1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

VÕ BÌNH ĐỊNH

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi tieungoandong_chinhhieu, 13/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
  2. jb

    jb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/01/2004
    Bài viết:
    1.065
    Đã được thích:
    0
    Các bác cho em hỏi ở Hà Nội có chỗ nào dạy Bình Định Gia kô ? Quanh khu vực Cầu Giấy càng tốt ( địa điểm nhà VH Cầu Giấy mà bác ĐHLV post lên hình như đã nghỉ tập lâu rùi )
  3. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Bạn có thể đến trường Trung học cở sở Việt An (Thanh Xuân Bắc- Q. Thanh Xuân để hỏi), Bình Định gia là từ cái lò ấy mà ra. Lớp học ở TT Thể dục thể thao Q. Cầu Giấy học các buổi chiều khoang 6h-6h30 bắt đầu (thứ 5 thì phải). Chúc toại nguyện.
  4. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Tui vừa mới mở lớp BÌNH ĐỊNH BIA đấy có anh em nào tham gia không nhỉ ?
    Lớp BÌNH ĐỊNH BIA tập vào tất cả các buổi chiều rảnh rỗi, và cả lúc trưa hè nóng bức nữa, địa điểm ở bất cứ quán bia nào.
    Bác nào tham gia liên hệ ngay với tui 091 323 9067
  5. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0
    Thưa các võ sư, các võ gia, các võ sinh thân mến, rất cảm ơn quý vị đã ghé mắt xem bài này của tôi.
    Tại sao em phải dài dòng thế vì em đang định uống *******, xắn quần lội vào... bài quyền phái khác. bởi vì trên có thấy mấy bác bàn nhau về bài Hùng Kê quyền, mà trong tay tôi lại có quyển STVT số 40 có giới thiệu bài này, cuối tuần rỗi rãi thử nghịch 1 tý coi như giải ô chữ trên báo, có gì mạo phạm mong các bác đừng chấp nê.
    Cũng phải nói luôn tôi chưa học 1 bài quyền Bình Định nào, bài Hùng kê chỉ xem 1 lần giới thiệu trên vô tuyến do hội võ thuật Hà Nội biểu diễn vào tết năm Gà.Phần luận giải hoàn toàn dựa trên âm Hán Việt và nguyên tắc song đối, tiểu đối của... Đường thi
    sau đây là phần luận của tôi:
    Theo sổ tay võ thuật số 40 trang 12-16 có bài giới thiệu Hùng kê quyền do võ sư Phạm Đình Trang ghi phần diễn thế, lão võ sư Ngô Bông là người diễn quyền tại hội nghị chuyên môn toàn quốc lần thứ nhất (1993).
    Toàn bộ lời thiệu theo sổ tay này như sau:
    -Bái tổ
    -Lưỡng kê giao thủ thuỷ tranh hùng(1)
    -Song túc tế phi trảo thương xung(2)
    -Trấn ải kim thương như bạch hổ(3)
    -Thủ quan ngân kiếm tựa thanh long(4)
    -Xuyên khung độc tiễn tăng u trác(5)
    -Hồi thủ đơn câu thụ tử hung(6)
    -Thiểu tẩu dược trầm thiên sở tứ(7)
    -Nhu cương cường nhược tấn kỳ trung(8)
    cuối cùng là bái tổ thu quyền lập tấn
    Sau mỗi câu thiệu có phần diễn giải bằng lời khá kỹ và phần hình vẽ, phần này thì hình vẽ nhỏ(chưa bằng đốt tay) và không rõ hình bàn tay tuy nhiên đủ để hiểu được đường đi, tư thế của tay và chân.
    Tôi xin đi vào phân tích:
    Câu(1):
    tương ứng phần diễn quyền qua 12 hình vẽ trong đó tay phải đâm sấp ngửa 2 lần, tay trái cũng đâm sấp ngửa 2 lần, tiến ngựa song long đâm 3 lần tay trái, sau 2 lần chuyển tấn thủ thế tay phải từ dưới đâm thẳng về trước. Theo tôi lúc đầu câu này dịch nghĩa là "2 gà giao đầu trước tranh khoẻ" ý là hai tay như 2 con gà mổ về trước hướng mổ chéo nhau(giao thủ). Tạm như thế, sang câu (2):
