1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vịnh Xuân phóng sự

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi ocmap, 17/02/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ocmap

    ocmap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2005
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Vịnh Xuân phóng sự

    Sau khi TCNN đăng bài ?oNgười tái sinh? về một người học võ thuật Vịnh Xuân tại Hà Nội, có nhiều bạn đọc đã gửi thư đến Toà soạn mong được tìm hiểu thêm về môn võ thuật Vịnh Xuân. Để đáp lại sự quan tâm của các bạn đọc, TCNN xin đăng trên một số kỳ TCNN bài khảo lược của tác giả Hoa Nhi về lĩnh vực này.


    Phần 1: Một số phận đầy huyền thoại và Cuộc hành trình từ Trung Hoa đến Việt Nam






    Thực hư, hư thực
    Năm 2002, Hãng ATV của Hồng Kông làm bộ phim truyền hình 30 tập về Vinh Xuân quyền Phật Sơn. Tính ra, trong khoảng 20 năm mà người ta làm đến mấy chục phim nhựa và phim bộ liên quan đến Vịnh Xuân hoặc Vĩnh Xuân quyền, kể lại khá tỉ mỉ cuộc đời các nhân vật, các tình huống lịch sử, xã hội gay cấn liên quan đến số phận các môn phái này. Nhưng dễ nhận thấy một điều là các nhà sản xuất phim lại không mấy quan tâm đến tính xác thực về sử liệu của các môn phái võ thuật. Có lẽ, ?ochưởng? và các pha ?ocông phu? ngoạn mục mới là mục đích của các bộ phim giải trí Hồng Kông. Điều đáng ngạc nhiên, trong bộ phim của ATV lần này hai nhân vật huyền thoại, Sư Tổ của hai đại phái lẫy lừng của nền của võ thuật Trung hoa vốn sinh ra ở hai thời đại khác nhau (Nghiêm Vịnh Xuân ở giữa thế kỷ 18 và Phương Vĩnh Xuân ở cuối Thế kỷ19) cùng các cao thủ võ lâm lừng danh một thời của vùng Quảng Đông lại kỳ duyên hội ngộ trong thời đại ô-tô, tàu hoả. Trong phim này, Phương Vịnh Xuân là con gái của Phương Gia, một gia đình làm nghề bảo tiêu có thế lực, còn Nghiêm Vịnh Xuân, sư tổ của môn phái Vịnh Xuân, xưa nay được biết là phái nữ, thì trong phim lại là nam nhi, con của một gia đình bảo tiêu khác, do thất thế, mẹ chết sớm, phải gửi ở chùa nên học được võ công, sau bị ngớ ngẩn do tai nạn, rồi số phận đưa đẩy nên gặp cô gái họ Phương? Nếu tranh luận thì những người biên kịch có thể nói: Họ có quyền hư cấu như vậy, bởi vì hôm nay, ngoài truyền thuyết, lấy gì minh chứng xuất xứ của hai môn phái Vịnh Xuân và Vĩnh Xuân? Chính điều này đã nói lên một sự thật quan trọng: Ngay tại Trung Quốc, cái nôi võ thuật Trung Hoa, trừ những gì người ta còn nhìn thấy được ngày hôm nay, quá khứ của võ học vẫn đang còn là những ẩn số và huyền thoại?
    Chúng tôi, những người quan tâm đến võ học, thường băn khoăn để có một thái độ đúng đắn về số phận của một môn phái mà ngày hôm nay đang thu hút sự quan tâm hàng triệu môn sinh trên toàn thế giới - đó là Vịnh Xuân Quyền. Điều bất ngờ là môn Vịnh Xuân không chỉ nổi tiếng ở các quốc gia nói tiếng Trung mà còn được hâm mộ ở cả Việt Nam và tại hơn 120 quốc gia khác trên thế giới. Sau khi hình ảnh của Lý Tiểu Long xuất hiện vào những năm 70, Vịnh Xuân quyền đã trở thành một cơn sốt kéo dài đến tận hôm nay của hàng triệu thanh, thiếu niên Âu, Mỹ. Bài viết mang tính khảo lược này chỉ xin cung cấp thêm một chút tư liệu những mong đóng góp với giới võ học Việt Nam trong quá trình làm sáng tỏ số phận của môn phái Vịnh Xuân - một môn phái đầy bí ẩn, đầy vinh quang và cay đắng, nhưng cũng đầy sức sống mãnh liệt đến hôm nay.
    Qua khảo cứu trong giới võ học và với một số người đã dành gần trọn cả đời đeo đuổi võ nghệ của Vịnh Xuân quyền, về cơ bản đều thống nhất xác nhận: Sư tổ của phái Vịnh Xuân là Nghiêm Vịnh Xuân (?oVịnh? có nghĩa ngâm vịnh). Thầy của Nghiêm Vịnh Xuân là Ngũ Mai Lão Ni, (bà có tên thật là Hoàng Hoa Tiểu Mai), một trong những đệ tử chân truyền cuối cùng của Thiếu Lâm Tự chính tông, sống vào cuối thời Ung Chính, đầu Càn Long, trước thời Tây Sơn ở Việt Nam. Nghiêm Vịnh Xuân có chồng là Lương Bá Cầu, cũng là một võ sư nổi tiếng thời bấy giờ. Còn Phương Vĩnh Xuân (?oVĩnh? có nghĩa là vĩnh cửu) là tên của một phụ nữ khác, sinh sau Nghiêm Vịnh Xuân khoảng hơn một thế kỷ, là người theo đạo Thiên Chúa, quảng bá phái Bạch Hạc Vĩnh Xuân, có chồng là Hồng Hy Quan, cũng là một nhân vật kiệt xuất trong giới võ lâm Trung Hoa ở cuối thế kỷ 19, sáng lập phái Hồng quyền. Như vậy, Vịnh Xuân và Vĩnh Xuân là hai môn phái võ thuật khác nhau, tuy đều gắn với tên tuổi của hai phụ nữ kiệt xuất, nhưng hành hiệp ở hai thời đại khác nhau, có nội dung và đường lối võ thuật khác nhau.
    Thời hoàng kim của phái Thiếu Lâm kết thúc và sự bắt đầu của một môn phái mới đầy huyền thoại
    Sự kiện Triều đình Mãn Thanh hoả thiêu Thiếu Lâm Tự vào khoảng giữa thế kỷ 18, liên quan đến phong trào ?ophản Thanh phục Minh? ở Trung Quốc, đã kết thúc giai đoạn hoàng kim kéo dài của võ thuật Thiếu Lâm chính tông phái. Trải qua hơn một chục thế kỷ định hình và ổn định, đóng vai trò như ?obá chủ võ lâm?, võ thuật Thiếu Lâm đã không đáp ứng kịp sự thay đổi của thời đại, nhất là khi Càn Long chủ trương tăng cường du nhập súng đạn từ Tây phương và áp dụng các chiến thuật chiến đấu Tây phương vào quân đội. Gắn với sự ra đời của phái Thiền tông Đại thừa được đặt nền móng từ thế kỷ thứ hai sau công nguyên, võ thuật Thiếu Lâm chủ yếu phục vụ mục đích rèn luyện thể lực, là điều kiện căn bản chế ngự thân xác để chuẩn bị cho quá trình mở trí và khai ngộ chân lý. Trong nhiều thế kỷ, võ thuật của Thiếu Lâm đã đóng vai trò như một pháp tu của Đạo Phật, đồng thời đã thể hiện khả năng vi diệu trong việc khám phá và khai mở những năng lực tiềm ẩn bên trong cơ thể con người. Sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai và năng lực chiến đấu phi thường của phái Thiếu Lâm chỉ là những biểu hiện bề ngoài mà người thường có thể cảm nhận được bằng trực quan. Khái niệm ?oPhật gia? và ?ochính phái? của những môn phái võ thuật có quan hệ với Thiếu Lâm không chỉ xác nhận nguồn gốc mà chủ yếu nói lên mục đích của những người luyện võ - đó là tu dưỡng bản thân nhằm thay đổi bản tính phàm tục trên con đường khai mở trí huệ để đạt ?ochính quả? theo quan niệm nhà Phật, hoặc để tu dưỡng nhân cách và củng cố lý tưởng hành hiệp trượng nghĩa của người quân tử theo quan niệm văn hoá Trung Hoa thời Trung cổ.
    Sau sự kiện hoả thiêu Thiếu Lâm, vì nhiều lý do khác nhau, nhưng chủ yếu là để tìm người lãnh đạo phong trào ?ophản Thanh phục Minh?, trong giới võ lâm Trung Hoa giữa thế kỷ 18 đã diễn ra một thời kỳ tranh hùng, mà thực chất là tranh dành ngôi vị ?obá chủ võ lâm? khốc liệt chưa từng có. Trong quá trình đi tìm con đường để thoát khỏi bế tắc, khủng hoảng và củng cố võ học Trung Hoa phục vụ cho các mục tiêu chính trị, một số môn đệ trung thành của phái Thiêu Lâm đã dành nhiều công sức chắt lọc từ vốn võ học tính tuý nhất của môn phái này, kết hợp với những thành tựu trong làng võ nghệ Trung Hoa lúc bấy giờ để xây dựng thành một hệ thống nguyên lý và phương pháp luyện tập mới, kỳ vọng sẽ tăng cường khả năng linh hoạt của võ thuật truyền thống để cải thiện hiệu quả trong chiến đấu. Tuy các mục tiêu tín ngưỡng của võ học ?oPhật Gia? phải nhường chỗ cho mục đích chiến đấu và chính trị, nhưng về cơ bản các môn phái này vẫn phải lấy nền tảng ?oPhật Gia? làm điểm tựa, lấy ?ochính tâm? hoặc ?ochính đạo? làm con đường căn bản để hun đúc anh hùng hào kiệt. Chính trong bối cảnh đó, Vịnh Xuân phái đã ra đời. Đó là một sự kế thừa, đồng thời cũng là một cuộc ?ocách mạng? của võ học Trung Hoa. Ngũ Mai Lao Ni là người đã đề xướng việc lấy nguyên tắc ?ođoản kiều phát lực? làm cơ bản thay thế cho nguyên tắc ?otrường kiều phát lực? của võ thuật truyền thống, vốn thượng võ và đẹp mắt nhưng hiệu quả chiến đấu lại không bằng. Khác với quan niệm võ thuật lúc bấy giờ, nguyên lý mới này không dựa vào ?okình? (tạm gọi là dùng lực công phá trực tiếp lên đối tượng) và ?otrớn? (tạm gọi là đà để phát lực) mà chủ yếu là phát huy ?oxung? (tạm hiểu là các phản ứng liên hoàn nhờ hiệu ứng tác nhân tương hỗ, trong đó vận tốc đóng vai trò quyết định) và ?okhí? (huy động các trung tâm năng lượng cơ thể) để ra lực. Bà là chiếc cầu nối giữa nguyên lý chiến đấu thiên biến vạn hoá của phái Thiếu Lâm với Vịnh Xuân chiến đấu pháp linh hoạt và đầy huyền cơ sau này. Bà cũng là người đã tâm truyền các thành tựu tu pháp tâm linh và nguyên lý khai mở các vùng năng lượng bí ẩn cơ thể của võ học Thiếu Lâm cho Nghiêm Vịnh Xuân, người sau này đã có công hoàn chỉnh hệ thống phương pháp luyện tập, đề xướng những nguyên tắc chiến đấu mới. Bà được hậu thế coi là sư tổ và lấy tên đặt cho tên môn phái mới: Vịnh Xuân Quyền.
  2. ocmap

