1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vịnh Xuân phóng sự

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi ocmap, 17/02/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ocmap

    ocmap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2005
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    ?oTam chân? tức là ba sự thật (chân lý), ba thứ rốt ráo của võ đạo. Xin vắn tắt như sau:
    Chân lí thứ nhất: Đó là thắng mình.
    Chiến thắng to lớn nhất của người học võ không phải là chiến thắng kẻ khác mà là chiến thắng mình, chiến thắng những đam mê thấp hèn, chiến thắng cái tôi ?ovĩ đại? và cái dốt nát, chiến thắng những chủ quan một chiều chật hẹp, những hoang tưởng về đỉnh cao vũ trụ... Tiếc thay, nhiều người luyện võ đã ngộ nhận về chân lý này (như Hoa Nhi đã diễn giải). Lời thầy tôi vấn căng vẳng dù đã hơn 40 năm: ?oVõ học thâm như Đông Hải, siêu quần võ sĩ đa thị sa số Hằng Hà?.
    Chân lí thứ hai: Yêu người trên quan điểm vị tha.
    Người ta thường yêu theo cách hướng nội, thực chất là yêu bản thân mình, là để thoả mãn khát vọng vị kỷ. Điều này đi ngược quan điểm võ đạo. ?oYêu? đúng nghĩa võ đạo là mong cho người khác đẹp hơn mình, giỏi hơn mình và may mắn hơn mình. Trong quan hệ đồng môn, đó là sự chia sẻ, nhường nhịn của tình anh em gắn bó máu mủ, nâng đỡ nhau để cùng tiến bộ. Trong quan hệ thầy trò, đó là sự hy sinh không toan tính, vô bờ bến của người cha dành cho con.
    Chân lí thứ ba: ?oĐịnh giang sơn - an vũ trụ?.
    Đây không phải là một chân l?Zí được diễn đạt theo kiểu thậm xưng, mà đó là một thái độ hành xử rất cụ thể, không chỉ đúng với võ học mà đúng trong mọi hoàn cảnh xã hội, nhất là đối với một xã hội vẫn còn sự ganh? đua, tranh giành, quay cuồng giữa bài toán ?ocho? và ?onhận?. Đây chính là cốt lõi uyên nguyên của mọi tranh chấp và xung đột trên thế giới hiện nay, là một lập trình đã sai cơ bản của vấn đề sinh tồn Nhân loại. Võ đạo lấy quan niệm bao dung ?oYêu người trước nhất và ghét người sau cùng? làm nền tảng hành xử, hãy Cho để mà Nhận và Nhận để mà Cho, lấy việc việc bù đắp cho người trước rồi mới tới lượt mình thụ hưởng thành quả. Phải an được mình, làm ổn định được một vật mới làm cho những vật khác, việc khác ổn định. Đối với người muốn đến với võ đạo, đây là một phương pháp rốt ráo, bắt buộc để rèn luyện tư duy, cảm xúc và hoàn thiện hành vi.
    ?oTứ xứng? tức là muốn đạt được võ đạo, người học võ phải có được 4 phẩm chất, xin tóm tắt như sau:
    Thứ nhất, người học trò đến với thầy, đến với Vịnh Xuân phải chân thành thì mới xứng đáng được thầy chân truyền (tức là dạy cho cái thật của Vịnh Xuân).
    Thứ hai, người học trò phải biết kính thầy trọng đạo, dốc lòng khổ luyện và tận tuỵ với môn phái thì mới được thầy tâm truyền. Bởi vì tâm truyền là kết quả của cảm ứng rung động, hoà cảm giữa thầy với trò. Chỉ trong trạng thái đó thầy mới toàn tâm, toàn ?Zý và tin cậy giao cho trò kiến thức ấp ủ một đời.
    Thứ ba, người học trò phải thông minh, tài trí xuất chúng, có căn cốt đặc biệt thì mới đủ khẳ năng để thầy bí truyền. Bí truyền không có nghĩa là bí mật mà cần hiểu theo nghĩa truyền dạy bằng phương pháp metaphysics (siêu hình). Bí truyền đòi hỏi trò phải có căn cơ lĩnh hội hơn người và khả năng trừu tượng cao độ trong quá trình thụ giáo bằng tâm linh. Bằng không, người luyện võ có thể rơi vào cạm bẫy của bệnh hoang tưởng hoặc ?otẩu hoả nhập ma?... nguy hiểm đến tính mạng.
    Thứ tư, học trò phải là con người tiềm ẩn nhiều phẩm hạnh cao quý, có khả năng hữu dụng cho đời, có tấm lòng vị tha và trái tim nhân ái thì thầy mới dám mật truyền, mới gửi gắm cho trò những bí mật tuyệt học của Bản Môn.
  2. ocmap

