trù… là điểm du lịch sinh thái tham quan, nghiên cứu hấp dẫn, gắn liền với nhiều tour du lịch đồng quê dân dã…
    [​IMG]
    Thị trấn Tam Đảo



    Giáp ranh với thủ đô Hà Nội - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và cũng là trung tâm du lịch lớn của cả nước, nằm kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, một trong 2 cảng hàng không lớn nhất cả nước, Vĩnh Phúc còn gần với điểm đầu của quốc lộ 18 nối với Quảng Ninh - là cánh cửa mở ra biển để phát triển các ngành kinh tế cũng như dịch vụ du lịch. Vĩnh Phúc còn có nút giao lên xuống với tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai dễ dàng kết nối tuyến du lịch với các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Lào Cai.… Những lợi thế đó giúp Vĩnh Phúc dễ dàng thu hút khách nội địa và quốc tế.

    Trong kế hoạch phát triển, tỉnh Vĩnh Phúc đặt rõ mục tiêu phát triển mạnh ngành du lịch với vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng GDP du lịch và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của toàn tỉnh, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách địa phương, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đặc biệt ở khu vực nông thôn, miền núi - nơi có tiềm năng phát triển du lịch, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, mở rộng giao lưu, nâng cao dân trí, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành trong quá trình phát triển kinh tế, phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tôn tạo và giữ gìn các di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội truyền thống, cảnh quan, môi trường...

    Để tạo bước đột phá trong phát triển du lịch, những năm qua, tỉnh luôn chú trọng nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng du lịch. Cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật các khu du lịch được tăng cường đầu tư, tạo ra diện mạo mới cho du lịch Vĩnh Phúc bằng nhiều nguồn vốn từ các chương trình dự án giao thông, xoá đói giảm nghèo, bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử văn hoá, vốn từ chương trình quốc gia về phát triển du lịch. Bên cạnh nguồn ngân sách nhà nước, tỉnh Vĩnh Phúc chú trọng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển du lịch, cải thiện môi trường đầu tư, chủ động dành quỹ đất cho các dự án đầu tư du lịch. Nhiều dự án du lịch lớn, trọng điểm được tập trung hoàn thiện như khu du lịch Tam Đảo, khu di tích danh thắng Tây Thiên, Đại Lải, Đầm Vạc, FLC Vĩnh Thịnh… Và nhiều khu du lịch đang được nghiên cứu quy hoạch để tiếp tục kêu gọi đầu tư như: Hồ Thanh Lanh, hồ Làng Hà, hồ Vân Trục, núi Sáng… Nhờ đó cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tăng đáng kể. Năm 2008 toàn tỉnh mới có 128 cơ sở khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách với 3.643 buồng, đến tháng 6 năm 2017 trên địa bàn tỉnh có 340 cơ sở luu trú với 5600 buồng trong đó có 3 khách sạn 4-5 sao, 30 khách sạn 2-3 sao và 27 khách sạn 1 sao.
    [​IMG]
    FLC Vĩnh Thịnh đi vào hoạt động góp phần thu hút khách đến với Vĩnh Phúc



    Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho du lịch cũng được triển khai khá tích cực, nguồn kinh phí cho đầu tư đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực được quan tâm hơn, trong đó nhân sách tỉnh hỗ trợ một phần, còn lại doanh nghiệp và người học tự đóng góp. Kết qủa hơn 700 lượt cán bộ quản lý kinh doanh, nhân viên phục vụ trong ngành du lịch được đào tạo nghiệp vụ du lịch, ngoại ngữ, từng bước đáp ứng được yêu cầu của du khách
    [​IMG]

    Công tác đào tạo nâng cao nghiệp vụ du lịch được chú trọng

    Cho đến nay, du lịch Vĩnh Phúc đã phần nào khẳng định được thế mạnh là du lịch nghỉ dưỡng và du lịch tâm linh. Theo quyết định phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Vĩnh Phúc nằm trong vùng du lịch Đồng bằng Sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, thuộc tiểu vùng thủ đô, riêng khu du lịch Tam Đảo là một trong 46 khu du lịch quốc gia được ưu tiên đầu tư 250 triệu USD trong giai đoạn 2011 – 2030. Nhiều hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch được tích cực triển khai dưới nhiều hình thức phong phú, có chiều sâu góp phần đưa hình ảnh đất và người Vĩnh Phúc đến với đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế. Thông qua các hoạt động liên doanh liên kết với các tổ chức du lịch trong nước và quốc tế nên đẫ thu hút được một lượng khách lớn đến Vĩnh Phúc. Năm 2008 du lịch Vĩnh Phúc chỉ đón được 1.554.000 lượt khách đến 6 tháng đầu năm 2017 Vĩnh Phúc đón được 4.200.200 lượt khách. Doanh thu du lịch 2008 chỉ đạt 81,5 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm 2017 1.420 tỷ đồng.
    [​IMG]

    Du khách chờ xếp hàng lên cáp treo Tây Thiên

    Trong những năm qua lượng du khách đến du lịch tại Vĩnh Phúc đã tăng lên đáng kể (tốc độ tăng trưởng bình quân 12%-15%). Sự tăng trưởng này đã đem lại hiệu quả về việc tăng nguồn thu cho ngân sách, mở rộng quan hệ giao lưu, tăng thu nhập cho người lao động trong ngành và góp phần nâng cao mức sống cho người dân địa phương ở những khu, điểm du lịch.

