1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

VN có nhà triết học nào không?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi egoistic, 05/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. egoistic

    egoistic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    678
    Đã được thích:
    0
    VN có nhà triết học nào không?

    các bác có thể cho em biết VN có nhà triết học nào không ạ. EM thấy mình toàn học triết học của các ông nào ý ạ, VN hình như không có ai thì phải(hoặc là em không biết, mong các bác chỉ giáo).
  2. nguyenthanhchuong

    nguyenthanhchuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    Trần Đức Thảo - một cất cánh đại bàng
    (1917-1993)
    Giáo sư Trần Đức Thảo là một trong những nhà trí thức Việt Nam đầu tiên nổi tiếng ở Pháp và châu Âu, và từ những năm 1940, được giới trí thức, học sinh, sinh viên và đồng bào trong nước mến mộ. Hồi nhỏ, Giáo sư học luật ở Hà Nội. Năm 1939, ông thi đậu vào Trường Cao đẳng Sư phạm phố d?TUlm, thủ đô Paris, một trường nổi tiếng của Pháp về truyền thống tư tưởng dân chủ tiến bộ, văn hóa nhân văn và khoa học hiện đại.
    Phát xít Đức xâm lược Pháp, ông lánh nạn về vùng Bagnère-de-Bignore, vào học khoa Văn Clermont-Ferrand, rồi vào nội trú Trường Cao đẳng Sư phạm phố d?TUlm từ tháng 3/1941 đến tháng 9/1944. Năm 1942, ông tốt nghiệp cao học về triết với luận văn ?oPhương pháp hiện tượng học của Husserl?.
    Trong những năm phát xít gây chiến tranh xâm lược, đe dọa tiêu diệt văn minh loài người, giới triết học dân chủ phương Tây, trong phạm vi tư tưởng duy tâm cổ điển, nhận thấy hai tác giả có khả năng mở con đường khôi phục tinh thần của văn minh theo hướng tiến bộ về chủ nghĩa xã hội là Hegel và Husserl, cho nên Giáo sư Trần Đức Thảo đã bước đầu đi vào tìm hiểu Hegel, và năm 1942, viết luận văn ?oPhương pháp hiện tượng học của Husserl?.
    Năm 1944, Giáo sư Trần Đức Thảo được cử làm báo cáo viên chính trị trong Đại hội kiều dân Đông Dương họp ở Avignon. Trước Đại hội, ông trình bày một dự thảo cương lĩnh đòi thiết lập nền dân chủ ở Đông Dương. Sở dĩ Giáo sư được cử làm báo cáo viên chính trị, vì mọi người, cũng như kiều dân Đông Dương ở Pháp hồi đó, đều biết rõ giáo sư không có bất cứ một mối quan hệ nào với bọn Đức quốc xã xâm lược và Bộ Thuộc địa Pháp. Đại hội nhóm hợp ở hội trường khánh tiết Tòa thị chính Avignon, thị trưởng là đảng viên cộng sản.
    Thay mặt 25.000 kiều dân Đông Dương ở Pháp, Đại hội đã bầu Giáo sư làm ủy viên Ban Tổng đại diện kiều dân Đông Dương ở Pháp, phụ trách nghiên cứu các vấn đề chính trị.
    Đầu năm 1945, thay mặt Ban Tổng đại diện, Giáo sư đã cùng ông Lê Viết Hường gặp và làm việc với Maurice Thorez, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Pháp, trụ sở Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Pháp. Hai bên nhất trí về đường lối đấu tranh chung của các dân tộc bị áp bức chống chủ nghĩa đế quốc.
    Tháng 8 và 9 năm 1945, Giáo sư viết nhiều truyền đơn và tổ chức họp báo vận động ủng hộ ********* và chính phủ Hồ Chí Minh. Báo chí Pháp tường thuật một cuộc họp báo cho biết có một phóng viên hỏi Giáo sư rằng người Việt Nam sẽ đón tiếp quân viễn chinh Pháp thế nào khi chúng đổ bộ. Giáo sư đã trả lời: ?oNổ súng?
