1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

VN 0 - 2 Iraq. Buồn nhưng hợp lý.

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi dphamhai, 16/07/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TuanUSA

    TuanUSA Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    5.297
    Đã được thích:
    1.074
    Văn hóa thể thao
    Bóng đá Việt Nam và bài toán thể lực
    SGGP:: Cập nhật ngày 28/07/2007 lúc 22:53''(GMT+7)
    1. Khi đội tuyển Việt Nam chấm dứt cuộc phiêu lưu kỳ thú của mình tại Asian Cup, bên cạnh thành công của việc bất ngờ lọt vào tứ kết, các học trò của ông Riedl cũng đã cho thấy ?osức người có hạn? khi thất bại trong ý định quật ngã Iraq hòng tạo thêm một chấn động nữa ở sân chơi châu lục.
    Nếu quan sát một cách bình tĩnh, chúng ta sẽ thấy qua bốn trận ở Asian Cup biểu đồ thành tích của tuyển Việt Nam diễn ra theo chiều hướng ?oxuống dần đều?: thắng UAE ở trận đầu tiên, hòa may mắn Qatar ở trận thứ hai, thua Nhật và Iraq ở hai trận cuối cùng. Đó chính là hiện tượng ?ohụt hơi?, không chỉ diễn ra ở giải này.

    Đường dài mới biết ngựa hay.