    ocmap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2005
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Khuất phục bởi sự hoàn hảo của Vịnh Xuân quyền pháp và khả năng chiến đấu phi thường của những nguyên tắc võ mọc mới, võ sư Lương Bá Cầu, một đại đồ đệ của Chí Thiện Thiền sư đã xin thụ giáo Nghiêm Vịnh Xuân. Sau này ông đã trở thành phu quân của bà và cũng được coi là truyền nhân đầu tiên của Vịnh Xuân quyền. Bá Cầu đã chân truyền Vịnh Xuân cho Hoàng Hoa Bảo, cháu họ của Ngũ Mai Lão Ni. Do sử sách không ghi chép chính xác sau Hoa Bảo đã có bao nhiêu thế hệ truyền nhân của Vịnh Xuân quyền, một phần là do nguyên nhân chính trị sâu xa của Vịnh Xuân phái lúc bấy giờ, và còn do những nguyên tắc bí truyền bắt buộc của võ thuật Trung Hoa để bảo đảm an toàn cho môn phái, sang thế kỷ 19 Vịnh Xuân quyền như rơi vào một màn sương đầy bí ẩn nhưng cũng đầy chất huyền thoại. Nếu xem xét môn phái này theo cảm quan lịch sử, chắc chắn có một thời kỳ Vinh Xuân quyền đã được quảng bá một cách có hệ thống như một phái võ thuật chính thống, với những phương pháp truyền dạy và tập luyện công phu mà một phần bài bản giá trị còn lưu truyền đến tận hôm nay. Cũng theo kinh nghiệm và cách nhìn truyền thống đối với đời sống võ học Trung Hoa, trong hơn một thế kỷ qua chắc chắn có không ít người đã được chân truyền Vịnh Xuân quyền mà đa số, theo quy luật, đã mai danh ẩn tích một cách tự nhiên sau khi đắc đạo. Một số khác lấy việc hành hiệp trượng nghĩa để tiếp tục tham gia vào đời sống chính trị và xã hội Trung Quốc, dưới dạng ?okiếm khách?, ?ohiệp sĩ trừ gian diệt bạo? hoặc thủ lĩnh khởi nghĩa nông dân vào nửa cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Một số rất ít tiếp tục con đường truyền bá võ học, trong số đó có quan Công sai Phó Bá Quyền (khét danh cuối thế kỷ 19), sau này ông phong kiếm qui ẩn tai Phật Sơn, lấy pháp danh là Giác Hải Đại sư như nhiểu người biết. Ông đã truyền lại Vinh Xuân cho ba học trò tiêu biểu mà danh tiếng còn lưu truyền đến hôm nay, đó là: Nguyên Trung Đạo sư, trụ trì chùa Kim Cương ở Phật Sơn, tạ thế vào khoảng 1940, nhưng không để lại dấu vết truyền nhân; người thứ hai là Nguyên Tế Công, ban đầu học Vịnh Xuân từ Phùng Tiểu Thanh (hệ hoằng pháp), sau được thụ giáo Giác Hải (Tế Công là một trong những người đặt nền móng cho Vịnh Xuân quyền tại Việt Nam); người thứ Ba là Nguyên Minh Đại sư, tên thật là Hoàng Tường Phong (hậu duệ của Hoàng Hoa Bảo), là người chủ thuyết theo đường lối đào tạo truyền nhân có bài bản (hệ chính thống).
    Cuộc hành trình định mệnh
    Đối với nhiều người theo đuổi võ thuật Vịnh Xuân ở Việt Nam, cái tên Tế Công từ lâu đã trở nên rất quen thuộc. Có một số người còn lấy Tế Công làm mốc hiệu cho Vịnh Xuân Quyền tại Việt Nam. Tên thật của Tế Công là Lương Vũ Tế, tự chiêm nghiệm tiền kiếp là một vị hoà thượng có khí phách và nhân ái, vinh Đạo cứu Đời, sống ở triều đại nhà Đường, có tên Tế Công, ông đã chọn cho mình pháp danh Nguyên Tế Công (chữ Nguyên là pháp hiệu nhà Phật). Khác với các bạn đồng môn, là Nguyên Trung Đạo sư theo đuổi con đường tu hành, là Nguyên Minh Đại sư hướng sự nghiệp võ học vào việc đi tìm truyền nhân đích thực, Nguyên Tế Công lại chọn một lối sống nay đây mai đó của kẻ kiếm khách giang hồ. Do bị ảnh hưởng phong cách sống phóng khoáng của Phùng Tiểu Thanh, một trong những ?ođại sư? có võ nghệ cao cường từng giữ chức quan án sát triều đình, Tế Công lấy sự nghiệp hoằng pháp và hành hiệp trừ gian diệt bạo làm lẽ sống. Thời trai trẻ, một dạo Tế Công phải sống bằng nghề bảo tiêu, đến thời nội chiến, vào khoảng năm 1930 ông chạy sang Việt Nam tị nạn. Năm 1937 ông mở một võ đường nhỏ tại phố Hàng Buồm, Hà Nội. Được một thời gian ngắn ngủi thì đóng cửa, vì ông chán nản chỉ thấy toàn con cái nhà giàu đến võ đường, học hành không đến nơi đến chốn, chủ yếu là để vui chơi, giết thời gian. Với hành trang nghèo của người tị nạn, với cách sống của một hiệp sĩ thời loạn, ông đã chịu ơn một số đồng bào của mình tại Việt Nam và nhiều ân nhân người Việt để sống qua ngày. Để đáp lại ơn cưu mang, tuỳ hoàn cảnh, tuỳ nhân duyên và tuỳ căn cốt của từng học trò, Tế Công đã truyền lại từng bộ phận của Vịnh Xuân quyền cho một số môn sinh tại Việt Nam. Trong số đó, một số người đã để lại bằng chứng được thày ấn chứng chân truyền một số ?obí kíp? quan trọng của Vịnh Xuân.
    Lúc bấy giờ, hoàn cảnh và thời thế đã khác xưa, mối quan tâm của con người cũng thay đổi. Đây là thời đại của phát minh cơ khí và súng đạn. Võ thuật không còn đóng vai trò là vũ khí chiến đấu theo đúng nghĩa truyền thống vốn có. Một số môn phái võ thuật đã phải chấp nhận con đường mãi võ để sinh tồn. Bởi vậy, không lạ gì Vịnh Xuân một thời cũng bị xem như một trò tiêu khiển, một thú đua đòi của đám con nhà giàu có ở Hà Nội. Cuối đời, rơi vào hoàn cảnh lang thang đây đó, Tế Công không chủ trương mở võ đường mà để việc truyền bá Vịnh Xuân tuỳ vào cảm hứng và hoàn cảnh. Với bối cảnh như vậy, thử hỏi trong số các môn sinh Vịnh Xuân tại Việt Nam lúc bấy giờ, liệu có mấy ai được truyền thụ có hệ thống và được kịp học đến nơi đến chốn nghệ thuật võ học của Vịnh Xuân quyền? Có thể, đây cũng là nguyên nhân mà lúc này hoặc lúc khác trong giới võ thuật Việt Nam đã xảy ra sự ngộ nhận khác nhau về những vấn đề căn bản của võ học Vịnh Xuân. Đó cũng là nguyên nhân nảy sinh ra một số hệ phái Vịnh Xuân có những nội dung và chủ thuyết không giống nhau, làm cho số phận của Vịnh Xuân quyền vốn đã bí mật càng trở nên mịt mùng bí ẩn đến tận hôm nay. Dẫu vậy, có một điều quan trọng không thể phủ nhận, đó là: Với sự hiện diện nhiều năm vào cuối đời của Nguyên Tế Công tại miền Bắc Việt Nam ở đầu thế kỷ trước, cùng với những thành tựu đáng kể trong việc truyền bá Vịnh Xuân quyền của cộng đồng người Việt ở trong nước và hải ngoại trong những năm qua, rõ ràng một bộ phận tinh tuý của Vịnh Xuân quyền đã di chuyển từ Trung Hoa đến Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà ?o Inside Kung Fu?, một tạp chí võ học có uy tín của ở phương Tây, trong một ấn bản đặc biệt về Vịnh Xuân quyền, đã đưa ra nhận xét như sau: ?oPhải chăng Vịnh Xuân quyền Việt Nam là một mắt xích quý giá đã bị thất lạc và tại đây nó đã bắt đầu một cuộc hành trình mới??. Quả đúng như vậy, tại Việt Nam, Vịnh Xuân quyền không chỉ được tiếp nhận như một bộ môn võ thuật nhập ngoại mà còn được mọi người, nhất là thanh, thiếu niên Việt Nam đón nhận như một môn nghệ thuật tinh tuý của nhân loại, góp phần giúp con người tu dưỡng và tự hoàn thiện bản thân, cả về thể chất lẫn tâm hồn.
  3. ocmap