    Tháng 10 năm 1945, Giáo sư và 50 kiều bào đã bị nhà cầm quyền Pháp bắt giam vào khám Prison de la Santé cho đến cuối năm, kết tội là ?ovi phạm an ninh nhà nước Pháp trên lãnh thổ mà nhà nước Pháp đang cai trị?.
    Trong thời gian giáo sư bị cầm tù báo L?THumanité (Nhân loại) của Đảng Cộng sản Pháp đã viết bài đòi trả tự do cho Giáo sư Trần Đức Thảo và số kiều bào bị bắt. Giáo sư Maurice Merleau-Ponty, Tổng Biên tập Les Temps Modemes (Thời đại ngày nay) cũng ra kiến nghị lưu hành trong giới trí thức, nêu lên yêu sách này. Giới trí thức, sinh viên và cựu sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm phố d?TUlm phần đông cũng đòi trả tự do cho Giáo sư. Một số tờ báo Pháp vu cáo Giáo sư và những kiều bào bị bắt hình như có quan hệ với bọn quốc xã, nhưng họ phải sớm ngưng ngay luận điệu vu khống, vì không có một bằng chứng nào. Vả lạy, Ban Tổng đại diện kiều dân Đông đã kiện mấy tờ báo đó trước tòa án dân sự về tội mạ lỵ.
    Chính trong thời gian bị Pháp bắt giam biệt lập trong xà lim khám Prinson de la Santé mà Giáo sư Trần Đức Thảo có dịp nghiền ngẫm về hiện tượng học. Trước đó, ông đã được giáo sư Jean Cavaillès hướng dẫn nghiên cứu về hiện tượng học Husserl. Husserl là nhà triết học Đức nổi tiếng, bị phát xít cấm giảng dạy ở các trường đại học. Khi phát xít Đức chiếm đóng ở Pháp, giáo sư Cavaillès cũng tham gia kháng chiến.
    Trong xà lim, Giáo sư Trần Đức Thảo nhận thấy rằng trong hoàn cảnh xã hội khách quan mà ông đang sống, nổi lên một mâu thuẫn đối kháng gay gắt giữa dân tộc thuộc địa và chủ nghĩa tư bản đế quốc. Và hoàn cảnh đó đã ảnh hưởng sâu sắc tới định hướng nghiên cứu triết học của ông. Định hướng đó, sau này đã thể hiện trong tác phẩm của ông về ?oHiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng (1951, NXB Minh Tân). Năm 1946, nhân dịp Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm Pháp theo lời mời của chính phủ Pháp, sau khi báo cáo với Chủ tịch về tình hình Việt kiều ở Pháp, Giáo sư đã bày tỏ nguyện vọng về nước tham gia cách mạng sau khi viết luận văn tiến sĩ.
    Từ năm 1946, khi thấy chính phủ Pháp rắp tâm trở lại xâm lược Việt Nam, Giáo sư Trần Đức Thảo đã kiên quyết rút khỏi Trung tâm Nghiên cứu Khoa học quốc gia Pháp (CNRS). Giáo sư cho rằng lập trường của người Việt Nam là ?ophải dứt khoát phân biệt một bên là chính phủ thực dân Pháp xâm lược, một bên là nhân dân Pháp?. Sau đó, để có tiền ăn học, tiếp tục chuẩn bị luận văn tiến sĩ, Giáo sư dạy học tư, viết báo, viết sách.
    Cuốn sách đầu tay của Giáo sư ?oTriết lý đã đi đến đâu? được Nhà xuất bản Minh Tân ở Pháp xuất bản và trả nhận bút cao. NXB còn tạm ứng tiền nhuận bút để Giáo sư viết tiếp một cuốn sách khác, cuốn ?oPhénoménologie et Matérialisme dialetique?.
    Những năm 1947-1948, Giáo sư giảng dạy ở Trường Cao đẳng Sư phạm phố d?TUlm, Trường Cao đẳng Sư phạm Sèvré, thuyết trình về hiện tượng học Russerl, về Kant, Hegel. Ông viết bài trên Tạp chí siêu hình học và đạo lý học (Revue de mestaphysique et de morale) về quan điểm marxist về lịch sử, tán thành những nguyên lý của củ nghĩa duy vật lịch sử. Đây là lần đầu tiên một tờ tạp chí giáo khoa cổ điển nổi tiếng ấy có một tiếng nói hướng về học thuyết Mác.
