1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Virgin - Nơi thể hiện bản lĩnh tâm lý của các Bạn.

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi FromtheStars, 23/02/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
  2. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Về phần tôi, tôi khẳng định đây là lời nói của nạn nhân trực tiếp hoặc gián tiếp của các 'Mẹ mìn'.
  3. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    http://www.baomoi.com/Thu-gui-phu-nu-Viet-cua-mot-Viet-kieu-My/139/7999743.epi


    Thư gửi phụ nữ Việt của một Việt kiều Mỹ

    [​IMG]
    Con gái Việt Nam trong hình dung của tôi
    Chào độc giả! Tôi là một Việt Kiều Mỹ, tôi sinh ra ở Việt Nam, nhưng được 4 tuổi thì tôi đã theo bố mẹ sang Mỹ học tập và làm việc cho đến bây giờ.

    Năm nay tôi đã ngoài 30 tuổi và là một người được đánh giá là thành đạt. Tuy nhiên, tôi vẫn chưa tìm được ý trung nhân, vì tôi đã tiếp xúc với nhiều cô gái đến từ nhiều quốc gia trên thế giới nhưng thú thực không có cô gái nào giống như những người con gái Việt Nam mà mẹ tôi đã kể cho tôi nghe.

    Nào là họ rất ngoan ngoãn, không bao giờ đánh mất trinh tiết trước hôn nhân. Phụ nữ Việt Nam luôn để tóc dài và gội đầu bằng quả bồ kết, nên tóc cô nào cũng đen, mềm mại và óng mượt như một dải lụa.

    Phụ nữ Việt Nam cũng rất giỏi nấu ăn, và biết hy sinh vì gia đình, chồng con. Với phụ nữ Việt Nam, gia đình là trên hết tất cả, vì thế đàn ông Việt Nam thường không phải lăn tăn nghĩ đến chuyện gia đình, vì đã có vợ đảm nhận hết.

    Ngay trong gia đình tôi cũng vậy, bố mẹ tôi đã sống với nhau được hơn 30 năm, nhưng họ vẫn rất yêu thương nhau. Mẹ tôi là một người phụ nữ tuyệt vời, bà nấu ăn rất giỏi, và khéo chiều chồng, nuôi dạy con cái, bố tôi không phải lo lắng gì chuyện gia đình, vì thế ông có nhiều cơ hội thành công hơn bên ngoài xã hội.

    Đặc biệt, sống với nhau gần trọn đời, nhưng bố mẹ tôi rất hiếm khi to tiếng với nhau, mẹ lúc nào cũng tôn trọng bố, điều này thể hiện qua những câu giao tiếp với chồng. Một điều dạ, hai điều vâng,… vì thế cuộc sống gia đình rất đầm ấm và hạnh phúc.

    Nhìn mẹ, và nghe bố mẹ kể về con gái Việt Nam, từ lâu tôi đã có ý định về Việt Nam cưới vợ nhưng chưa có dịp thực hiện. Năm nay, nhân việc một người bà con ở quê lập gia đình, bố mẹ cũng bảo tôi về nước và xem tìm hiểu lấy một cô để cưới và tôi đã đồng ý, hiện tôi đã ở Việt Nam được 2 tuần.

    Tôi đã gặp vài người con gái Việt Nam, có cả ở nông thôn và thành thị. Có người là bà con, có người là bạn bè, người thân giới thiệu làm quen, nhưng có một điều là tất cả họ đều đã không còn như những gì tôi đã được nghe từ mẹ và hình dung trước đó.
    [​IMG]

    Và những gì tôi nhìn thấy ngoài đời Chẳng còn cô gái nào tóc dài và đen nữa, các cô gái Việt Nam bây giờ tóc đã nhuộm đỏ, nhuộm vàng hết cả, nhìn họ chẳng khác nào những “cô Tây” chính hiệu. Có điều, tóc các cô gái Tây đỏ, vàng do tự nhiên, còn cô gái Việt Nam thì khác, tóc họ đỏ, vàng nhờ hóa chất, và điều đó thể hiện một sự đua đòi thái quá của các cô gái Việt Nam.

    Tôi cũng kể về ý định của mình cho một số người bạn, rằng tôi muốn tìm một cô gái Việt Nam còn “nguyên vẹn”, nhưng họ bảo tôi không hiểu gì về Việt Nam và những cô gái Việt Nam hiện nay.

