1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

VISA Nhật Bản - Tư cách lưu trú tại Nhật

Chủ đề trong 'Nhật (Japan Club)' bởi ducviet88, 30/12/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ducviet88

    ducviet88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2009
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Thông tin sửa đổi về VISA lưu trú Nhật Bản thay đổi gần đây

    Những thông tin sửa đổi của các Pháp lệnh có liên quan đến vấn đề VISA như Luật nhập cảnh và những thông tin có ích cho cuộc sống của người nước ngoài tại Nhật, sẽ được cập nhật liên tục

    2012.07.09

    Mới nhất, (9/7/2012), Chế độ quản lý lưu trú mới đã được sửa đổi trên Luật nhập cảnh.
    Nội dung chính của Chế độ quản lý lưu trú mới như sau:

    1. Phát hành Thẻ lưu trú

    Những người được cấp phát Thẻ lưu trú theo Chế độ quản lý nhập cảnh mới, là những người cư trú trung hoặc dài hạn(“mid-to long-term residents”) tại Nhật, ngoại trừ những trường hợp từ (1) ~ (5) sau đây:

    (1) Người đã được quyết định thời gian lưu trú là dưới “3 tháng”

    (2) Người đã được quyết định Tư cách lưu trú là “Ngoại giao”, “Công vụ” hay “Lưu trú ngắn hạn”

    (3) Người thuộc đối tượng tương ứng với điểm (1) hoặc (2) ở trên theo quy định của Pháp lệnh Tư pháp Nhật Bản

    (4) Người vĩnh trú đặc biệt

    (5) Người không có Tư cách lưu trú

    Trên Thẻ lưu trú có ghi các thông tin visa như Tên, Ngày tháng năm sinh, Tư cách lưu trú, thời hạn, cũng như việc có được phép làm thêm, hoạt động ngoài tư cách hay không.

    Về các thủ tục liên quan đến Thẻ lưu trú, có thể xem tại đây.

    2. Thời gian lưu trú tối đa sẽ là 5 năm

    3. Chế độ “Tái nhập cảnh” được thay đổi

    Người có hộ chiếu và Thẻ lưu trú có hiệu lực, khi trở lại Nhật trong vòng 1 năm kể từ khi rời Nhật, về nguyên tắc sẽ không cần xin phép tái nhập cảnh nữa.

    Dĩ nhiên, cần chú ý rằng nếu trong vòng 1 năm không tái nhập cảnh vào Nhật, thì Tư cách lưu trú hiện tại của người nước ngoài sẽ bị hủy.

    (Với những người có Thời hạn lưu trú không đủ 1 năm kể từ khi rời Nhật, thì cần phải tái nhập cảnh trước thời hạn lưu trú đó)

    4. Xóa bỏ Chế độ đăng ký người nước ngoài

    2011.11.08



    Việc miễn Lệ phí thị thực với người nước ngoài tới thăm 3 tỉnh bị thiên tai gồm Iwate-ken, Miyagi-ken, Fukushima-ken đã được chính thức áp dụng, như một chính sách nhằm hỗ trợ phục hồi thiên tai.

    Về chi tiết, xin xem tại trang chủ của Bộ Ngoại giao Nhật Bản.

    2011.02.04



    Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã điều chỉnh Quy định về Tư cách lưu trú, Visa (thị thực) cho người nước ngoài ở Nhật với mục đích chữa bệnh và hưởng các dịch vụ y tế tại các cơ quan y tế, bệnh viện của Nhật

    Trước đây, trong trường hợp này, thông thường người nước ngoài sẽ phải xin Visa (thị thực) Cư trú ngắn hạn tại Đại sứ quán Nhật và nhập cảnh vào Nhật với tư cách lưu trú là “Cư trú ngắn hạn” (thời gian lưu trú tối đa là 90 ngày). Trong lần sửa đổi này, người nước ngoài lưu trú tại Nhật với mục đích hưởng các dịch vụ y tế tại các cơ quan y tế, bệnh viện của Nhật cũng như người đi kèm với thời hạn nhiều hơn 90 ngày, sẽ được cấp Tư cách lưu trú là “Tokutei katsudou – Hoạt động đặc biệt”, thời hạn lưu trú tối đa cũng được điều chỉnh thành 6 tháng.

    ※ Trường hợp mục đích lưu trú trong thời hạn 90 ngày, vẫn sẽ nhập cảnh như trước đây với tư cách lưu trú là “Cư trú ngắn hạn”.

    Ngoài ra, để tới Nhật với mục đích như thế này người nước ngoài cần xin một loại Visa mới được lập ra là “Visa (thị thực) lưu trú y tế”.

    Đối với loại Visa (thị thực) này, trường hợp thời gian lưu trú cho mỗi lần đều trong vòng 90 ngày, khi cần thiết, người nước ngoài có thể tới Nhật trong khoảng thời gian tối đa là 3 năm trong bao nhiêu lần cũng được.
    Về chi tiết, xin xem tại trang chủ của Bộ Tư pháp(Nhật Bản), Bộ Ngoại giao Nhật Bản.

    2010.11.30

    Pháp lệnh cơ bản liên quan đến loại Tư cách lưu trú "Iryo - Y tế" đã được sửa đổi và đi vào thực thi.

