1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

VĨNH XUÂN KUNGFU

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi thieulam_vietnam, 16/09/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    VĨNH XUÂN KUNGFU

    VĨNH XUÂN KUNGFUVĨNH XUÂN KUNGFU
    Vịnh xuân Kungfu, một môn võ có cái tên thướt tha dịu dàng như một thiếu nữ, nhưng lại ác liệt và hữu hiệu vô song trong chiến đấu. Đã có rất nhiều truyền thuyết về nguồn gốc của môn võ, và chính đôi nét trong lịch sử của môn phái đã có thể được xem như một giai thoại trong dân gian.
    Vào khoảng năm 1720, triều đình Mãn Thanh xua quân đến hoả thiêu chùa Thiếu Lâm - chiếc nôi của nền võ học Trung Quốc ?" và tàn sát sư tăng. Thiếu lâm Tự vốn lừng danh về những kỹ thuật cận chiến, cho nên triều đình Mãn Thanh muốn san bằng ngôi chùa trước khi nó kịp trở thành một mối đe doạ chống lại nhà Thanh. Hầu hết các nhà sư đều bị giết, chết cháy trong chùa. Chỉ có một số rất ít thoát được, trong số này có 5 cao đồ là Chí Thiện, Miêu Hiển, Phùng Đạo Đức, Bạch Mi và 1 ni cô là Ngũ Mai. Vị ni cô này ẩn cư tại tu viện Bạch Hạc trên núi Đại Lương. Tại đây bà tiếp tục suy nghĩ cải tiến và tập luyện Thiếu Lâm Kungfu, và bà đã dần dần cải tiến phát triển một số kỹ thuật mới theo chiều hướng mới.
    Tương truyền rằng một ngày kia, từ trong cửa sổ, bà chứng kiến một cuộc ác đấu giữa một con cáo và một con hạc. Con cáo chạy vòng quanh con hạc, cố sông vào cắn. Ngũ Mai để ý thấy con hạc trụ ở giữa vòng chạy của cáo, luôn đối mặt với cáo. Mỗi lần cáo tấn công, hạc lại dùng cánh đỡ gạt và dùng mỏ phản công ngay lập tức. Còn cáo thì lợi dụng tốc độ chạy vòng quanh để chờ cơ hội tấn công bằng răng và móng vuốt của nó.
    Đấu pháp của 2 loài cầm thú này chủ yếu là những đòn đánh, tránh né, và đỡ gạt do đó có thể áp dụng dễ dàng cho các động tác của con người. Ngũ Mai đã dần nghĩ ra một hình thức chiến đấu mới, nghệ thuật chiến đấu này chuyên sử dụng những đòn thế giống như cánh hạc và vuốt cáo. Bà đã bỏ ra nhiều năm để hoàn thiện môn võ tân kỳ này. Kết quả một môn võ mới ra đời ?" môn Kungfu hoàn hảo chỉ có những động tác thực dụng, chỉ cần tập luyện theo 3 hình thức quyền pháp cùng với 1 mộc nhân - người gỗ.
    Trong khi đó, có một môn đồ ngoại gia Thiếu Lâm khác là Nghiêm Nhị - người cũng thoát chế sau vụ hoả thiêu Thiếu Lâm - dẫn đứa con gái nhỏ của ông đến sinh sống tại một làng nhỏ bên núi Đại Lương, sinh sống bằng nghề làm đậu phụ. Khách hàng thường xuyên của cửa hàng lại là Ngũ Mai. Ngày tháng trôi qua, cô gái nhỏ ngày nào đã lớn trở thành thiếu nữ xinh đẹp. Cô gái đã lọt vào mắt của tên vô lại, chuyên hà hiếp dân lành. Hắn quyết định ép cô gái nhỏ về làm vợ hắn. Phát hiện ra mưu đồ của tên lưu manh, Ngũ Mai liền lén đưa cô gái về chùa Bạch Hạc. Tại đó, trong suốt 3 năm, bà đêm hết tâm huyết ra truyền thụ cho cô gái môn võ mà bà đã tạo ra. Khi Ngũ Mai cảm thấy hài lòng về kết quả luyện tập của cô gái, bà liền trả cô về nhà cha cô. Hay tin cô con gái của Nghiêm Nhị lại trở về, tên vô lại liền tới dở trò sàm sỡ giữa ban ngày chỗ đông người qua lại. Chuyện diễn ra sau đó dĩ nhiên đã trở thành truyền thuyết. Sử dụng những tuyệt chiêu võ công chưa từng thấy, cô gái dễ dàng đánh bại tên vô lại. Tên cô gái đó là Nghiêm Vĩnh Xuân. Nghiêm Vĩnh Xuân sau đó được gả cho Lương Bác Trù, một danh gia quyền thuật khá nổi tiếng. Ông được vợ truyền lại môn võ mới nên đã lấy tên vợ đặt tên cho môn võ này. Võ thuật Vĩnh Xuân Kungfu đã chính thức ra đời.