    Thực hiện kế hoạch phát triển du lịch Vĩnh Phúc 2014-2020 nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò của du lịch ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Giáo dục ý thức trách nhiệm của toàn dân đối với việc bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên văn hóa, môi trường xã hội và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể. Tuyên truyền quảng bá tuyền năng, sản phẩm du lịch Vĩnh Phúc, tỉnh tập trung thực hiện một số nhiệm vụ như:

    Thứ nhất là xây dựng các ấn phẩm tuyên truyền quảng bá du lịch Vĩnh Phúc dưới nhiều hình thức, đa dạng phong phú hấp dẫn phù hợp với nhu cầu thị hiếu của nhân dân…Ấn phẩm giưới thiệu quảng bá hiệu quả 5 tuyến du lịch của tỉnh: Vĩnh Yên; Bình Xuyên - Phúc Yên; Vĩnh Tường -Yên Lạc; Tâm Dương - Tam Đảo; Lập Thạch - Sông Lô. Đặc biệt nâng cao hình ảnh tour du lịch “Một ngày chinh phục ba đỉnh Tam Đảo”; “Hoài niệm chiến trường xưa” đang phát huy hiệu quả tốt. Tích cực tham gia các hội chợ du lịch quốc tế tại các thị trường mà du lịch Vĩnh Phúc có khả năng khai thác như: Thái Lan, Trung Quốc, từng bước thâm nhập thị trường mới như khu vực Asean, Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu…Xây dựng hệ thống thông tin du lịch và nghiên cứu mở rộng thị trường và hỗ trợ xây dựng sản phẩm du lịch để xác định thị trường trọng điểm có lợi thế khai thác của Vĩnh Phúc. Tiến hành các hoạt động xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước.
    [​IMG]

    Hoạt động xúc tiến du lịch được đẩy mạnh (Vĩnh Phúc quảng bá du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh)

    Thứ hai là đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch Vĩnh Phúc. Đa dạng hóa loại hình du lịch trên cơ sở tiềm năng có sẵn như du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch sinh thái; du lịch nghiên cứu tìm hiểu văn hóa - tâm linh - lịch sử, du lịch làng nghề, du lịch hội nghị, hội thảo…Giai đoạn 2014-2020 tập trung khai thác các loại hình du lịch này tại Vĩnh Yên và vùng phụ cận; Tam Đảo - Tây Thiên và vùng phụ cận, Đại Lải và vùng phụ cân, khai thác một số vùng khác khi có điều kiện như Thanh Lam - Ngọc Bội (Bình Xuyên), núi Sáng - thác Bay (Lập Thạch –Sông Lô). Thúc đẩy sản xuất và bán hàng lưu niệm, xây dựng các điểm làng nghề phục vụ du lịch tập trung vào các làng nghề mộc Bích Chu (Vĩnh Tường), rèn Lý Nhân (Vĩnh Tường), nuôi rắn Vĩnh Sơn (Vĩnh Tường), đục đá Hải Lựu (Lập Thạch)... Bên cạnh việc đa dạng hóa, nâng cao phát triển các loại hình du lịch Vĩnh Phúc còn tập trung quy hoạch phát triển tài nguyên môi trường du lịch bền vững cụ thể là triển khai thực hiện các dự án bảo vệ môi trường du lịch đã được UBND tỉnh phê duyệt theo quyết định số 171/QĐ-UBND ngày 17/12/2012 trong đó dự án Hỗ trợ trang thiết bị vệ sinh môi trường cho các điểm di tích lịch sử cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh và dự án Xây dựng mô hình thí điểm “Du lịch xanh” mang lai hiệu quả rất tích cực. Xây dựng chi tết quy hoạch khu du lịch Tam Đảo và Tây Thiên tỷ lệ 1/500, khu du lịch Đại Lải tỷ lệ 1/2000. Lập quy hoạch chi tiết khu du lịch Tam Đảo II và tiếp tục đề xuất triển khai trường đua ngựa tại Vĩnh Phúc…

    Đào tạo phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu ững dụng khoa học công nghệ trong du lịch cũng như tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch là hai trong bốn nhiệm vụ trọng tâm mà tỉnh đề ra trong kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc. Hy vọng tạo bước phát triển mạnh mẽ và bền vững trong tương lai du lịch thực sự là mũi nhọn kinh tế của tỉnh và đưa du lịch Vĩnh Phúc trở thành một trong những trung tâm du lịch mang tầm cỡ quốc gia.

    Xem thêm tại http://midtransvinhphuc.blogspot.com/

Chia sẻ trang này