    ocmap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2005
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Phần 2: Những chặng đường để đến với Vịnh Xuân Quyền
    Mỗi trường phái võ thuật và võ học Trung hoa phái đều phát minh ra những phương pháp rèn luyện và truyền dạy riêng, nhưng đa số đều có lịch sử lâu đời gắn bó với võ học Thiếu Lâm của Nhà Phật nên những con đường đi đến thành công của võ học đều có những điểm tương đồng. Còn mục đích thì chỉ là một: Tăng cường thể lực, khả năng tự vệ và chiến đấu gắn với những mục đích tu dưỡng tâm linh cao cả. Tuy hình thức tập luyện có khác biệt so với những môn phái khác, nhưng Vịnh Xuân Quyền cũng vậy.
    Nhìn lại sau hơn ba thế kỷ hình thành và phát triển Vịnh Xuân, những người đeo đuổi Vịnh Xuân Quyền Chính thống (trường phái chủ trương đào tạo và tập luyện có bài bản), đã thống nhất đúc kết như sau: Để đến được đích cuối cùng của Vịnh Xuân quyền, người học Vịnh Xuân phải trải qua ba chặng đường học hành và luyện tập. Gọi là ?ochặng đường? để nói lên yêu cầu bền bỉ, lâu dài, không điểm kết thúc của con đường võ học. Mỗi chặng đường gồm nhiều giai đoạn và những phương pháp truyền dạy cụ thể giúp người học võ hoàn thành các trình độ võ thuật và võ học. Chính những bí mật võ thuật và võ học cũng nằm ở đây, là những bí quyết giúp trò tự phát hiện ra sở trường, sở đoản của bản thân để vượt lên trên bản thân, là những khoảng khắc mà thầy phát hiện ?onhân duyên?, nhận ra căn cốt của trò để ?oấn chỉ?, để thề nguyện trao cho trò bí kíp chân truyền. Do yếu tố ?onhân duyên? quyết định, mỗi chặng đường này có thể là 3 năm, 30 năm, nhưng cũng có thể là cả một đời người. Bởi vậy mới nói, con đường học võ là con đường không bờ bến. Nó rộng hơn biển, cao hơn núi Thái Sơn, nhưng cũng có thể sâu thẳm như địa ngục.
    Người học võ thường nói đến ?ovõ thuật?. Người nghiên cứu về võ thường dùng chữ ?ovõ học?. Còn người đeo đuổi hành hiệp và tu dưỡng tâm linh lại hay bàn về ?ovõ đạo?. Thật ra, không chỉ đơn giản như vậy. Trên con đường để hoàn thiện bản thân bằng phương pháp luyện võ (bao gồm Vịnh Xuân Quyền) thì võ thuật, võ học và võ đạo chính là ba mục tiêu kế tiếp và kế thừa nhau mà người học võ phải vươn tới. Nó liên quan đến những chặng đường mà người luyện tập Vịnh Xuân cần trải qua để đạt được mục tiêu của võ thuật, võ học và võ đạo. Ba chặng đường đó là Đại Hùng, Đại Lực và Đại Từ Bi. Gắn với ba chặng đường đó là cả một hệ thống đào tạo và phương pháp rèn luyện, chứ không phải là lý thuyết suông.
    Đại Hùng
    Giai đoạn này người học trò lấy việc hoàn chỉnh võ thuật làm mục tiêu. Ai cũng học được, không có gì bí ẩn, có thể phổ cập cho mọi người, miễn là thầy, trò có sự kiên trì và có phương pháp đúng. Đây chính là giai đoạn để đạt được giá trị của bậc ?oĐại anh hùng?. Anh hùng theo khái niệm thượng võ không có nghĩa là hùng dũng, bách chiến bách thắng, là đánh thắng người để ta làm kẻ mạnh nhất, giỏi nhất. Những người học võ dù giỏi đến đâu, võ thuật cao đến mấy mà chỉ chăm chăm tìm kẻ khác để thách đấu, để chứng minh là người khác kém mình thì đó cũng chỉ là kẻ phàm phu, vô dụng, chưa thể gọi là Đại Hùng. Người đã đạt Đại Hùng tất phải là kẻ đã đạt trình độ võ nghệ cao cường, võ công thâm hậu, bách chiến bách thắng. Nhưng với họ, thắng kẻ yếu hơn mình đâu phải là vinh quang. Chế ngự được bản thân, biết ngưỡng vọng người tài, vượt qua được thử thách cám dỗ bởi sức mạnh và hoàn cảnh bên ngoài thì mới khó - kẻ đó mới đáng được coi là bậc Đại anh hùng.
    Với người học võ, Đại Hùng còn có nghĩa là dám can trường chịu đựng đau đớn thể xác và gian khổ, là chặng đường nếm mật nằm gai khổ luyện. Để giúp người học Vịnh Xuân nâng cao thể lực, sức chịu đựng và ý chí, người ta thường sử dụng nhiều phương pháp tập luyện khắc nghiệt tác động lên cảm giác của thân xác. Một trong những phương pháp phổ biến hiện nay là luyện tập theo các giai đoạn liên quan đến Nhân - Thổ - Mộc - Thạch - Kim, là những yếu tố căn bản của vũ trụ theo thế giới quan phương Đông. Xin vắn tắt như sau:
    Nhân - là giai đoạn luyện tập giữa người với người, sử dụng tay chân để rèn luyện phản xạ và luyện mưu trí với đối phương, là giai đoạn tập hiểu mình và hiểu người.
    Thổ - là giai đoạn luyện với bao cát, tập đấm, đá để nâng cao phản xạ và tính linh hoạt với vật vô tri.
    Mộc - là giai đoạn tập với mộc nhân và ra lực lên cây để rèn luyện tính dẻo dai, bền bỉ. Là giai đoạn tập để hiểu vật vô tri.
    Thạch - là giai đoạn tập ra lực trên đá để nâng cao kỹ năng ra lực và chịu đựng sự thay đổi của nhiệt độ và môi trường. Là giai đoạn tập chế ngự vật vô tri.
    Kim - là giai đoạn ra lực lên vật bằng sắt thép để hoàn chỉnh cơ thể, để chân, tay rắn như sắt thép, làm chủ được vật vô tri, để hoàn toàn làm chủ bản thân và người.
    Người ta thường nói luyện võ là khổ luyện, chứ không ai gọi là ?osướng luyện? cả. Đây là chặng đường khổ luyện cam go và căn bản nhất để đánh thức những ý thức tích cực, thử thách ý chí và thể xác, để người học võ tự phát hiện bản thân, tự nhận ra vô vàn nhược điểm và sự yếu đuối của chính mình, dám khắc phục chúng để đạt được khả năng tự chế ngự. Đây cũng là giai đoạn học trò tự đào thải và bỏ cuộc nhiều nhất vì nhiều người học võ đã không chịu đựng nổi gian khổ và không thể chấp nhận nổi sự thật về bản thân. Nhiều môn phái võ thuật và một số võ đường Vịnh Xuân cũng thường dừng lại ở chặng đường này. Những ai vượt qua được những thử thách của những giai đoạn này đều có thể bước vào chặng đường cao hơn.
  4. ocmap