    Lương Bác Trù, chồng của Nghiêm Vĩnh Xuân, đã truyền lại bí quyết Vĩnh Xuân cho 1 lương y tên Lương Lan Quế. Đến vị này thì Vĩnh Xuân lại được truyền thụ tuyệt kỹ cho một kép hát của đoàn ca kịch ?oThuyền Đỏ? chuyên lưu diễn trên sông nước là Hoàng Hoa Bảo. Môn võ sau đó được truyền cho Lương Nhị Tỉ, người chèo thuyền cho đoàn ca kịch lưu động. Lương Nhị Tỉ sau đó lại bổ xung tiếp các kỹ thuật đánh gậy vào môn Vĩnh Xuân. Phải nói rằng đây là một cuộc trao đổi võ học, vì Lương Nhị Tỉ là sư trưởng đại đệ tử của chùa Thiếu Lâm là Chí Thiện thiền sư, người đã chế ra các kỹ thuật trường côn. Lương Nhị Tỉ trao đổi kỹ thuật trường côn với võ học Vĩnh Xuân của Hoàng Hoa Bảo, đệ tử đời thứ 2 của chồng Nghiêm Vĩnh Xuân là Lương Trù Bác. Đến cuối đời, Lương Nhị Tỉ huấn luyện lại cho Lương Tán, một y sĩ ở phố Hàng Đũa - Phật Sơn - Quảng Đông ?" TQ. Lương Tán trở thành một hảo thủ tài giỏi và được mệnh danh ?oVĩnh Xuân Quyền vương?.
    Nhiều năm trôi qua, Lương Tán mới tìm được truyền nhân, đó là 2 người con của ông là Lương Bích và Lương Xuân.
    Những người kế thừa khác là những nhân vật như Hoa Mộc Nhân và Trần Hoa Thuận, còn được biết đến với biệt danh là Trảo Tiền Hoa. Trảo Tiền Hoa là một đệ tử của Lương Tán. Trần Hoa Thuận dạy võ trong suốt 36 năm, thu nhận được 16 đệ tử. Một trong số này là cụ Tế Công - người đã theo dòng thời gian di cư sang Việt Nam, và đã trở thành sư tổ Vĩnh Xuân Kungfu Việt Nam sau này.
  2. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1

    Nguồn gốc thứ 2 về Vịnh Xuân quyền
    Cũng gọi là Vịnh Xuân nhưng lại do đệ tử đời thứ 22 của Tung Sơn Thiếu Lâm Tự là Nhất Trần am chủ sáng lập vào khoảng thời Ung Chính đến đầu đời Càn Long. Nhất Trần lúc già ẩn cư ở Hành Sơn, truyền võ công cho đệ tử là Trương Ngũ, Trương Ngũ vốn là võ sinh trong đoàn ca kịch Quảng Đông. Theo sư liệu vào năm Quang Đạo triều Thanh, Trương Ngũ đã là giáo đầu võ thuật trong đoàn ca kịch "Thuyền Đỏ" ở Quảng Châu. Trương Ngũ chuyền võ công cho Hoàng Hoa Bảo, Lương Nhị Đệ, Đại Hoa Diện Cẩm, Lương Phúc Tôn.
    Theo Phật Sơn chí, vào năm Đồng Trị, Hoàng Hoa Bảo, Lương Nhị Đệ đi truyền thụ võ nghệ ở Đại Căn Vĩ - Phật Sơn, và được truyền cho Lương Tán là người ở trấn Cổ Lao, Hạc Sơn mở hiệu thuốc ở Phật Sơn. Vịnh Xuân quyền đến đời Lương Tán đã hoàn thiện một bước, hệ thống hoá hoàn chỉnh. Võ công của Lương Tán tinh thâm, nôỉ danh một dải Phật Sơn. Về sau Lương Tán truyền cho nhiều đệ tử, Vịnh Xuân dần dần được truyền bá rộng rãi ra bên ngoài. Đến nay Vịnh Xuân đã truyền qua được 10 đời.