    Tháng 9 năm 1948, Giáo sư viết bài trên tạp chí Les Temps Modemes về ?oHiện tượng học về tinh thần và nội dung thực chất của nó?, nhân vừa xuất bản giáo trình của giáo sư Alexandre Kojève về ?oHiện tượng học về tinh thần của Hegel?. Giáo trình này đã được giảng dạy trước chiến tranh thế giới, trong số người nghe giảng có nhiều nhà triết học tiếng tăm như Jean Paul Satre, J, Hyppolite, M. Merleau-Ponty, R. Anon, v.v? Do đó, giáo trình đã ảnh hưởng rất lớn đến nền triết học Pháp và được coi như nguồn gốc của tư tưởng pháp ngày ấy. Cho nên Merleua-Ponty đã yêu cầu Giáo sư Trần Đức Thảo viết bài bình luận cho Lé Temps Modernes. Nhân dịp này, giáo ư nghiên cứu trực tiếp sâu sắc tác phẩm của Hegel, cuốn ?oHiện tượng học về tinh thần?, và đã đi đến kết luận là phép biện chứng duy vật là công cụ mạnh để hiểu đúng ý nghĩa chính thống của tư tưởng Hegel. Bài của Giáo sư Trần Đức Thảo phản bác nội dung diễn giải của Hegel theo quan điểm hiện sinh của A. Kojève. Đồng thời, luận điểm của Giáo sư Trần Đức Thảo cho thấy Giáo sư đã được giải phóng khỏi quan điểm duy tâm của Husserl; ông đã dứt khoát chuyển sang chủ nghĩa duy vật biện chứng.
    Cuối năm 1949, đầu năm 1950, Giáo sư Trần Đức Thảo nhận lời đề nghị của nhà triết học Jean Paul Satre tiến hành năm buổi luận đàm, có ghi tốc ký, về chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa hiện sinh. Sartre mời luận đàm với ý định trình bày và chứng minh là chủ nghĩa hiện sinh rất có thể chung sống hòa bình với chủ nghĩa Mác về mặt tư tưởng. Việc ghi tốc ký các buổi luận đàm là nhằm chuẩn bị cho việc xuất bản một tập tài liệu chung dưới hình thức đối thoại.
    Sartre chỉ công nhận giá trị của chủ nghĩa Mác về mặt chính trị và xã hội. Còn về triết học mác-xít, Sartre cho rằng không đáng kể, vì Mác không giải quyết vấn đề ý thức. Sartre đề nghị chia vùng ảnh hưởng: chủ nghĩa Mác chuyên lo các vấn đề chính trị, xã hội trong phạm vi nào đó, còn duy nhất chỉ có chủ nghĩa hiện sinh và có giá trị về mặt triết học. Trong luận đàm, giáo sư Trần Đức Thảo đã chứng minh ngược lại rằng phải coi trọng chủ nghĩa Mác cả về mặt triết học.
    Buổi luận đàm thứ năm, từ vấn đề triết học cơ bản, là vấn đề quan hệ giữa ý thức và vật chất, đã đi đến chỗ xem xét cái sinh thức nguyên thủy. Do Satre thật sự không biết gì về cuốn Errfahrung und Urteil (Kinh nghiệm và nhận xét) là tác phẩm chủ yếu của Husserl về đề tài ấy, và cũng không biết đến nhóm các tác phẩm chưa công bố của Husserl, cho nên cuộc luận đàm tự nhiên phải ngừng. Satre và Giáo sư Trần Đức Thảo, lúc chia tay, thỏa thuận với nhau là cả hai bên sẽ không kể lại những buổi trao đổi này.
    Tuy nhiên, trái với lời hẹn giữa hai người, Satre và nhất là những người trong nhóm ông đã đưa ra những lời lẽ đổ thừa trách nhiệm cho Giáo sư Trần Đức Thảo đã làm cho cuộc luận đàm không thành. Giáo sư Trần Đức Thảo không có phe nhóm bảo vệ, buộc lòng phải tính đến việc kiện Sartre, để làm rõ sự việc là Sartre đã tự tiện cắt đứt cuộc luận đàm. Trong đơn kiện, Giáo sư Trần Đức Thảo đã thách thức Sartre cho in cả văn bản tốc ký. Thấy vậy, nhóm môn đệ của Sartre đã phải vội nín thinh, chấm dứt chiến dịch phao tin vịt.
    Năm 1952, Sartre tích cực ủng hộ phong trào hòa bình thế giới. Có thể năm buổi luận đàm vào mùa đông 1949-1950 đã tác động phần nào vào thái đọ của Satre trong việc hợp tác với những phong trào này.