    ocmap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2005
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Đại Lực
    Khác với khái niệm về sức mạnh chiến đấu hoặc khả năng trấn áp đối phương (force), Lực theo quan niệm võ học Trung Hoa và của Vịnh Xuân, tức là Quyền năng (power). Đại Lực là dựa trên phát kiến của tiền nhân về quy luật vận hành vũ trụ, là động đến quan hệ giữa vũ trụ và tiểu vũ trụ. Đạt được Đại Lực trong võ học gần giống như người nghiên cứu kinh sách và tu hành đạt được Đại Trí, là giai đoạn tâm và trí vượt lên trên ý thức. Giai đoạn này người học võ phải được truyền dạy hoàn chỉnh kiến thức và hiểu biết về quy luật của vũ trụ, thông thạo luật âm dương, ngũ hành, cuối cùng là phải nắm được, khai thông được được bảy trung tâm lực (năng lượng) của cơ thể con người (tiếng Phạn là Chakras, tiếng Anh là Power Centers). Đây là giai đoạn thầy phải sử dụng các phương pháp đặc biệt và kinh nghiệm dày dạn của bản thân (?obí kíp? võ thuật) để thận trọng hướng dẫn trò thông được mạch nhâm - đốc. Muốn vươn lên trong chặng đường này, muốn chế ngự được các vùng năng lượng bí ẩn trong cơ thể, muốn đạt được trạng thái năng lượng thăng hoa (?oNgũ khí triều nguyên? và ?oTam hoa tụ đỉnh?), bên cạnh việc nâng cao võ thuật và kiến thức vũ trụ, người học võ phải tinh thông về mạch và thuốc. Giai đoạn này khí công đóng vai trò quan trọng trong việc tăng tiến của quyền thuật Vịnh Xuân. Đây cũng là giai đoạn người học võ từng bước tự phát hiện và tập làm quen với thế giới vô thức.
    Vùng năng lượng đầu tiên mà người học võ phải khai mở được là Khí Hải (hay còn gọi là huyệt Đan Điền), là trung tâm năng lượng thăng bằng của cơ thể. Mở được Đan Điền mới hy vọng có được ?oNgũ khí triều nguyên?. Sau đó mới mở đến các Chakras khác. Một đời học võ, mở được 3 đến 4 trung tâm năng lượng của cơ thể là đáng được coi là vĩ đại lắm rồi. Có những người chỉ mở được Đan Điền, làm chủ được Khí Hải là đã có được những công-phu rất đặc biệt. Một số người sau khi mở được Đan Điền, vì kế sinh nhai đã phải từ bỏ võ học để chuyển sang môn Đại lực hý (tức là biểu diễn các công phu đặc dị) để kiếm sống. Sau khi mở được hai trung tâm năng lượng, có người đã có khả năng hiểu được một số huyền cơ của vũ trụ và đời sống. Mở được bốn, năm trung tâm năng lượng là có thể đạt ?othiên lý thông? (xuất thần đi xa vạn dặm), ?othiên nhãn thông? (nhìn xa vạn dặm và nhìn thấu đất đá, chướng ngại vật), ?othiên nhân thông? (đọc được tư tưởng của người khác), ?othiên lậu thông? (soi được qua khứ và tương lai)? Đây cũng là giai đoạn rất nhạy cảm, hiểu thấu mọi điều, cho nên người học võ trong giai đoạn này thường chay tịnh để duy trì sự nhạy cảm.
    Để đạt được Đại Lực, người học nhanh cần không dưới 10 năm chuyên cần ngày đêm khổ luyện. Nghìn người học võ kiên trì, may ra mới có một người chứng quả Đại Lực. Chặng đường này là chặng đường do nhân duyên quyết định, không phải là trò đi tim thầy như ở chặng đường võ thuật, mà ngược lại, thầy phải tìm trò và phát hiện ra trò để thực hiện sứ mệnh chân truyền. Người học Vịnh Xuân nào cũng chỉ khao khát đạt được một giai đoạn nào đó trong chặng đường Đại Lực là coi như đã thành công rực rỡ. Một số đại võ sư của Vịnh Xuân Quyền ở Trung Hoa và Việt Nam hôm nay có người cũng đã đạt được những thành quả ở mức độ khác nhau của chặng đường này. Một số đang ẩn mình để tiếp tục hoàn thiện con đường võ học, một số khác đang nhẫn nại tìm truyền nhân hoặc hành hiệp trượng nghĩa giúp đời.
  5. ocmap