    Anh ta bảo, con gái Việt Nam bây giờ đã không còn như xưa nữa, tất cả họ đã mất đi thứ gọi là trinh tiết khi chưa lấy chồng, và họ cũng không có ý thức phải giữ gìn thứ ấy nữa, vì thế nếu như tôi muốn cưới một cô gái Việt Nam còn nguyen vẹn thì nên từ bỏ ý định đó đi.
    [​IMG]

    Thực sự họ làm tôi thất vọng
    Tôi thực sự hoang mang về những điều mà anh bạn tôi nói, nhưng anh ta thách thức tôi và bảo, “Nếu không tin tôi có thể vào mạng tìm hiểu thêm về con gái Việt Nam”. Đồng thời giới thiệu cho tôi một vài trang báo mạng để “chứng minh” cho tôi thấy rằng anh ta nói đúng.

    Tôi đã tìm hiểu về con gái Việt Nam trên 1 số trang báo do người bạn này giới thiệu, trong đó, tôi rất ấn tượng với những bài viết và comment trên Phunutoday. Qua những bài viết, bài chia sẻ, tôi nhận thấy, đúng là con gái Việt Nam đã khác xưa rất nhiều.

    Họ không còn coi trọng tiết hạnh của mình, và họ cũng chẳng coi việc nấu ăn, chăm sóc chồng con là bổn phận của người phụ nữ.

    Họ đua đòi, và thích “khoe” đủ thứ, kể cả những phần nhạy cảm trên cơ thể họ cũng chẳng ngần ngại “phô” ra cho thiên hạ ngắm nghía, bình luận.

    Đi trên phố, hay vào nhà hàng, thực sự nhiều khi tôi không dám nhìn vào các cô ấy, vì những bộ trang phục ấy thực sự quá phản cảm và thiếu lịch sự.

    [​IMG]

    Đôi khi còn xấu hổ Tôi thấy thương cho những người đàn ông Việt Nam, vì họ chính là những người thiệt thòi nhất trước sự thay đổi với tốc độ “chóng mặt” của những người phụ nữ.

    Các chị sống “nhanh” và “gấp gáp” quá so với đàn ông Việt Nam. Tôi từ bỏ ý định cưới một cô gái Việt Nam sau khi đã thực sự hiểu về họ.

    Tôi cứ ước, giá như các chị sống chậm hơn, vừa sống vừa nhìn nhận lại chính mình, thì hạnh phúc cho những người đàn ông Việt biết bao nhiêu.

    Tôi thật lòng mong muốn, các chị hãy thay đổi, để xứng đáng với danh hiệu “Phụ nữ Việt Nam” và không cảm thấy “ngượng” khi nhận lời chúc của cánh đàn ông chúng tôi nhân ngày 8/3 và 20/10 hàng năm.

    Mr Nguyen

    Tôi tự hỏi: Tại sao phụ nữ VN (một số giới trẻ thôi, không phải toàn bộ) lại có thể có những yêu sách kỳ lạ về ******** như vậy?
    Nếu xem là một cuộc cách mạng ******** thì thử xem họ đã dựa vào thế lực nào để 'đàm phán'?:
    1. Dựa vào sức mạnh nào?
    Tây chăng? Họ đã hiểu gì về phương Tây hay chỉ là một sự kém hiểu biết (có thể ở VN phụ nữ có thể thiệt thòi về giáo dục tri thức?) và ngộ nhận.
    Tôi có cảm giác đàn Ông VN đang bị phụ nữ đứng trước cửa nhà kèm theo một 'Ông Tây nào đó' đang đứng lấp ló đằng sau và ra điều kiện: Có thoáng về ******** không thì bảo. Thật là ghê tởm.
    Trong đạo lý của dân tộc có câu: Đánh kẻ chạy đi không đánh kẻ chạy lại. Đấy là nhằm vun vén, giữ gìn đạo lý dân tộc. Đó cũng là sự rộng lượng, nhân văn cao thượng. Thế mới có khái niệm 'sám hối'.
    Nay đã khác ? Họ đã về và .... đe dọa?

    2. Dựa vào sức trẻ? Họ cho rằng họ có thể phá hoại đạo lý, và buộc mọi người không còn cách nào khác phải theo? Họ có thể nhẫn tâm làm nhục đạo lý của cha mẹ, ông bà. Phải, họ trẻ, họ có thể tự lựa chọn cách sống của mình. Rất khác với đạo lý dân tộc. Họ có thể sẽ phải 'lấy Tây'
    Nhưng nên nhớ họ chỉ là một phần và là thiểu số.

    Cả hai trường hợp trên, không có cơ may cho họ trên bàn đàm phán. Khi sự khủng hoảng gia đình, đạo lý xảy ra, XH và những số đông sẽ thức tỉnh. Và hậu quả họ sẽ phải gánh chịu. Có thể, chúng ta sẽ phải chứng kiến nhiều vụ hôn nhân chồng già, vợ trẻ. Có vẻ bất thường nhưng sự ổn định sẽ nhanh chóng trở lại. Khi mặt trời ló rạng, chân lý lại hiện ra và đạo lý lại trở về với đời sống thường nhật.