    Riêng với Giáo sư Trần Đức Thảo, cuộc luận đàm đó cho thấy rõ giá sư đã dứt khoát từ bỏ chủ nghĩa hiện sinh. Ông nói: ?o? tôi quyết định trở về Việt Nam. Phải làm cho cuộc sống nhất trí với triết học, hoàn thành một hành động thức tế đáp ứng với các kết luận về lý luận trong cuốn sách của tôi?.
    Cuối năm 1951, Giáo sư Trần Đức Thảo rời Paris, trở về Việt Na, góp phần xây dựng nền giáo dục Việt Nam mới. Năm 1952, ông được phân công nghiên cứu tình hình giáo dục ở Việt Bắc, báo cáo với Trung ương Đảng và Bộ Giáo dục. Từ năm 1953 đến năm 1958, ông tham gia Ban Văn - Sử - Địa (tiền thân của Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn ngày nay), giảng dạy ở Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, là Chủ nhiệm Khoa Sử đầu tiên, giảng dạy về lịch sử cổ đại, lịch sử triết học. Ông viết nhiều bài về lịch sử văn học Việt Nam trên tập san Văn - Sử - Địa, Tập san Đại học Sư phạm, Tập san Đại học Văn khoa.
    Từ năm 1958 đến năm 1986, Giáo sư Trần Đức Thảo tập trung nghiên cứu triết học và viết bài cho các tạp chí triết học của Pháp. Một số bài quan trọng như: ?oHạt nhân hợp lý của phép biện chứng Hegel? (1965); ?oSự vận động của tín hiệu như là hình thức nguyên thủy của xác thực cảm quan? (1966); ?oNghiên cứu về nguồn gốc của ngôn ngữ và ý thức? (1973); ?oTừ hiện tượng học đến phép biện chứng duy vật của tri thức? (1975); ?oSự ra đời của con người đầu tiên? (1986) v.v?
    Một số tác phẩm của Giáo sư Trần Đức Thảo cũng đã được dịch và xuất bản ở Hunggary, Anh, Mỹ, Tây Ban Nha, Nhật Bản như cuốn ?oNghiên cứu về nguồn gốc ngôn ngữ và ý thức?; ?oHiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng?. Đặc biệt, cuốn ?oTìm về cội nguồn ngôn ngũ và ý thức?, xuất bản lần đầu tại Paris năm 1973, đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Có những dịp, giới triết học ở Đức, Hungary, Liên Xô? đã mời Giáo sư sang làm việc, trao đổi ý kiến về vấn đề con người, về Hegel?
    Là nhà triết học duy trí tuệ và với phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng, Giáo sư Trần Đức Thảo đã có những đóng góp nổi bật, có giá trị thế giới.
    Năm nay (2003), chúng ta tưởng niệm 10 năm ngày mất của Giáo sư Trần Đức Thảo. Hi vọng 4 năm nữa (2007), khi tưởng nhớ 90 năm ngày sinh của Giáo sư, Thành phố Hà Nội yêu dấu của chúng ta sẽ có đường phố mang tên nhà triết học lớn của Việt Nam: Trần Đức Thảo.
  3. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Cám ơn bạn nguyenthanhchuong vì bạn đã post lên cho mọi người một cái nhìn về GS Trần Đức Thảo.Mình đã nghe danh rất nhiều về vị GS này rồi. Hình như là GS Trần Đức Thảo cũng đã được nhận giải thường HCM lần thứ nhất thì phải.
    Hôm nay có một người bạn có trao đổi với tôi về vấn đề thế nào là một nhà triết học và thế nào là một triết gia. Ko biết bạn nào có từ điển thì post lên hộ mọi người cùng xem xét nhé.
    Còn điều nữa, về triết học ở đây là triết học Phương Tây, theo mình nghĩ còn những nhà triết học Phương Đông của VN cũng đã tìm ra lý luận triết học của riêng mình như Thiền Tông Yên Tử có thể coi là một dạng triết học Phương Đông, cách vận dụng triết học của VN cũng khá uyển chuyển hơn các nước khác như việc vận dụng 3 đạo Phật-Nho-Lão trong cuộc sống hàng ngày.
    Rất tiếc nền triết học Phương Đông của VN và Phương Tây cũng chưa phát triển là được bao.
    Sống chiến đấu vì khoa học muôn năm
  4. egoistic