    Trước khi rời khỏi sân chơi châu lục, ông Riedl nhún vai trong cuộc họp báo ở Thái Lan: ?oCầu thủ Việt Nam quá nhỏ bé. Bóng đá Việt Nam không thể thành công với thể hình và thể lực như thế này?.
    Tôi không nghĩ ông Riedl bào chữa cho thất bại. Vì đây không phải là lần đầu tiên ông nhắc đến điều này. Tất nhiên nếu đợi về đến nhà, ông nói điều đó với các quan chức VFF thì hay hơn. Lúc đó người ta sẽ không nghĩ là ông tìm lý do để biện minh.
    2. Nhưng dù Riedl có biện minh hay không thì sự hạn chế về thể hình và thể lực của cầu thủ Việt Nam trước các sân chơi lớn vẫn là một sự thật, và là một sự thiệt thòi. Nhưng nếu đó là số phận của một dân tộc thì có lẽ vận động viên Việt Nam nên từ bỏ môn bóng đá để chuyển tất cả sang chơi cờ vua chăng?
    Ở đây cần tách bạch: thể hình là thể hình, thể lực là thể lực. Tất nhiên có một quan hệ hữu cơ chỗ này: người cao to thì khỏe hơn người thấp bé. Nhưng đây không phải là quy luật bất biến. Lịch sử bóng đá Việt Nam có không ít những cầu thủ nhỏ con nhưng rất dẻo dai: Thế Anh (Thể Công), Dương Văn Thà (Cảng Sài Gòn), Nguyễn Hoàng Minh (Hải Quan), Đặng Gia Mẫn (Nghĩa Bình), Ngô Công Nhậm (Đồng Tháp), đó là những cầu thủ người viết bài này từng tận mắt xem họ tung hoành trên sân cỏ. Không ai trong số các cầu thủ này cao tới 1,70m, thậm chí có người chỉ tròm trèm 1,60m.
    Trên sân cỏ thế giới, Pele, Maradona, Roberto Carlos... cũng đâu có ai cao hơn 1,70m. Như vậy sức bền không hẳn tỉ lệ thuận với chiều cao, hay nói cách khác, thể lực không phải lúc nào cũng đi đôi với thể hình. Các huấn luyện viên có thể không giúp được cầu thủ phát triển về thể hình nhưng hoàn toàn có thể giúp họ tăng trưởng về thể lực. Nếu không làm được là khâu huấn luyện có vấn đề.
    Cầu thủ không cao nhưng nếu đủ sức thi đấu sung mãn trong 90 phút, tuyển Việt Nam chắc chắn sẽ trở nên rất đáng gờm. Trận thắng UAE là một ví dụ sinh động, tiếc rằng chúng ta không có nhiều hơn một ví dụ ở Asian Cup lần này.
    3. Như vậy, ?onhỏ nhưng có võ? quả là tuyệt! Nhưng nói đi cũng phải nói lại: những tài năng kiệt xuất đều được phép ?olùn?. Nhưng những vệ tinh chung quanh họ nếu cũng thấp bé như họ thì rắc rối sẽ lập tức ập đến. Một đội bóng giỏi không thể có 11 cầu thủ đều thấp dưới 1,70 mét. Vì lúc đó lấy ai đánh đầu vào lưới đối phương và ngăn không cho đối phương đánh đầu vào lưới đội nhà. Rõ ràng, bóng đá Việt Nam không thể phớt lờ vấn đề thể hình.
    Nhưng cải tạo thể trạng của người Việt Nam không thể là chuyện một sớm một chiều. Người Nhật cải tạo giống nòi được như ngày nay phải mất cả nửa thế kỷ. Vậy ta bó tay chăng? Thực ra, người Nhật tăng trưởng chiều cao cũng có mức độ và không phải (và không thể) đồng đều.
    Ta thấy các cầu thủ Nhật, Hàn và Trung Quốc đều cao to phát khiếp nhưng các du khách Nhật, Hàn và Trung Quốc đến Việt Nam đâu phải ai cũng cao lớn như vậy, thậm chí có người còn thấp hơn ta. Vậy ở đây có vấn đề tuyển chọn. Nói đến tuyển chọn là nói đến chuyện trong tầm tay của chúng ta.
    Bây giờ chúng ta hãy thử nhìn sang các đội bóng chuyền của ta. Ôi, toàn các ông hộ pháp lừng lững! Có ?oông? trên 1,90m. Còn 1,84m, 1,85m trở lên thì hàng rổ. Trên sân bóng chuyền, cầu thủ 1,80m đã bị coi là ?ongười lùn?, không đạt tiêu chuẩn. Đập bóng qua lưới nó khó hơn đá bóng vô lưới thế đấy. Phải cao! Nhưng đội hình bóng đá mà toàn những cầu thủ có chiều cao ?okhông đạt tiêu chuẩn? như bên bóng chuyền thì đã sướng lắm rồi.
    Từ đó mà suy thì đâu phải người Việt Nam nói chung và vận động viên Việt Nam nói riêng không có những cầu thủ theo ?otiêu chuẩn Riedl?. Gút lại, vấn đề nằm ở khâu tuyển chọn cầu thủ ngay từ lứa năng khiếu.
    4. Về điều này, xưa nay có hai quan điểm: một, thà chọn cầu thủ thấp bé mà có kỹ thuật khéo léo hơn là cao to mà vụng về - hai, thà chọn cầu thủ có thể hình đẹp đem về huấn luyện hơn là chọn thấp bé. Thực tế sân cỏ quốc nội nhiều mùa qua cho thấy quan điểm thứ nhất đang thắng thế. Tại sao thắng thế? Vì đây là quan điểm chọn cầu thủ về câu lạc bộ để đấu giải quốc gia, chứ có ông bầu nào hay ông HLV nào khi tuyển cầu thủ cho đội mình lại nghĩ đến mục tiêu tranh đua trên đấu trường quốc tế. Mục tiêu thế nào thì phương pháp thế nấy, cũng không trách được.
    Hơn nữa, nếu cần cao to thì đã có 5 suất ngoại binh. Dĩ nhiên lãnh đạo câu lạc bộ có quyền nghĩ thế, nhưng lãnh đạo VFF không được phép nghĩ thế. Nếu họ cũng nghĩ thế, người buồn trước tiên sẽ là HLV của họ - ông Riedl. VFF buộc phải tìm cho ra giải pháp. Giải pháp đó là gì, tổ chức thực hiện như thế nào và tính khả thi đến đâu tất nhiên không phải là chuyện của người viết bài này.
    Ở đây, chỉ xin nêu một gợi ý. Thực ra gợi ý này được gợi ý từ cách tuyển sinh của Học viện HA.GL - Arsenal. Các chuyên gia quốc tế của học viện này đi gần khắp đất nước tuyển trong mấy ngàn em để chọn ra gần 60 em có những phẩm chất kỹ thuật và tư duy , tức là tiêu chí khéo léo và thông minh được đặt lên hàng đầu.
    Sau đó họ mới sử dụng những phương pháp y sinh học hiện đại để dự báo về sự phát triển thể chất của từng em, qua đó thêm một lần sàng lọc nữa. Tất nhiên trong quá trình đào tạo, họ phải áp dụng chế độ dinh dưỡng và các phương pháp huấn luyện khoa học đặc biệt để thúc đẩy sự phát triển thể chất của cầu thủ theo dự kiến.
    Kết quả chưa rõ thế nào nhưng thiết tưởng cách làm này có hạt nhân hợp lý của nó, và VFF nên tham khảo trong khi chờ chương trình cải tạo thể trạng người Việt Nam được thực thi và thực thi có kết quả.
    Để Asian Cup lần sau, người hâm mộ được thấy báo chí giật tít, không phải là ?oSức mạnh lớn nhất của tuyển Việt Nam là tinh thần? (đương nhiên rồi!), mà là ?oSức mạnh lớn nhất của Việt Nam là thể lực?. Ôi, nghe mới khoái làm sao!
    Chu Đình Ngạn