    Nguyên nhân nào dẫn đến 'sự thất bại về mặt đạo lý' này vậy? Thử tìm hiểu các khả năng:
    1. Nền tảng kinh tế có sự thay đổi không kiểm soát, thiếu công bằng trong phân phối lợi ích? Dẫn đến sự thất bại kinh tế nhiều gia đình - mất cơ sở tồn tại và gây nên sự xáo trộn và ổn định về đạo lý?
    2. Sự chạy đua về kinh tế dẫn đến xem thường về mặt giáo dục đưa đến tình trạng kém hiểu biết và ngộ nhận?
    3. Ảnh hưởng mặt trái của XH phương Tây, các trang 'web đen' không được kiểm soát, ******** xã hội và 'kỷ cương đạo lý' đã mất dây cương kiểm soát sự dâm loạn?
    4. Sự trục lợi vô trách nhiệm với đạo lý của một số 'nhóm lợi ích' trong vấn đề ********, được vào hùa bởi những kẻ yếu kém, tìm niềm vui trong *** như là một sự giải tỏa tâm lý trước sự không hài lòng với XH?

    Thật thất bại về giá trị.

    Luận điểm thường thấy:
    1. Đàn Ông được hư hỏng, sao đàn bà không được hư hỏng? Một sự tiêu cực trong suy nghĩ. Thay vì đấu tranh để được tốt đẹp hơn, nay thì 'không ăn được là đạp đổ'. Hay phụ nữ đang bất lực và phản ứng tiêu cực? Nguy cơ một sự cảnh báo phá hoại nghiêm trọng? Rồi đây chúng ta phải chấp nhận sự hư hỏng của phụ nữ, như là chấp nhận 'phố đèn đỏ' chẳng hạn?

    2. Giữ đạo lý là một sự cổ hủ! Không hiện đại và như thế là không khá lên được (tức là sẽ kiếm tiền kém). Thật là một sự ngây ngô!
    Cởi trói ******** cho các cô thì các anh Tây sẽ ào ào mang tiền về VN chắc! Chúng ta sẽ được hưởng lợi trên thân xác các cô? Ôi thật là phát kiến độc đáo làm sao?
    Hay là các cô sẽ kiếm tiền nhiều hơn từ việc cởi trói ********? Các cô sẽ làm gì? Kiếm tiền ở phố đèn đỏ hay là bòn mót từ túi các đại gia? Thật là vinh dự khi được nhờ vả các cô!

    Dù gì thì đất nước Việt Nam này tồn tại đến ngày nay không hề nhờ ở việc thoáng ******** của các cô. Đó là nhờ ở sự hy sinh xương máu để giữ vững sự độc lập tinh thần của mình. Tất nhiên là có sự đóng góp rất to lớn của phụ nữ chân chính. Mà tinh thần bất khuất đó lấy ở đâu nếu không từ đạo lý dân tộc, giữ gìn sự vẹn nguyên cho đất nước?

    Theo các cô để rồi gia đình không còn nghĩa như xưa nữa. Không tinh thần, không nền tảng giáo dục gia đình, lấy gì gắn bó? ********? Rồi nhan sắc cũng chóng tàn, lấy gì đảm bảo? Không tinh thần, đàn Ông ra chiến trường làm gì? Lăn lộn kinh tế làm gì? Không tinh thần, con người chỉ xứng đáng làm nô lệ.

    Nói vậy thôi, vẫn tin tưởng ở người phụ nữ chân chính! Và những người đàn ông chân chính vẫn miệt mài, chăm chỉ và cố gắng làm ăn.
    Và người phụ nữ chân chính cũng nên tin tưởng ở sự cố gắng ấy! Và sức mạnh, nền tảng kinh tế của XH chắc chắn vẫn thuộc về những người chân chính nắm giữ. Không giữ có mà loạn à nhỉ? Các cụ dạy: Có thực mới vực được đạo mà lị.

    Nào 'các cô gái hư hỏng'! Có giỏi thì nhào dzô!


    Mùng 8 tháng 3, chúc phụ nữ vững tin ở cuộc sống, đóng góp nhiều hơn nữa vào tương lai tươi sáng dân tộc!


















  4. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/62738/dai-gia-40-tuoi-doc-than-vi-kho--kiem--gai-trinh.html
    Đại gia 40 tuổi độc thân vì khó "kiếm" gái trinh




    Cao to, đẹp trai, là chủ của hệ thống quảng cáo lớn trên đường Bắc Thăng Long - Nội Bài và Pháp Vân - Cầu Giẽ nhưng gần 40 tuổi, đại gia K. vẫn độc thân. K. đã có tới 6 mối tình nhưng tất cả những cô gái này đều không còn trinh tiết nên đều không thể trở thành vợ anh.

