1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Võ Bình Định

Chủ đề trong 'Bình Định' bởi truongyenthanh, 07/01/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tranhanam

    tranhanam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    Tôi chờ thử có ai mở cái topic này không mà thấy lâu quá. Quả thật vào box Bình Định mà không thấy Bầu Đá với võ thuật thì có khi nghi là đi lộn vào box khác. Tuy vậy phải công nhận một điều là giới trẻ ngày nay ít quan tâm đến võ thuật. Họ có nhiều trò để chơi hơn là tập luyện cực nhọc, có khi còn bị đánh vỡ mồm.
    Võ thuật đã từ lâu đã là một truyền thống quý báu của người xứ mình, phong trào tập luyện không còn như xưa nhưng việc nghiên cứu, tìm hiểu không phải vì vậy mà giảm đi. Tôi lập topic này để những người con của mảnh đất Bình Định post những bài viết hoặc sưu tầm.
    VÕ CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH: NGUỒN GỐC, ĐẶC TRƯNG
    Nếu đến thăm đất Qui Nhơn quê hương của người anh hùng áo vải Tây Sơn - Nguyễn Huệ, bạn sẽ có dịp được thưởng thức những buổi biểu diễn của môn phái võ cổ truyền Bình Định (CTBĐ) với những động tác uyển chuyển, nhanh nhẹn, nhưng cũng đầy khí chất dũng mãnh, quật cường của các bài quyền, bài binh khí, đặc biệt là bài quyền Ngọc Trản, bài roi (côn) Thái Sơn nổi tiếng đã đi vào lịch sử với câu ca dao:
    "Ai về Bình Định mà coi
    Con gái Bình Định bỏ roi đi quyền"
    Võ Bình Định phát triển sâu rộng trong quần chúng không chỉ có "nam nhi" mà cả "phái yếu" cũng luyện rèn võ nghệ và đã có sức thu hút mãnh liệt, trở thành món ăn tinh thần của người dân Bình Định. Đặc biệt khi có hoạ ngoại xâm thì lập tức mọi người tập luyện võ nghệ để chiến đấu chống quân thù. Rõ nét nhất là trong thời Tây Sơn và trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp xâm lược, võ CTBĐ không những rèn luyện thể lực, tính dũng cảm cho quân đội và nhân dân, mà còn được áp dụng khá thành công vào binh pháp, vào phép dùng binh, vào sách lược, chiến lược quân sự, nhất là trong cách đánh cận chiến.
    Để nghiên cứu làm rõ nguồn gốc và đặc trưng của võ CTBĐ, một đề tài khoa học đã được Sở Thể dục - Thể thao Bình Định tiến hành từ hơn 2 năm nay nhằm sưu tầm, thu thập những thông tin, tư liệu qua những người thật, việc thật, qua các địa danh, chứng tích của các hoạt động võ nghệ ở nhiều giai đoạn lịch sử rồi từ đó tổng hợp, phân tích, minh chứng cho một câu hỏi: Võ CTBĐ có đặc điểm khác biệt nào so với các dòng võ khác?
    Nguồn gốc võ CTBĐ
    Từ thế kỷ XV trở đi, cùng với việc tiến về phía Nam của người Việt cổ, nhiều dòng họ đã đến Bình Định khai hoang, lập ấp. Các cư dân đã tiếp nhận và thích nghi với nhiều yếu tố của nền văn hoá địa phương, tạo nên tư chất và cốt cách của con người ở vùng đất mới Bình Định, nơi hội tụ, kế thừa truyền thống thượng võ của dân tộc.
    Người Bình Định vừa có phẩm chất cao quí của cư dân vùng đồng bằng Bắc Trung Bộ, Bắc Bộ với các đức tính: mộc mạc, cần cù, giản dị, sáng tạo, nhân ái, kiên cường, dũng cảm, vừa mang sắc thái của địa phương: tính khảng khái, hào hiệp, tinh thần thượng võ. Theo Đại Nam nhất thống chí: Người Bình Định tính tình trầm, gan dạ, thích làm việc nghĩa. Người học thức phần nhiều nho nhã, trung hậu. Đồ mặc, đồ dùng giản dị, mộc mạc, không ưa văn hoa. Ngày rảnh việc hay bày hát tuồng, múa võ.
    Bình Định luôn gợi trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam niềm cảm tình sâu sắc về một vùng đất thượng võ lâu đời, với hồn thiêng sông núi đã hun đúc nên khí chất anh hùng bất khuất, làm nên bao sự tích oanh liệt, góp phần tô thắm vào trang sử vàng dân tộc.
    Quá trình hình thành và phát triển
    Dựa vào điều kiện lịch sử, căn cứ vào các tiêu chí: mức độ qui mô phát triển võ, trình độ võ nghệ, tính chất giai cấp, mục tiêu phục vụ của võ nghệ trong từng giai đoạn, đề tài lấy mốc thời Tây Sơn làm trung tâm vì đây là thời điểm đỉnh của võ CTBĐ.