    ocmap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2005
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    TCNN. Võ sư đã từng đạt trình độ cao đẳng của các danh phái như Võ Đang, Bạch My, nhưng lại lựa chọn Vịnh Xuân để truyền dạy. Phải chăng vì ?ovõ công của Vịnh Xuân quyền là vô địch thiên hạ? như võ sư L?Zý Tiểu Long đã từng tuyên bố?
    VS Nam Anh. Điều này làm tôi nhớ lại câu chuyện cách đây 32 năm, khi Bruce Lee (Lý Tiểu Long) tuyên bố ?oWhen Karate ends, Wingchun begins? (học hết Karate chỉ là bắt đầu của Vịnh Xuân). Sau đó anh ta còn tuyên bố thêm ?oIf Taekwondo is an arithmetic, Wingchun would be trigonometry? (Nếu Taekwondo là môn số học thì Vịnh Xuân quyền phải được coi là môn hình học lượng giác). Tôi không dám nói L?Zý Tiều Long kiêu căng, ngạo mạn, mà hiểu rằng anh đã phát ngôn những điều này vào một thời điểm khá tế nhị, với cương vị một minh tinh màn bạc khi Vịnh Xuân đã được anh đưa thành công vào ngành điện ảnh. Như vậy, có thể đây là một câu chuyện của nghệ thuật thứ bảy, chứ không liên quan đến võ thuật và võ học. Bởi vì nếu quả thật Vịnh Xuân quyền vốn là môn quyền thuật vô địch thì hôm nay đâu còn sự hiện diện, phát triển và những thành tích rực rỡ của của hàng trăm môn phái khác nhau trên thế giới. Mặc dù vậy, phải thừa nhận, nhờ hình ảnh cá nhân của Lý?Z Tiểu Long thông qua thành tựu của nghệ thuật điện ảnh, 30 năm qua môn Vịnh Xuân đã ?ophát dương quang đại? hơn bao giờ hết, tuy rằng sự phát triển không bình thường ấy cũng đem lại cho Vịnh Xuân quyền chính tông nhiều rắc rối và phức tạp. Đồng thời cũng phải nói thêm rằng, mặc dù Lý Tiểu Long rất đáng yêu, đáng để nhớ, nhưng những tuyên bố của anh một thời đã gây phẫn nộ và xúc phạm ghê gớm đến các môn phái lớn cùng hàng triệu môn sinh trên thế giới. Bản thân những môn đệ chân truyền của Vịnh Xuân cũng không hoan nghênh cách nghĩ và cách nói của anh, bởi vì nó không chỉ gây ra sự hiểu nhầm và chia rẽ giới võ nghệ, mà cơ bản, những suy nghĩ đó là trái với tinh thần võ đạo. Rất đáng tiếc, sau khi đưa ra những tuyên bố đó không bao lâu, Lý Tiểu Long đã đột tử một cách bí ẩn, không kịp chứng minh cho những điều mình nói.
    Riêng việc tôi chọn môn Vịnh Xuân để truyền dạy lại không liên quan đến ?ovị thế độc bá? của môn phái này mà đơn giản chỉ vì một ?olí do nhân bản?, là để thực hiện di huấn của thầy (là thầy Nguyên Minh Đại sư, tức Huỳnh Tường Phong). Đó là một trọng trách, một nghĩa vụ cao đẹp nhất của một đệ tử ?oTân duyên và Tân nghiệp?. Đối với tôi, một người đã dành cả cuộc đời cho võ nghiệp và nghiên cứu võ học, trải qua nhiều môn phái, tôi cho rằng môn phái nào cũng có cái hay, cái quý, cái mạnh riêng. Xuất phát điểm của các môn phái tuy có khác nhau, nhưng đều quy về một mối, một mục đích mà thôi, tức là ?ovạn pháp quy tâm?. Mục đích ấy rất giản dị và dễ hiểu - đó là rèn luyện sức khoẻ và tu dưỡng nhân tâm.
    NgayNay. Xin võ sư cho biết hiện nay Liên đoàn Vịnh Xuân phái chính thống có bao nhiêu môn sinh và đang hiện diện ở bao nhiêu quốc gia? Hệ thống võ đường của võ sư thuộc loại nào?
    VS Nam Anh. Tôi xin được trả lời câu hỏi này trên tính thần nói về thành quả hoạt động của đồng bào ta ở hải ngoại. Bản thân tôi đã trực tiếp dạy trên dưới 100 ngàn học trò trong 40 năm qua, đào tạo được trên một trăm võ sư, nhiều trong số đó đã thành danh. Từ khi thành lập Liên đoàn Vịnh Xuân quyền Chính thống phái, đến nay số môn sinh đã có vài trăm ngàn người ở khoảng 40 quốc gia. ở phương Tây, khi so sánh quy mô của các môn phái, người ta thường đánh giá hệ thống võ đường của chúng tôi là là một trong những hệ thống võ đường có quy mô và đông học trò nhất thế giới. Riêng võ đường ở Montreal được coi là một trong những võ đường lớn nhất châu Mỹ, với diện tích tập luyện trong nhà khoảng 1000 m2 và thường xuyên có từ 600 đến 1000 học sinh theo học mỗi khoá.
  3. ocmap