    ocmap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2005
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Đại Bi
    Đây là chặng đường tập luyện (chính xác hơn là tu luyện) cao nhất của người học võ nói chung, đặc biệt là đối với môn Vịnh Xuân. Đây cũng là con đường gần như không có giới hạn và không có thầy chỉ dạy. Chỉ có bản thân với vũ trụ cùng trạng thái hoà đồng, yêu thương vô bờ bến đối với đồng loại và chúng sinh (từ bi), là chặng đường thoát ra khỏi vòng chấp ngã, đạt được đồng nhất giữa sự sống và cái chết. Chặng đường này được các nền võ học liên quan đến Phật Gia đặt ra như một nguyên lý tiệm cận giữa chân lý tương đối với chân lý tuyệt đối. ở chặng đường này không còn lý thuyết, không có thực hành mà chỉ có nhân duyên và vũ trụ chỉ đường dẫn lối, bởi vì con người - tức là tiểu vũ trụ đã hoà đồng với vũ trụ. Về lý thuyết, đây là chặng đường mà người luyện võ đã thoát ra khỏi cái vỏ của võ thuật, chứng ngộ chân lý, đạt được những cảnh giới cao nhất của trạng thái bình yên và hạnh phúc tuyệt đối.
    Có thể hôm nay vẫn đang còn những bậc cao nhân nào đó đã chứng ngộ Đại Bi. Có thể có bậc Đại Bi nào đó đã phải ?onhập thế? để giữ một vị trí nào đó, ở đâu đó trong cõi đời này vì phải thực hiện sứ mệnh của Trời - Đất và Quốc gia. Cũng có thể có ai đó đang ẩn náu để tận hưởng hạnh phúc của sự bình yên tâm linh và lặng lẽ giúp đời. Nhưng chắc chắn một điều: Chỉ có người chứng ngộ Đại Bi mới biết đích thực ?oai đó? là họ và họ là ai.
    Đôi lời về một số vấn đề liên quan đến phương pháp tập luyện Vịnh Xuân Quyền.
    Một số người học Vịnh Xuân ở Việt Nam thường nói đến ?olinh giác? và gắn khái niệm này với bài ?odính tay? của thuật ?oNghiêm thủ, thính kình?. Bài dính tay là giai đoạn sơ đẳng của quyền thuật Vịnh Xuân, tập để cảm nhận được lực của đối phương, để hướng kỹ thuật, quyền thuật cho đúng khi tiếp xúc với đối phương. Bài tập này nằm trong giai đoạn tập ?otri thủ? nhằm nâng cao võ thuật, để ?onghe? được kình lực, khí lực của đối phương. Thuật Nghiêm thủ thính kình là là giai đoạn phải nhờ vào xúc giác để cảm nhận đối phương. Dù đạt được xúc giác nhạy bén đến đâu, nhưng xúc giác không thể gọi là linh giác. Thuật này áp dụng cho đường lối chiến đấu của Vịnh Xuân là ?oTiệt quyền đạo? (lối đánh chặn sự manh động của đối phương bằng cách hoá giải kình lực mà không mất lực, là lấy nhu chế cương), một tuyệt chiêu căn bản và tối thượng của Vịnh Xuân Quyền.
    Nhiều người nghĩ rằng chỉ có Vịnh Xuân quyền mới có linh giác. Đó là sự ngộ nhận. Nhưng quả thật, khả năng linh giác đã được Vịnh Xuân quyền áp dụng triệt để và khai thác có hiệu quả nhất. Để đạt được khả năng linh giác của Vịnh Xuân (Linh giác quyền) phải trải qua quá trình rèn luyện theo phương pháp Đại Lực (là giai đoạn sử dụng khí công và tâm linh). Linh giác của Vịnh Xuân theo cách hiểu ngắn gọn là nhìn qua đối phương là ta biết họ muốn gì, chưa thấy họ ra tay ta đã biết họ sẽ ra tay kiểu gì, họ động mà ta không phải động (địch vi bất động ta bất động, địch vi động ta tiên động). Đạt được linh giác, người rèn luyện võ thuật nói chung đều xứng đáng được tôn làm Đại sư.
    Dù việc truyền dạy mỗi nơi mỗi khác, nhưng để đạt được Đại Hùng, các chi phái Vịnh Xuân Quyền đều áp dụng những bài bản truyền dạy và luyện tập giống nhau do các tiền nhân lưu truyền lại. Những giai đoạn luyện tập cơ bản này gắn với những bài bản bắt buộc là luyện Ngũ Hình - Tam Tĩnh - Bát Môn, mà người luyện Vịnh Xuân ai ai cũng phải biết. Đó là những bài bản căn bản để rèn kỹ năng chiến đấu, rèn tâm lý chiến đấu và rèn chiến lược và chiến thuật chiến đấu của chặng đường luyện Đại Hùng. Phương pháp truyền thụ Vinh Xuân quyền của một số võ đường thuộc Vịnh Xuân Quyền Chính thống thường phân học trò theo 3 cấp độ luyện tập khác nhau. Sơ cấp thì luyện tập Ngũ hình, trung cấp luyện theo bài quyền 108 (bao gồm 9 bài 108 khác nhau, nổi tiếng nhất là bài 108 mộc nhân). Còn cao đẳng: Học về ?oChấn môn tam bảo?, tức là tiếp thu 3 thứ tinh hoa quý giá nhất của Vịnh Xuân, đó là Lôi Oanh Chưởng, Ngũ hình khí công và Bát nhã thần công. Ba thứ Tam bảo này của Vịnh Xuân đều được xem là bí truyền, chỉ trao cho những đệ tử chân truyền của Vịnh Xuân, là những học trò có căn cốt, có đức độ và có khả năng bước vào chặng đường luyện tập Đại Lực.
    Trong mấy trang giấy mà nói về một đại môn phái nổi tiếng và gây nhiều tranh luận như Vịnh Xuân quyền, quả là việc làm muối bỏ biển. Tác giả chỉ mong rằng, qua việc làm của mình, những ai yêu Vịnh Xuân quyền sẽ biết quý trọng Vịnh Xuân quyền hơn, những ai quan tâm đến Vịnh Xuân quyền sẽ quan tâm đến Vịnh Xuân quyền nghiêm túc hơn, những ai đang rèn luyện Vịnh Xuân quyền, sẽ bền bỉ để vươn tới đỉnh cao của Vịnh Xuân quyền. Tầm sư học đạo là điều cần thiết, bởi ông cha ta nói ?okhông thầy đố mày làm nên?. Nhưng với quyền học, nhất là đối với Vịnh-Xuân-Học thì tầm sư học đạo chưa đủ mà còn phải tuỳ duyên. Nhân duyên phục thuộc rất nhiều vào tâm và đức của mỗi con người. Không tâm, không đức mà được thầy trao cho bí kíp thì cũng trở thành vô dụng.
    Nhân dịp Tết Giáp Thân, Hoa Nhi xin cung chúc nhân duyên tốt lành sẽ đến với mọi người, đặc biệt với những ai yêu mến và đang theo học Vịnh Xuân Quyền.
    Chúc Tạp chí Ngày Nay phát triển rực rỡ và hoàn thành nhiệm vụ truyền bá kiến thức và các tinh hoa văn hoá cho cộng đồng.
  6. ocmap

    ocmap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2005
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0