    Một người bạn của K. cho biết, anh này rất khắt khe trong việc chọn bạn gái để yêu, phải đẹp, ngoan hiền, trong đó có cả tiêu chí đó là chữ trinh. Khắt khe như vậy nên trước khi cưới K. đều phải kiểm tra trước, còn trinh thì mới lấy.
    [​IMG]
    6 mối tình qua tay, cả 6 cô gái đều xinh đẹp, ngoan hiền, có học vấn nhưng đều không thể trở thành vợ K. chỉ vì thiếu "cái màng mỏng". Giờ đây K. chuyển sang nuôi những cô bé mới vào trường - thế hệ 9x để mong được sở hữu một chữ "trinh" trong đời.

    Đầu tiên K. yêu một cô cùng lứa do bạn bè giới thiệu. Hai người yêu nhau say đắm, K. cũng có ý định lấy cô này làm vợ nhưng khi kiểm tra thì cô này không còn trinh nữa. Thế là "đường ai nấy đi".

    Sau đó K. chuyển sang theo đuổi những cô người mẫu nửa mùa. Và rồi K. cũng trúng tiếng sét ái tình với một cô người mẫu xinh đẹp, á khôi của một cuộc thi. Xinh đẹp, cao ráo, có học vấn nhưng K. vẫn quyết từ hôn vì phát hiện cô này không còn trinh trắng nữa.

    K. chuyển sang yêu những cô gái ít tuổi hơn - thế hệ 8x. Qua 3, 4 mối tình nhưng đều đổ bể vì mỗi lần sắp cưới K. lại phát hiện cô nàng không có chữ trinh.

    6 mối tình qua tay, cả 6 cô gái đều xinh đẹp, ngoan hiền, có học vấn nhưng đều không thể trở thành vợ K. chỉ vì thiếu "cái màng mỏng". Giờ đây K. chuyển sang nuôi những cô bé mới vào trường - thế hệ 9x để mong được sở hữu một chữ "trinh" trong đời.

    "Anh này là một người đứng đắn chứ không phải chơi bời gì, yêu là muốn cưới. Nhưng là con trai cả trong một gia đình miền Bắc nên rất kỹ tính, đòi hỏi người bạn đời của mình phải còn trinh tiết thì mới cưới. Trải qua 6 mối tình mà vẫn chưa tìm được cô gái nào còn trinh trắng, mỗi lần đi với bạn bè K. thường đau khổ bảo mình có nỗi nhục lớn nhất là chưa sở hữu được chữ trinh nào. Giàu có, đẹp trai như thế mà chưa được hưởng chữ trinh nào", một người bạn của K. cho biết.

    Thà ế còn hơn lấy gái mất trinh!

    Ở thế kỷ 21, vẫn không ít đàn ông Việt tuyên bố thà ế vợ còn hơn lấy gái mất trinh làm vợ. Quan niệm về chữ trinh của người phụ nữ vẫn rất nặng nề.

    P. Vũ (Đống Đa, Hà Nội) kể: "Mình có một ông anh họ sinh năm 1973, mới cưới vợ cách đây 2 năm. Anh ấy đã trải qua 3, 4 mối tình nhưng đều không chịu lấy ai làm vợ vì người ta không còn trinh tiết.

    Mối tình đầu tiên anh yêu một người cùng trường, say đắm lắm. Sau đó anh đi làm xa trong miền Nam, khi trở về quyết định lấy cô này làm vợ. Trước ngày cưới, anh ngủ với cô này phát hiện cô này không còn trinh nữa. Đám cưới chuẩn bị hết rồi nhưng lại đổ bể.
    [​IMG]
    Việc đàn ông đề cao sự trinh tiết là một sự mù quáng, và người nào cho đó là thước đo của hạnh phúc thì đó chỉ là một sự hèn nhát".

    Cô gái thứ hai anh ấy yêu là sinh viên năm cuối trường Luật, cao ráo xinh xắn lắm. Cứ tưởng chỉ đợi cô ấy ra trường nữa là tổ chức đám cưới, vì lúc đó anh tôi cũng đã 30 tuổi. Nhưng chỉ được mấy tháng sau thì chia tay. Tôi hỏi thì anh bảo, cô ta đã từng lên giường với người yêu cũ nên anh bỏ.

    Cách đây 2 năm, anh đi công tác trên miền núi phía Bắc, chỉ đi vài hôm thôi mà trở về anh quyết định cưới một cô trên đó làm vợ. Anh bắt bố mẹ từ Hà Nội lặn lội lên miền núi hỏi cưới cô này bằng được chỉ vì cô này còn trinh trắng".