    egoistic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    678
    Đã được thích:
    0
    Nhưng mà em thấy khi học lịch sử triết học chẳng thấy nhắc gì đến VN cả.
  5. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Egoist này, việc có tên trong quá trình giảng dạy và việc GS Trần Phương Thảo như thế nào thì cũng ko thành vấn đề.
    GS Trần Phương Thảo nếu theo mình nhớ ko lầm thì từng được giải thưởng HCM. Tuy nhiên tất cả các tài liệu của ông ấy chỉ có thể viết bằng Tiếng Pháp, đó cũng có thể coi là điều đáng tiếc của ông ấy.
    Có thể nói GS Trần Phương Thảo là một nhà khoa học gạo cội mà cho đến bây giờ vẫn ít có người có thể đạt đến trình độ đó.
    Sống chiến đấu vì khoa học muôn năm
  6. nguyenthanhchuong

    nguyenthanhchuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    Bạn luuthuy và bạn egoistic thân mến,
    Để hiểu được thế nào là một nhà triết học, chúng ta phải hiểu thế nào là triết học cái đã.
    Vậy triết học là gì.

    Theo sách giáo khoa, triết học là "khoa học nghiên cứu về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy"
    Nhưng tôi không thích định nghĩa này lắm, vì triết học và khoa học dựa trên hai phương pháp luận (methodology) khác nhau. Triết học mang tính tư biện, khoa học gắn liền với thực nghiệm (lý, hóa...) và chứng minh logic nội tại (toán...). Vì vậy không thể coi triết học là khoa học được.
    Theo tôi hiểu, triết học là "tư duy về tiến trình tư duy", hay nói cách khác, triết học chỉ cho chúng ta cách thức tư duy về thế giới xung quanh, tư duy về bản thân chúng ta và tư duy về chính tiến trình tư duy của chúng ta.
    Triết học giải quyết ba vấn đề lớn (bên cạnh nhiều vấn đề nhỏ khác...)
    1. Bản thể luận: tìm ra bản chất tổng quát của thế giới và vị trí của mỗi cá nhân trong thế giới ấy.
    2. Nhận thức luận (hay tri thức luận): cách thức xác lập niềm tin vào sự vật/hiện tượng
    3. Đạo đức luận: giải quyết một số câu hỏi lớn như đạo đức là gì? Vì sao tôi phải sống có đạo đức
    Vai trò của triết học là rất to lớn, vì nó giúp con người xác lập niềm tin vào giá trị cá nhân của mình. Đồng thời nó cón truyền cảm hứng cho sự phát triển của khoa học, nghệ thuật.
    Bạn thấy sao?
  7. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Trả lời bạn nguyenthanhchuong
    Về vấn đề định nghĩa thế nào là triết học. Theo mình vẫn còn nhiều vấn đề. Ở VN ta đang học một hệ thống triết học duy nhất là triết học Mark Lenin, cho nên định nghĩa về triết học bạn vừa trích dẫn ra có lẽ chính là định nghĩa đó.
    Định nghĩa của bạn là một sự tìm tòi riêng, nhưng còn một số điều cần trao đổi thêm như sau đây.
    Nhưng tôi không thích định nghĩa này lắm, vì triết học và khoa học dựa trên hai phương pháp luận (methodology) khác nhau. Triết học mang tính tư biện, khoa học gắn liền với thực nghiệm (lý, hóa...) và chứng minh logic nội tại (toán...). Vì vậy không thể coi triết học là khoa học được.
    Thực ra như thế là còn có thể có mâu thuẫn, khoa học nói chung cũng cần có tính tự biện giống như triết học. Ví dụ để tìm ra lỗ đen vũ trụ, đâu có nhất thiết là nhìn thấy rõ lỗ đen đâu, chỉ cần có sự suy luận nội tại thôi.
    Theo suy nghĩ của tôi thì logic học chính là suy luận học sao cho có lý, bản thân triết học khi tự biện thì cũng cần có tính chất logic. Logic học lại chính là một phần trong khoa học. Phương pháp tự suy luận hay chứng minh khoa học thì ngành nào cũng có chỉ có cái là ngành nào nhiều hơn hay ít hơn thôi.
    Thứ hai, đối tượng của triết học là tư duy, xã hội và tự nhiên.Liệu ko có kiến thức chuyên ngành liệu triết học có thể tổng hợp lại lý thuyết của mình ko? Và nếu tự suy nghĩ ra những điều đó liệu có đúng ko? Tôn giáo chính là một hệ thống triết học(duy tâm). Nhưng vì nhiều cái chỉ dựa tự biện(suy luận nội tại), nên đã đưa ra nhiều luận điểm khó có thể chấp nhận được. VD trái đất là tâm vũ trụ, loài người khởi thuỷ gồm có hai người?.
    Theo quan điểm của nhiều người, Triết học là lý thuyết tổng hợp khoa học chung, nó thuộc về khoa học.
    Nó có thể thúc đẩy sự phát triển của khoa học và cũng có thể kìm hãm(triết học tôn giáo). Nó cũng chịu sự chi phối của sự phát triển khoa học nói chung.
    Vấn đề thứ hai.

