1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Visions unfolding: Architecture in the age of electronic media

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi beyond_S, 10/07/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. beyond_S

    beyond_S Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Bài viết:
    539
    Đã được thích:
    1
    Visions unfolding: Architecture in the age of electronic media
    Tầm nhìn rộng mở: Kiến trúc trong thời đại truyền thông điện tử
    PETER EISENMAN



    Trong vòng 50 năm từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II đã diễn ra quá trình chuyển đổi hệ mô hình mà đáng ra đã phải ảnh hưởng sâu sắc đến kiến trúc: đó là sự chuyển đổi từ hệ mô hình cơ khí sang điện tử. Thay đổi này có thể hiểu đơn giản qua so sánh tác động của vai trò chủ thể con người lên những phương thức tái tạo sơ khai như chụp ảnh và fax: chụp ảnh là trong hệ mô hình cơ khí; fax là trong hệ mô hình điện tử. Trong tái tạo bằng cách chụp ảnh, chủ thể vẫn duy trì một tương tác kiểm soát được với đối tượng. Có thể chụp ảnh ít nhiều với độ tương phản, sắp đặt hay độ sáng rõ nhất định. Có thể nói, ảnh vẫn nằm trong vòng kiểm soát của tầm nhìn con người. Như vậy chủ thể con người duy trì chức năng là người diễn giải, một chức năng biện lý. Với fax, không còn cần đến chủ thể này để lý giải nữa, vì sự tái tạo diễn ra không hề có kiểm soát hay điều chỉnh nào. Fax cũng thách thức khái niệm tính nguyên gốc. Trong khi với ảnh, sự tái tạo nguyên gốc vẫn là một giá trị được ưu tiên, thì trong chuyển fax, tính nguyên gốc vẫn không suy suyễn nhưng không có giá trị khác biệt nào vì nó không còn được chuyển đi nữa. Việc làm giảm giá trị lẫn nhau của tính nguyên gốc và copy không phải là chuyển hóa duy nhất bị hệ mô hình điện tử tác động. Tòan bộ bản chất của những gì mà chúng ta biết là thực tế của thế giới mình đã bị đặt vấn đề lại trước sự xâm lấn của truyền thông vào đời sống thường nhật. Vì thực tế luôn luôn đòi hỏi chúng ta diễn giải tầm nhìn của mình.


    Những tiến triển này đã tác động đến kiến trúc như thế nào? Vì từ xưa đến nay kiến trúc vốn chứa đựng những giá trị cũng như thực tế, nên người ta có thể tưởng tượng là chắc hẳn kiến trúc cũng đã được chuyển hóa rất sâu sắc. Nhưng thực tế không phải như vậy, vì có vẻ kiến trúc hầu như không hề thay đổi gì. Bản thân điều này phải được nghiên cứu, vì xưa nay kiến trúc vẫn là thành trì của những gì được coi là thực tế. Những hình ảnh ẩn dụ như ngôi nhà và mái ấm, gạch và vữa, nền móng và nơi trú ẩn đã chứng thực vai trò của kiến trúc trong việc xác định điều mà chúng ta coi là thực. Rõ ràng thay đổi trong nhận thức hàng ngày về thực tế chắc đã phải có tác động nhất định đến kiến trúc. Nhưng không phải như vậy, vì hệ mô hình cơ khí là yếu tố cốt yếu của kiến trúc; kiến trúc là phần biểu hiện rõ ràng của việc vượt thắng những lực lượng thiên nhiên như trọng lực và thời tiết nhờ các phương tiện cơ khí. Kiến trúc không chỉ vượt thắng được trọng lực, mà còn là tượng đài của sự vượt thắng đó; nó diễn giải giá trị mà xã hội đã gắn cho tầm nhìn của nó.


    Hệ mô hình điện tử trực tiếp đưa đến thách thức mạnh mẽ đối với kiến trúc vì nó xác định thực tế theo khía cạnh truyền thông và mô phỏng; nó coi hình thức có giá trị hơn sự tồn tại, coi những gì có thể nhìn thấy là có giá trị hơn những gì hiện hữu. Không phải cái được nhìn thấy như những gì trước đây chúng ta biết, mà đúng ra là việc nhìn thấy mà không còn có thể diễn giải. Truyền thông đem những điều mơ hồ vào cái cách chúng ta nhìn thấy và những gì chúng ta nhìn thấy. Kiến trúc đã cự tuyệt vấn đề này bởi vì, kể từ khi du nhập và tiếp nhận luật phối cảnh theo không gian kiến trúc ở thế kỷ 15, kiến trúc đã bị tầm nhìn một cách máy móc chi phối. Do vậy kiến trúc mặc nhận cái được nhìn thấy là ưu việt hơn và theo cách nào đó cũng mang tính tự nhiên đối với các quy trình của chính nó, và không phải là điều phải đặt thành vấn đề. Hệ mô hình điện tử đặt vấn đề đối với chính nhận thức truyền thống về cách nhìn.