    ocmap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2005
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    NgayNay. Xin võ sư cho biết những khó khăn gặp phải khi truyền bá võ thuật ở nước ngoài và ở đó liệu có thể coi võ thuật là kế sinh nhai?
    VS Nam Anh. Nếu việc đó được xem xét trên bình diện truyền bá văn hoá thì các võ đường phải là chính thống và hợp pháp. Trong trường hợp đó mục đích kinh tế phải đứng thứ yếu và công việc truyền dạy quả là sẽ gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. Đa số võ sư người Việt khó vượt qua những trở ngại này. Nguyên nhân chủ yếu là do sự khác biệt văn hoá quá lớn giữa Đông và Tây.
    Bản thân võ thuật mang nội dung triết học ứng dụng, nên việc áp đặt cả một hệ thống tư duy, tình cảm và hành động cho người phương Tây quả là không dễ dàng. Muốn đạt được mục đích trên bản thân người dạy võ, ngoài việc phải uyên thâm võ nghệ còn phải đủ khả năng tạo nên hình ảnh thật trong sáng, trước hết là về nhân cách và trí tuệ, phải hiểu biết sâu sắc văn hoá, lịch sử kim-cổ, Đông-Tây, phải có ngoại ngữ đủ giỏi để truyền đạt đầy đủ tinh thần của nền văn hoá và triết học á Đông.
    Yêu cầu thứ hai là người dạy võ phải là người có đầu óc tổ chức khoa học, phải nắm được hệ thống luật pháp và mọi quy định của nước sở tại, phải tuân thủ các quy định hành chính, bảo hiểm, thuế má và thực hiện hệ thống trách nhiệm dân sự rắc rối, phức tạp? là những vấn đề mà người Việt chúng ta thường rất ngại ngùng va chạm. Có lẽ vì thế mà đa số các võ sư người Việt không mở võ đường, mà tiến hành việc truyền bá võ nghệ tại các trung tâm thể dục thể thao hoặc tại các trụ sở hội đoàn, mang tính dưỡng sinh và nghiệp dư. Trong điều kiện đó không thể thực hiện việc truyền dạy văn hoá phương Đông, là một nền tảng căn bản của quá trình truyền thụ võ học.
    Người Tây phương không có quan niệm ?oquân-sư-phụ?. Võ thuật đối với họ chỉ là một bộ môn thể thao và họ thường coi người thầy chỉ là một huấn luyện viên không hơn không kém. Ngoài một số ít với mục đích tìm hiểu về văn hoá, tìm đến võ đường á Đông phần lớn là các kiện tướng thể thao, điền kinh hoặc các võ sĩ quyền anh có hạng, có nhu cầu bổ sung kỹ thuật và thể lực. Muốn dạy những đối tượng này người thầy phải hơn trò về mọi mặt, cả trí tuệ lẫn thể lực, phải có khả năng trấn áp để thuyết phục. Do đó, để mở võ đường, ngoài việc phải chuẩn bị giáo trình lý luận và thực hành đạt tính chuyên nghiệp cao, chúng ta còn phải giải quyết rất nhiều bài toán phức tạp mà xã hội phương Tây đặt ra.