    Bán nguyệt san Ngày Nay số Xuân Ất Dậu có nêu một số vấn đề về môn phái Vịnh Xuân, trong đó có bài nhận định Vịnh Xuân là một ?odi sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam mà chúng ta phải có bổn phận bảo tồn và bảo tàng?. Là một người tập luyện nhiều thập niên và có nhân duyên được học tập có hệ thống, do đó chúng tôi xin đóng góp bài viết này với những chứng cứ vững chắc để khẳng định Vịnh Xuân Quyền là một phần tài sản quí báu của ông cha trong kho tàng văn hóa nhân loại để mọi người Việt chúng ta vui chung niềm tự hào.
    Trên thế giới hiện nay tình trạng phá sản của các môn phái cổ truyền khiến cho chúng ta phải ngậm ngùi chua xót. Ngay ở Trung Quốc, Nhật Bản, Cao Ly - những cái nôi lớn của nền võ thuật cổ truyền, một thời là những hình tượng cao đẹp về nhân phẩm đạo đức, nhưng thử hỏi ngày nay có bao nhiêu võ đường còn trân trọng vị trí một ban thờ Tổ, bài trí đúng nghi thức môn quy? Còn mấy ai đốt nén nhang thơm để tưởng nhớ tiền nhân trước buổi tập? Nghĩa Thầy-Trò còn chăng là bình-thủy tương phùng, tình võ lâm được thay bằng ganh ghét đố kỵ .
    Cổ nhân có phân định:
    Bậc thức giả nghe đâu có người tài vội vàng tới xin cầu học
    Bậc trí giả thì bán tín bán nghi
    Kẻ tiểu nhân lập tức chê bai, dè bỉu?
    Ngay ỏ đất tổ võ học Trung Hoa, dọc hai bên đường lên núi đến cổng Thiếu Lâm Tư có đến mấy chục võ quán, khuyến mãi môn sinh bằng cách chèo kéo khách hành hương và đả kích, bôi bác lẫn nhau!
    Tại Tổ đình Aikido Nhật Bản, hai đệ tử chân truyền của Đại Sư Uyeshiba là Koichi Tohei và Kisshomaru Uyeshiba đã chỉ vì tranh luận về phép luyện khí mà tách đôi môn phái. Liên đoàn Thế giới Taekwondo (WTF) và Liên đoàn Quốc tế Taekwondo (ITF) thì luôn đả kích nhau về phần quyền thuật bài bản, tranh dành địa vị chủ đạo. Đại Sư 9 đẳng Chong Lee, quyết định xóa bỏ toàn bộ hệ thống quyền thuật hơn 24 bài của môn phái vì không tìm đâu ra sự công dụng trong chiến đấu! Vào thập niên 70, Lý Tiểu Long cũng từng tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn báo chí rằng ?oCác bài quyền chỉ là những vũ điệu sắp xếp , cuồng quay trong tuyệt vọng!?
    Ngày nay, khi được hỏi Võ Đạo là gì thì khuôn mặt đa số các võ sư đều trở nên bâng khuâng bí hiểm! Họ lẩn tránh câu hỏi về sự khác biệt giữa Nội Công và Khí Công, và không giải đáp vì sao phải luyện Nội Công trước Khí Công? Hoạ hoằn họ mập mờ giải thích đó là bí mật của bản môn.
    Thời gian và sự lười biếng động não của một lớp hậu sinh đã đẩy cả một nền Võ Học cao thâm Đông Phương lùi sâu vào quên lãng! Võ Thuật còn lại là quyền cước đấm đá tùy tiện, không còn chiêu thức, cũng chẳng còn đấu pháp, đơn giản đến cùng cực. Cách đây 25 năm, một võ sư người Tàu ở Chợ Lớn, tự xưng 40 năm không gặp địch thủ, đã lý sự một cách ngô nghê: ?oMôn Vịnh Xuân Quyền quả thật là tuyệt diệu, đơn giản chỉ có 3 bài quyền nhưng tinh hoa cốt yếu chỉ trong 3 quả đấm. Tôi học với Tế Công 3 năm nhưng lĩnh hội được yếu quyết nên dạy lại cho con gái 3 tháng? và từ đó ngay bản thân tôi cũng không địch lại nó!!!? Một lần khác, một Võ Sư Vịnh Xuân trụ trì một ngôi cổ tự tại Thiểm Tây (Trung Quốc) đã bạnh hàm tuyên bố với tôi về đặc điểm quyền thuật môn phái là: đánh một trả mười! Nghĩa là địch thủ đánh một thì ta đánh trả mười! Và hễ đánh thì không bao giờ lùi! Tôi ngao ngán và hiểu rằng không phải cứ là người Tàu là hiểu và giỏi võ Tàu.
    Bôn ba qua nhiều quốc gia, tôi ngậm ngùi kết luận: Ở nhiều nơi nền võ thuật của cổ nhân đã hoàn toàn phá sản, những cảnh phi thiềm tẩu bích, những cảnh tranh tài quyền cước ngoạn mục, những màn thư hùng đao kiếm loang loáng dưới ánh trăng chỉ còn trong phim ảnh, như một hoài niệm tiếc nuối!
    Môn Phái Vịnh Xuân cũng thế, cũng không thoát khỏi trào lưu cơ giới của thời đại là ?odục tốc dục đạt?, theo cách nói bình dân là lối đào tạo ?omì ăn liền?. Chỉ đôi ba năm, vài bài quyền, mấy bài binh khí, rồi quay tay, dính tay, đấm đá tùy tiện khiến những kẻ tầm sư học đạo phải hoài nghi, bàng hoàng. Vịnh Xuân Quyền đã không hội đủ yếu tố ra đời và càng không thể lưu truyền đến ngày hôm nay nếu toàn bộ quyền thuật chỉ giản đơn như vậy. Đôi khi cùng một số học giả nghiên cứu Võ Học chúng tôi trộm nghĩ phải chăng đây là một sự che đậy tình trạng thiếu kiến thức để duy trì danh lợi.
  7. ocmap