    Con nữa, hen ngay mai rãnh rỗi post tiếp!
    Bây giờ đi ngủ.
  2. summoner131

    summoner131 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    0
    Mở đầu khá là vi vu sáo diều, chờ xem trò gì tiếp theo
  3. win_arc

    win_arc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2004
    Bài viết:
    3.483
    Đã được thích:
    0
    Link cho ai muốn xem đầy đủ trong khi chờ Beyond_s dịch nốt:
    http://www.aec.at/en/archiv_files/19941/E1994a_038.pdf
  4. beyond_S

    beyond_S Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Bài viết:
    539
    Đã được thích:
    1
    Vi vu sáo diều ở đây là cái gì? Anh có thể chỉ ra vài cái để cho mọi người bình luận tiếp trong khi tôi sẽ dịch tiếp phần còn lại và post lên sau. Khi đưa ra một vấn đề cũng cần nêu lên những quan điểm của mình về vấn đề đó, còn nếu muốn thể hiện sự có mặt của mình thì không nên, và Tôi cũng thưc sự chẳng thích cái kiểu có mặt này.
    Càng học Tôi thấy mình càng phải cố gắng biết lắng nghe, nên chờ những ý kiến của Anh thực sự!
    Chào thân ái!
  5. beyond_S

    beyond_S Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Bài viết:
    539
    Đã được thích:
    1
    Xưa nay, cái được nhìn thấy thường được hiểu theo tầm nhìn. Khi tôi dùng từ ?otầm nhìn?, tôi muốn chỉ một tính chất cụ thể của cái được nhìn thấy mà gắn kiểu nhìn vào suy nghĩ, gắn con mắt vào tâm trí. Trong kiến trúc, tầm nhìn là một phạm trù cảm quan cụ thể, gắn với tầm nhìn phối cảnh nhất thị. Tầm nhìn nhất thị đối với một vật thể trong kiến trúc cho phép giải quyết mọi ước định cho không gian trên một mặt bằng tính toán duy nhất. Vì vậy không lấy làm ngạc nhiên là luật phối cảnh, với các khả năng xác định và tái tạo cảm quan về chiều sâu trên một bề mặt hai chiều, đã coi kiến trúc là một động cơ đang lúc chờ đợi và nhiều hoài bão. Cũng không lấy làm ngạc nhiên là chính kiến trúc đã sớm bắt đầu thuận theo tầm nhìn nhất thị hợp lý hóa này ?" trong chính bản thân mình. Dù phong cách là gì đi nữa, không gian được thiết lập như là một phần xây dựng có thể hiểu được, được sắp xếp quanh những yếu tố không gian như trục, địa điểm, hệ đối xứng, vân vân. Phối cảnh trong kiến trúc thậm chí còn hiểm hóc hơn trong hội họa vì có các đòi hỏi độc đoán của con mắt và cơ thể phải định hướng trong một không gian kiến trúc thông qua các quá trình ra mệnh lệnh phối cảnh hợp lý. Vì vậy không phải là không có lý do khi phát minh phối cảnh nhất điểm của Brunelleschi lại tương hợp với thời đại có sự chuyển đổi hệ mô hình từ thế giới quan thần học và coi Chúa là trung tâm sang nhân học và coi con người là trung tâm. Phối cảnh trở thành động cơ theo đó tầm nhìn coi con người là trung tâm đã kết tinh trong nền kiến trúc ra đời theo sự chuyển đổi này.
    Tuy nhiên, hệ ước định của Brunelleschi có tác động sâu sắc hơn mọi thay đổi phong cách theo sau đó vì nó khẳng định tầm nhìn là chủ đề chi phối trong kiến trúc từ thế kỷ 16 cho tới nay. Vì vậy, bất chấp những thay đổi liên tiếp trong phong cách từ thời Phục hưng đến Hậu Hiện đại, và bất chấp nhiều nỗ lực theo hướng ngược lại, việc nhìn chủ thể con người ?" nhất thị và coi con người là trung tâm ?" vẫn là thuật ngữ biện luận cơ bản của kiến trúc.
