1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

VN có luật này sao ? Hỏi về quy định nội bộ của ngành Cảnh sát

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi soncom1310, 17/12/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    bác phò sai
    Mỗi tổ chức/hội đoàn đều có những qui định riêng mà ai muốn tham gia đều phải tuân theo . Ví dụ muốn theo đạo CG thì phải tuân giữ các giới luật của đạo CG cho dù các giới luật đó phi lý và ngớ ngẩn đối với những người không theo đạo CG . Các giới luật phi lý và ngớ ngẩn của CG được đặt ra và tuân theo hoàn toàn là do lòng tự nguyện của các giáo đồ . Ai cảm thấy các giới luật của CG phi lý và ngớ ngẩn thì có quyền .... tự do không tín ngưỡng
    Mọi công dân VN đều là thành viên của dân tộc VN , nếu ai đó cảm thấy các qui định của chính phủ/công an/ .... tức là những hội đoàn/tổ chức của dân do dân vì dân có những điều ... phi lý và ngớ ngẩn thì họ có quyền tự do không ... chính phủ không ạ
    Tớ chép bài báo này cho các bác tham khảo nhể
    Mọi công dân VN có quyền tự do đi theo bất cứ tôn giáo nào họ muốn . Nhưng họ có được đối xử bình đẳng như những người "vô tôn giáo" khi họ xin gia nhập ngành Công an hay vào đảng không cơ ?? Nếu việc theo đạo khiến một người nào đó trở nên .... không đáng tin cậy đối với chính phủ hay một ngành nào đó thì có nên cấm đoán mọi người đi theo tôn giáo đó hay không ???
    http://www.baocongantphcm.com.vn/detail_news.php?a=art04056&b=2
    Cập nhật lúc 13:43, Thứ Ba, 08/03/2005 (GMT+7)
    Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, Thứ trưởng Bộ Công an, tiếp đoàn đại sứ lưu động của Mỹ về các vấn đề tôn giáo
    Chiều 6-3-2005, tại Hà Nội, Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, UVTW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, tiếp và làm việc với đoàn đại sứ lưu động của Mỹ về các vấn đề tôn giáo do ông John Hanford, Đại sứ lưu động của Bộ Ngoại giao Mỹ về các vấn đề tôn giáo dẫn đầu. Cùng đi với ông đại sứ có ông Michael Marine, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam và một số chuyên viên.