    ocmap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2005
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Chúng tôi có đủ bằng cớ để đánh giá hệ phái Vịnh Xuân HongKong đã thất truyền rất nhiều bài bản, trong đó có Ngũ Hình Quyền, Tam Tỉnh và Bát Môn v.v? là nền tảng hệ thống quyền thuật tinh vi và cao thâm của Vịnh Xuân. Cuối cùng trước những bằng chứng sắt thép không thể phản bác, lương thiện vẫn là giải pháp tốt nhất để cứu vãn tình thế, nên chính Lương Đỉnh - Chủ tịch hệ phái Vịnh Xuân lớn nhất bao trùm gần 100 quốc gia phải lên tiếng thừa nhận sự hẫng hụt về võ học đồng thời đã cải sửa quyền thuật cổ nhân chỉ còn giữ những gì ?oCần và đủ cho thời đại bây giờ? và đổi tên hệ phái từ WingChun (Vịnh Xuân) thànhø Wing Tsun tức là Vịnh Tân (Modern WingChun).
    Hẳn các bạn nghiên cứu võ học còn nhớ cách đây khoảng 35 năm trên một tờ báo xuất bản tại HongKong có đăng tải sự kiện Sư Phụ Diệp Vấn (thầy của Lý Tiểu Long) phát hiện được trong một cổ thư có minh họa hình ảnh về 8 thế mộc nhân lạ. Ông chân thành nhận làm thầy nếu được bậc cao minh chỉ giáo. Lúc đó chúng tôi mới ngỡ ngàng hiểu ra rằng hệ phái WingChun HongKong cũng chỉ là một cành nhỏ, vài ba chiếc lá khô, điểm tô cho bông hoa nhợt nhạt.
    Tại Phật Sơn, Tổ Đình của Môn Phái thì lạ thay. Nơi đây chỉ còn lưu truyền được tuyệt kỷ ?oVịnh Xuân Bát Cước?, còn phần quyền thuật lại du nhập từ HongKong. Thế mới hiểu được cuộc ***************** tại Trung Quốc triệt để dường nào! Còn lại tất cả các Võ Quán trên thế giới, tuy có gia giảm hương vị nhưng cốt yếu vẫn là ?oXào nấu 3 món ăn chơi? là Tiểu Hình Ý, Tầm Kiều, Tiêu Chỉ. Còn binh khí thì chỉ có Lục Điểm Bán Côn (Hệ Phái HongKong giải thích là để tấn kích vào sáu điểm rưỡi trên thân thể?) và Bát Trảm Đao? Và kết thúc bằng bài Mộc Nhân 116 thế (108 tay + 8 cước). Toàn bộ phương pháp luyện tập đều thể hiện lối đánh dũng mãnh xử dụng Dương Cương Kình của Thiếu Lâm Tự.
    So sánh với những chứng cứ và thực tế đã trình bày ở trên thì quả thật Việt Nam Vịnh Xuân Quyền là một ?oCửu trùng bát giác đài? cổ kính uy nghi mà với sự hiện hữu toàn bộ thực trạng đáng được coi là di sản văn hóa không những của riêng dân tộc Việt Nam ta mà còn của cả nhân loại.
    Hiện nay Vịnh Xuân là môn võ phát triển quy mô bậc nhất thế giới, trải rộng trên 140 quốc gia với 3 hệ phái chủ đạo (do Hiệp Hội Vịnh Xuân Quyền Thế Giới phân loại):
    - Hệ phái của Đại Sư Yip Man (Diệp Vấn)
    - Hệ phái của Đại Sư Yuen Kay San (Nguyễn Kỳ Sơn)
  8. ocmap

    ocmap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2005
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    - Hệ phái Việt Nam Vịnh Xuân Chính Thống Phái
    Quả thật vậy, Việt Nam Vịnh Xuân Chính Thống Phái với hệ thống đào tạo cổ truyền hoàn chỉnh cả 3 tầng Võ Thuật - Võ Học - Võ Đạo, tuân thủ nghiêm ngặt giáo trình Đại Hùng, Đại Lực, Đại Từ Bi trên nền tảng Tinh - Khí - Thần hợp nhất nhằm đào tạo một thế hệ trẻ đầy trí tuệ và trong sáng, trong một thân thể khỏe mạnh, càng ngày càng được thế giới quan tâm và ủng hộ.
    Trong buổi phát hình nhân ngày đầu xuân Ất Dậu trên đài truyền hình VTC, để trả lời câu hỏi về tính chất ưu việt của môn võ Vịnh Xuân luật sư Nam Anh đã trả lời: ?oCho đến giờ phút này thì người Việt Nam có thể tự hào Việt Nam Vịnh Xuân là một trong những môn võ hiếm hoi còn lưu giữ được tất cả những quyền thuật, bí quyết luyện tập cũng như tập tục nghi thức cổ truyền của bản môn.?
    Thực vậy, là một quyền thuật ra đời giữa thế kỷ 18 với mục đích ?otranh bá đồ vương?, trong bối cảnh chinh chiến mà võ thuật là nhân tố quyết chiến quyết thắng, để có một chỗ đứng trong giới võ lâm và để tồn tại đến ngày nay hẳn nhiên Vịnh Xuân Quyền ?oCẦN? một hệ thống đào tạo nghiêm túc đặt nền tảng trên một nguyên lý võ học cao thâm, ?oĐỦ? các bài bản hoàn chỉnh phần tập luyện quyền cước, thập bát ban binh khí và nội ngoại công phu, các bí quyết dẫn khí luyện thần hỗ trợ phần thể lực vuợt qua những giới hạn vật lý.
    Do đó ngoài phần cơ bản Triết Đông với học thuyết Âm Dương, Ngũ Hành biến dịch theo Bát Quái, nền tảng cho phần quyền thuật Ngũ Hình Quyền biến hóa vô lường, Viễn Ly Điên Đảo là yếu quyết Vô Vi, phải tập luyện kiên trì để đạt Tam Tĩnh đưa đến Linh Giác vi diệu để xử dụng hữu hiệu Bát Môn Pháp. Quy trình tất yếu hầu ứng dụng được quyền thuật trong chiến đấu, giải đáp được bài toán hóc búa nhất thời đại mà Đại Sư Chong Lee và Lý Tiểu Long cũng không tìm ra được đáp án.
    Ngũ Hình ?" Tam Tĩnh ?" Bát Môn Pháp là chuỗi mắt xích không thể tách rời mà mất một sẽ không còn là Vịnh Xuân nữa! (Đại Sư Nguyên Minh).
    Công, Thủ, Phản, Biến.
    Tiên Công, Hậu Công, Tiên Thủ, Hậu Thủ tức là Bát Môn.
    Các đấu pháp Ngũ Hình Liên Hoàn Quyền - Ngũ Hình Bức Đả Quyền là kết tinh của Linh Giác và Bát Môn Pháp dẫn đến kỹ thuật chiến đấu tối thượng của Vịnh Xuân Quyền là Tiệt Quyền Đạo (Chúng tôi xin nói đến trong một dịp khác).
    Ngoài ra hệ thống 108 Mộc Nhân Pháp với 9 bài cận chiến phối hợp cương nhu, dũng trí, có lúc như sấm sét đầu ghềnh, có lúc như bão sóng biển khơi, thể hiện tố chất Đại Hùng, Đại Lực của Phật Môn. Nguyên tắc ?oĐoản kiều phát lực? dựa trên nguyên lý Âm Dương, Ngũ Hành thuận nghịch, sinh khắc và hỗn hợp đã đưa Vịnh Xuân Quyền lên hàng đầu các môn phái có kỹ thuật chiến đấu có hiệu quả nhất thời cận đại.
    Tất nhiên phải khẳng định tất cả kỹ thuật chiến đấu dù cao siêu đến mấy đều dựa trên nền tảng ngoại công để phát huy hiệu năng và càng cần hơn nữa phần hỗ trợ mênh mông vô cùng của Huyền Công tức : Nội Công - Khí Công và Thần Công để vượt qua các giới hạn của không gian ba chiều, đạt được Thượng Thừa Võ Học bản môn : Ngũ Hình Khí Công - Lôi Oanh Chưởng - Bát Nhã Thần Công tức là Tam Bảo Trấn Môn. Thiên Địa Nhân là thể hiện tam tài của tạo hóa, mà thấu hiểu phép Huyền Đồng của vũ trụ tức sẽ phát được Tâm Đại Bi, hành thuận duyên nghiệp, xuôi thuyền Bát Nhã đáo bỉ ngạn.
    Rất tiếc không thể trong vài trang giấy mà có thể trình bày hết cả một hệ thống đào tạo và tu luyện của một đại phái đã lẫy lừng tên tuổi, có bề dày lịch sử gần 300 năm, trải dài và rộng hết các lục địa thế giới, và trong hàng triệu môn đồ đã có không biết bao nhiêu là các bậc danh nhân, bác học, thức giả v.v? và ngay ở tại Việt Nam đã không thiếu các bậc trí giả đã từng là môn đồ Vịnh Xuân.
    Thời đại Văn Minh, nhân loại tiến bộ vượt bực trên các lãnh vực khoa học và kỹ thuật đang bước dò dẫm tìm sự sống trên sao Hỏa và trên các hành tinh xa xôi khác. Nền y học đã bước vào thời kỳ cải tử hoàn sinh, cấy sự sống trong các ống nghiệm, chuẩn bị cướp quyền năng của tạo hóa. Chiến tranh bom đạn tàn phá gấp vạn lần các đạo binh hung hãn man rợ nhất thời phong kiến.
  9. ocmap