    "Có lần tôi cũng đặt câu hỏi với anh là, tại sao anh chưa lấy người ta đã đòi ngủ với người ta, giờ lại đòi người ta còn trinh mới lấy. Anh bảo là yêu chơi bời thì thế nào cũng được, nhưng đã lấy làm vợ thì phải kiểm tra, còn trinh tiết mới lấy", P. Vũ nói thêm.

    Rất nhiều đàn ông Việt dù đã trải qua nhiều mối tình, ngủ với nhiều cô gái nhưng vẫn đòi lấy bằng được "gái trinh" làm vợ. Điều này cho thấy có sự bất bình đẳng giới trong quan niệm về trinh tiết. Đàn ông thì tự do, thoải mái quan hệ, không ai để ý anh còn hay mất lúc nào. Còn đàn bà lúc nào cũng phải giữ khư khư, bị người đời đưa ra soi xét.

    Những người đàn ông coi trọng trinh tiết quá mức như vậy có khiến người ta nể phục, trân trọng? Bác sĩ Lê Thị Kim Dung (Trung tâm Y khoa Thái Hà) người đang thực hiện vá trinh miễn phí cho những cô gái bị xâm hại ********, bày tỏ: "Tôi không bao giờ đề cao những người đàn ông coi trọng trinh tiết.

    Điều nên coi trọng chính là việc tình cảm của người phụ nữ dành cho anh ta như thế nào. Chưa hẳn các cô gái mất trinh là do quan hệ với đàn ông, rất nhiều cô gái do tai nạn, do quá trình vệ sinh, thậm chí là do thủ dâm. Chính vì điều này, việc đàn ông đề cao sự trinh tiết là một sự mù quáng, và người nào cho đó là thước đo của hạnh phúc thì đó chỉ là một sự hèn nhát".
    La Hoàn


    Trong triết học thì có 2 đối tượng đối lập đấu tranh lẫn nhau: Vật chất >< ý thức.

    Trong tình yêu cũng tương tự: *** và tình thương (sự đồng cảm về văn hóa-quan điểm) hoặc lòng trắc ẩn (lòng thiện).

    Ở Phương Tây, Tình yêu gắn liền vẻ đẹp ngoại hình, tôn vinh vẻ đẹp ngoại hình và 'rất ***'.
    Sự phân hóa giàu nghèo của xã hội không cho phép tình cảm 'tình thương' giữa 2 giai cấp xuất hiện mà chỉ hoặc *** (tiền bạc) hoặc lòng trắc ẩn (từ thiện) - rất hiếm.
    Nhân danh 'tình yêu phương Tây', *** được xem như là hành vi của 'tình yêu'. Hôn nhân dựa trên *** cũng dễ tan vỡ như là sự thay đổi ham muốn của bản năng.
    Hôn nhân vắng đi tình thương giống như là 'hôn nhân hợp đồng' rất không bền vững. Không hiếm những hợp đồng hôn nhân là về vấn đề kinh tế. Dễ kiểm chứng những loại đám cưới ồn ào này.
    Còn ở ta, cũng học đòi, các chân dài cũng cặp kè các 'đại gia'. Nhưng họ nhầm về cơ bản. Sự phân hóa giàu nghèo ở VN không phải là không có. giữa 2 tầng lớp đối lập không thể có 'tình thương'. Có chăng chỉ có lòng trắc ẩn 1 chiều.

    Tuy nhiên Việt Nam không phải là một nước có nguồn gốc TBCN, nó có nguồn gốc tinh thần từ một xã hội thuần nhất từ trước, chưa hề có 1 cuộc cách mạng tư sản triệt để. Do vậy, tình thương giữa 1 đại gia và một cô gái bình thường chỉ có thể duy nhất là xuất phát từ cái tinh thần thuần khiết của dân tộc: Đó là truyền thống.

    Một cuộc hôn nhân bền vững chỉ có thể là xuất phát từ tình yêu của 'tình thương' là chính. Như thế nó có lợi cho sự nghiệp, con cái và gia đình của Đại gia kia hơn.

    Tôi chẳng tin một cô gái theo quan điểm tình Yêu của phương Tây lại có thể mang tới cho gia đình Đại gia kia một giá trị nào khác ngoài *** và những thứ mà Osin có thể làm thay được.
  5. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Tình yêu: ***+lòng trắc ẩn:

    http://afamily.vn/van-hoa/201202051...chong-Tinh-than-vat-chat-ben-nao-nang-hon.chn
    “Dona Flor và hai người chồng”: Tinh thần, vật chất, bên nào nặng hơn?