    NgayNay. Xin võ sư cho biết hệ giáo trình đào tạo của Liên đoàn có khác nhiều so với những gì tác giả Hoa Nhi trình bày trong số Xuân Giáp Thân của TCNN?
    VS Nam Anh. Trước hết, tôi muốn nhờ TCNN gửi lời cảm ơn tới tác giả Hoa Nhi đã giới thiệu được những nét căn bản nhất của Vịnh Xuân quyền tới bạn đọc, đánh giá đúng giá trị của những tinh hoa triết học, nghệ thuật do tiền nhân để lại mà trách nhiệm của chúng ta phải bảo tồn, duy trì và phát huy. Tuy chưa được gặp, nhưng tôi tin chắc Hoa Nhi phải là môn đệ của hệ Vịnh Xuân Chính thống, hoặc ít ra cũng là thân hữu của một cao nhân trong môn phái. Tuy nhiên, sau khi đọc kỹ bài khảo cứu của Hoa Nhi, tôi cũng muốn xin được thêm thắt đôi điều để làm sáng tỏ thêm. Quả thật, tôi cũng không khỏi lo âu khi có một số người ngộ nhận thuật ?odính tay? hoặc ?oquay vòng? (tiếng Hán là ?oNiêm thủ?) với linh giác và cho rằng đó là đỉnh cao của kỹ thuật chiến đấu của Vịnh Xuân. Hiểu như vậy là sẽ hạn chế khả năng tăng tiến võ nghệ của người luyện võ, là đơn giản hoá và hạ thấp cả một hệ thống quyền thuật lẫy lừng hàng trăm năm của môn phái. Thực chất, thuật Niêm thủ là phương pháp luyện tập sơ đẳng nhất để đạt khả năng Xúc giác tĩnh trong quá trình luyện tập Tam tĩnh. Tam tĩnh là bao gồm Thị giác tĩnh, Xúc giác tĩnh và Cảnh giác tĩnh, là điều kiện cần để bắc cầu đến với linh giác. Chỉ khi đạt đại thành của tam tĩnh thì mới mới sở đắc linh giác. Tác giả Hoa Nhi có đề cập cả Ngũ hình, Tam tĩnh, Bát môn như những điều kiện cần và đủ trên chặng đường đến với đỉnh cao của Vịnh Xuân quyền. Về điểm này, tôi xin bổ sung thêm: Ngũ hình, Tam tĩnh, Bát môn không chỉ là điều kiện mà là yêu cầu bắt buộc trong quá trình sở trường chuyên luyện để sở đắc tinh hoa của Vịnh Xuân quyền, để đưa được quyền thuật vào chiến đấu hữu hiệu. Như thầy Tế Công dạy: ?oThiếu một trong ba nội dung trên, không thể là Vịnh Xuân quyền?, nghĩa là Vịnh Xuân sẽ không còn là võ mà sẽ là vũ thuật hoặc dưỡng sinh. Đáp ứng được các yêu cầu bức thiết trên người luyện võ mới thể hiện và sử dụng được các đấu pháp căn bản và đặc thù của Bản Phái, đó là ?oNgũ hình liên hoàn quyền pháp?, cao hơn là ?Ngũ hình liên hoàn bức đả quyền pháp? và đỉnh điểm là ?oTiệt quyền đạo?. Về ?oTrấn môn Tam bảo? mà Hoa Nhi đề cập chính là sự đúc kết những thành tựu cao nhất của tinh-khí-thần (Tam hoa tụ điểm) của Vịnh Xuân quyền để ?ohoàn hư đạt Đạo?, là trình độ thượng thừa tổng hợp cả võ thuật, võ học và võ đạo.