    ocmap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2005
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Con người, cuộc sống và nhu cầu có đổi thay nên Võ Thuật không còn vị trí thống soái ba quân, với thanh gươm, yên ngựa mà xẻ đôi sơn hà. Võ Thuật không còn vai trò trực diện giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống phức tạp, trong một xã hội luôn xung đột chống phá lẫn nhau. Hình ảnh người dũng tướng năm xưa chiến bào rực máu hay một Lê Văn Khôi đả hổ chỉ là câu chuyện bên ly rượu say hay trong khói trà nhẹ tỏa!
    Tuy nhiên không vì thế mà Võ Thuật mất đi một tính năng, một vai trò, và một vị trí đặc biệt trong cuộc sống xã hội loài người, nhất là hôm nay! Vì Võ Thuật là một phương pháp tu luyện nội suy, hàm chứa sâu sắc tính nhân bản, để hành giả khám phá và hiểu được chính bản thân và chiến thắng chính bản thân. Kềm chế Tham- Sân - Si tránh xa mọi dục vọng thấp hèn, bất chính vẫn mãi mãi là một mục đích của bất cứ ai trên con đường xây dựng Nhân-Cách Võ Đạo.
    Là một phương pháp giáo dục hoàn chỉnh cả về tinh thần lẫn thể chất, tốt nhất cho con người về cả hai mặt trí và dũng, là hành trang cần và đủ cho thanh thiếu niên thời đại trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, Võ Thuật mãi mãi và xứng đáng là một kho tàng văn hóa vĩ đại của Tiền Nhân và Vịnh Xuân Quyền là một di sản quí giá của dân tộc và nhân loại cần được bảo tồn, bảo tàng.

    Nam Sơn Phan Mạnh Tuấn cẩn bút.
    Nguyên Tả Hộ Pháp Vịnh Xuân Quyền thập niên 80

  10. ocmap

    ocmap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2005
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Ông cảm ơn Tạp chí Ngày Nay đã dành những dòng trang trọng nói về Vịnh Xuân quyền, hoan nghênh tác giả Hoa Nhi TS đã đưa ra những quan điểm mang tính khảo cứu về Vịnh Xuân bằng một thái độ nghiêm túc, khách quan như đối với một vấn đề văn hoá cần được bảo tồn và quảng bá. Đáp lại mong mỏi của nhiều bạn đọc muốn biết thêm về lĩnh vực trên, nhân dịp này Ban biên tập TCNN đã có cuộc phỏng vấn và trò chuyện với võ sư Nam Anh, nội dung do Trung Nghĩa ghi lại.
    TCNN. Thưa võ sư, bản thân Ông là một người trải qua rất nhiều nghề, nghe nói Ông đã từng vừa là giáo sư về công pháp quốc tế, vừa giảng dạy môn cận y học (paramedican) tại đại học Montreal, Ông cũng là người duy nhất được quyền cấp chứng chỉ hành nghề Đông y tại Canada, nhưng Ông vẫn dành cho võ học sự quan tâm lớn nhất, bền bỉ nhất và hiện đang giữ cương vị là người lãnh đạo của Liên đoàn quốc tế Vịnh Xuân quyền Chính thống phái. Ông đã viết nhiều sách về võ học, báo chí cũng viết nhiều về võ nghiệp của Ông, vậy Ông có thể vắn tắt giới thiệu với bạn đọc của TCNN về những thành tích mà Ông đã đạt được?
    VS Nam Anh. Tôi cảm thấy rất thú vị nghe các anh dùng chữ ?ovõ nghiệp?, vì quả thật mọi việc ở đời đều do cái duyên và cái nghiệp sắp đặt. Học võ, tôi càng hiểu điều này. Bảy tuổi tôi được ông ngoại dạy võ, nhưng gia đình và bản thân lại mơ ước lớn lên tôi được làm bác sĩ, vì vậy đến trung học thì tôi theo ban khoa học tự nhiên. Lên đại học lại thi vào văn khoa, tốt nghiệp cử nhân luật rồi nhiều năm làm nghề luật sư, hai mươi năm lại đây mới có điều kiện quay về với nghề y và chuyên hành nghề đông ?Zy ở Canada. Nhưng có một việc mà tôi không bao giờ dừng lại, hơn nửa thế kỷ qua nó luôn hành trình dai dẳng cùng với cuộc đời tôi, đó là con đường nghiên cứu võ học và luyện võ. Đây không chỉ là một thứ tình yêu, một niềm đam mê mà còn là một cái nghiệp. Là người học võ, tôi rất ngại ngùng khi ai đó hỏi đến thành tích. Chẳng lẽ đó là hơn một ngàn trận đấu đã trải qua oanh liệt của thời trai trẻ, là những đai đẳng đã đạt được? Thành tích của người luyện võ không phải là cái oai của kẻ ?oxuống Đông - Đông tĩnh, lên Đoài - Đoài tan?. Những thành công, những thành tích của người luyện võ, có lẽ chỉ nên xem là những những kỷ niệm đẹp, để mình ghi nhớ, dù là đã xảy ra ngày hôm qua, hoặc đang diễn ra ngày hôm nay.
    Được đến với nghiệp võ học đã là một kỳ duyên, là ân sủng lớn của cuộc đời. Vì vậy, niềm hạnh phúc lớn lao là cách đây 20 năm tôi đã góp công thành lập được Liên đoàn quốc tế Vịnh Xuân quyền Chính thống phái được cộng đồng quốc tế trân trọng đón nhận, nhờ đó có điều kiện góp phần giáo dục thể chất, tinh thần cho tuổi trẻ và chuyển tải vốn kiến thức cổ truyền phương Đông cho bạn bè khắp năm châu, giúp cho mọi người sống lành mạnh, hiểu nhau và xích lại gần nhau hơn. Đây là một việc làm chúng tôi cho là vì mục đích ?ovinh Đạo?.
    Niềm vui sướng thứ hai là tôi đã thành lập được Hội ?oán-ma-nã Đông y?, là tổ chức hợp pháp duy nhất được chính phủ Canada cho phép hành nghề và truyền bá kiến thức Đông y tại Canada. Chúng tôi coi đây là việc tạo dựng một phương tiện để góp sức ?ocứu đời?.
    TCNN. Quá nửa thế kỷ sống với nghiệp võ, võ sư đã đúc kết được những kinh nghiệm gì quý?Z báu nhất có thể trao đổi với bạn đọc của Ngày Nay?
    VS Nam Anh. Có rất nhiều thứ quý?Z báu học được, chiêm nghiệm được trên con đường học võ, nhưng thật khó đem ra để so sánh cái nào quý hơn cái nào. Điều mà tôi tâm đắc là đã phát hiện, ?ochứng ngộ? được con đường để đến với võ đạo. Điều này vô cùng quan trọng đối với người học võ và người dạy võ. Có thể coi đây là một trong những cái đích cuối cùng, là ?othượng tầng? của võ học nói chung. Võ đạo không phải là câu chuyện ?ođầu môi, chót lưỡi? của nghề làm thầy mà đó là những biện pháp, là ?ochặng đường? cụ thể, mang đầy tính thực tiễn (như Hoa Nhi đã đề cập), không những làm cho người luyện võ tăng tiến mà còn giúp con người ta tu dưỡng phẩm hạnh, hiểu được quy luật của đời sống và hạn chế những hành vi sai lầm. Võ đạo như một phương trình căn bản ẩn chứa những phương tiện, sự hội tụ các điều kiện cần và đủ để người luyện võ hành trình đến đỉnh cao: Đó là ?oTam chân, tứ xứng?, những vấn đề căn bản của võ đạo.

Chia sẻ trang này