    “Dona Flor và hai người chồng” thực sự là một cuốn sách “nặng ký”, nặng cả về số trang và về những tư tưởng được Jorge Amado gửi gắm.


    Dona Flor và hai người chồng
    Tác giả: Jorge Amado
    Dịch giả: Lê Nhung

    NXB Văn Học
    Giá bìa: 140.000


    [​IMG]

    Với tôi, “Dona Flor và hai người chồng” thực sự là một cuốn sách “nặng ký”, nặng cả về số trang và về những tư tưởng được Jorge Amado gửi gắm. Đây có lẽ cũng là cuốn sách mà tôi phải mất nhiều thời gian nhất để đọc, từng trang, từng trang, thậm chí đọc đi đọc lại.

    Nhân vật chính của câu chuyện là Dona Flor, một phụ nữ Braxin xinh đẹp, gợi cảm, nổi tiếng đoan trang, tiết hạnh, và được biết đến như một cô giáo dạy nấu ăn tài năng. Thế nhưng cuộc đời của cô lại diễn biến không hề suôn sẻ. Ngay trong những trang rực rỡ nhất của cuộc đời, cô vụt trở thành bà góa bởi cái chết bất ngờ của người chồng, Vadinho. Vadinho, anh chàng đẹp trai, phóng đãng, đa tình, kẻ ngày đêm la cà ở sòng bài, ve vãn tán tỉnh tất cả mọi phụ nữ, kẻ sẵn sàng đánh vợ vì cô không cho hắn tiền chơi bạc.

    [​IMG]

    Sau cái chết của Vadinho, người ta ngỡ vậy là Dona Flor từ nay được giải thoát khỏi gã chồng cờ bạc vô tích sự. Nhưng chẳng ai biết rằng, vắng Vadinho, Dona Flor chỉ còn là cái xác không hồn. Bề ngoài, cô là góa phụ đoan trang, tiết hạnh. Bên trong, cơ thể cô kêu gào vì đói khát. Ban ngày, cô là cô giáo đứng đắn, nghiêm nghị. Ban đêm, cô thả mình trong những giấc mơ phóng đãng nhất. Cô sẵn sàng nổ tung bất cứ lúc nào, cho đến khi cuộc hôn nhân thứ hai đến…

    Người chồng thứ hai của Dona Flor là sự tương phản hoàn toàn với người chồng thứ nhất. Theodoro, một dược sĩ đứng đắn, nghiêm trang, một lòng yêu vợ. Người ta lại kháo nhau, vậy là Dona Flor đã tìm thấy hạnh phúc của cuộc đời mình, một hạnh phúc xứng đáng. Chẳng ai biết đằng sau cái vẻ tươi cười của quý bà Dona Flor tiết hạnh là một tâm hồn đầy những giằng xé vì mâu thuẫn. Theodoro cho cô một cuộc sống gia đình đáng mơ ước, nhưng lại quá đỗi nguyên tắc và nhàm chán. Đó là khi Dona Flor, một cách vô thức, bắt đầu nhớ về người chồng thứ nhất. Và đó cũng là khi Vadinho trở lại, trâng tráo nằm trên chiếc giường của chính cô, mời gọi cô. Nhưng kỳ lạ thay, không ai có thể nhìn thấy anh ta, ngoài Dona Flor.

    [​IMG]

    “Dona Flor và hai người chồng” là tác phẩm đầu tiên của văn học Braxin mà tôi được đọc, một tác phẩm đậm màu sắc văn hóa ẩm thực và âm nhạc Bahia, với thần Xangô, với samba, lễ candomblé, rượu cachaca… Cả một đất nước Braxin tươi đẹp và quay cuồng trong vũ điệu của những thiếu nữ da màu, một đất nước Braxin rực rỡ sắc màu và huyền bí trong câu chuyện về những thầy phù thủy đã hiện lên đầy sinh động qua ngòi bút của Jorge Amado. Hài hước nhưng cũng đầy tính triết lý, “Dona Flor và hai người chồng” đã vượt qua giới hạn của một “một câu chuyện đạo đức, câu chuyện tình yêu” như lời giới thiệu ban đầu của nó để trở thành một “trận chiến khủng khiếp giữa tinh thần và vật chất”. Trận chiến ấy chính là cuộc đấu tranh nội tâm của Dona Flor, trải dài suốt hai cuộc hôn nhân của mình.

    Tinh thần, ấy chính là những trăn trở về tiết hạnh, phẩm giá và đạo đức của người phụ nữ. Còn vật chất, ấy là khát khao nhục dục, bản năng giới tính và nhu cầu lạc thú. Tinh thần là hiện thân của chàng dược sĩ Theodoro, người chồng mẫu mực. Còn vật chất lại là đại diện của Vadinho, kẻ phóng đãng, đa tình. Trong cuộc chiến ấy, bên nào sẽ thắng? Người đọc sẽ phải đi hết chiều dài câu chuyện để tìm câu trả lời.