    Tại buổi làm việc, đồng chí Thứ trưởng Nguyễn Văn Hưởng đã đánh giá cao chuyến thăm và làm việc của ngài John Hanford tại Việt Nam, mong rằng hai bên sẽ trao đổi thẳng thắn về những vấn đề cùng quan tâm, đặc biệt là về tôn giáo.
    Ông John Hanford phát biểu, trong chuyến thăm và làm việc ở Việt Nam, ông đã làm việc với nhiều cơ quan chức năng và rất phấn khởi thấy tình hình tôn giáo ở Việt Nam đã có những bước tiến bộ về tự do tôn giáo. Phía Mỹ đánh giá rất cao về pháp lệnh tôn giáo của Việt Nam và chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động của đạo Tin Lành.
    Thứ trưởng Nguyễn Văn Hưởng khẳng định Việt Nam không có ?otù nhân tôn giáo?. Việt Nam chưa truy tố, xét xử bất kỳ người nào chỉ vì họ muốn đi theo một tôn giáo nào đó. Những đối tượng mà phía Mỹ gọi là ?otù nhân tôn giáo? thực chất là những người theo đạo vi phạm luật pháp Việt Nam, cũng phải xử lý như bất kỳ công dân nào của Việt Nam. Thứ trưởng Nguyễn Văn Hưởng yêu cầu phía Mỹ đưa ra danh sách những người mà phía Mỹ cho rằng bị ngược đãi. Đáp lại yêu cầu này, ông John Hanford nói đã quên không mang đi... (?). Đồng chí Nguyễn Văn Hưởng cũng đã thông báo với đoàn Mỹ những chính sách nhất quán của Chính phủ Việt Nam về tôn giáo và dân tộc. Riêng đối với đạo Tin Lành, trong những năm qua, Nhà nước Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách đối với giáo dân như xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện sinh hoạt cho các hội đăng ký hoạt động hợp pháp. Trước đây, ở miền Nam Việt Nam chỉ có vài chục ngàn người theo đạo Tin Lành, đến nay đã có hơn sáu trăm ngàn người. Con số này đã chứng tỏ ở Việt Nam không hề có sự ngăn cản phát triển tôn giáo, nhưng phải hoạt động theo khuôn khổ của pháp luật Việt Nam. Những đánh giá sai lệch có tính chất xuyên tạc tình hình thực tế ở Việt Nam do các phần tử ********* lưu vong người Việt ở nước ngoài và một số thế lực khác thực hiện, đã bị nhân dân Việt Nam trong các tôn giáo khác nhau lên án. Thứ trưởng Nguyễn Văn Hưởng khẳng định, ở Việt Nam, không hề có bất kỳ ai đang thụ án trong các trại giam bị ngược đãi. Đồng chí Thứ trưởng thẳng thắn đánh giá phía Mỹ đã không nhìn nhận đúng thực tế về vấn đề tôn giáo ở Việt Nam, đã thu thập nhiều thông tin sai lệch để từ đó vu cáo chính quyền từ một số đối tượng xấu. Nhiều chính khách một số nước châu Âu và trên thế giới, trong đó có những đoàn khách của các tôn giáo, khi đến thăm Việt Nam đã thấy rõ và khẳng định tình hình tốt đẹp đối với tôn giáo ở Việt Nam, không hề có cái gọi là ngược đãi như các thế lực cực đoan vu cáo. Việc Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách các nước ?ocần quan tâm đến vấn đề tôn giáo? chứng tỏ một số tổ chức của Mỹ chưa có thiện chí trong việc xây dựng mối quan hệ giữa hai nước. Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện cho Đại sứ quán Mỹ đi tìm hiểu tình hình ở Việt Nam, để hiểu Việt Nam hơn. Đồng chí Thứ trưởng yêu cầu phía Mỹ phải có biện pháp ngăn chặn một số tổ chức ********* lưu vong của người Việt đang hoạt động tại Mỹ, trong đó đặc biệt là tổ chức khủng bố của Nguyễn Hữu Chánh.
    Ông John Hanford cảm ơn những ý kiến thẳng thắn của phía Việt Nam và hứa sẽ làm hết sức mình để giúp Chính phủ Mỹ hiểu rõ, đánh giá đúng hơn những chuyển biến tích cực về tôn giáo ở Việt Nam, đồng thời đưa Việt Nam ra khỏi danh sách ?ocần quan tâm đặc biệt về tôn giáo?. Ông cũng thông báo là Cục điều tra Liên bang Mỹ đã tổ chức điều tra nghiêm túc về hoạt động của Nguyễn Hữu Chánh và đã có được nhiều thông tin, chứng cứ quan trọng. Ông đề nghị Việt Nam tiếp tục cung cấp thông tin về Nguyễn Hữu Chánh cũng như một số tổ chức ********* lưu vong khác.
  2. midpoint