  4. ocmap

    ocmap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2005
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0

    NgayNay. Xin võ sư giải thích về sự cần thiết của các bài quyền và việc áp dụng các bài quyền vào chiến đấu pháp. Theo chúng tôi được biết, thực tế hiện nay đang có hai xu hướng khá phổ biến, đó là có một số môn phái chủ trương bỏ luyện tập các bài quyền, một số khác tuy tập quyền nhưng khi bước vào chiến đấu võ sinh lại không có khả năng vận dụng hoặc thê hiện quyền pháp của môn phái.
    VS Nam Anh. Quả thật, đây là một thực thực tế nan giải của các võ đường hiện nay ở nhiều quốc gia. Một số võ đường bắt buộc học sinh tập cả trăm bài quyền nhưng khi bước vào chiến đấu lại không áp dụng được, dù là một phần nhỏ, mà chỉ thấy một sự đấm đá ?otuỳ nghi?. Thậm chí nguời tinh tường, khi chứng kiến các cuộc thi đấu thực sự của môn sinh các phái cũng khó lòng nhận ra được họ thuộc môn phái nào. Một số khác bỏ hẳn các bài quyền căn bản của môn phái, cho rằng nó rắc rối, vòng vèo, không thiết thực cho chiến đấu. ở phương Tây trào lưu thứ hai rất phổ biến mà nguyên nhân căn bản là do ảnh hưởng bởi tuyên bố của Lý Tiểu Long, một người chủ trương chỉ coi Tiệt quyền đạo là trên hết, chỉ lấy hiệu quả chiến đấu làm mục tiêu, lấy việc rèn luyện thể lực làm căn bản. Bởi vậy, Lý?Z Tiểu Long được tôn là sư tổ của Vịnh Xuân quyền hiện đại (Modern Wingchun), một hệ phái võ thuật phù hợp với tính cách thực dụng của nhiều người học võ ở phương Tây. Để hiểu căn nguyên của vấn đề này, có lẽ cần nghiên cứu kỹ cuộc đời của Lý?Z Tiểu Long, một người đã đến với võ nghệ và và hành nghề võ thuật như một đấu sĩ, một diễn viên điện ảnh. Tuổi còn trẻ, do công việc thúc bách, anh đã không đủ điều kiện và thời gian để lĩnh hội đầy đủ các bước đi bài bản của tiền nhân. Sự hẫng hụt đó đã được các môn sinh của Vịnh Xuân quyền hiện đại kế thừa một cách ngộ nhận. Khiếm khuyết đó đã làm mất đi vẻ đẹp, ý nghĩa nhân văn, chất triết học và những giá trị nghệ thuật tinh tế của võ học nói chung, làm nhiều người hiểu sai những tiêu chí căn bản của Vịnh Xuân quyền.
    Để giải đáp vấn đề này, tôi xin nhấn mạnh lại tính bắt buộc của chuỗi mắt xích Ngũ hình - Tam tĩnh - Bát môn, và một lần nữa xin nhắc lại là thiếu một trong ba thứ đó Vịnh Xuân không thể là võ. Ngũ hình chính là quyền thuật cốt yếu, Bát môn là các phương thức đặc biệt ứng dụng quyền thuật để thệ hiện các đấu pháp đặc thù của môn phái. Còn Tam tĩnh chính là những phương pháp luyện tập để tạo khả năng để đạt hiệu ứng tối đa trong thực tiễn, là các điều kiện cần và đủ để phát huy kỹ thuật và kỹ xảo - là chiếc cầu nối để đưa quyền thuật của môn phái vào hiệu quả chiến đấu. Sở dĩ xảy ra tình trạng học nhiều bài quyền nhưng khi chiến đấu lại không áp dụng được là do trong quá trình đào tạo đã xảy ra tình trạng hoặc thiếu phương pháp, hoặc không nắm được bí quyết, hoặc hiểu sai khẩu quyết nên đã xem nhẹ Tam tĩnh. Từ thực trạng khiếm khuyết trên càng phải đặt lại vấn đề về kiến thức, khả năng, lương tâm và trách nhiệm của các võ sư. Người xưa rất khắt khe và phân minh: Trong thực hành, nếu môn sinh không vận dụng quyền thuật của môn phái vào trong chiến đấu sẽ bị coi là phản đồ. Chỉ những bậc đạt được trình độ thượng thừa, cấp Đại sư thì mới có quyền bổ sung hoặc cải sửa quyền thuật. Đó là yêu cầu hàng đầu nhằm bảo tồn bí quyết võ công, duy trì tính đặc thù của Môn phái, để Vịnh Xuân quyền trường tồn và phát triển cùng thời gian.