    Nếu là bạn, bạn sẽ chọn bên nào? Một bên là Vadinho và một tình yêu đầy mê đắm, nhưng chỉ có thế. Còn một bên là Theodoro với nhà cửa, sự chung thủy vợ chồng, sự tôn trọng, trật tự, sự quý mến và chốn an toàn. Theodoro, tình yêu được tạo thành từ sự tôn thờ, trân trọng, nhưng cũng bởi thế mà lại nhàm chán. Vadinho, thứ tình yêu không thuần khiết, tội lỗi và bất kính, phóng đãng và nồng nhiệt những cũng bởi thế mà đau khổ.

    [​IMG]

    Câu trả lời lại nằm ở chính những lời thổ lộ của Vadinho với người vợ của mình: “Anh (Vadinho) là chồng của Dona Flor tội nghiệp, người đến đánh thức nỗi lo âu trong em và gặm nhấm dục vọng ẩn sâu trong người em, trong sự cả thẹn của em. Anh ta (Theodoro) là chồng của quý bà Dona Flor, anh ta chăm sóc cho tiết hạnh của em, cho danh dự của em, để em được đời tôn trọng. Anh ta là khuôn mặt của em lúc buổi sáng. Anh là bóng đêm của em, người tình em không sao cưỡng lại được, cũng chẳng có can đảm làm thế. Cả anh và anh ta đều là chồng em, là hai khuôn mặt của em, mặt phải, mặt trái của em. Em cần cả hai để được hạnh phúc.”

    Vậy là đã rõ, cuộc sống của chúng ta không thể thiếu tinh thần, nhưng cũng không thể chối bỏ vật chất. Chúng ta cần cả hai để được hạnh phúc. Mọi cuộc chiến đấu đều là vô nghĩa. Cốt lõi của vấn đề nằm ở khả năng dung hòa của mỗi người, cân bằng giữa tinh thần và vật chất, và cân bằng cuộc sống này.
  6. huongnhu4

    huongnhu4 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/10/2007
    Bài viết:
    3.988
    Đã được thích:
    61
    Ứ hiểu muốn thể hiện nội dung gì!?
    Gã nọ là gã cực đoan!
    Hông biết gã tốt chừng nào mà đòi hỏi nhiều dzậy!
  7. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/6/66/66/179178/Default.aspx
    Vai trò người mẹ trong giáo dục gia đình