    midpoint Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2005
    Bài viết:
    0
    Đã được thích:
    0
    Luật Hôn nhân và gia đình số 22/2000/QH10 ngày 09 tháng 6 năm 2000
    "Điều 2. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình
    2. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ."
    "Điều 4. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
    2. Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; cấm kết hôn giả tạo, lừa dối để kết hôn, ly hôn; cấm cưỡng ép ly hôn, ly hôn giả tạo; cấm yêu sách của cải trong việc cưới hỏi."
    http://www.ilr-moj.ac.vn/law/vi/1991_to_2000/2000/200006/200006090007
    Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo số 21/2004/PL-UBTVQH11ngày 18 tháng 06 năm 2004
    "Điều 8
    1. Không được phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân."
    http://www.ilr-moj.ac.vn/law/vi/2001_to_2010/2004/200406/200406180007
    --------------------------------------------
    Nếu ở đâu đó có quy định trái với các quy định trên thì quy định có hiệu lực cao hơn sẽ áp dụng. Các quy định trên có hiệu lực pháp lý trên tất cả văn bản pháp quy, trừ hiến pháp và điều ước quốc tế.
    Nếu ai đó có hành vi cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc/và phân biệt tôn giáo thì hành vi đó là hành vi trái pháp luật, người bị xâm phạm có quyền yêu cầu thực hiện đúng hoặc/và yêu cầu xử lý.
    Các lập luận của các bạn nêu trên nói chung là không đúng vì nó không dựa trên cơ sở pháp lý. Các so sánh cũng không chính xác, Bởi vì nếu cơ quan nhà nước sa thải chỉ vì duy nhất lý do là kết hôn với người theo tôn giáo thì việc làm đó là trái pháp luật (lý do cản trở hôn nhân trái pháp luật hoặc/và phân biệt tôn giáo là trái pháp luật theo điều khoản viện dẫn). Điều này hoàn toàn khác với việc một hội độc thân khai trừ một thành viên vì lý do đã kết hôn (lý do hợp pháp, đúng điều lệ).
    Giữa văn bản luật viết và thực tế còn một khoảng cách khá xa. Chúng ta nên khẳng định tinh thần pháp luật tối cao và đấu tranh để pháp luật được áp dụng đúng đắn, hướng đến công bằng, bình đẳng.
    Được midpoint sửa chữa / chuyển vào 21:13 ngày 10/03/2005
  3. MagicEyesinParadise

    MagicEyesinParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Hoàn toàn chấp nhận quan điểm của bạn MID_POINT...tuy từng ngành có quy định như vậy trên thực tế song tôi chưa bao giờ được chứng kiến hay nghe tận tai (thậm chí nghe trộm) được ở đâu nói một người bị đuổi khỏi ngành bởi vì kết hôn với người theo Đạo. Tuy nhiên việc ra các quy định cũng chỉ ở mức tương đối nhằm hạn chế đến mức tối thiểu những "rủi ro" có thể xảy ra. Chính vì thế mà như tôi đã nói, khi vào ngành CA, việc điều tra lí lịch được tiến hành hết sức chặt chẽ và cụ thể.
    Tuy nhiên, quy định nàu của ngành CA không mang ý nghĩa là "ngăn cản hôn nhân tự nguyện" hay "phân biệt đối xử " một số người ở đây đã nghĩ. Việc có cưới nhau hay không, hai người có đến với nhau hay không là tự nguyện và chẳng có téo nào là liên quan đến các quy định của ngành. Chỉ có điều, nếu cưới nhau mà quy định của ngành có lưu ý thì khhông được vào ngành nữa. Mọi người hãy nghĩ kỹ, hai vấn đề này hoàn toàn khác biệt nhau.
  4. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    bác Magic
    Bác là "tay trong" nên tớ chốt câu hỏi của bác soncom lại nhờ bác trả lời để các bác khác rộng đường bàn loạn nhể
    1. Ngành CA có quy định nhân viên trong ngành CA không được theo đạo hoặc lấy người theo đạo hay không ??
    Nếu ngành CA không có quy định này thì những thắc mắc của bạn soncom coi như không có cơ sở . Chúng ta có thể kết thúc tranh luận tại đây
    2. Nếu có , thì qui định này có được viết thành văn bản hay không ??
    2a. Nếu qui định này không viết thành văn bản , thì mọi nhân viên trong ngành CA có phải tuân theo qui định này không ??? Những người thực thi qui định này trên người khác có bị coi là lạm dụng quyền lực theo kiểu "miệng tao là pháp luật" hay không ???
    2b. Nếu qui định này được viết thành văn bản thì ai có quyền kí/ban hành và thực thi qui định này . Việc thực thi qui định này có trái với các điều luật mà bác midpoint đã trích dẫn hay không ??

    3. việc xét đoán một cá nhân là thành phần "rủi ro" /nguy hiểm/ không đáng tin cậy/ .... đối với an ninh quốc gia dựa trên cơ sở niềm tin vào một tôn giáo đã , chưa hoặc thậm chí không được nhà nước công nhận có được coi là "phân biệt đối xử" hay không ??? (hơhơhơ khoan nói đến chuyện nhà nước/chính phủ có quyền công nhận một niềm tin/tôn giáo nào đó là chính đáng hay không . Vấn đề này thuộc về phạm trù tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng cơ nhể )

Chia sẻ trang này