    Vịnh Xuân quyền động tác thuần phác, chiêu pháp thực dụng, biến hoá nhiều, bài quyền đơn giản, dụng sức linh hoạt có đàn tính, lại có tính thực chiến rất mạnh, có thể "đánh ngã trâu". Hạt nhân trong thủ pháp Vịnh Xuân quyền là "Thính kình - dò lực đối phương", bám dính không rời, đẩy xô kéo vuốt. Thân pháp chú trọng né tránh, cúi ngửa ở mức độ nhỏ, giỏi về phát đoản kình, thường sử dụng mã bộ hẹp, kiều pháp ngắn, công thủ phối hợp. Cước pháp rất kín đáo, thường là móc, chọt, giẫm, sử dụng cùng lúc cả đòn tay lẫn đòn chân.
    Điểm đặc biệt nhất của Vịnh Xuân là sử dụng mã bộ hẹp, hai chân đứng thành hình chữ nhất: Kiềm dương mã bộ và Song cung kiềm dương mã.
    Công phu căn bản của Vịnh Xuân gồm có: Khí công, Song nhân áp yêu, Song nhân thôi thủ, Niêm thủ, Mộc nhân trang.
    Bài quyền chủ yếu gồm có: Tiểu niệm đầu 79 chiêu, Tầm kiều đơn thức 193 điểm, Tiêu chỉ 175 điểm, bài luyện thực chiến với mộc nhân 210 điểm.
    Khí giới gồm có: Bát trảm đao, Lục điểm bán côn, Thất xích nhị đơn đầu côn, Tề mi ngọc nữ côn, Nhị tự đao.
  3. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN CỦA VĨNH XUÂN KUNGFU
    Chương trình Vĩnh Xuân Kungfu gồm 3 cấp, từ thấp lên cao.
    - Trình độ sơ cấp:
    Quyền sáo căn bản của các võ sinh Vĩnh Xuân là Tiểu Niệm Đầu và Nhị Tự Kiềm Dương Mã. Các bài tập trong 2 bài căn bản này vừa nhằm giúp võ sinh nhuần nhuyễn thủ pháp. Các bài tập trong 2 quyền sáo căn bản này vừa nhằm giúp võ sinh thuần thục thủ pháp, và bộ pháp vững chắc.
    - Trình độ trung cấp:
    Khi đã thành thục về thủ pháp và vững chắc về tấn, võ sinh sẽ được dậy các bài cao hơn trong quyền sáo là Tầm Kiều. Các bài tập trong Tầm Kiều chủ yếu giúp tạo khả năng tiêu giải các đòn tấn công của đối thủ bằng cách vận dụng biến hoá các đòn tay, và trau dồi bộ pháp tiến thoái cho mau lẹ, vũng chắc. Đạt được mức độ này là đã đạt Trung cấp.
    - Trình độ cao cấp:
    Quyền sáo cao cấp tên là Phiên Chỉ, dựa trên các khả năng căn bản rèn tập được ở 2 cấp trước, biến hoá từ thủ sang công hoặc ngược lại.
    Kỹ thuật Vĩnh Xuân Kungfu nổi tiếng với các đòn tay thần tốc và dũng mãnh. Nhưng dù biến hoá cách nào cũng xuất phát từ những thế căn bản về thủ pháp như đã ghi trong Tiểu Niệm Đầu. Ba thế tay căn bản này gồm: Bàng Thủ, Tản Thủ, và Phục Thủ. Khi đã tập thuần thục mỗi thế rồi, võ sinh còn phải tập chuyển hoá từ thế nọ sang thế kia một cách mau lẹ, để đạt những phản ứng thích hợp khi cần đón đỡ hoặc tấn công.
    Xuất phát từ các thủ pháp căn bản sơ cấp, Vĩnh Xuân Quyền Pháp có những đòn đánh nổi tiếng như: Án Thủ khi chận một cú đá, hoặc Nhật Tự Quyền khi phóng một trái đấm để công phá,?
  4. haidangtim

    haidangtim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2003
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    Tôi và vài người quen rất hâm mộ VX... đi tìm lòng vòng thì chẳng biết tập ở đâu.