    1. Bản thể luận: tìm ra bản chất tổng quát của thế giới và vị trí của mỗi cá nhân trong thế giới ấy.
    2. Nhận thức luận (hay tri thức luận): cách thức xác lập niềm tin vào sự vật/hiện tượng
    3. Đạo đức luận: giải quyết một số câu hỏi lớn như đạo đức là gì? Vì sao tôi phải sống có đạo đức

    Vấn đề một, tôi đồng ý với bạn.
    Vấn đề thứ hai, tiên đề tôi đồng ý, còn phần mở rộng chưa rõ ý bạn lắm.
    Vấn đề thứ ba, theo mình nên nói là xã hội học thì chính xác hơn vì đạo đức học chỉ là một ngành trong lý luận xã hội thôi.
    Vài điều muốn cùng bạn trao đổi, rất mong được cùng nhau tiếp tục thảo luận.
    Bạn còn tài liệu nào về GS Trần Phương Thảo và các nhà triết học khác thì trao post tiếp lên nhé.
    Sống chiến đấu vì khoa học muôn năm
    Được luuthuy sửa chữa / chuyển vào 01:22 ngày 07/06/2003
  8. DE_LA_FERE

    DE_LA_FERE Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    1.825
    Đã được thích:
    0
    theo tôi được biết thì ở trường ĐH KHXH&NV đã có học bổng nhà khoa học Trần Đức Thảo cho sinh viên khoa Triết. Một chi tiết tôi phải nghĩ ngợi, hình như ông sống ở Pháp .
    Thế giới này thật là rộng lớn và có một số việc cần phải làm, làm ngay
  9. pagoda

    pagoda Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Chắc chắn là Trần Đức Thảo sống ở Việt Nam. Về cuối đời, khi bị bệnh ông đã được đưa sang Pháp chữa trị.

    TIMSELF
  10. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Có lẽ là vậy, tôi được nghe nói là cuối đời nhà khoa học Trần Đức Thảo ko sống ở VN.
    Tuy nhiên một nhà trí thức đó, ít người VN đạt đến lắm.
    Sống chiến đấu vì khoa học muôn năm

Chia sẻ trang này