    Trong một bài viết tên là ?oScopic Regimes of Modernity?, Martin Jay lưu ý rằng kinh nghiệm hình ảnh của Ba-rốc có tính chất tiep xúc hay xúc giác mạnh mẽ, vốn ngăn nó không biến thành chủ nghĩa tập trung thị giác tuyệt đối như quan điểm phối cảnh Đề-các chống lại nó. Trong bài ?othe Gaze in the Expanded Field?, Norman Bryson đưa ra khái niệm ?othe gaze? (le regard) với nghĩa nhìn lại cái khác. Ông bàn về gaze xét theo khía cạnh khái niệm sự xâm phạm của Sartre vào Hiện thể (Being) và Hư vô (Nothingness) hay theo khía cạnh khái niệm của Lacan về một màn tối xuyên qua không gian cảnh. Lacan cũng đưa ra ý tưởng một không gian nhìn lại, mà ông ví với sự quấy rầy của lĩnh vực lý lẽ thị giác.
    Đôi khi kiến trúc đã cố thử vượt qua tầm nhìn hợp lý hóa của mình. Nếu lấy ví dụ nhà thờ San Vitale ở Ravenna, ta có thể giải thích được cây cột đơn độc gần như choán hết lối đi hay mái vòm chưa hoàn chỉnh là một nỗ lực đánh tín hiệu cho sự thay đổi từ kiến trúc đa thần sang kiến trúc Cơ Đốc.
    Piranese tạo ra những hiệu quả tương tự với các đề án kiến trúc của mình. Piranese làm nhiễu chủ thể nhất thị bằng cách tạo ra các tầm nhìn phối cảnh với nhiều điểm đang tan biến, để không có cách nào liên hệ những gì được nhìn thấy thành một cái toàn thể thống nhất. Tương tự, phái Lập thể cố gắng làm chệch hướng mối quan hệ giữa một chủ thể nhất thị và vật thể. Chủ thể không còn có thể đưa bức vẽ vào trong một cấu trúc có ý nghĩa nhất định bằng việc dùng phối cảnh. Phái Lập thể sử dụng một điều kiện phi-nhất thị: họ dát phẳng vật thể ra các góc cạnh, lật các vật thể và làm yếu đi tính ổn định của mặt bằng bức tranh. Kiến trúc cũng cố thử những di chuyển và thay đổi tương tự với Constructivism và chính phiên bản Lập thể của chính nó, dù là bình thường ?" đó là Phong cách Quốc tế. Nhưng tác phẩm này chỉ có vẻ lập thể và hiện đại, còn chủ thể thì vẫn bám sâu vào tính ổn định sâu sắc của quan điểm coi con người là trung tâm, dựng thẳng đứng một cách thoải mái trên một mặt đất bằng phẳng. Mặc dù vật thể trông khác đi nhưng nó không thay đổi vị trí của chủ thể nhìn. Mặc dù các công trình này đôi khi được hình thành bằng ước định cùng kích thước hay cùng chiều kích ở mọi cạnh (axonometric) hơn là theo luật phối cảnh, nhưng không phải chỉ có một cách thay đổi duy nhất các chiều kích của chủ thể. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, điêu khắc Hiện đại đã tạo ra thay đổi như vậy đối với chủ thể. Những thay đổi vị trí này có tính chất nền tảng trong Minimalism (chủ nghĩa tối giản hóa), mà những tác phẩm đầu tiên là của Robert Morris, Michael Holzer và Robert Smithson. Tuy nhiên, dự án lịch sử này chưa bao giờ phát triển lên trong kiến trúc. Giờ đây vấn đề rất cần được nêu ra là: tại sao kiến trúc lại cự tuyệt những tiến triển vốn đang diễn ra trong những ngành khác? Và xa hơn nữa - tại sao vấn đề tầm nhìn chưa bao giờ được coi là một vấn đề (hạn chế) một cách thích hợp trong kiến trúc?
    Còn tiếp! Hen một ngày rãnh rỗi , chia sẻ cùng mọi người!
  6. summoner131

    summoner131 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    0
    Wow Ý tôi là nó rất cao siêu, vĩ đại và mang tính khái quát cao độ về một tư duy sáng tạo kiến trúc tương lai
  7. lantom