    NgayNay. Vì sao có sự khác biệt quá to tát giữa Vịnh Xuân tại miền Nam và miền Bắc nước ta, giữa Vịnh Xuân quyền của Việt Nam với hệ Vịnh Xuân của võ sư Diệp Vấn (Hồng Kông), thậm chí với hệ Trung Quốc nói chung? Nhiều người nói Vịnh Xuân miền Bắc thì chủ trương luyện nhu, có không chú trọng cước pháp của Vịnh Xuân, còn miền Nam thì chuyên luyện cương, mà cước pháp lai giống kỹ thuật của Taekwondo?
    VS Nam Anh. Vịnh Xuân quyền ở Việt Nam chủ trương đưa Ngũ hình làm căn bản để truyền dạy phần kỹ thuật, còn các hệ phái ở Hồng Kông trong mấy thập niên vừa qua không những không truyền dạy mà ngược lại còn phủ nhận Ngũ hình quyền và chỉ tập trung luyện 3 bài là ?oTiểu hình ý?, ?oTầm kiều?, ?oTiểu chỉ?, kết thúc toàn bộ quyền thuật Vịnh Xuân chỉ bằng hai bài binh khí là ?oBát trảm đao? và ?oLục điểm bán côn?(?). Nhiều ý kiến cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do bị thất truyền căn bản, bằng không thì Vịnh Xuân Việt Nam và Vịnh Xuân Trung Quốc, do cùng có chung cội nguồn, nên không thể không có Ngũ hình quyền. Một bằng chứng nữa là chúng tôi vẫn còn lưu giữ được một số ấn phẩm do Hồng Kông phát hành vào những năm 70, có đăng những bài ca quyết chứng tỏ bản thân Vịnh Xuân quyền ở Trung Quốc vốn tồn tại 5 bài Ngũ hình là Long, Xà, Hổ, Báo, Hạc. Riêng về 3 bài tập đang thịnh hành trong hệ Vịnh Xuân Hồng Kông hiện nay, thực chất không thể coi là các bài quyền, mà là ba giai đoạn luyện tập.
    Một người học võ thực thụ bao giờ cũng phải lấy khả năng và hiệu quả chiến đấu làm thước đo thành quả. Chỉ qua chiến đấu mới chứng tỏ đầy đủ bản lĩnh và trình độ võ công đã tu tập. Như vậy, về logic, không Môn phái nào (tôi xin nhấn mạnh hai chữ Môn phái) lại chỉ luyện cương, hoặc chỉ luyện nhu, chỉ luyện quyền hoặc chỉ luyện cước; không có cá nhân nào lại muốn tự giới hạn những khả năng sẵn có hoặc thu hẹp các điều kiện cho phép trong những cục diện đối đầu sinh tử ! Ngược lại, phải kết hợp mọi khả năng, mọi phương tiện: cương, nhu, quyền, cước ở mức cao nhất thì khả năng chiến đấu mới đạt hiệu quả. Cho nên phân biệt Vịnh Xuân miền Bắc với miền Nam là hiểu sai nền tảng của võ học, là phản võ thuật và phản khoa học. Hơn nữa Vịnh Xuân miền Bắc và miền Nam đều xuất xứ cùng một thầy nên càng không có sự khác biệt, vì rằng Nguyên Tế Công và Nguyên Minh Đại sư đều là học trò chân truyền của Giác Hải Đại sư Phó Bá Quyền và Danh sư Phùng Tiều Thanh. Rất có thể trong quá trình truyền thụ Vịnh Xuân, có lúc, có nơi đã cắt nghĩa lệch lạc khẩu quyết căn bản của Bản Môn. Khẩu quyết đó rất phổ biến, là một trong những khẩu quyết được nhiều người biết tới, đó là ?oTiên luyện cực kim cương, hậu nhiên luyện cực kỳ nhu nhuyễn?. Đây là một logic của võ thuật nói chung: Người luyện võ phải luyện thật cứng, rắn như kim cương thì mới có khả năng đánh đối phương nhẹ nhàng mà vẫn hiệu quả. ?oNhu nhuyễn? trong khẩu quyết là nói về sự mềm mại của một sợi xích sắt, thể hiện nguyên lý sử dụng kình lực của hệ Thiếu Lâm Phật gia. Điều này trái ngược với nguyên lý của Đạo gia Võ Đang, chủ trương ?otrong sự mềm mại của sợi bông goòng có sắt thép?. Chúng ta không nên quên rằng danh xưng đầy đủ của Vịnh Xuân quyền là ?oThiếu Lâm Phật gia Vịnh Xuân Quyền?, là hệ phái sử dựng nguyên l?Zý?Z ?otrong cương có nhu?. Nếu hiểu sai, người học Vịnh Xuân Phật gia có nguy cơ lạc sang hệ phái hoàn toàn ngược lại, chủ trương ?otrong nhu có cương? của hệ Đạo gia. Trong chốn giang hồ và từ xưa đến nay ai ai cũng biết trong chiến đấu hệ Phật gia bao giờ cũng can thiệp bằng quyền thuật như vũ bão. Một bằng chứng đơn giản mà ai cũng ngưỡng mộ, đó là phương pháp khổ luyện độc đáo với mộc nhân, một dụng cụ luyện tập cơ bản tượng trưng cho cho đối thủ cực mạnh, cực rắn chắc và cực to lớn để chuyên luyện cho sự cứng cáp và mạnh mẽ về thể chất, thể lực và tinh thần của Vịnh Xuân quyền.

