1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

VÕ BÌNH ĐỊNH

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi tieungoandong_chinhhieu, 13/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Khoan đã! Hiện nay theo sở kiến của tôi là đã từng thấy qua 2 bài (khác nhau hoàn toàn về cách đánh nhưng lại giống nhau hoàn toàn về lời thiệu) . Rất có thể bài của bạn là version thứ 3. Vì vậy, lời giới thiệu ban đầu của bạn là không ổn đâu. Mà tụi mình chung nghề múa lân rồi. Hay quá! Hôm nào thảo luận thêm về múa lân đi.
    À nhưng mà hai bài mà tôi biết thì lời thiệu của câu đầu tiên là "Lão Lưỡng kê giao nạp thuỷ tranh hùng" (nếu tôi nhớ không sai).
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 18:58 ngày 15/03/2006
  2. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Ở đây xin đính chính lại là Kenvin dùng chữ "quyền" đối với các bài binh khí là chưa chính xác lắm. 164 bài là hơi nhiều chứ không phải là quá nhiều đâu. Số lượng bài bản của SLC cũng same same như thế. Thử làm một bài toán là biết. Số lượng binh khí võ cổ truyền là 18 . Quyền thì hệ phái nào cũng phải từ 20 bài trở lên. Côn và roi mỗi thứ 10 bài là ít. Kiếm 5 bài cũng là hạng xoàng. Các thứ binh khí khác mỗi thứ 1 đến 3 bài. Chưa kể nếu tính độc kiếm, song kiếm; độc phủ song phủ; độc giản, song giản... Ngoài ra còn có những thứ binh khí ngoài 18 ban nói trên. Nghe ra thì hơi nhiêu khê thật nhưng cũng đáng để học lắm...
    Chú donghai khong biết rồi VS Đoàn Tâm Ảnh sở học gồm 2 môn
    - Thiếu Lâm.
    - Côn Luân.
    "Thập Bát La Hán" chỉ là riêng phần Thiếu Lâm của môn "Võ Lâm Việt Nam Chánh Tông". Chú có nghe đến "Bát Môn Kim Toả Quyền" chưa. Chắc chắn là chưa rồi.
    Tổ hợp của 72 thế chỉ nằm chủ yếu trong các bài Tiểu La Hán còn Đại La Hán thì đòn thế khác 72 thế căn bản nhiều lắm.
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 18:52 ngày 15/03/2006
  3. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Xin khẳng định với bạn là Lưỡng Kê .. chứ không phải là Lão kê bạn cường ạ. bạn xem xét lại nhé .
    Còn bài quyền Hùng Kê là bài quyền rất tiêu biểu cho người Việt Nam với các đức tính sau: Con kê (gà) có dáng đi đẹp, đôi chân có cựa sắc bén thể hiện cho tướng võ, trên đầu lại có mào như tướng văn. Thấy kẻ thù dù to lớn nhưng không khiếp sợ đó là đức dũng, trong lúc chiến đấu luôn uyển chuyển, biến ảo đó là đức trí, khi gặp mồi (thức ăn) không ăn ngay mà gọi đàn cùng đến là đức nhân. Ngoài ra cái chủ ý trong bài thiệu đã ***g chứa tất cả cốt lõi của nền võ trận Việt Nam, nó mang một nguyên lý khoa học ở võ thuật, nghệ thuật chiến đấu mà nhà Tây Sơn đã có công sáng tạo dựa trên nguyên tắc: thấp có thể tranh cao; nhỏ có thể đánh lớn; yếu có thể đánh mạnh; gần có thể đánh xa mà vẫn có thể chiến thắng được đối thủ?
    Nếu thật sự bạn cũng là dân đam mê nghệ thuật múa lân,sư, nghĩa là kevin có bạn trao đổi rồi. Mong học hỏi nhiều ở bạn
  4. donghailongvuong

    donghailongvuong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    1
    A quả là nhà nghiên cứu võ học thật, ko phải căn cứ theo bài này mà là các bài trước đó E đã đọc. Có lẽ do kiểu học võ (hồi xưa) của E ko ra đầu ra đũa, hơn nữa cũng chả nghiên cứu gì...nên theo cảm quan mà đánh giá thôi.     Nhưng quả thật theo cảm quan vẫn thấy nhiều, hôm qua vừa mua cuốn sách dạy "tán thủ" thấy cũng chỉ có mấy chục kiểu đấm - đá. Nếu tổ hợp các kiểu đấm - đá này lại thì chắc cũng nhiều bài quyền lắm. Trong khi đó môn này (theo sách) chẳng có bài quyền mà kiểu đánh thì cũng ghê lắm chứ bộ     Còn đánh kiếm (đoản côn, mã tấu...) E chỉ biết hồi xưa thầy dạy cứ múa hình số 8, và mấy kiểu vụt (chém)...kết hợp với đòn chân, tay thế thôi. Nói chung là đơn giản, dễ gặp trong thực tế nhất là trong những tình huống gặp "hội đồng"
  5. CBreez