    Trước thời Tây Sơn (từ khoảng năm 1600), võ CTBĐ còn ở dạng sơ khai, hình thành chủ yếu dựa trên các thao tác lao động và sử dụng công cụ lao động hàng ngày .
    Đến thời Tây Sơn, bắt đầu có sự giao lưu, hoà nhập giữa các dòng võ và quy tụ nhiều anh hùng hào kiệt, nhiều võ quan, võ sư nổi tiếng. Võ CTBĐ thời Tây Sơn được sử sách ghi nhận là thời kỳ hưng thịnh và phát triển rực rỡ nhất, được xây dựng thành hệ thống võ học, được đưa vào hệ thống thi cử, đào tạo tướng sĩ, được nghiên cứu và áp dụng triệt để, sáng tạo trong quân sự, trong chiến đấu, phục vụ chiến trường và khuyến khích mở trường dạy võ khắp nơi.
    Võ CTBĐ thời Tây Sơn là sự kết tinh và hoà quyện cao độ giữa các dòng võ, môn võ, phái võ khác nhau (của người bản địa, võ từ Bắc hà vào v.v.) tạo nên sức mạnh tổng hợp, chắt lọc tìm ra cái tinh tuý nhất để bồi đắp, bổ sung vào kho tàng võ học chân truyền của dân tộc.
    Sau thời Tây Sơn, mặc dù khi lên ngôi, Nguyễn ánh đã tiêu diệt mọi thành quả của nhà Tây Sơn nhưng võ CTBĐ vẫn có khả năng tiềm ẩn và sức sống mãnh liệt, "võ vườn" vẫn được bí mật truyền dạy trong các nhà chùa hoặc các bìa rừng, vẫn được nhiều người tâm huyết nghiên cứu, sưu tầm, viết sách lưu truyền lại cho các thế hệ mai sau.
    Đến nửa đầu thế kỷ XIX, các dòng võ nước ngoài, chủ yếu là võ Thiếu Lâm (Trung Hoa) và nhiều môn võ như quyền Anh, Judo, Karatedo, Teakwondo... đã phát triển khá mạnh ở Bình Định nhưng vẫn không thể lấn át được võ CTBĐ bởi vẫn giữ được những đặc điểm độc đáo của nó.
    Đặc điểm độc đáo của võ CTBĐ
    Về khía cạnh võ thuật, võ CTBĐ thể hiện rõ tính liên hoàn, tinh tế, uyên thâm, kết hợp nhuần nhuyễn giữa cương và nhu, giữa công và thủ, giữa mạnh và yếu, giữa bên trong (tinh, khí, thần) với bên ngoài cơ thể (thủ, nhãn, chỉ và thân).
    Về võ lý, võ CTBĐ vận dụng triệt để học thuyết âm - dương, lấy phép ngũ hành và phép bát quái làm nguyên lý cơ bản của "Song thủ ngũ hành vi bản", "Lưỡng túc bát bộ vi căn" là cơ sở võ lý cho luyện tập bộ tay và bộ chân trong võ CTBĐ: Tấn pháp trong bát quái và Thủ pháp trong Ngũ hành, có sự phối hợp cả hai phương diện ngoại công và nội công.
    Về võ đạo, còn gọi là cái đạo của người học võ. Ngoài những đức tính mà con người đề cao trong rèn luyện đạo đức là: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, võ đạo còn thể hiện ở các mặt truyền thống: thượng võ, chống ngoại xâm; uống nước nhớ nguồn; trọng nhân nghĩa...
    Về nội dung, võ CTBĐ vô cùng phong phú, đa dạng nhưng tựu trung có 4 nội dung cơ bản là: luyện công, quyền thuật, võ với binh khí, luyện tinh thần. Quyền còn gọi là thảo bộ hay quyền tay không, bao gồm Cương quyền và Nhu quyền. Võ tay không chia thành 4 nhóm: Võ thể dục, võ tự vệ, võ tỷ thí và võ chiến đấu. Binh khí được dùng trong võ CTBĐ bao gồm binh khí dài và binh khí ngắn. Loại binh khí rất cơ bản được lưu hành khá phổ biến ở Bình Định là côn (tiếng địa phương gọi là roi) với nhiều "phách roi" độc đáo chỉ có ở võ CTBĐ: "Đâm so đũa", "Đá văn roi", "Phá vây", "Roi đánh nghịch"... Nói về tận dụng vũ khí thô sơ chống giặc, Bình Định có "Bài kiếm 12" nổi tiếng gồm 12 động tác được rút tỉa trong nhiều bài kiếm tiêu biểu của Bình Định để hình thành một cách ngắn gọn, dễ tập, dễ nhớ, được đưa vào luyện tập và thực hành chiến đấu đạt hiệu quả cao trong các lực lượng vũ trang và bán vũ trang ở địa phương.
    Trong các bộ môn về quyền thuật, "Ngọc Trản" là bài quyền tiêu biểu của võ CTBĐ, trải qua thời gian, nó vẫn sáng chói như một "chén ngọc" với những bí quyết võ công vô giá. Để thực hành được một cách nhuần nhuyễn, phải tính đến công sức luyện tập cả về thể chất và ý thức nhằm tạo được sự thống nhất thành một ý niệm duy nhất, như tính thuần khiết của viên ngọc. Đó chính là bí quyết khổ luyện của lối quyền âm - dương trong Ngọc Trản công.
    (ST)
    Bài sưu tầm của DeNhatKhao trong topic "Võ Bình Định" chuyển vào đây!
  2. truongyenthanh

    truongyenthanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn các Mod đã đưa bài này lên chuyên mục đáng chú ý. Xin giới thiệu tiếp:
    Thảo gồm bảy bộ giống nhau, được phân ra để đánh: Mặt trước ba bộ, mặt sau ba bộ, về mặt trước đánh thêm một bộ; mỗi bộ gồm bốn ngọn: Chần, Đâm, Móc, Hắt Giật.
    a) Những động tác "bái tổ"




     
    Những động tác "bái tổ" ở "thảo thất bộ" có kèm theo cách hít thở khởi đầu của môn nội công. Cần chú ý luyện tập hít thở cho đều:
    - Trụ "Ngựa Tứ Bình", hai tay thủ ngửa ngang hông. Mắt nhìn thẳng ra phía trước
    - Kẹp sát hai nách, từ từ đưa hai nắm quyền lên, vừa đưa lên mũi vừa hít vào (chú ý: răng hàm cắn sát, môi khép lại, đầu lưỡi tựa vào chân răng hàm trên, hít vào thở đều bằng mũi) và dừng lại khi hai nắm quyền tới hai chân mày (xem ảnh H.2)




     
    - Bây giờ cong hai mu bàn tay đổi lại, từ từ đâm thẳng hai nắm quyền xuống đất và từ từ thở ra, dừng lại khi hai nắm quyền tới hạ bộ (xem ảnh H.3).
    - Tay tới hạ bộ, xoay đầu hai nắm quyền vào bụng đẩy ngược lên, vừa đẩy lên, vừa hít vào, ta dừng lại khi hai tay thẳng ở trước.
    - Hai cánh tay ép sát lại, từ từ rút về, thủ quyền ngang hông, vừa rút quyền về, vừa thở ra.
    b) Ba bộ mặt trước:
    - Bộ một: Ở tư thế "Ngựa Tứ Bình", bàn chân trái xoay ngang theo chiều vai trái, chân phải bước lên một bước, đứng theo "ngựa kim kê", tay phải chần từ trái sang phải.
    Kế tiếp tay trái đâm quyền thẳng ra, tay phải lại giật chỏ về sau, thủ quyền ngang hông.
    Bây giờ tay phải lại móc "ngọn thủy" lên, đồng thời cổ tay phải tì sát với cổ tay trái.
    Ở tư thế này phải bắt nắm quyền tới phía trước, tay trái giật chỏ về sau và thủ quyền ngang hông.
    - Bộ hai: Bàn chân trái đưa lên thế chỗ bàn chân phải, bàn chân phải chuồi về sau thế chỗ bàn chân trái, đồng thời tay trái "chần" xuống từ mặt chân trái, tay phải rút về thủ ngang hông.
    Tiếp đến tay phải lại đâm "ngọn kim" ra, tay trái giật chỏ về sau, thủ quyền ngang hông.
    Tiếp đến tay trái móc "ngọn thủy" lên, đồng thời cổ tay trái ép sát cổ tay phải.
    Ở tư thế đó, tay trái hắt nắm quyền ra trước, tay phải giật chỏ về sau, thủ quyền ngang hông.
    - Bộ ba: Bàn chân phải đưa lên thế chỗ bàn chân trái và bàn chân trái lui về sau thế chỗ bàn chân phải, đồng thời chân phải "chần" xuống từ trái sang phải, tay trái giật chỏ về sau, thủ quyền ngang hông.
    Tay trái lại đâm thẳng quyền ra, tay phải rút về thủ quyền ngang hông.