    Trên Net thì chỉ thấy tòan thông tin khuếch trương cho môn phái , nào là lý luận, nào là lịch sử....mà chẳng Võ sư nào đứng ra truyền dạy VX tại Saigon cả. Cụ thể trong trang Web : thieulam.com có ghi rõ :
    http://thieulam.com/voduong/?mode=read&id=14
    .... thất vọng thay, số điện thọai & địa chỉ đều sai bét nhèm.
    Trong khi đó tại Hà Nội, Võ sư Ng N. Nội đã chính thức thành lập môn phái riêng. Như vậy có thể hiểu Vĩnh Xuân Việt Nam đã được phân hóa thành phái Bắc & phe Nam. Tôi gọi là "phe" vì VX Nam Anh Kungfu không có đất sống ''chính thức'' tại Saigon, và các cá nhân ấy tồn tại đơn lẻ, rời rạc, mai danh ẩn tích. Một lần nữa cảm thấy buồn vô hạn .... [/size=3]
  5. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Sao bạn không học tập cách làm của Hà Nội nhỉ (giống như môn Aikido đã làm ấy) tức là tập hợp một nhóm lại, sau đó có lời mời các cao thủ Vĩnh Xuân tại Hà Nội vào Sài Gòn thế là bạn đã có thể thoả ước vọng của mình rồi.
    Về Vs Ng.N.Nội thì là thành lập chi phái riêng thuộc Vịnh Xuân giống như nhiều chi phái VX khác tại Hà Nội chứ không phải là thành lập môn phái mới.
    Không có việc gì khó chỉ sợ tiền không nhiều, đào núi và lấp biển không làm được thì thuê./. Hê, hê, hê,...

    Được thieulam_vietnam sửa chữa / chuyển vào 14:36 ngày 23/09/2005
  6. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Tôi tìm được bài viết về chi phái Vịnh Xuân Hồng Kông mời anh em xem thử:
    [green]Hệ thống đòn cùi chỏ của chi phái Vịnh Xuân Hồng Kông:
    Trong võ thuật cận chiến, trường phái võ Vịnh Xuân nổi tiếng với kỹ thuật niêm thủ (tay chân đeo bám, dính sát đòn thế của đối thủ) và cú đấm đứng có tên Nhất Thốn quyền (hay Nhật Tự Quyền)... Ngoài ra, võ phái này còn có một hệ thống đòn thế lợi hại, đó là:
    Hệ thống kỹ thuật đòn cùi chỏ: hiện nay có 7 đòn thế, do chưởng môn Lương Đĩnh sáng lập. Là đệ tử chân truyền của cố chưởng môn Diệp Vấn, võ sư Lương Đĩnh nhận thấy giữa võ công Vịnh Xuân ở Hồng Kông và ở nơi phát xuất tại Phật Sơn, Quảng Châu có nhiều khác biệt. Ông đã nghiên cứu kỹ thuật đòn cùi chỏ được truyền dạy ở cả hai nơi, cải biên lại thành một hệ thống mới thể hiện hết đặc trưng của chi phái Vịnh Xuân Hồng Kông. Bảy đòn chỏ bao gồm:
    1/Cát trửu: là đòn đưa chỏ lên cao, nện thẳng từ trên xuống vuông góc với các mục tiêu là đầu, mặt đối thủ. (giống như quyền Thái Lan)
    2/Quải trửu: đưa chỏ lên cao, chém sả xuống như một nhát dao theo đường xiên chéo 45 độ. Mục tiêu của quải trửu rất rộng: gồm trán, mặt, cổ, xương quai xanh, ngực. Quải trửu có hiệu quả cao cả công lẫn thủ, hóa giải dễ dàng một đòn của đối thủ định chặn ta từ phía phía trước.
    3/Bãi trửu: đòn chỏ chặt ngang vào mặt khi đối thủ muốn ôm chầm lấy ta trong khoảng cách gần. Khi tung đòn, cánh tay trước thẳng đứng với bắp tay, vặn hông để đưa chỏ đánh vào đầu đối thủ. Tay kia nắm đầu đối thủ khi đòn chỏ đánh ngang ra. Ba đòn chỏ này vẫn được coi là kỹ thuật truyền thống của Vịnh Xuân, vì chúng đã được cố chưởng môn Diệp Vấn truyền dạy cả ở Hong Hong và Phật Sơn.