    lantom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2006
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Kiến trúc không chỉ vượt thắng được trọng lực, mà còn là tượng đài của sự vượt thắng đó; nó diễn giải giá trị mà xã hội đã gắn cho tầm nhìn của nó.
    Cảm ơn bạn, bài viết rất có chất lượng phản ánh nội dung nghiên cứu có chiều rộng & sâu. Rất vui khi đọc bài của bạn
  8. beyond_S

    beyond_S Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Bài viết:
    539
    Đã được thích:
    1
    Có thể nói rằng kiến trúc chưa bao giờ suy nghĩ đầy đủ về vấn đề (hạn chế) tầm nhìn, vì nó vẫn nằm trong vòng nhận thức về chủ thể và bốn bức tường. Khác với bất kỳ ngành nào, kiến trúc cụ thể hóa tầm nhìn. Thứ bậc cố hữu trong mọi không gian kiến trúc bắt đầu dưới dạng một cấu trúc cho con mắt của trí óc. Có lẽ chính ý tưởng về tính chất bên trong như là thứ bậc giữa cái bên trong và bên ngoài đã khiến kiến trúc định hình bản thân mình một cách thoải mái và bảo thủ hơn trong tầm nhìn. Hơn bất kỳ vấn đề nào, tính chất bên trong của kiến trúc đã xác định thứ bậc tầm nhìn được định rõ bởi cái bên trong và bên ngoài. Khác hội họa hay âm nhạc, chính thực tế một người vừa thực sự ở bên trong lẫn bên ngòai với kiến trúc, đòi hỏi tầm nhìn phải tự định hình theo cách này. Chừng nào mà kiến trúc (vẫn) thoái thác không xem xét giải quyết vấn đề tầm nhìn thì nó vẫn nằm trong cách nhìn của thời Phục hưng hay Cổ điển về vấn đề của nó.
    Bây giờ, nếu kiến trúc xem xét giải quyết vấn đề tầm nhìn thì sẽ có ý nghĩa gì? Có thể định nghĩa tầm nhìn về căn bản là một cách tổ chức không gian và các yếu tố trong không gian. Đó là một cách nhìn và định nghĩa một mối quan hệ giữa một chủ thể và một đối thể. Kiến trúc truyền thống được cơ cấu để bất kỳ vị trí nào do một chủ thể chiếm giữ cũng đều là một cách thức để hiểu vị trí đó trong mối quan hệ với một loại hình học không gian cụ thể, ví dụ một công trình mái vòm, một ngã đường giao nhau, một trục, một lối đi. Một số lượng bất kỳ điều kiện ràng buộc về loại hình học này đều khai triển kiến trúc thành một màn hình để nhìn vào.
    Ý tưởng ?onhìn lại? bắt đầu thay thế chủ thể con người trung tâm. Việc nhìn lại không yêu cầu đối thể phải trở thành chủ thể, tức là nhân tính hóa đối thể. Nhìn lại liên quan đến khả năng tách chủ thể khỏi quá trình hợp lý hóa không gian. Nói cách khác, nó nhằm cho phép chủ thể có một tầm nhìn về không gian mà không còn bị gom lại trong cách xây dựng tầm nhìn một cách bình thường, cổ điển hay truyền thống. Bước đi đầu tiên khả dĩ trong nhận thức không gian mới này sẽ là tách những gì người ta nhìn thấy khỏi những gì người ta biết ?" tức là con mắt của tâm trí. Bước thứ hai sẽ là khắc họa không gian theo cách đem lại cho nó khả năng nhìn lại chủ thế. Có thể nói rằng mọi kiến trúc đều đã được khắc họa. Cửa sổ, cửa lớn, xà, cột là một cách khắc họa. Những cái này khiến cho kiến trúc được biết đến và chúng củng cố tầm nhìn. Vì không có không gian nào là không được khắc họa, nên chúng ta không thấy một cửa sổ nào mà không liên hệ nó với một ý tưởng về cửa sổ; loại khắc họa này dường như không chỉ tự nhiên mà còn cần thiết đối với kiến trúc. Để có được một cái nhìn lại, cần phải suy nghĩ lại về ý tưởng khắc họa. Trong Barốc và Rôcôcô, việc khắc họa như vậy là trong những trang trí thạch cao vốn đã bắt đầu che lấp hình thức khắc họa chức năng truyền thống.

Chia sẻ trang này