1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Võ Bình Định

Chủ đề trong 'Bình Định' bởi truongyenthanh, 07/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. truongyenthanh

    truongyenthanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Võ Bình Định

    Xin mở thêm topic này như là đặc sản Bình Định, mặc dù có box Võ thuật, vì bên nớ nẫu bàn về võ Bình Định nhưng xuyên tạc hơi bị nhiều và đấu võ mồm hơi hăng. Nên xin phép anh em cho tôi sưu tầm (hay đúng hơn là tập hợp) các bài võ Bình Định từ nguồn www.baobinhdinh.com , nhằm phục vụ những người không thích coi báo:
    Phương pháp luyện tập, sử dụng côn (roi)
    16:0'', 27/9/ 2004 (GMT+7)
    * Cách nắm roi:
    - Giới thiệu roi: Roi có chiều cao ngang lông mày người tập (tề mi). Roi tròn và to vừa tay nắm, đường kính khoảng 3cm. Khi tập cầm roi trơn và láng. Phần roi ở trước gọi là đầu roi, phần roi ở sau gọi là đốc roi.
    - Cách nắm roi: Cách nắm âm-dương: Đứng theo "ngựa kim kê" chân trái trước, chân phải sau.



    + Tay trái ở trước nắm cách 1/3 đầu roi với qui cách: Lòng bàn tay úp xuống đất (âm), bốn ngón: Trỏ, giữa, đeo nhẫn và út nắm ở phần trên roi, ngón cái nắm ở phần dưới roi.
    + Tay phải ở sau, nắm cách 1/3 đốc roi với qui cách: Lòng bàn tay ngửa lên trời (dương), ngón cái nắm ở phần trên roi, các ngón trỏ, giữa, đeo nhẫn và út nằm ở phần dưới roi (H.1).
    + Ngược lại, khi chuyển sang đứng "ngựa kim kê" nửa chân phải ở trước, chân trái ở sau thì cách nắm roi cũng tương tự như bên trái (H.2).
    * Cách xê dịch đôi bàn tay trên roi
    Cách chong roi:
    - Đứng ở tư thế, cách nắm roi tay trái ở trước. Đầu roi ở trước hơi cao hơn đốc roi ở sau. Đầu roi ở hướng ra phía trước, hai mắt nhìn theo đầu roi. Đấy là cách chong roi.
    - Tập xê dịch hai bàn tay để đốc roi dài ra phía trước: Tay trái ở trước xê dịch về phía đầu roi, tay phải ở sau đẩy đốc roi dựng đứng lên trời, tiếp đến, tay phải xê dịch gần về phía tay trái gạt đốc roi theo chiều từ trên xuống và đầu đốc roi hướng thẳng về phía trước. Hai mắt nhìn thẳng phía trước.



    - Tập xê dịch hai bàn tay đẩy đầu roi dài ra phía trước: Tay phải ở sau xê dịch về phía đốc roi ở trước. Tay trái ở trước xê dịch gần về phía tay phải ở sau, đồng thời đẩy bắn đầu roi theo chiều từ dưới lên, và dừng lại khi đầu roi hướng thẳng về trước ngang tầm nhìn thẳng của hai mắt.
    Cứ thế ta tập nhiều lần trong mỗi buổi tập.
    * Ngựa roi
    - "Ngựa" phải trên đất, ngựa roi không được bám chặt hai bàn chân xuống mặt đất, mà phải xê dịch tiến lùi, qua lại trên đất, nhẹ nhàng như lá rơi.
    - Đứng ngựa roi: Đứng theo tư thế "ngựa kim kê", hay "ngựa bát quái" và đứng theo cách "đơn trọng".
    * Tập 12 thế căn bản theo 3 nhóm
    Nhóm 1: ĐÂM, BẮT, LẮC, ĐÁNH.
    Nhóm 2: BÁT, BẮT, TRIỆT, CHẬN.
    Nhóm 3: HOÀNH, KHẮC, LẮC, TÉM.
    Hai nhóm thế 2 và 3 thuộc về 8 phách cơ bản nêu trên.
    Nhóm 1:
    Tập: ĐÂM, BẮT, LẮC, ĐÁNH.
    a) Đâm: Đứng "chong roi", theo tư thế chân phải ở sau bước tới một bước, tay phải nắm roi chỉ đầu đốc roi xuống đất, chỏ phải tỳ vào hông phải, tay trái nắm đầu roi ở sau chỉ đầu roi lên trời. Ở tư thế này, hai tay đâm roi thẳng từ dưới lên và đẩy thẳng ra phía trước. Hai mắt nhìn thẳng phía trước.
    - Tiếp đến chân trái bước tới trước một bước, tay trái nắm roi tỳ chỉ vào hông trái, đầu roi chỉ xuống đất, tay phải ở sau nắm roi chỉ đốc roi lên trời, ở tư thế này, hai tay đâm roi thẳng từ dưới lên và đẩy đầu roi thẳng ra phía trước. Hai mắt vẫn nhìn thẳng phía trước. Cứ thế ta tập đều 2 bên trái, phải và tập nhiều lần trong mỗi buổi tập.
    b) Bắt: Đứng "chong roi" theo tư thế chân phải sau bước tới trước một bước. Tay trái nắm đầu roi ở trước hạ xuống chỉ đầu roi xuống đất. Tay phải nắm đốc roi ở sau theo chiều roi chỉ đầu đốc roi lên trời. Ở tư thế này, hai tay bắt roi từ trên xuống, hai mắt nhìn theo roi phía trước.
    - Ở bộ vị, chân trái bước lên trước một bước, đồng thời tay trái bắt đốc roi theo chiều từ trên xuống. Hai mắt nhìn theo roi phía trước, cứ thế ta tập đều hai bên trái, phải và tập nhiều lần trong mỗi buổi tập.
    c) Lắc: Đứng "chong roi" theo tư thế, chân phải bước tới trước một bước. Tay phải nắm đốc roi ở sau, hạ đầu đốc roi chỉ xuống đất, tay trái nắm roi, theo chiều roi chỉ đầu roi lên trời. Bấy giờ tay phải lắc đầu roi ra trước mặt và từ phải qua trái.
    Tiếp đến tay phải kéo dựt hạ về sau và theo chiều từ trái qua phải. Hai mắt nhìn theo roi ra trước.
    Ở bộ vị, chân trái bước tới trước một bước tay trái nắm roi hạ xuống chỉ đầu roi xuống đất, đồng thời lắc đầu roi ra trước từ trái sang phải. Tiếp đến tay trái lại kéo dựt đầu roi về sau từ phải sang trái. Hai mắt nhìn theo ra phía trước. Cứ thế ta tập đều hai bên trái, phải và tập nhiều lần trong mỗi buổi tập.
    d) Đánh: Đứng "chong roi" theo tư thế chân phải bước tới trước một bước, tay phải nắm roi chỉ đầu roi xuống đất, cho tỳ vào hông, tay trái nắm roi theo chiều roi chỉ lên trời ở tư thế này, hai tay đánh đầu roi từ dưới lên. Hai mắt nhìn về trước theo roi. Ở bộ vị, chân trái bước tới trước một bước, đồng thời tay trái đánh đầu roi theo chiều từ dưới lên, hai mắt nhìn về trước theo roi. Cứ thế ta tập đều hai bên trái, phải và tập nhiều lần trong mỗi buổi tập.
  2. truongyenthanh

    truongyenthanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Nhóm 2: Tập: BÁT, BẮT, TRIỆT,CHẬN.
    * Tập một đầu (đầu roi) (tập đơn):
    a) Bát (đơn): Đứng theo cách "chong roi" ở tay trái roi ở trước hạ đầu roi xuống rồi "bát" từ dưới lên và từ trái sang phải. Hai mắt nhìn về trước theo roi. Ta tập nhiều lần trong mỗi buổi tập.