    Những điểm được sửa đổi chính như sau:

    Trước đây, người nước ngoài thi được Chứng chỉ Bác sỹ Nha khoa, Hộ tá, Hộ sản, Y tá tại Nhật Bản, sau khi có chứng chỉ sẽ bị hạn chế về nội dung hoạt động chỉ được hoạt động với tư cách Tu nghiệp, đồng thời thời gian hoạt động cũng bị hạn chế trong vòng 6 năm với Bác sỹ Nha khoa, trong vòng 4 năm với Hộ tá, Hộ sản, trong vòng 7 năm với Y tá.

    Trong lần sửa đổi này, việc hạn chế hoạt động chỉ cho phép với công việc Tu nghiệp như nêu trên, cũng như việc hạn chế số năm như nêu trên đã được bãi bỏ.

    2010.07.01

    Hôm nay, một phần “Luật sửa đổi một phần Luật quản lý xuất nhập cảnh và người tỵ nạn cũng như Pháp luật
    đặc biệt liên quan đến quản lý xuất nhập cảnh như đối với người đã xin rút quốc tịch Nhật Bản dựa theo điều
    ước hòa bình với Nhật Bản” được công bố ngày 15 tháng 7 năm 2009 đã được thực thi.

    Những điểm sửa đổi chính gồm có:


    Tư cách lưu trú “Shyuugaku – Học dự bị” được gộp vào tư cách lưu trú “Ryugaku - Du học”.

    Trường hợp không có sự thay đổi về nội dung hoạt động, những người đang có tư cách lưu trú “Shyuugaku –
    Học dự bị”, cũng không cần thiết phải làm thủ tục thay đổi tư cách lưu trú sang dạng “Ryugaku - Du học” cho phù hợp với luật sửa đổi này.


    Chế độ Tu nghiệp, thực tập kỹ năng vốn là chế độ được lập ra trên mục đích chuyển giao kỹ thuật, kỹ năng,
    công nghệ đã thu được từ Nhật Bản sang các nước đang phát triển nhằm hỗ trợ phát triển cho các nước đó,
    tuy nhiên trên thực tế, chế độ này lại bị lợi dụng làm thủ đoạn cung cấp nhân công giá rẻ.

    Do đó, trong luật sửa đổi lần này, chế độ mới đã được xác lập nhằm làm rõ tình trạng đó, và đề ra biện pháp
    bảo hộ về mặt pháp luật cho Tu nghiệp sinh, thực tập sinh kỹ năng.


    Đây là quy định cho trường hợp người nước ngoài đã làm thủ tục xin gia hạn thời gian lưu trú trước ngày thời
    gian lưu trú hết hiệu lực, nhưng việc xử lý hồ sơ đó chưa được hoàn tất trước ngày thời gian lưu trú hết hiệu lực, khi đó người nước ngoài vẫn có thể lưu trú với tư cách tương đương theo thứ tự ưu tiên cho tới ngày việc xử lý
    hồ sơ được hoàn tất hoặc cho tới ngày hết hạn 2 tháng kể từ ngày tư cách lưu trú trước đó hết hiệu lực.

    Về chi tiết nội dung sửa đổi, xin xem tại trang chủ của Cục quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản.

    2010.02.26

    Trong một số “Luật sửa đổi một phần Luật quản lý xuất nhập cảnh và người tỵ nạn cũng như Pháp luật đặc biệt liên quan đến quản lý xuất nhập cảnh như đối với người đã xin rút quốc tịch Nhật Bản dựa theo điều ước hòa bình với Nhật Bản” đã được công bố ngày 15 tháng 7 năm 2009, những mốc thời gian thực hiện sau đã được quyết định chính thức:


    1. Xem xét lại chế độ Tu nghiệp, thực tập kỹ năng

    2. Hợp nhất hai loại tư cách “Du học – Ryugaku” và “Shyuugaku – Học dự bị” làm một

    3. Thành lập Ủy ban giám sát các nơi như Khu giam giữ người ngoại quốc phạm pháp

    4. Trường hợp đặc biệt về thời hạn cư trú cho những người đã xin gia hạn thời gian cư trú

    5. Trường hợp đặc biệt về việc chấp nhận vào Nhật hay không

    6. Xác lập những lý do cưỡng chế về nước nhằm xử lý một cách đích xác những hành vi như khuyến khích lao động trái phép.

    Về chi tiết nội dung sửa đổi, xin xem tại trang chủ của Cục quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản.

    Janpan.net.vn rất mong nhận được những đóng góp bài viết, ảnh chụp, tư liệu về thông tin văn hóa Nhật Bản, cuộc sống sinh hoạt của cộng đồng người Việt ở Nhật Bản, phương pháp học tiếng Nhật hiệu quả. Những ký sự cá nhân, ảnh chup để đưa đến những bài học kinh nghiệm cho các bạn tu nghiệp sinh, thực tập sinh, kỹ thuật viên mong muốn đặt chân sang Nhật Bản trong tương lai. Thông tin mới sẽ được cập nhập liên tục tại website và Fanpage: Người Việt ở Nhật Bản 日本に在留しているベトナム人. Ban quản trị rất vui khi có thêm những thành viên mới, những đóng góp tích cực từ các bạn, like fanpage và đặt chức năng thông báo để nhận những thông tin hữu ích liên tục.
    Mọi thông tin hỏi đáp, thắc mắc về VISA – TƯ CÁCH LƯU TRÚ các bạn vui lòng gửi về địa chỉ Email: vietnd@tmshr.com.vn

    Phòng Tuyển dụng Nhật Bản

    CÔNG TY CỔ PHẦN TMS NHÂN LỰC

    Địa Chỉ : Tầng 3, Trung tâm thương mại Interserco, 17 Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội
    Lần cập nhật cuối: 07/01/2014

Chia sẻ trang này