    ---------------------------------------
    Bác này bị nhiễm bịnh khoái to cây tốt củ của tui roài .
    Nói thêm những chú lùn VN hiện nay không phải loại cực khoẻ . Tấn Tài, Công Vinh, Văn Biển, Vũ Phong, Minh Chuyên, Văn Nhiên, Tài Em, Minh Phương, Huy Hoàng.... đều không đủ thể lực duy trì phong độ qua giải Asian Cup . Thể lực họ cho dù chuẩn bị kỹ bao nhiêu đá tầm này tới trận thứ 3 là tẻo tèo teo ngay ...còn không đá vừa vừa giử sức cầm hơi thì thua chứ thắng ai nổi .
    Có 2 chú thể lực đảm bảo nhất đá với phong độ đều đặn là Như Thành và Quang Thanh . Với Quang Thanh chỉ cao 1.74m nhưng cân nặng ngang với 1.74m Âu Châu hoặc Nam Mỹ ....dĩ nhiên đủ năng lượng rồi . Hãy ss Quang Thanh và Huy Hoàng cùng chiều cao nhưng QT nặng hơn gần chục kg ...thì chuyện Huy Hoàng hốc cũng là không khó hiểu .
  2. dungsamtien

    dungsamtien Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    2.909
    Đã được thích:
    59
    Dạ thưa các bác.các bác cứ khen nó nỗ lực vượt khó do đất nước đang trong tình trạng tồi tệ(cái này tôi đồng ý) nhưng xét khách quan thì trình độ thằng này trong khu vực k có tồi đâu.. vô địch cũng hợp lý thôi...
  3. Dolphin83

    Dolphin83 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/05/2002
    Bài viết:
    614
    Đã được thích:
    0
    ...Mie, I Rắc đá hay thật - xứng đáng vô địch thôi !
  4. TuanUSA

    TuanUSA Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    5.297
    Đã được thích:
    1.074
    Các bác nghĩ bọn Thanh Niên Iraq giờ còn cái gì giải trí ngoài bóng đá nửa đâu ?
  5. thanhvan0186

    thanhvan0186 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Cho em bầu chọn 1 tẹo, của em nè:
    Sabri (Irắc)
    Emerton(Úc) Nakazawa(Nhật) Như Thành (VN) Basim Abbas (Irắc)
    Nakamura ( Nhật ) Abrams(Irắc) Karrar Jassim (Irắc) Tahir M.M (Irắc)
    Maksim Shatskikh( Uzbek ) Younis Mahmoud (Irắc)​
    THẤY CHƯA, BẠN SẼ THÍCH NGAY MÀ ...
  6. 2006or2008

    2006or2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2006
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Thái Lan nó còn hoà được với nhà đương kim vô địch kìa !!!
    Khóc chưa ???
  7. The_Last_Mohican

    The_Last_Mohican Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2006
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Đội hình của cô Vân thấy thế nào ấy, sao á quân mà không có 1 câu thủ nào đứng trong hàng ngũ xuất sắc nhỉ. Anh chàng Malek thấy đá khá lắm ấy chứ, anh này tôi thấy khá giống tiền đạo nổi đình nổi đám hồi 2005 trong màu áo của Bremen, chú đó gốc Brazil mà tôi quên khoắng tên rồi, nhưng trên này chắc còn nhiều người biết.
  8. buonet

    buonet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2006
    Bài viết:
    1.936
    Đã được thích:
    16
    Lại thủ dâm với nhau roài
  9. nerno1984

    nerno1984 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2007
    Bài viết:
    1.514
    Đã được thích:
    0
    có môn thể thao bắn súng và ném tạ (bom, lựu đạn ) họ chơi hàng ngày đấy chứ
    @ Hôm qua Iraq thắng là xứng đáng
  10. nerno1984

    nerno1984 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2007
    Bài viết:
    1.514
    Đã được thích:
    0
    thằng tiền đạo Yuness của Iraq đá hay đấy chứ

Chia sẻ trang này