    b) Bắt: Đứng "chong roi" theo tư thế, tay trái kéo đầu roi sang bên trái, đồng thời "bắt" đầu roi từ trên xuống và từ trái sang phải. Hai mắt nhìn về trước theo roi (xem ảnh H.15). Ta tập nhiều lần trong mỗi buổi tập.
    c) Triệt: Đứng theo cách "chong roi" ở tay trái nắm đầu roi ở trước, chỉ đầu roi xuống đất, tay phải nắm roi ở sau theo chiều roi chỉ đốc roi lên trời. Ở tư thế này, hai tay "triệt" roi về sau và từ phải sang trái. Hai mắt nhìn về trước theo roi. Cứ thế tập nhiều lần trong mỗi buổi tập.
    d) Chận: Ở tư thế giữ y bộ vị, tay trái chận roi ra phía dưới và từ trái sang phải. Hai mắt nhìn về trước theo roi. Ta tập nhiều lần cho mỗi buổi tập.
    * Tập cả hai đầu (tập đầu roi và đốc roi) (tập kép):
    a) Bát (kép): Đứng "chong roi" theo tư thế tay phải nắm roi ở sau, hạ đầu đốc roi chỉ xuống đất, tay trái nắm roi ở trước theo chiều đầu roi chỉ lên trời. Ở tư thế này, tay phải "bát" đốc roi từ dưới lên, và từ phải qua trái thẳng về phía trước.
    Ở bộ vị, tay trái tiếp tục hạ đầu roi chỉ xuống đất, tay phải theo chiều đốc roi chỉ lên trời. Ở tư thế này, tay trái, "bắt" roi từ dưới lên và từ trái qua phải thẳng về phía trước. Hai mắt nhìn về phía trước theo roi. Cứ thế tập nhiều lần trong mỗi buổi tập.
    b) Bắt: Ở bộ vị, tay trái nắm phần đầu roi ở trước hạ đầu roi chỉ xuống đất, tay phải nắm phần đốc roi ở sau "bắt" thẳng roi từ sau ra trước và từ trên xuống.
    - Ở bộ vị, tay phải hạ đầu đốc roi chỉ xuống đất, tay trái "bắt" đầu roi từ sau ra trước, và từ trên xuống. Hai mắt nhìn về phía trước theo roi. Cứ thế ta tập nhiều lần cho mỗi buổi tập.
    c) Triệt: Ở bộ vị, tay trái hạ đầu roi chỉ xuống đất, tay phải theo chiều đốc roi chỉ lên trời. Ở tư thế này, tay trái "triệt" roi về sau và từ phải sang trái. Hai mắt nhìn về trước theo roi. Cứ thế ta tập nhiều lần trong mỗi buổi tập.

    d) Chận: Ở bộ vị, tay trái nâng đầu roi chỉ lên trời, tay phải nắm roi theo chiều đốc roi chỉ xuống đất. Ở tư thế này "chận" đốc roi từ sau ra trước và từ trái qua phải. Hai mắt nhìn về phía trước theo roi (xem ảnh H.22). Cứ thế ta tập nhiều lần trong mỗi buổi tập.
    Nhóm 3: Tập: HOÀNH, KHẮC, LẮC, TÉM.
    (Riêng nhóm 3 theo liên hoàn, kết hợp động tác hoành khắc, hoành lắc, hoành tém)
    a) Tập hoành khắc: Đứng "chong roi" theo tư thế chân trái ở trước bộ ngang qua bên trái một bước đồng thời tay trái "khắc" đầu roi từ trên xuống và từ trái qua phải. Sau đó, thu ngựa roi về vị trí cũ. Hai mắt nhìn về phía trước theo roi, và tập nhiều lần cho mỗi lần tập.
    Tiếp đến ta tập chân trái ở trước bộ ngang qua phía bên phải đồng thời tay trái ở trước "bắt" đầu roi từ trên xuống và từ phải qua trái. Hai mắt nhìn về trước theo roi. Sau đó, thủ ngựa roi về như cũ. Và tập nhiều lần cho mỗi buổi tập.
    b) Tập hoành lắc: Đứng "chong roi" theo tư thế chân trái ở trước bổ ngang qua bên trái một bước, đồng thời tay trái cắm đầu roi chỉ xuống đất "lắc" từ trái qua phải và từ sau ra trước. Hai mắt nhìn về phía trước theo roi. Sau đó, thu ngựa về như cũ, và tập nhiều lần trong mỗi buổi tập.
    Tiếp đến, ta tập chân trái ở trước bỏ ngang qua bên phải một bước, đồng thời tay trái cắm đầu roi chỉ xuống đất, "lắc" ngược lại từ trước ra sau và từ phải qua trái. Hai mắt nhìn về trước theo roi. Sau đó thu ngựa roi lại như cũ, và tập nhiều lần trong mỗi buổi tập.
    c) Tập hoành tém: Đứng "chong roi" theo tư thế chân phải ở sau, bước ngang qua bên phải một bước đồng thời tay phải ở sau hạ đầu đốc roi chỉ xuống đất, tay trái nắm roi theo chiều đầu roi chỉ lên trời. Ở tư thế này, tay phải "tém" đầu đốc roi, từ dưới lên và từ phải qua trái. Hai mắt nhìn về phía trước theo roi. Sau đó trở về thu ngựa roi như cũ, và tập nhiều lần cho mỗi buổi tập.
    Ở bộ vị, thủ roi như chân phải ở sau, bỏ ngược ngang qua bên trái một bước, đồng thời tay trái ở trước hạ roi xuống cắm đầu roi chỉ xuống đất, tay phải nắm roi ở sau theo chiều đốc roi chỉ lên trời. Ở tư thế này, tay trái "tém" đầu roi từ dưới lên và từ trái qua phải. Hai mắt nhìn về trước theo roi. Sau đó thu ngựa roi lại như cũ và tập nhiều lần trong mỗi buổi tập.
    (Ai muốn coi hình xin mời đọc báo, mục "Về miền đất võ")
  3. truongyenthanh

    truongyenthanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    * Những động tác kỹ thuật cụ thể của bài roi Thái Sơn
    a) Những động tác bái tổ bắt đầu bài roi:
    - Đứng thẳng người, hai bàn chân song song, cách nhau khoảng 30 cm. Hai mắt hướng thẳng về phía trước, đầu đốc roi tỳ lên lòng bàn tay trái, năm ngón tay của bàn tay trái giữ chặt roi, roi dựa vào vai trái. Tay phải xuống thẳng, căn chưởng bàn tay mắt hướng xuống đất.

    - Ở bộ vị, chân trái bỏ qua trái một bước trụ xuống theo ngựa "tứ bình", tay phải thủ ngang hông (xem ảnh H.2).
    - Ở bộ vị, chân phải bước lên phía trước một bước, tay phải xòe cương đao "bắt" ra phía trước thủ ngang ngực.
    - Ở bộ vị, tay phải đưa vào nắm 1/3 roi kể từ đốc roi lên.
    - Ở bộ vị, hai tay đưa thẳng roi ra phía trước (xem ảnh H.5).
    - Ở bộ vị, hai tay đưa roi vào gác phần đốc roi lên vai mặt, ngựa trụ đứng theo "kim kê".
    - Ở bộ vị, chân trái bước tới trước một bước, trụ theo ngựa "kim kê", tay trái đưa ra trước nắm roi và nắm úp lòng bàn tay hướng xuống đất, nắm cách đầu roi 1/3 roi.
    b) Những động tác trong bài roi:
    1. Thái sơn trích thủy địa xà liên:
    - Thái sơn trích thủy: Ở bộ vị, chân phải bước tới trước một bước, tay trái hạ đầu roi xuống, tay phải đánh đốc roi từ sau ra trước, và từ trên xuống. Hai mắt nhìn về phía trước theo roi.
    Ở bộ vị, hai tay đâm thẳng đầu roi ra phía trước. Hai mắt nhìn về trước theo roi.
    - Địa xà liên: Ở bộ vị, ngồi xuống trọng lượng toàn thân dồn quá chân trái, tay phải ở trước đánh đầu roi sát đất, tay trái ở sau nắm phần đốc roi thủ trước mặt. Hai mắt nhìn thẳng về trước theo roi.
    2. Thương Thượng Lộng Ky Lân thoái bạch viên:

    - Thương Thượng Lộng Ky Lân: Ở bộ vị, giữ y bộ vị, tay phải đâm thẳng ra đầu roi ra trước và từ dưới lên. Hai mắt nhìn về trước theo roi.
    Ở bộ vị, chân trái bước tới trước một bước, hai tay nắm roi chỉ đầu roi lên trời và hơi nghiêng về phía sau vai phải, đốc roi chỉ xuống đất, và hơi hướng về phía trước. Hai mắt nhìn về phía trước.
    - Thoái bạch viên: Ở bộ vị, chân phải bước lên một bước, tay phải đánh đầu roi từ sau ra trước và từ trên xuống. Hai mắt nhìn ra trước theo roi.
    Ở bộ vị, giữ y bộ vị, thân, mình "triển" nghiêng về phía sau, tay phải nắm roi hạ đầu roi chỉ xuống đất theo chiều chân phải ở trước. Tay trái nắm roi chỉ đốc roi lên trời và thủ roi ngang mặt. Hai mắt nhìn về trước.
    3. Huy kỵ độc giác trung bình hạ:
    Ở bộ vị, chân trái bước lên một bước. Tay trái nắm phần đốc roi chỉ xuống đất. Tay phải nắm phần đầu roi chỉ lên trời. Hai tay đưa roi thủ gần vai, bên phải. Hai mắt nhìn về phía trước.
    Ở bộ vị, chân phải bỏ ngược qua sau, chân trái bỏ về phía trước, đồng thời hai tay nắm roi đâm đầu roi thẳng ra phía trước. Hai mắt nhìn về trước theo roi.
    Ở bộ vị, chân phải lại bỏ nhảy về sau một bước ngồi xuống trọng lượng toàn thân dồn về chân phải. Hai tay nắm roi đặt nằm ngang sát đất ở phía sau. Hai mắt nhìn về phía trước.
    4. Thượng thích đại đăng tấn thừa thiên:
    Ở bộ vị, hai tay đâm thẳng roi từ sau ra trước và từ dưới lên. Hai mắt nhìn thẳng về trước theo roi.
    Ở bộ vị, nhổm ngựa đứng lên, đồng thời tay phải ở sau đánh đốc roi, thẳng từ sau ra trước và từ trên xuống. Hai mắt nhìn về trước theo roi.
    Ở bộ vị, giữ y ngựa, tay trái ở trước đánh móc roi thẳng từ dưới lên. Hai mắt nhìn về trước theo roi.
    5. Hồi đầu trực chỉ liên tam thích:
    Ở bộ vị, chân trái bỏ về sau một bước, đồng thời tay phải ở sau đánh thẳng đốc roi từ sau ra trước và từ trên xuống. Bây giờ, đầu roi chỉ thẳng về phía trước. Hai mắt nhìn về trước theo roi.
    Ở bộ vị, chân trái ở sau đưa lên sát chân phải ở trước, đồng thời chân phải bước tới trước một bước, cùng lúc hai tay đâm thẳng đầu roi ra phía trước. Hai mắt nhìn về trước theo roi.
    Tương tự như thế, ta đâm tiếp hai bộ nữa.
    6. Đồng tân thuận thế gián vân biên:
    Ở bộ vị, chân phải bỏ nhảy về sau một bước, đứng theo tư thế ngựa "kim kê", chân trái ở trước, đồng thời hai tay nắm sát gần nhau ở phần đốc roi, và roi được vác lên vai phải, đầu roi chỉ lên trời. Hai mắt nhìn phía trước.
    Ở bộ vị, giữ y ngựa, hai tay nắm phần đốc roi, quơ đầu roi về phía trước giáp một vòng, và dừng roi ở vị trí cũ (vai bên phải). Hai mắt nhìn về phía trước theo roi.
    Ở bộ vị, chân phải bước về phía trước một bước, tay phải xê dịch về phía đầu roi. Hai tay nâng roi thủ roi xiên theo người. Hai mắt nhìn về phía trước.
    7. Tẩu độc thố, Trưng Sơn, hoành gián kiếm:
    Ở bộ vị, chân phải bỏ về sau một bước, tay trái cắm đầu roi xuống, tay phải nắm roi theo chiều đốc roi chỉ lên trời, hai tay nâng roi, thủ rồi xiên theo người. Hai mắt nhìn về phía trước.
    Ở bộ vị, chân phải lại bước tới trước một bước, đồng thời tay phải đánh đầu đốc roi từ sau ra trước và từ trên xuống. Hai mắt nhìn về phía trước theo roi.
    Ở bộ vị, chân phải bỏ ngang qua phía bên phải một bước, đồng thời tay phải cắm đầu roi chỉ xuống đất và xê dịch roi sát theo chân phải. Hai mắt nhìn về trước.
    Ở bộ vị, chân phải lại bước về phía trước một bước, đồng thời tay phải đánh đầu roi từ phải qua trái, và từ trên xuống, hai mắt nhìn về phía trước theo roi.
  4. truongyenthanh

    truongyenthanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    8. Linh miêu mai phục tấn thích ngưu:
    - Ở bộ vị, chân phải bỏ về phía sau một bước đứng theo tư thế "Ngựa kim kê" thấp bộ, tay trái ở trước nắm roi chỉ đầu roi theo chiều đốc roi chỉ lên trời. Hai tay nâng roi, thu roi dọc đứng theo thân người. Hai mắt nhìn về phía trước.
    - Ở bộ vị, giữ y tư thế ngựa, tay mặt ở sau "bát" đốc roi, từ sau ra trước và từ phải qua trái. Hai mắt nhìn về phía trước.

    - Ở bộ vị, giữ y tư thế ngựa, tay trái ở trước "bát" đầu roi từ sau ra trước và từ trái qua phải (xem ảnh H.34). Hai mắt nhìn phía trước.
    9. Thừa châu bố địa khai côn thích:
    - Ở bộ vị, chân trái bỏ ngang qua trái một buớc, đồng thời tay trái "bát" đầu roi ngược theo phía trái. Hai mắt nhìn về trước và liếc theo roi.
    - Ở bộ vị, chân phải bước tới trước một bước, đồng thời tay phải đánh đốc roi từ sau ra trước, từ trên xuống, và hạ thấp ngựa để đầu roi đánh sát mặt đất. Hai mắt nhìn về trước theo roi.
    - Ở bộ vị, nhóm ngựa đứng lên, chân trái bước về phía trước một bước, hai tay xê dịch lại gần nhau, và nắm nơi phần giữa của roi, là lang ngang roi một vòng theo kiểu số 8 (xem ảnh H.37). Hai mắt nhìn về trước.
    - Ở bộ vị, giữ y cách nắm roi, chân phải bước tới phía trước một bước, hai tay lạng roi như trên một vòng nữa. Hai mắt nhìn về trước.
    - Ở bộ vị, giữ y cách nắm roi, chân trái lại bước về trước một bước, đồng thời hai tay vẫn lạng roi theo kiểu số 8 như cũ. Hai mắt nhìn về phía trước.
    - Ở bộ vị, chân phải bước tới trước một bước, đồng thời hai tay đâm thẳng đầu roi từ sau ra trước. Hai mắt nhìn về phía trước.
    10. Hồi tiểu kim kê đả trung lang:

    - Ở bộ vị, chân phải bỏ về sau một bước làm chân trụ, chân trái ở trước dở lên khỏi mặt đất và cong gối lại, đồng thời tay trái đâm đầu roi nhanh về phía trước, sau đó, hai tay nắm roi thu roi xiên theo thân người bên trái. Hai mắt nhìn về trước theo roi.
    - Ở bộ vị, chân trái chấm xuống đất, đồng thời tay phải ở sau đánh đầu đốc roi từ sau tới trước và từ dưới lên trên. Hai mắt nhìn về trước theo roi.
    - Ở bộ vị, giữ y tư thế ngựa, tay trái ở trước, đánh đầu roi từ sau ra trước và từ dưới lên trên. Hai mắt nhìn về trước theo roi.
    11. Phi phong tẩu võ khai ngưu giác:
    - Ở bộ vị, chân phải ở sau bước tới trước một bước, đồng thời tay phải ở sau đánh đầu đốc roi từ sau ra trước, từ trên xuống và áp sát roi xiên theo bên phải của thân mình đã triển từ trước ra sau. Hai mắt nhìn về trước.
    - Ở bộ vị, hai đầu gối chuyển dịch ra phía trước, đồng thời hai tay nắm roi đâm thẳng ra phía trước và đầu roi móc từ dưới lên. Hai mắt nhìn về trước theo roi.
    - Ở bộ vị, chân phải ở trước, bỏ ngang qua bên phải một bước, đồng thời tay phải ở trước cắm đầu roi chỉ xuống đất, và xê dịch ngang theo chiều chân phải. Hai mắt nhìn về phía trước.
    - Ở bộ vị, chân trái bước tới phía trước một bước, đồng thời tay trái theo chân trái, đánh đầu roi từ sau ra trước và từ dưới lên. Hai mắt nhìn về trước theo roi.
    12. Tiểu tử tam phiền giá mã an:
    - Ở bộ vị, chân phải ở sau bỏ ngược theo chiều sau lưng về phía trước một bước, đồng thời tay trái đâm đầu roi theo chiều chân phải về phía trước. Hai mắt nhìn về trước theo roi.
    - Ở bộ vị, chân phải bỏ ra phía sau và nhảy về sau một bước, ngồi xuống, roi đặt nằm ngang ở phía sau. Hai mắt nhìn về phía trước.
    - Ở bộ vị, giữ y tư thế "tọa ngựa" hai tay đâm thẳng đầu roi từ sau ra trước. Hai mắt nhìn về trước theo roi.
    - Ở bộ vị, chân phải bước về phía trước một bước ngồi xuống, roi được chuyển theo từ phải sang trái và đặt nằm ngang roi ở phía sau. Hai mắt nhìn về trước.
    - Ở bộ vị, giữ y tư thế "tọa ngựa" hai tay đâm thẳng đầu roi từ sau ra trước. Hai mắt nhìn về trước theo roi.
    - Ở bộ vị, chân trái bước tới phía trước một bước ngồi xuống, rồi được chuyển theo từ trái sang phải và đặt roi nằm ngang ở phía sau. Hai mắt nhìn thẳng về phía trước.
    - Ở bộ vị, giữ y tư thế "tọa ngựa" hai tay đâm thẳng đầu roi từ sau ra tới phía trước, hai mắt nhìn về phía trước theo roi.
    c) Những động tác bái tổ hết bài roi: Bái *****, lập như tiền
    - Ở bộ vị, chân phải bước tới phía trước một bước đồng thời tay phải đánh đầu đốc roi từ sau ra trước, từ trên xuống. Hai mắt nhìn tới trước theo roi.
    - Ở bộ vị, giữ y tư thế ngựa. Hai tay đâm đầu roi thẳng ra phía trước. Hai mắt nhìn về phía trước theo roi.
    - Ở bộ vị, chân trái ở sau bước tới phía trước một bước, đồng thời hai tay đánh đầu roi ngang qua từ trái sang phải. Hai mắt nhìn về phía trước.
    - Ở bộ vị, chân phải bỏ ngược ra phía trước theo chiều sau lưng, đồng thời xoay người từ trái sang phải theo chiều kim đồng hồ. Cùng lúc hai tay đánh ngang roi từ sau ra trước. Hai mắt nhìn về trước theo roi.
    - Ở bộ vị, tay phải ở trước cắm đầu roi chỉ xuống đất, tay trái ở sau nắm đốc roi theo chiều chỉ lên trời. Ở tư thế này, tay phải đánh đốc roi từ dưới lên. Hai mắt nhìn về trước theo roi.
    - Ở bộ vị, chân trái bước tới trước một bước trụ theo ngựa kim kê, nắm phần đốc roi sau, chỏ tì vào hông phải, tay trái xê dịch ra phía trước nắm 1/3 phần đầu roi. Hai mắt nhìn thẳng về phía trước.
    - Ở bộ vị, chân trái bỏ về đặt ngang với chân phải. Hai bàn chân đặt song song với nhau. Tay phải nắm giữa roi, chống roi xuống đất ở phía nên phải thẳng đứng theo thân người. Tay trái duỗi thẳng, tỳ căn chưởng trước bắp vế và lòng căn chưởng hướng xuống mặt đất. Hai mắt nhìn về phía trước và hơi nhìn xiên xuống mặt đất.
    . Theo Bước đầu nghiên cứu nguồn gốc, đặc trưng võ cổ truyền Bình Định
  5. truongyenthanh

    truongyenthanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Võ cổ truyền Bình Định rất đa dạng và phong phú bao gồm rất nhiều môn. Mỗi môn có kết cấu kỹ thuật riêng của nó, do nhiều yếu tố cấu thành như: tư thế cơ bản, động tác cơ bản, các bộ pháp: thủ pháp, tấn pháp, nhãn pháp, khí pháp... và các đòn thế. Dựa vào các yếu tố cơ bản này để đánh giá trình độ kỹ thuật của từng võ sư, từng môn phái võ cổ truyền Bình Định.
    Xin giới thiệu một số kỹ thuật căn bản:
    1. Thủ pháp (bộ tay): "Song thủ ngũ hành vi bản". Bộ tay bao gồm cánh tay và bàn tay (sấp ngửa, nắm đấm, cùi bàn tay và ngón tay).
    - Bàn tay:
    Trong một bài quyền, việc sử dụng bàn tay luôn khác nhau, tùy theo yêu cầu của từng động tác, theo thể đánh tấn công hay phòng thủ mà bàn tay luôn thay đổi theo, cụ thể như sau:
    + Bàn tay (ngửa và sấp)
    Tác dụng của nó là chặt, chém, và xỉa ở tư thế tấn công, thường dùng bàn tay ngửa, bàn tay xòe thẳng năm ngón khép thật kín sát vào nhau, hết sức chú ý vào các đầu ngón tay.
    + Nắm đấm:
    Muốn đánh mạnh ở thế tấn công thì bàn tay nắm chặt (nằm sấp). Ngón tay cái áp sát chặt vào bên lưng ngón tay thứ hai, chân ở tư thế ngựa trung bình tấn, tay trái nắm hờ để ngang hông, tay phải dùng lực đấm thẳng ra trước.
    + Cùi bàn tay
    Tác dụng của nó là vừa công, vừa thủ. Năm ngón tay nắm hờ, ngón tay cái thẳng dọc theo bàn tay, lấy cùi tay làm trục để hất gạt các đòn tấn công ngang bằng ống tay của đối phương, sau đó nhanh chóng phản công lại đánh cùi tay vào cằm hoặc vào cổ của đối phương. Cùi tay và ống tay thường dùng để gạt các thế đá, tiếp theo lợi dụng đà của đối phương đang lao tới xoay người phản công lại.
    + Chỉ (ngón tay)
    Tác dụng của nó là đâm, thọc, móc và bóp.
    Đơn chỉ: Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ.
    Ngón tay cái: Bốn ngón tay nắm chặt, ngón tay cái thẳng, bất ngờ chọc vào cổ, vào mắt và các bộ phận khác trên cơ thể đối phương.
    Ngón tay trỏ: Chỉa thẳng ra trước, các ngón tay khác nắm chặt lại, tập trung lực ở đầu ngón tay, bất ngờ chọc vào mắt, vào các huyệt và vùng mềm ở cổ, ở ức và bụng đối phương.
    Hợp chỉ: Tác dụng là tát, băm, chọc.
    Bàn tay thẳng bất ngờ tát vào má đối phương, nhanh chóng dùng ngón tay trái hay ngón tay phải để băm, chọc vào mắt đối phương.
    Một cách đánh khác là dùng lực bàn tay tát mạnh vào má đối phương, rồi nhanh chóng dùng cùi tay đánh vào cằm đối phương.
    Ngũ chi: Đánh vào đầu và bóp vào hạ bộ đối phương. Năm ngón tay nắm hờ rồi dang rộng ra, dùng lực các đầu ngón tay gõ vào đầu, hay tận dụng yếu tố bất ngờ bóp vào hạ bộ hay vào vùng cằm của đối phương. Đây là lối đánh nguy hiểm, đối phương không chủ động thì khó chống đỡ.
    + Bộ tay
    Thuyết ngũ hành cụ thể hóa và bổ sung cho thuyết âm dương. Nó vừa biểu thị quan hệ hỗ trợ; kim sinh thủy, thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim. Vừa biểu thị quan hệ ức chế, tương khắc, kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim. Tập hợp lại thành quy luật chế hóa ngũ hành (mối quan hệ tương tác).
    Đối với người tập võ, đôi tay và đôi chân là vũ khí chính yếu để tấn công và phòng thủ. Vũ khí ấy tất nhiên phải qua tập luyện thường xuyên để đạt đến độ thuần thục và điêu luyện. Muốn vậy, người tập võ phải nắm vững võ lý cơ bả về Ngũ hành pháp và Bát quái (tấn pháp).
    Hai phương pháp này là sự khởi đầu cơ bản cho sự phát triển cường lực trí chi và bản năng cơ thể. Phương pháp thư giãn (thả lỏng) có tác dụng làm cho cơ bắp dần dần trở lại trạng thái bình thường sau quá trình tập luyện và thi đấu.
    Bộ tay của võ cổ truyền Bình Định là Ngũ hành pháp. Luyện tập bộ tay theo phép kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Mỗi một bộ bao gồm nhiều động tác khác nhau, thể hiện nét độc đáo và tác dụng của từng bộ riêng biệt. Dùng lực từ bả vai đến bàn tay (toàn bộ cánh tay) để tấn công hay phòng thủ, nhưng khâu thực hiện cuối cùng là bàn tay. Từ những thế luyện được ở Ngũ hành pháp sẽ tạo sự chuẩn mực cho các đòn thế phát sinh sau này.
    Ý nghĩa của năm bộ thế Ngũ hành đó là:
    - Kim: Là mãnh hổ thôi sơn (Quả đấm mạnh như con cọp chạy đâm đầu vào núi, ở thế chủ động tấn công).
    - Mộc: Là cường long xuất hải (Con rồng bay nhanh mạnh ra biển, như luồng gió bay nhanh ra biển, ở thế tấn công).
    - Thủy: Là phụng hoàng triển dực (Con chim phụng hoàng chuẩn bị vỗ cánh bay; ở thế vừa chuẩn bị tấn công, vừa phòng thủ).
    - Hỏa: Là bạch hạc tầm châu (Con hạc trắng đi tìm châu báu. Ở tư thế chọn sơ hở của đối phương mà tấn công hay phát hiện đòn thế tấn công của đối phương mà đề phòng hoặc tìm cách tránh né).
    - Thổ: Là cuồng phong tảo địa (Ngọn gió mạnh thổi tung đất - quét sạch đất; chớp nhoáng tiến công hạ sát đối phương).
    "Tương sinh" là quá trình tương hỗ, nếu trong giao đấu, khi sử dụng bộ Kim mà bị đối phương triệt tiêu, thì nhanh chóng chuyển sang bộ Thủy? Đó là quy luật bắt buộc, không thể từ bộ Kim chuyển sang bộ Hỏa được.
    Quy luật "Sinh" hình thành ngôi sao năm cánh là sự hỗ trợ dựa vào nhau và ở tâm ngôi sao "Kinh cân". "Kinh cân" làm nhiệm vụ điều hòa sự hỗ trợ của các bộ theo hướng thuận theo mũi tên. Kinh cân còn gọi là phương pháp luyện tập nội công của bộ tay.
    Quy luật của "Khắc" là đường di chuyển né tránh, chống đỡ, tiêu diệt lẫn nhau. Khi mà Kim khắc Mộc thì bằng mọi cách né tránh nó đi mà mau lẹ di chuyển sang Thủy.
    - Kim khắc Mộc
    - Mộc khắc Thổ
    - Thổ khắc Thủy
    - Thủy khắc Hỏa
    - Hỏa khắc Kim
    Đường di chuyển này cũng theo chiều thuận, không thể từ bộ Kim di chuyển ngược lại bộ Thổ được.
    Trong bài võ cổ truyền Bình Định, các bộ tay (Ngũ hành) chiếm vị trí rất quan trọng. Các bộ tay làm chủ, thể hiện đòn thế tấn công và phòng thủ.
  6. truongyenthanh

    truongyenthanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Trong bài võ cổ truyền Bình Định, các bộ tay (Ngũ hành) chiếm vị trí rất quan trọng. Các bộ tay làm chủ, thể hiện đòn thế tấn công và phòng thủ.
    Các bộ tay thay đổi liên tục tùy theo mục đích cấu tạo của bài võ mà thực hiện né tránh "khắc" và phát triển "sinh". Võ cổ truyền Bình Định sử dụng chủ yếu từ cẳng tay trở ra, khi đánh một đòn lật ngược. Có nghĩa là xoay người, đổi ngựa, đổi hướng bất ngờ đánh vào cổ, sườn và sau lưng đối phương bằng cánh tay lật ngửa, đòn đánh này thường kết hợp với đòn chân.
    Cụ thể năm bộ tay trong Ngũ hành như sau:
    a) Kim: Mãnh hổ thôi sơn - mang tính tấn công.
    Hai tay nắm hờ để ngang hông. Ngựa trung bình tấn. Tay trái qua bụng gạt mạnh sang trái, không cho đối phương tấn công vào vùng bụng đỡ người sang trái, tránh quả đấm thẳng của đối phương, tay phải dùng lực đấm thẳng, xoay áp bàn tay sang đối phương, bàn tay nắm úp. Hai tay thay nhau tập đấm.
    b) Mộc: Phụng hoàng triển dực.
    Hai bàn tay nắm hờ ngửa để ngang hông. Tay trái qua bụng từ trên bắt xuống sang trái, tay phải dùng lực cẳng tay đánh bổ chéo ngang qua trái. Hai tay thay nhau tập đánh.
    Hai bộ Kim và Mộc có quan hệ chặt chẽ với nhau và tương phản nhau: Kim bắt lên, Mộc bắt xuống, Kim đấm thẳng, Mộc đánh ngang.
    c) Thủy: Cường long xuất hải.
    Đánh như nước chảy từ trên xuống.
    Tay trái qua bụng đưa lên cao (bàn tay nắm), ngựa trung bình tấn. Tay phải dùng lực cẳng tay đấm từ trên cao xuống và dùng lực từ dưới đánh lên. Hai tay guồng nhau như guồng nước chảy.
    Tác dụng là đánh vào cằm và trung bộ của đối phương.
    d) Hỏa: Bạch Hạc tầm châu
    Đánh mạnh như bão táp, đánh phá vây, đánh liên tục không cho đối phương kịp né tránh và tìm ra điểm yếu của đối phương để tiêu diệt.
    Hai tay nắm hờ để ngang hông. Ngựa trung bình tấn. Dùng lực hai cẳng tay bắt chéo trước mặt gạt mạnh sang hai bên. Chận đỡ đòn tấn công trên cao của đối phương.
    e) Thổ: Cuồng phong tảo địa.
    Gạt trên, đấm dưới.
    Hai tay nắm hờ để ngang hông. Ngựa trung bình tấn. Tay trái từ bên phải gạt sang bên trái trên cao, nghiêng người sang bên trái. Tay phải đưa ra bên phải, dùng lực đấm thẳng xuống để bảo vệ bộ hạ.
  7. truongyenthanh

    truongyenthanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    2. Tấn pháp: Bộ ngựa.
    Vũ trụ là một thể thống nhất gồm hai phần Âm và Dương. Âm-dương kết hợp sinh ra "Tam tài" tức là Trời, Đất và Con người, là ba lực lượng tiêu biểu trong vũ trụ. Mỗi lực lượng đều có sự kết hợp và cân bằng giữa Âm-dương và Ngũ hành. Trong Đại vũ trụ con người là tiểu vũ trụ. Con người phải nắm vững quy luật biến hóa của tự nhiên và thích ứng với sự biến hóa đó, tức là phải giữ nhịp điệu thăng bằng giữa con người và ngoại cảnh. Trong võ thuật có hai phần Cương và Nhu. Có môn võ thiên về Cương, có môn lại ngã về Nhu. Nhưng trong Cương có chứa đựng yếu tố của Nhu, trái lại trong Nhu có yếu tố của Cương.
    Vận dụng thuyết "Âm-dương" vào võ thuật (từ lý luận đến thực tiễn) là cả một quá trình, rất uyển chuyển, mềm mại và linh hoạt, chú trọng di chuyển tránh né, tấn công phòng thủ phải theo đúng hành ngũ pháp và bát quái pháp. Có lúc nhẹ nhàng phản đòn, không nên nặng nề dùng sức mạnh, phải khôn khéo chọn đúng thời cơ mới ra đòn, không nên vội vã mà bị thất bại (mạnh dùng sức, yếu dùng chước), không nên chạy theo "dùng sức chọi sức", làm sao sức một người đánh được nhiều người mới là quan trọng. Cương, nhu là hai sức đối nhau, nhưng phải phối hợp được với nhau thì ra đòn mới có kết quả. Như vậy, lúc cần thiết thì lấy cương làm chính (khi tấn công), nhu đóng vai trò kết hợp, nhằm vào chỗ yếu của đối phương mà tiêu diệt. Có lúc tạm thời phải né tránh di chuyển. Khi lấy nhu làm chính, cương khôn khéo phối hợp để chuyển thế tấn công.
    Tấn pháp là phương pháp luyện tập đôi chân và di chuyển theo hướng của nguyên lý bát quái. Bát quái tượng trưng cho tám quẻ, theo tám hướng và tám con vật.
    Trong tấn pháp gồm có 9 bộ là:
    - Long tấn: Ngựa con rồng (Tấn Rồng vàng)
    - Xà tấn: Ngựa con rắn (Tấn Rắn xanh)
    - Kim kê tấn: Ngựa Kim Kê (Tấn Gà vàng)
    - Hồi phụng tấn: Ngựa con phụng (Tấn Phụng về)
    - Hồng Hổ tấn: Ngựa con Cọp (Tấn Cọp hồng)
    - Bạch Hạc tấn: Ngựa con Hạc (Tấn Hạc trắng)
    - Hắc Hầu tấn: Ngựa con Khỉ (Tấn Khỉ đen)
    - Lạc Nhạn tấn: Ngựa lạc Nhạn (Tấn Nhạn đáp)
    - Và trung bình tấn.Mỗi bộ tấn mang một cách thức khác nhau và tác dụng của nó cũng khác nhau. Trong các phần công, thủ, phản biến của các thế võ, tất nhiên là phải hội đủ ba điều kiện: Nhanh, mạnh và chính xác. Muốn đạt được điều đó, luyện tấn pháp sẽ tạo ba ưu điểm bổ ích sau:
    - Tạo được sức mạnh cho đôi chân (rất có lợi cho phần thế đá).
    - Từ một bộ tấn có quy cách sẽ chiếm được ưu thế thượng phong và dễ dàng triển khai được mọi sở trường khi giao đấu.
    - Muốn ra đòn chính xác vào mục tiêu, tấn pháp là phương tiện tạo ra cự ly tốt nhất giữa ta và đối phương. Tạo sự di chuyển nhanh nhẹn, nhẹ nhàng, phản công kịp thời, chính xác vào mục tiêu đã chọn.
    - Từ vị trí các bộ trong hình bát quái, lấy trung bình tấn làm trung tâm như sau:
    + Long tấn:
    Càn tam liên, Tây bắc hùng long: có bài huỳnh long quyền:
    Tượng trưng ba gạch liền với bài thiệu là:
    Huỳnh long quyển địa thích thông thiên
    Luyện diệp liên hoa đả diện tiền.
    Hạ địa tầm châu trung ấn chưởng.
    Thanh Long xuất hải tấn long Quyền.
    Tạm dịch nghĩa:
    Rồng vàng cuốn đất, đâm thẳng lên trời
    Chọn lá liền hoa, đánh ở phía trước mặt
    Xuống đất tìm ngọc, đánh bằng lòng bàn tay
    Rồng xanh ra biển, tiến đánh hai quyền tay.
    Hướng Càn ba gạch nguyên, hướng tây bắc tấn Rồng vàng (Long tấn)
    Tư thế chuẩn bị: hai tay nắm chặt (ngửa) để hai bên hông. Ngựa trung bình tấn nghiêng.
    Động tác: Xoay vai trái hướng trước, dạng chân phải ra sau, chân trái thẳng, đổ nghiêng người theo hướng chân phải, mặt quay về phía trái, đồng thời tay phải đỡ vòng từ hạ bộ lên gần vành tai phải. Tay trái gạt vòng xuống hạ bộ đến bắp đùi trái trọng tâm dồn về chân phải.
    + Xà tấn
    Khảm trung mãn, chính bắc Thanh xà.
    Hướng khảm gạch giữa nguyên, chính bắc tấn rắn xanh.
    Bài tấn xà quyền.
    Thanh xà đảo mã - Tả tảo tung phong.
    Cường Long xuất hải - Tấn đả song khai
    Ngọc trản Ngân Đài - Hắc ngưu khai giác
    Hồi mã tướng quân - Chuyển thân nghịch cước.
    Tạm dịch nghĩa:
    Rắn xanh trả ngựa - Theo gió quét hướng trái.
    Rồngmạnh ra biển - Tiến đánh hai lần
    Chénngọc đài bạc - Trâu đen mở sừng
    Ngựa về vị tướng - Nghiêng mình đá nghịch
    Tư thế chuẩn bị: Xoay vai phải về hướng trước, hạ người thấp xuống. Đưa bàn chân trái ra phía sau chân phải, tạo thành hai chân chéo nhau (ngựa chảo mã) trọng lượng thân thể dồn về chân phải. Hai tay giữ nguyên thế ban đầu. Mắt nhìn về phía tay trái.
    + Phụng tấn
    Cấn khúc quyển Đông Bắc, Hồi Phụng, hướng Cấn gạch dưới nguyên, Đông Bắc phụng tấn về.
    Bài Phụng hoàng quyền:
    Phi Phụng tề my - Ngư hồi lưu thủy
    Phụ tử tương tùy - Phục hổ xưng phong
    Thiền sư tống khách - Tiên ông tọa thạch
    Bạch điểu quá hà - Phù hoa cái dực
    Tạm dịch nghĩa:
    Phụng bay ngàn mây - Cá theo nước chảy
    Cha con theo nhau - Cọp núp gió xoáy
    Thầy chùa tiễn khách - Tiên ông ngồi trên đá
    Chim trắng qua sông - Bông nổi trùm cành
    Tư thế chuẩn bị: Hai tay xòe ra, bốn ngón tay khép lại, ngón tay cái cong vào lòng bàn tay. Hơi hạ người, trọng tâm dồn xuống chân phải. Đưa bàn chân trái ngửa lên trên về phía phải. Bàn chân trái cao ngang tầm đầu gối chân phải. Mắt nhìn thẳng về phía trước.
    + Kê tấn: Ngựa kim kê
    Chấn ngưỡng bổn chính Đông, kim kê. Hướng Chấn, gạch trên nguyên, chánh Đông tấn gà vàng.
    Bài kim kê quyền:
    Kim kê độc lập - Đại bàng triển dực
    Phản đả song chùy - Phi long chiến gốc (giác)
    Xung thiên phạt mộc - Khước hổ tấn khai
    Huỳnh ngư đảo hải - Thiết đả mai vân
    Tạm dịch nghĩa:
    Gà vàng đứng một mình - Đại bàng xòe cánh
    Đánh ngược hai chùy - Rồng bay húc sừng
    Hướng trời chặt cây - Mở tới móng cọp
    Cá vàng lượng biển - Sét đánh mây hoa
    Tư thế chuẩn bị: Hạ người thấp xuống. Chân phải bước lên trước, mũi bàn chân chạm đất. Chân trái đưa về sau, trọng tâm dồn lên chân trái, đầu gối khuỵu. Hai tay đưa ra trước, bàn tay phải cao bằng mí mắt, tay trái ngang vai. Mắt nhìn thẳng phía trước.
  8. truongyenthanh

    truongyenthanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    + Nhạn tấn:
    Tư thế chuẩn bị: Xoay vai trái để trước, kéo đầu gối trái lên và nhảy qua phía trái. Chân trái vừa chạm đất, kéo gối phải lên. Đồng thời đánh thốc cú tay phải lên hướng trước mặt. Ngồi xuống, bàn chân phải kê đúng vào mông phải. Chân trái khuỵu. Tay phải đè lên đầu gối chân trái cao ngang vai, bàn tay ngửa xoay ra trước. Tay trái để nguyên ngang hông trái. Trọng tâm dồn về chân phải. Mắt nhìn về trước.
    Tốn hạ đoạn Đông Nam lạc nhạn. Hướng Tốn gạch ngoài cách quãng; Đông Nam tấn nhạn đáp
    Bài lạc nhạn quyền:
    Lạc nhạn bình sa, ứng trảo quyền
    Song long tưởng nguyệt, lập trung thiên
    Chuyển thân nghịch cước, kim tiêu cước
    Lảo hổ hoành sơn, tảo trực tiền
    Tạm dịch nghĩa:
    Nhạn đáp cát bằng đường quyền, móng chim ưng
    Hai rồng nghịch trăng đứng giữa trời
    Trở mình đá nghịch ngọn đá mũi tên vàng
    Cọp già ngang núi, quét thẳng phía trước
    + Hạc tấn:
    Ly trung hư chính nam bạch hạc
    Hướng ly gạch giữa cách quãng
    Chính nam, tấn hạc trắng
    Tư thế chuẩn bị: Xoay bả vai trước. Chân trái bước chéo qua phải, kéo đầu gối chân phải lên ngang ngực. Từ đầu gối đến ngón chân tạo thành một góc vuông 90 độ. Cẳng chân và bàn chân thẳng.
    Tay phải đưa lên cao vòng xuống nửa thân gạt sang phải. Tay trái đưa lên cao hướng trước, bàn tay ngửa hướng trước, mắt nhìn thẳng.
    Bài hạc quyền:
    Bạch hạc tầm châu - Song phi quyển dực
    Mãnh hổ ly sơn - Đơn hồi tam chiến
    Thảo đả thông thiên - Ô quy thối bộ
    Khẩn phá tam linh - Trung bình đảo thế
    Tạm dịch nghĩa:
    Hạc trắng tìm báu vật - Hai đá bay cuộn cánh
    Cọp mạnh xuống núi - Về một đá ba
    Đánh thẳng lên trời - Rùa đen lùi bước
    Chạm phá ba sao - Trở thế trung bình
    + Hổ tấn:
    Khôn tam đoạn Tây Nam hồng hổ
    Hướng Khôn ba gạch đứt
    Tây nam tấn cọp hồng
    Tư thế chuẩn bị: Xoay vai trái về trước, tiến chân trái về trước, rộng bằng vai. Xoay hai bàn chân song song về hướng tay phải. Mắt nhìn sang trái, hạ người xuống, đồng thời đưa tay trái gạt vòng lên trước mặt. Ngừng cú tay ngang tầm mắt, tay phải gạt vung hạ bộ. Cú tay chém mạnh xuống gần bắp đùi phải. Trọng tâm cơ thể hơi dồn về chân trái.
    Bài hổ quyền:
    Hồng hồ khai sơn thiếc chỉ quyền
    ... quá hải phản dương tiên
    Ô vân cái nguyệt câu hôn cước
    Hắc hổ ly sơn thối ngũ liên
    Tạm dịch nghĩa:
    Cọp hồng mở núi đường quyền ngón sắc
    ... qua biển đánh lật hướng dương
    Mây đen phủ trắng đá vàng ở hướng âm
    Cọp đen lìa núi lui bộ năm lần
    + Hầu tấn:
    Đoài thượng khuyết chính tây, hắc hẩu, Hương Đoài gạch trên đứt quãng, chính Tây. Tấn khỉ đen.
    Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng trên ngựa.
    Trung bình tấn. Kéo đầu gối trái lên cao ngang tầm ngực song song với thân mình (thẳng đứng). Cùng lúc đưa hai tay ra trước khuỵu, hai bàn tay nắm nghiêng cao mang tai. Trọng tâm dồn lên chân phải, mắt nhìn thẳng.
    Bài hầu quyền:
    Hắc hầu đoạt quả, bằng phi cước
    Lưỡng hổ tung sơn, đả phản âm
    Thoái bộ kim thương, miêu tẩy diện
    Âm long để hải, hổ du tâm
    Tạm dịch nghĩa:
    Khỉ đen đá trái, chim bằng đá bay
    Hai cọp đạp núi, đánh ngược hướng âm
    Lui bộ thương vàng, mèo rửa mặt
    Rồng núi đáy biển, cọp vui lòng
    + Trung bình tấn:
    Trung bình tấn là bộ ngựa không di động, làm trụ di chuyển theo yêu cầu của bộ tay. Trụ có vững là tạo điều kiện tốt cho bộ tay hoạt động.
    Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng, từng bước mở rộng hai bàn chân bằng vai, hai bàn chân song song, mũi bàn chân hướng trước. Khuỵu gối xuống, lưng thẳng. Hai tay cong, bàn tay nắm để ngang hông, mắt nhìn thẳng.
    Theo đồ hình bát quái, võ cổ truyền Bình Định có 9 bộ chân (ngựa). Mỗi bộ chân tượng trưng cho một con vật, mỗi con vật có một hướng cố định và mỗi con vật lại kèm theo một bài quyền. Nhưng trong thực tế võ cổ truyền Bình Định thường sử dụng 4 bộ ngựa: Trung bình tấn, Đinh tấn, Chảo mã tấn và Kim kê tấn. Điều đó rút ra từ trong bát quái pháp, được đơn giản hóa để dễ dàng sử dụng trong khâu huấn luyện ở trình độ thấp. Trong mỗi bài quyền, bộ ngựa thay đổi nhau liên tục tùy theo yêu cầu cấu tạo của bài. Bài quyền càng phức tạp, thì bộ ngựa càng di chuyển thay đổi liên tục từ ngựa này sang ngựa khác. Ví dụ: "Túc bất ly địa" không có nghĩa là chân không bao giờ rời đất, mà di chuyển nhẹ nhàng trên mặt đất để di chuyển thay đổi ngựa này với ngựa khác. "Túc bất ly địa" còn có nghĩa là chân đá ra đòn rất nguy hiểm, chủ yếu đá vào bộ hạ, vùng ngực, bụng và hai bên sườn của đối phương.
  9. truongyenthanh

    truongyenthanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    * Nhãn pháp: (đôi mắt)
    Cấu tạo một bài quyền bao gồm lời thiệu và động tác, từ các bộ phận riêng lẻ liên kết với các bộ phận toàn cầu. Một bài quyền không những thể hiện đúng động tác, mà còn yêu cầu thể hiện cho được sức sống (linh hồn) của bài quyền đó, mà yếu tố quan trọng là thể hiện ở đôi mắt. Đôi mắt có lúc nhìn thẳng, có lúc phải liếc ngang, liếc dọc, có lúc phải nhìn ngược lên, tùy theo yêu cầu đối với từng động tác của bài quyền. Tốc độ nhanh hay chậm, cường độ mạnh hay yếu đều thể hiện ở đôi mắt. Có một số võ sĩ thực hiện một bài quyền rất trọn vẹn, động tác đúng, dứt khoát, nhưng xem ra bài quyền đó không có hồn vì chưa thể hiện được sức sống và phong thái nhịp nhàng của đôi mắt (chưa làm cho đôi mắt biết nói). Trái lại, có một số võ sĩ vì quá chú ý đến cái nhìn của đôi mắt nên quá cường điệu vai trò của đôi mắt mà không thể hiện yêu cầu và phối hợp được các động tác toàn bài, như vậy cũng không thể hiện được trọn vẹn cái hồn của bài quyền.
    Nét mặt thể hiện vui vẻ, tươi sáng, hay buồn bực trầm lặng qua cái nhìn của đôi mắt, cũng góp phần thể hiện sức sống mãnh liệt, cương nghị hay im lìm yếu ớt.
    Khi tập luyện đôi mắt đủ uy lực, sắc sảo thì chính nó trở thành vũ khí sắc bén để uy hiếp tinh thần hoặc đánh lừa đối phương, làm cho đối phương khiếp sợ, lúng túng, mất tinh thần dẫn đến giảm sút ý chí chiến đấu và rơi vào thế bị động, hoang mang.
    Để tăng cường sự sôi động, hay thể hiện sức mạnh của động tác, có võ sĩ kết hợp la hét hay dậm chân, cũng góp phần thể hiện sức sống mãnh liệt của bài quyền. Không nên quá lạm dụng kỹ xảo này mà làm giảm ý nghĩa và tính nghệ thuật của bài quyền.
    * Khí pháp (thở)
    Mỗi tế bào, mỗi tổ chức và mọi hệ thống trong cơ thể đều cần đến năng lượng. Muốn có năng lượng, cơ thể cần được tiếp nhận các chất dinh dưỡng như: đường (gluxit), đạm (Protít), mỡ (Lipit), ôxy (lấy từ không khí khi ta hít vào), các tổ chức cơ quan và các hệ thống trong cơ thể luôn luôn cần ôxy. Nếu thiếu ôxy thì các tế bào trong cơ thể sẽ hoạt động rối loạn và có thể dẫn đến ngừng hoạt động. Trong đó, tế bào thần kinh bị ảnh hưởng sớm nhất, chỉ cần 5-10 phút thiếu ôxy, hệ thống hô hấp không hoạt động được có thể dẫn đến tử vong.
    Thở còn là hoạt động tống khí cacbonic ra ngoài cơ thể, các cặn bã của cơ thể được máu vận chuyển sang hệ thống hô hấp và hệ thống bài tiết để thải ra ngoài. Trong lúc làm việc khẩn trương hay vận động cơ thể với cường độ cao, hoặc đánh một bài võ với tốc độ nhanh, đòi hỏi hệ thống hô hấp làm việc khẩn trương, thở nhiều lên, nhịp thở tăng lên 30-40 lần, hay nhiều hơn nữa so với lúc cơ thể hoạt động bình thường. Tập võ nhẹ nhàng buổi sáng để khởi động toàn diện cho cơ thể, thở nhẹ nhàng, phối hợp lúc này là nạp đủ năng lượng ôxy cho máu, chuẩn bị đầy đủ năng lượng cho một ngày lao động mới.
    Động tác thở sâu trong lao động cung cấp đầy đủ ôxy cho cơ thể, đặc biệt là bù đắp lượng lớn ôxy tiêu hao do cơ thể làm việc với cường độ cao. Nghỉ giữa giờ tập võ chú ý luyện thở và thở sâu để nhanh chóng thải khí cacbonic ra ngoài, đồng thời thu khối lượng ôxy thiêu đốt lượng axit lactic sinh ra trong quá trình tập luyện và lao động, để có đủ năng lượng phục hồi cho chất đường của tế bào trong cơ thể và bù đắp lượng ôxy trong máu hao hụt. Nhờ vậy, các cơ bắp, tứ chi sẽ bớt mệt mỏi, thần kinh trở lại minh mẫn và linh hoạt. Ngoài ra, thở sâu còn làm giảm áp lực trong ***g ngực để tim hút máu tĩnh mạch về nhanh hơn.
    Đi một bài quyền có lúc nhanh, lúc chậm, thở cũng phải có lúc nhanh, lúc chậm, thậm chí có lúc nín thở tạm thời là để thể hiện tốc độ, biên độ, mật độ và cường độ của động tác. Thực hiện động tác nhanh với mật độ cao, biên độ hẹp hòi đòi hỏi nhịp thở phải nhanh. Trái lại, thực hiện động tác chậm, cường độ thấp, biên độ rộng và mật độ thưa thì nhịp thở chậm. Có lúc động tác ngừng gấp đột ngột, là thể hiện trước hết ở các cơ bắp tay, chân và khống chế vùng cơ bụng, thì lúc này bắt buộc phải nín thở tạm thời.
    Luyện thở cũng như luyện khí công, phải tập trung chú ý cao độ ở tâm, đặt trọng tâm ở bụng thì phải thở bằng ***g ngực, tận dụng tối đa hết cả khoang bụng để thở. Lúc này yêu cầu phải thở đều và sâu, hít vào bằng mũi thở ra bằng miệng. Điều này nói lên khi biên soạn một bài võ nên cấu tạo cương nhu phối hợp hài hòa giữa động tác tấn công nhanh, mạnh với động tác linh hoạt nhẹ nhàng. Ra đòn phải nhanh, bất ngờ, phòng thủ phải kín đáo, thể hiện cho được ba yếu tố như: nhanh, mạnh, cứng như đá, kín chặt, nhẹ như lá, và nửa thật, nửa hư, nhằm đánh đối phương cho nên quá trình luyện thở có vị trí cực kỳ quan trọng khi thực hiện động tác võ.
    Luyện thở là một bộ phận trong phương pháp luyện tập nội lực (khí công), tăng sức chịu đựng trong cơ thể.
    Thở đầy đủ và đúng phương pháp không những ảnh hưởng tốt đến hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, mà còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh và quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Vì vậy, cần luyện thở để nâng cao chức năng hô hấp, đáp ứng yêu cầu hoạt động bền bỉ, chống mệt mỏi trong cơ thể khi luyện tập và thi đấu võ thuật, đặc biệt là trong thi đấu đối kháng đỉnh cao.
  10. truongyenthanh

    truongyenthanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Người xưa nói rằng: Học võ không phải để biết bài quyền, ngọn roi, thế đá là đủ, mà mục đích của học võ là nắm vững phương pháp luyện tập, tập đúng phương pháp theo chỉ dẫn của võ sư. Học võ không những chỉ để biết mà quan trọng là biết để sử dụng nó vào đúng mục đích đã chọn.
    Đối với người học võ, đôi tay và bộ chân là vũ khí chủ lực và cực kỳ lợi hại để tự vệ và đánh trả đối phương. Nếu luyện tập công phu, có khoa học, có phương pháp đúng sẽ tạo ra sự hoàn thiện của đôi tay và đôi chân, làm cho nó tự chủ và biến hóa khôn lường.
    * Phương pháp luyện tập về chân
    - Tập ngựa: "Ngựa" là phần căn bản trọng yếu trong việc luyện tập võ công. Bởi vì "ngựa" phải mang thân thể của ta trong xê dịch, tránh né, lúc sang phải, khi qua trái, lúc tấn, lúc thối hoặc bám trụ để sử dụng thân pháp hay xuất phát khí lực... Các thế tấn (tức ngựa) là phần căn bản của chân. Do đó, ta cần chú tâm luyện tập công phu.
    Ngựa trong võ có nhiều loại, ở đây ta chỉ tập một số loại cơ bản.
    1. Ngựa Tứ Bình: Một loại ngựa cơ bản quan trọng. Ngựa Tứ Bình có thể gọi là "ngựa" cốt lõi, vì những "ngựa" này sau này là sự biến dạng của "Ngựa Tứ Bình".
    - Lúc tập: Người đứng thẳng, hai bàn chân đặt sát nhau và song song. Ta dịch chuyển bốn lần như sau:
    + Lần 1: Tì hai góc chân vào mặt đất, xoay hai đầu bàn chân ngang với chiều vai.
    + Lần 2: Bấm hai đầu ngón chân cái vào mặt đất, banh hai gót chân ra ngoài và dừng lại ở vị trí hai bàn chân song song.
    + Lần 3: Tì hai gót chân vào mặt đất, xoay hai đầu bàn chân ngang với chiều hai vai lần nữa.
    + Lần 4: Bấm hai đầu ngón chân cái vào mặt đất, banh hai gót chân ra ngoài và dừng lại ở vị trí hai bàn chân song song.
    + Lần 5: Bây giờ ta ngồi xuống và dừng lại ở vị trí hai bắp vế ngang với gối.
    CHÚ Ý: Trong lúc tập Ngựa Tứ Bình, xương sống phải giữ thẳng. Hai vai không nhúc nhích. Mắt nhìn thẳng về phía trước. Hai tay nắm cú chặt thủ vào hai bên hông. Răng hàm cắn chặt. Môi khép lại. Đầu lưỡi tì vào chân hàm răng trên. Chỉ thở bằng mũi. Khi tập, chú ý dồn trọng lượng vào chân bằng lối song trọng và đơn trọng.
    2. Ngựa Kim Kê:
    Bàn chân phải ở sau đặt nằm ngang, gối chân phải rùn thấp, trọng lượng toàn thân dồn về chân phải. Bàn chân trái ở trước duỗi xuôi và chấm đầu ngón chân cái xuống đất. Hai tay nắm cú thủ vào hai bên hông. Mắt nhìn thẳng về phía trước. Nên nhớ phải tập đều phía trái và phía phải và khi chuyển ngựa sang phía trái, phải chỉnh ngựa đúng với tư thế "Ngựa Kim Kê".
    3. Ngựa Chữ Đinh:
    Cách đứng ngược với "Ngựa Kim Kê". Bàn chân trái ở trước đặt nằm ngang (mũi bàn chân hướng về phía tay phải), gối trái rùn thấp xuống, chân phải ở sau chõi thẳng, đầu các ngón chân phải hướng thẳng giữa cạnh trong bàn chân trái ở vị trí trực giao.
    Trọng lượng toàn thân, lúc đầu dồn về chân trái, lúc dồn về chân phải. Hai cú tay thủ vào hai bên hông. Mắt nhìn thẳng về phía trước.
    4. Ngựa Bát Quái:
    Một biến dạng của "Ngựa Tứ Bình". Ta trụ "Ngựa Tứ Bình", sau đó xê dịch đầu bàn chân trái sang trái và vai trái cũng chuyển dịch theo. Trọng lượng toàn thân dồn vào chân phải sau nhiều hơn (khoảng bảy phần). Hai cú tay thủ vào hai bên hông. Mắt nhìn thẳng về phía trước. Tập phía trái xong, ta chuyển sang tập phía chân bên phải.
    5. Ngựa Định Thân:
    Trụ "Ngựa Tứ Bình". Sau đó, bấm giữ đầu hai ngón chân cái vào mặt đất, chuyển dịch hai gót chân vào phía trong và đưa dần ra phía trước mặt đến khi hai gót chân và hai đầu ngón chân cái thẳng hàng nhau (nằm trên một đường thẳng). Nghĩa là hai bàn chân nằm ngang theo chiều hai vai và ngực. Hai cú tay thủ vào hông. Mắt nhìn thẳng về phía trước.
    6. Tọa ngựa:
    Trụ "Ngựa Tứ Bình", sau đó ép sát hai gối lại, đầu hai ngón chân cái xê dịch ra phía ngoài, ngồi sát xuống đất, hai mông đít hơi kề sát vào hai gót chân. Hai đầu gối phải sát mặt đất.
    Trọng lượng toàn thân dồn vào hai ngón chân cái. Nhớ phải tập theo cách "đơn trọng" và "song trọng". Hai cú tay thủ vào hai bên hông. Mắt nhìn thẳng về phía trước.
    7. Ngựa Độc Cước:
    Trụ "Ngựa Tứ Bình". Một chân co lên, gối ngang với vế, bàn chân dưới thẳng và đặt song song với vế chân trụ. Trọng lượng toàn thân dồn về chân trụ. Hai cú tay thủ ngang hông. Mắt nhìn thẳng về phía trước.
    Chú ý: Tập đều hai bên trái và phải.
    8. Ngựa đôi:
    Một kiểu "ngựa" dùng để di chuyển. Đứng "Ngựa Kim Kê" hay "Bát Quái". Đứng chân trái trước, chân phải sau hay ngược lại. Khi tập luyện, đưa chân sau đến sát chân trước, đồng thời rút chân trước rút về phía trước. Khi lui ra, rút chân trước về sát chân sau, đồng thời chân sau xê dịch về sau. Tương tự khi sang trái hay phải. Bỏ chân trước qua thì kéo chân sau theo, hoặc tránh chân sau qua phải thì kéo chân trước theo. Trong luyện tập nên nhớ "Đi như lá", "Đứng như đá". Hai tay thủ quyền kín, chỉnh "ngựa" cho thích hợp với tư thế "ngựa" mới.
    9. Ngựa Âm-Dương:
    Đứng như "Ngựa Định Thân" sau đó đưa bàn chân trái đặt trước bàn chân phải. Khoảng cách giữa hai bàn chân khoảng 30 cm. Hai tay vẫn thủ ngang hông. Mắt nhìn thẳng về phía trước.

Chia sẻ trang này