    4/Lan thủ: là đòn chỏ nhưng chỉ dùng cánh tay đập mạnh bàn tay vào đầu, cổ, ngực đối thủ. Để tạo lực xoắn lớn, khi tung đòn cùi chỏ phải gập hết cánh tay và động tác vặn hông cũng phải hết cỡ.
    5/Bình trửu: là đòn cùi chỏ hiểm hiểm độc nhất, được tung ra khi cánh tay nằm ngang nhắm vào những phần mềm như yết hầu, hạ bộ.
    6/Hậu trửu: cũng là một đòn chỏ hiểm hóc, nhắm vào đối thủ ở phía sau. Giơ nắm đấm lên cao phía trước, xoáy nắm đấm thúc cùi chỏ ngược về phía sau.
    7/Trực lạc trửu: Đòn cùi chỏ áp sát, khẩn cấp khi đối thủ lao thẳng vào ta. Đánh cùi chỏ lên cao, cánh tay thẳng góc với bắp tay, đánh thốc xuống nhằm vào đỉnh cột sống trên gáy đối thủ, dùng đỉnh cùi chỏ chạm đòn. Đây là lối đánh hạ độc thủ, hạn chế sử dụng khi không thật sự cần thiết.
    Theo chưởng môn Lương Đĩnh: Sử dụng hệ thống đòn cùi chỏ cần hạn chế tối đa, không thể tùy tiện ra đòn mà phải thật đúng lúc. Muốn tung đòn cùi chỏ, phải rút ngắn khoảng cách giữa ta và đối thủ bằng cách nhập nội. Thời gian nhập nội là cơ hội thuận lợi để cho đối thủ tấn công ta. Nếu có cơ hội hãy tấn công đối thủ bằng nhiều thủ pháp, đối thủ sẽ phải chống đỡ liên tục nên sẽ để lộ sơ hở. Đó là lúc thích hợp nhất để tung đòn cùi chỏ. Bắt đầu bằng một đòn cùi chỏ sẽ vô cùng lộ liễu, nhất là khi đối thủ có phản xạ tốt.
    Do đòn cùi chỏ dùng điểm nhọn để tấn công nên sự tập trung lực đánh và mức độ công phá rất cao so với bất cứ đòn đánh bằng tay chân nào. Ăn một đòn chỏ vào chỗ yếu của cơ thể (VD: bụng, mạng sườn, hạ bộ, mặt, gáy,?), đối thủ sẽ gần như không thể giao đấu tiếp. Đặc biệt, trong những trường hợp cận chiến áp sát mà đối thủ đã nhập nội, kỹ thuật cùi chỏ sẽ là đòn giải cứu hữu hiệu nhất tiêu diệt đối thủ trong chớp nhoáng.
  7. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Hình ảnh minh hoạ về đòn cùi trỏ môn Vĩnh Xuân[​IMG]
  8. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    LỊCH SỬ KỸ THUẬT ĐÁNH MỘC NHÂN:
    Theo truyền thuyết, chùa Thiếu Lâm xưa kia có một đường hầm hành lang do 108 mộc nhân trấn giữ. Các đệ tử muốn xuất môn đều bắt buộc phải vượt qua cửa ải đường hầm do các mộc nhân với các thế võ đã được định sẵn.
    Khi nhà Thanh xâm chiếm Trung Nguyên và đốt phá chùa Nam Thiếu Lâm, chỉ có 5 nhà sư giỏi võ nắm bắt được bí quyết luyện võ thoát được ra ngoài. Ngũ Mai sư bá, một trong 5 vị cao tăng của chùa Nam Thiếu Lâm, sau khi thoát khỏi sự truy giết của nhà Thanh đã phát triển một hệ thống quyền thuật mới mang tên Vĩnh Xuân với hy sự trường tồn mãi mãi của môn võ. Và với thanh danh lẫy lừng của chùa Thiếu Lâm bà đã phát triển hệ thống luyện tập với mộc nhân mang tên ?o108 kỹ thuật chiến đấu? để lưu truyền lại cho hậu thế.
    Do tính chất lịch sử gắn liền với một thời kỳ của chùa Nam Thiếu Lâm, nên cho đến tận ngày nay đề tài này luôn gây sự tranh cãi trong võ lâm. Mặc dù câu truyện này là có thật hay hư cấu và cho dù nó có liên quan hay không, thì khi luyện tập với mộc nhân chúng ta không thể phủ nhận được giá trị đích thực của nó.
    HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC KHI TẬP VỚI MỘC NHÂN:
    Kỹ thuật chiến đấu 108 cú đấm đối với mộc nhân cũng như 16 kỹ thuật đá và cản phá đòn chân thường xuyên được tập dượt hàng ngày. Luyện tập kỹ thuật đánh với mộc nhân sẽ phát triển khả năng ra đòn đúng thời điểm, chính xác; Khả năng ứng biến linh hoạt trong các đòn thế kết hợp với bước chân, tốc độ, tạo khả năng thích ứng vận dụng phản công theo đòn đánh của đối thủ. Phản xạ thực giữa ta và đối thủ, tôi luyện cánh tay trước (còn gọi là kiều) liên tục tăng dần theo thời gian.
    Ngoài bước chân liên tục thực hành lúc nhập nội, lúc nhập ngoại (nhập nội là bước vào trong giữa 2 chân đối phương, còn nhập ngoại là bước ra ngoài), chúng ta còn thực hiện bước vòng tròn quanh mộc nhân. Do đặc điểm của Vĩnh Xuân là không dùng lực đối lực, nên khi thực hành với mộc nhân người tập luôn di động bước chân cùng cơ thể để tránh đòn và tạo được vị trí thuận lợi cho phản công. Tốc độ đạt được qua việc tập dượt kỹ thuật mỗi ngày, hệ thần kinh liên tục được luyện sẽ làm cho phản xạ trở nên tự nhiên và nhậy bén hơn. Khi đã luyện mộc nhân thuần thục tự nhiên và nhậy bén rồi, mới tiếp tục luyện đến tốc độ, và lực đánh của từng đòn.
    Khi luyện đòn tay với mộc nhân ta phải thực hành 3 dạng thức là: Niêm thủ, Bàng thủ, và Tản thủ. Người tập phải nhuần nhuyễn 1 tay, 2 tay, hoặc phối hợp tay chân trong tấn công và phòng thủ cùng mộc nhân.
    Các kỹ thuật luyện mộc nhân từ khi được hình thành cho đến nay, luôn là một phần bài tập cơ bản đến nâng cao không thể thiếu với môn sinh Vịnh Xuân. Hiệu quả đạt được từ việc luyện tập này là khả năng thực chiến rất cao, trung bình một người luyện võ bình thường tối thiểu 80% thời gian tự luyện tập một mình với mộc nhân.
    CƠ SỞ LUYỆN MỘC NHÂN
    Có 3 cách để luyện tập kỹ thuật đòn thế với mộc nhân, đòi hỏi môn sinh đều phải thuần thục cả 3 phương pháp này.
    Luyện kỹ thuật trên mộc nhân phát triển dựa theo đòn thế và các tư thế thích hợp có kết hợp bước chân tạo nên sự cảm nhận quân bình cho đòn đánh hiệu quả. Luyện kỹ thuật cá nhân theo từng phần trật tự đòn thế đã sắp xếp từ trước làm cho ta có khả năng nhuần nhuyễn cả trong chiến đấu và đối luyện.
    CÁC CAO THỦ VĨNH XUÂN NÀO CÓ BÀI HAY VIẾT TIẾP ĐI
  9. MSGvovit

    MSGvovit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    Dở ẹt !
    Bruce Lee đệ tử VX của cụ Diep bảo thế và đã phải đi học thêm quyền Anh thế mà anh này cũng chỉ ba xạo thôi chớ có dám đụng với võ si quyền Anh bao giờ ! chịu không nổi 1 cú direct của quyền Anh đâu ! Tui nghe các bác trong topic quyền Anh bảo thế !
  10. kara_men

    kara_men Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    2.835
    Đã được thích:
    0
    Hí hí..... 4` không thể tả. chú này đang định khiêu khích chiến võ mồm đây mà.
    Bác thieulam_vietnam thật có lòng tốt. Nhưng các bài viết về VX trong box này rất nhiều người đã post, đọc hết được những cái ấy cũng đủ.... "tẩu hoả nhập ma" roài .
    Theo tôi biết thì trong SG cũng có nơi dạy Vĩnh Xuân ấy chứ?? Bác search kỹ lại đi (tôi đang lười quá ), vào mục lục của box này mà tìm cho nhanh.

Chia sẻ trang này