    QĐND - Thứ Năm, 08/03/2012, 9:19 (GMT+7)
    QĐND - Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội. Xã hội tốt thì gia đình càng tốt; gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng CNXH thì phải chú ý hạt nhân cho tốt” (Bài nói tại Hội nghị cán bộ thảo luận “Dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình”, 10-10-1959). Từ bao đời nay, nhân dân ta đã lưu truyền nhiều câu tục ngữ, ca dao nói về vai trò người mẹ đối với gia đình và giáo dục gia đình: “Phúc đức tại mẫu”; “Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”; “Cây xanh, thì lá cũng xanh/ Cha mẹ hiền lành, để phúc cho con”; “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”, v. v… Một gia đình có nền nếp, gia phong, được xã hội trọng vọng - tức là có văn hóa đích thực, con cái biết sống tử tế, là do sự làm gương về lối sống lương thiện và công lao vun trồng, xây dựng của cả người mẹ và người cha; nhưng vai trò người mẹ vẫn cực kỳ nổi bật, bởi: “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”! Ở giai đoạn đầu của lịch sử, chế độ mẫu hệ đã chiếm một thời gian dài. Thời phong kiến vốn “trọng nam khinh nữ”, nhưng vai trò của người vợ, người mẹ vẫn không hề suy giảm, nhiều khi họ thay thế người chồng, người cha để nuôi dạy con cái nên người. Đến xã hội hiện đại, với tư tưởng “Nam nữ bình đẳng”, thì vai trò người phụ nữ càng được đề cao và người vợ, người mẹ trong các gia đình trở nên một trụ cột trong việc giáo dục con cái và xây dựng gia đình hạnh phúc.
    Trong gia đình, thường thì người cha giáo dục các con về chí hướng, sự nghiệp và nghị lực; còn người mẹ thì thiên về việc bồi dưỡng tâm hồn và tình cảm cho con. Nhờ công lao sinh thành, dưỡng dục của những người mẹ hiền, nhiều người con đã thành đạt, hiển vinh, nhiều người đã trở thành những anh hùng, thậm chí trở thành thiên tài. Vì vậy, một văn hào đã nói: “Không có phụ nữ thì không có người Mẹ. Không có người Mẹ, thì không có các anh hùng".
    [​IMG]
    Những người phụ nữ dân tộc Mông đem theo con nhỏ xuống chợ. Ảnh XB Con cái là tấm gương phản ánh thực trạng đạo đức, nếp sống của mỗi gia đình. Những người con ngoan, trò giỏi, những con người tử tế và thành đạt ngoài xã hội nhất định phải xuất thân từ các gia đình có nền nếp, có gia phong, cha mẹ phải là những người lương thiện, giàu lòng tự trọng, có đạo đức, có văn hóa. Trái lại, những kẻ dữ dằn, độc ác, những tên trộm cướp, lưu manh, lừa đảo, những hạng người đê tiện, thường là sản phẩm của những người làm cha, làm mẹ bất lương! “Giỏ nhà ai, quai nhà ấy”; “Rau nào sâu ấy”, “Con nhà tông, chẳng giống lông, cũng giống cánh”,... là những lời đúc kết rất chí lý của ông cha ta. Trong thực tế tốt hoặc xấu của con cái, thì dấu ấn người mẹ là sâu đậm nhất.
    Người mẹ có đạo đức, có văn hóa bao giờ cũng chăm lo giáo dục con cái về đạo làm Người! Đạo làm Người, từ xưa cho đến nay, tựu trung vẫn kết tụ ở 5 chữ rất cao đẹp và sâu sắc, theo quan điểm tiến bộ của Nho giáo: Nhân-Nghĩa-Lễ-Trí-Tín! Thực trạng đáng buồn, là trong thời buổi kinh tế thị trường sơ khai ở nước ta, nhiều người coi đồng tiền là “tối thượng”, cho nên một bộ phận lớn các gia đình - trong đó nổi bật là những người làm cha mẹ - đã không làm gương, không dạy con cái theo 5 tiêu chí đạo đức ấy. Nhiều người làm cha mẹ sống rất thực dụng, sống chụp giật, lừa đảo, bát nháo, chỉ cốt có nhiều tiền, bất chấp pháp luật, mất hết lòng tự trọng. Một số người cha, người mẹ khác thì ham hố chức quyền, danh vọng, ngoi lên ghế nọ bậc kia bằng mọi kế, mọi giá. Trong vòng xoáy, cơn lốc xã hội ấy, thì những người phụ nữ, những người làm mẹ bị “cuốn theo chiều gió” là cực kỳ nguy hại. Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất, làm lung lay nền tảng gia đình, dễ đổ vỡ hạnh phúc gia đình, gây thất vọng và sự chán chường của những người làm con, khiến đạo đức xã hội xuống cấp, làm bất ổn định xã hội, nảy sinh nhiều loại tội phạm và các tệ nạn xã hội nghiêm trọng; trong đó, vô cùng nhức nhối là các tội phạm vị thành niên! Vì vậy, hơn bao giờ hết, hồi chuông cảnh tỉnh về giáo dục gia đình phải gióng lên liên tục và hối thúc! Cố nhiên, giáo dục gia đình phải đồng bộ với giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội; nhưng trước hết, phải là giáo dục gia đình - trong đó người mẹ có vai trò trung tâm.
    Xã hội phải hun đúc nên một nền nếp giáo dục gia đình tốt đẹp, coi trọng vai trò của những người mẹ, để làm nền tảng cho giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội thực sự tốt đẹp. Có được những người con ngoan, mới có những học trò giỏi và những công dân hữu ích của đất nước. Đấy là điều đáng quý nhất trên thế gian, vì người là hoa của đất. Đó cũng là điều mong đợi to lớn và sâu xa của nước nhà. Không có những người con tốt để tạo nên những công dân tốt của đất nước - thì mọi tiền bạc, của cải, danh vị của những người làm cha mẹ cũng đều trở nên vô nghĩa, đều trở thành những thứ giả tạo và phù vân. Nói như thế, để mà đề cao, tôn vinh những người xứng đáng làm Mẹ.
    ĐÀO NGỌC ĐỆ
  8. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Rồi trong số các em chạy theo vẫy gọi của cảm xúc nhục dục, sẽ được tắm mình trong nó.
    Rồi sẽ chẳng có lối thoát! Một con rối không hơn. Các em chìm trong hoan lạc và đứng xa xa và bên trên có kẻ đang nhếch mép cười đắc thắng. Chúng trục lợi, điều khiển tâm hồn và thể xác các em cho đến thân thì tàn mà hồn thì ma dại.

    Thật là bất hạnh!

    Hãy tỉnh táo đi!
    Yêu đâu cứ phải là thỏa mãn đam mê nhục dục?
  9. soyuz

    soyuz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]

Chia sẻ trang này