  5. ocmap

    ocmap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2005
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0

    NgayNay. Xin hỏi võ sư câu cuối cùng: Hiện nay vẫn còn sự khác nhau về tên gọi của Vịnh Xuân quyền. Một số người vẫn gọi đó là Vĩnh Xuân, thậm chí có người còn giải thích tên của bài quyền này liên quan đến tác dụng duy trì sức khoẻ và sự thanh xuân lâu dài. Diễn đàn Ngày Nay cũng còn sự tranh luận. Võ sư nghĩ sao về việc này?
    VS Nam Anh. Các môn thể thao và võ thuật nói chung đều có tác dụng nâng cao thể lực và sức khoẻ. Nếu tập võ đúng phương pháp còn có tác dụng suy trì sức sống trẻ trung. Đối với người học võ mà chỉ chú tâm nâng cao thể lực hoặc khai thác khả năng chiến đấu thì tên gọi có thể không mấy quan trọng. Nhưng trách nhiệm đối với lịch sử và tiền nhân, tên gọi lại có ý nghĩa đặc biệt. Người ta không thể nhận biết nhau, xã hội sẽ trở nên hỗn loạn nếu mọi người gọi sai tên nhau. Đối với một môn phái, môn sinh gọi sai tên môn phái và sai tên tổ sẽ không khác gì con cháu trong một giòng tộc khấn sai tên ông bà, tổ tiên. Tôi rất ngạc nhiên là tình trạng thiếu thống nhất tên gọi của Vịnh Xuân lại xảy ra ở Việt Nam, tại một nơi mà môn phái này phát triển hết sức rực rỡ. Có lẽ do cách phát âm, chiết tự âm của chữ Việt và chữ Hán có đôi điểm tương đồng mà nội suy sai. Chúng ta cần quay về với sử liệu bởi vì chúng ta không thể tự quyết định được vấn đề này. Tiện hơn, chúng ta có thể tham khảo qua các tài liệu quốc tế. Chỉ riêng trên internet, hiện nay có trên 15.000 websites của các võ đường, các tổ chức, cá nhân nghiên cứu về Thiếu Lâm Vịnh Xuân quyền, trong số đó khoảng 1/3 số lượng websites có niêm yết danh môn bằng chữ Hán. Dễ nhận biết là chiết tự chữ ?oVịnh? trong chữ Hán bao giờ cũng có bộ ?oKhẩu?, tức là ngâm vịnh. Một số trang web bằng tiếng nước ngoài cũng cắt nghĩa tên của sư tổ Nghiêm Vịnh Xuân là ?oca ngợi mùa xuân? chứ không thấy ở đâu giải nghĩa là ?omùa xuân vĩnh cửu?.
    Nhân nói đến mùa Xuân, hôm nay vẫn còn không khí Tết cổ truyền, tôi xin chúc Tạp chí Ngày Nay ngày càng phát triển, xứng đáng là cơ quan phát ngôn của một tổ chức tri thức và văn hoá mang tầm quốc tế: UNESCO. Mong rằng Ban biên tập Ngày Nay sẽ tiếp tục dành sự quan tâm cho mục diễn đàn về Vịnh Xuân quyền để những người quan tâm đến môn phái Vịnh Xuân và võ học nói chung có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau vì mục đích quảng bá văn hoá cho đại chúng.

    NgayNay. Xin cảm ơn những ý kiến rất bổ ích của Võ sư đã dành cho bạn đọc của TCNN.
  6. ocmap

    ocmap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2005
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Phuùu ! Hết rồi đó
  7. Vove

    Vove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    0
    Mấy bài có tính phô trương nầy lúc trước đã bị anh và một số người làm cho một tăng rồi, sao giờ chú em mầy cất công thảy lên đây ? Quỡn quá hen ;-)
  8. unrepeat

    unrepeat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2003
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    He..he..
    Thu 1: quả thật em nó cũng đang rảnh
    Thứ 2: có thể em nó chưa đọc cái "làm cho một tăng" của bác (nếu quả thật em nó chưa đọc thì bác cho cái đường link các bác vinhxuan phản bác cài vụ này cho em nó đọc, mà đọc cũng mệt phết, mỏi cả mắt lẫn tay)
    Thứ 3: có thể em nó đọc rồi nhưng em nó không coi cái tăng đó ra gì

Chia sẻ trang này