    CBreez Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/02/2006
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Người đời hay thích ôm đồm, thấy nhiều bài nhiều bản mà ham . Tôi thì chỉ ham một bài mà đánh cho ráo cho riết, hiểu được tinh hoa là đủ để tranh hùng . Bài Hùng Kê lời lẽ thiệt hay, nhưng nói thiệu không thì đúng là bậc thánh mới hiểu nỗi nó đánh ra sao . Vậy anh Kevin có thể nói rõ thêm về bài Hùng Kê không ? Mấu chốt nằm ở chổ nào, đánh đấm ra sao, có gì đặc sắc ?
  6. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Thú thật kevin không phải là người của Bình định gia, Bài hùng kê chẳng qua là kevin thích cách đánh của nó mà thôi, anh em nào biết đánh quyền bằng khẩu quyết thì có thể áp dụng ở trên mà thực hành theo vậy.Còn bạn hỏi bài này đánh thế nào , tôi chỉ biết Các đòn đánh của bài quyền Hùng Kê cực kỳ chuẩn xác và biến ảo. Cái thần thái của bài quyền là sử dụng sức mạnh của thủy để đánh đối phương. Mà cậu biết rồi đó, nước mà chảy là mạnh lắm và không thể nào tránh né cho khỏi. Các đòn đánh của bài quyền Hùng Kê cũng vậy. Nó đánh vây tứ bề, dùng ba đến bốn mũi giáp công chỉ nhằm đánh vào một điểm, đánh từ dưới thấp lên cao, từ trên cao phủ đầu xuống thấp.
  7. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Quả thật Bình Định Gia tại HN đúng là vô địch về số lượng các bài quyền.
    72 thế trong Thiếu Lâm nói đến 72 thế võ cơ bản thui, chưa kể mỗi thế lại phân ra bao nhiêu biến, nếu ta lấy 72 nhân với 72 = 5184 thế võ rùi;
    Nhưng thực tế phải lấy 72 (thế cơ bản) với mũ 72 (thế biến thể) = ......................... con số quá lớn lên đến hàng nhiều tỷ rùi à.
  8. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Mình có cảm giác là các bài quyền có sự lắp ghép nào đó, thể hiện ở chỗ nhiều bài quyền không liền một mạch mà phân tách thành những đoạn khác nhau, lối ra đòn khác nhau (chắc đây chính là những chỗ lắp ghép cũng nên). Đòn thế trong một bài có chỗ thể hiện lối cương rồi lại chuyển sang thể hiện lối nhu (chắc cũng lại là lắp ghép cũng nên).
    Chắc ghép 2 dòng Thiếu Lâm và Bình Định nên mới có số lượng bài quyền khổng lồ đến như vậy. Kể cũng hay gom góp được tinh hoa cả 2 như thế tớ thấy cũng rất tuyệt.
    Khỏi cần phải học Wushu của TQ mà vẫn đẹp không kém Wushu, chẳng phải thêm võ Tàu vì đã có cả chất Tàu lẫn chất Thực chiến ở trong đó rồi.
    Theo quan điểm của mình nếu lấy Bình Định (chính tông hay không chính tông gì đó) làm đại diện cho võ Việt Nam thì cũng rất xứng đáng.
  9. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Thứ nhất: Mình đã nói là Lưỡng kê mà. Còn cái chỗ mình gạch đi vì viết sai là ngay sau khi viết mình đã phát hiện ra chỗ sai của mình. Cái chỗ khác nhau là:
    Bài thiệu mà mình biết là chỗ "giao nạp thuỷ tranh hùng".
    Bài thiệu của bạn là: "giao thuỷ thuỷ tranh hùng".
    Thứ hai: Bạn chưacho mọi người biết là bài nói trên là của hệ phái nào trong các hệ phái của Võ Bình Định. Chẳng hạn Bình Định gia.
    Bài phân tích này hình như mình đã đọc được trong "Võ Nhân Bình Định" rồi thì phải.
    Mình ngày xưa là đội trưởng kiêm tay trống đội lân của SLC tại Vũng Tàu. Đội của mình ngày xưa có màn "Lân đi dây trên mai hoa thung" và "leo cây lộn đầu" rất đẹp, tiếc là các võ sinh biểu diễn tiết mục này bây giờ lớn tuổi hết rồi. Rất vui được trao đổi cùng bạn
  10. deepindemoneyes

    deepindemoneyes Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2006
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Bác cuonglhvt cho hỏi, ở Vũng Tàu, muốn học Bình Định thì học ở chỗ nào? Thày nào?
    Thanks bác nhiều!

Chia sẻ trang này