    Tay phải lại móc "ngọn thủy" lên, chéo quyền với tay trái.
    Tiếp đến tay phải hắt nắm quyền ra trước, tay trái giật chỏ về sau. Thủ quyền ngang hông.
    Đánh xong bộ ba, ta xoay người về phía sau theo chiều vai trái. Hai tay quyền vẫn thủ theo, ta chỉnh lại, đứng theo "ngựa kim kê".
    c) Ba bộ mặt sau:
    - Bộ một: Bàn chân phải đưa lên thế chỗ bàn chân trái, bàn chân trái rút về sau thế chỗ bàn chân phải, đồng thời, tay phải "chần" xuống, tay trái rút về thủ quyền ngang hông.
    Tay trái lại đâm quyền thẳng ra, tay phải giật chỏ về sau thủ quyền ngang hông.
    Tay phải lại móc tiếp "ngọn thủy" lên và áp sát tay trái.
    Bây giờ tay phải hắt nắm quyền ra trước, tay trái giật chỏ về sau thủ quyền ngang hông.
    - Bộ hai: Bàn chân trái đưa lên thế chỗ bàn chân phải, chân phải rút về thế chỗ chân trái, đồng thời tay trái "chần" xuống, tay phải giật chỏ về sau thủ quyền ngang hông.
    Tay phải lại đâm thẳng quyền ra, tay trái lại giật chỏ về sau thủ quyền ngang hông.
    Tay trái lại móc tiếp "ngọn thủy" lên và áp sát tay phải.
    Bây giờ tay trái hắt nắm quyền ra trước, tay phải giật chỏ về sau thủ quyền ngang hông.
    - Bộ ba: Bàn chân phải đưa lên thế chỗ bàn chân trái, chân trái rút về thế chỗ chân phải, đồng thời tay phải "chần" xuống, tay trái rút về về sau thủ quyền ngang hông.
    Tay trái lại đâm thẳng quyền ra, tay phải giật chỏ về sau thủ quyền ngang hông.
    Tay phải lại móc tiếp "ngọn thủy" lên và áp sát tay trái.
    Tay phải hắt nắm quyền ra trước, tay trái giật chỏ về sau thủ quyền ngang hông.
    Đánh xong bộ ba ở mặt sau, ta xoay người sau theo chiều vai trái trở lại mặt trước, tay vẫn thủ quyền, chỉnh lại tư thế đứng theo "ngựa kim kê".
  3. truongyenthanh

    truongyenthanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    d) Bộ thứ bảy ở mặt trước:
    Bàn chân phải đưa lên thế chỗ bàn chân trái, chân trái rút về thế chỗ chân phải, đồng thời tay phải "chần" xuống, tay trái rút về về sau thủ quyền ngang hông.
    Tay trái lại đâm thẳng quyền ra, tay phải giật chỏ về sau thủ quyền ngang hông.
    Tay phải lại móc tiếp "ngọn thủy" lên và áp sát tay trái.
    Sau đó, tay phải hắt nắm quyền ra trước, tay trái giật chỏ về sau thủ quyền ngang hông.
    e) Những động tác bái tổ:
    Chân phải rút ngựa về sau, theo ngựa kim kê, tay trái thủ ra trước, tay phải rút về thủ ngang hông, hạ ngựa xuống, vế ngang gối, mắt nhìn về trước, bái tổ.
     

Chia sẻ trang này