    "song túc tế phi trảo thương xung" qua phần diễn thế bằng lời và hình vẽ từ hình 13-22 thì tôi thấy về ý giống với hình 19A-19B-19C và 21A-21B-21C tức là đá thăng thiên độc cước bằng chân trái và chân phải, 2 tay vung lên vỗ vào nhau. Với diễn thế như vậy thì chữ "tế" theo tôi phải là chữ "kế" với nghĩa kế tiếp nhau, thứ hai, chữ"trảo" hơi lạ vì kê trảo thì không phải là thế mạnh ở gà, cũng dựa vào diễn thế tôi đoán là "dực thượng xung" với ý nghĩa cánh gà vỗ bay lên(dực:cánh) tạo đà cho 2 chân kế tiếp nhau đá. Nó cũng hợp với thực tế gà chọi đá.
    Từ câu (2) tôi tự sửa thành "song túc kế phi dực thượng xung" nếu theo phép song đối với câu (1) thì nhóm "thuỷ tranh hùng" không đạt về đối nghĩa, vì vậy tôi thấy nếu thaychữ "thuỷ" bằng chữ "chuỷ"(mỏ- như trong hạc chuỷ) thì hai câu này trở nên rất hay và hợp với diễn thế hai tay kế nhau đâm xỉa về trước:
    -Lưỡng kê giao thủ chuỷ tranh hùng(1'')
    -Song túc kế phi dực thượng xung(2'')
    Dịch nghĩa:
    -Hai gà giao đầu tranh hơn mỏ
    -hai cẳng kế(tiếp nhau) đá cánh tung bay
    Nếu liên tưởng đến hai con gà thật giao đầu vào nhau lừa thế gài cho đầu con nào lên trên được là cắn mào đá song phi luôn thì quá giống.
    Câu (3)
    ứng với hình 23 chỉ là cắm chỏ trái để phá cước đối phương
    Câu (4)
    ứng với hình 24 là đang xà tấn xoay người theo chiều kim đồng hồ dùng tayphải chém xéo về bên phải đối phương(tức bên trái của mình).
    Hai câu này về câu chữ dễ hiểu với "kim thương" ứng chỏ trái, "ngân kiếm" ứng tay đao phải. Còn"thanh long", "bạch hổ" theo tôi nếu ai có đọc sách phong thuỷ chắc nhớ câu:"tả thanh long, hữu bạch hổ" tức bên trái ứng thanh long, bên phải ứng bạch hổ.
    Thế thì (3),(4) dịch nghĩa ra sẽ là:
    "thủ thế chỏ trái bạt sang phải
    giữ thân đao phải xéo về trái"
    Câu (5)
    nói thật là lúc đau tôi chịu, nhưng để ý qua diễn thế thì có thế đâm ngửa tay phải vào hầu đối phương nên đoán được ý câu là tay như tên phóng tới xuyên qua khung tay đối phương. thế còn" tăng u trác" chữ "trác" khả năng là "trát"(cắt,xắt) giống trong cải lương có từ "tổ trát" tức là tổ cắt đường làm ăn.Còn "u" là u ẩn, ngầm chứa giống trong từ "âm u".
    Vậy thì câu này phải đoán là "Xuyên khung độc tiễn tàng u trát"(5'') với tàng u là ngầm chứa.
    Vậy thì dịch nghĩa câu (5) là " xuyên khe như tên ngầm có cắt(xắt)", xỉa xong có thể gặt tay một cái cho nó chết
    Câu (6)
    tương ứng phần diễn thế từ hình 26-29 trong đó có thế ngồi xuống tay trái che yết hầu, tay phải gạt từ trên xuống. Vậy thì nhóm "tử hung" sẽ có thể hiểu là phần cao nhất của ngực. Còn chữ"thụ" theo nghĩa trao hay nhận thì cũng không hợp với trình diễn nên tôi thay vào chữ"thủ" thì câu dễ hiểu hơn:
    -Hồi thủ đơn câu thủ tử hung"(6'')
    với dịch nghĩa: "thu về tay cong(đơn câu) che đỉnh ngực"( không phải che ti đâu nhá)
    Câu(7)
    ứng phần diễn thế co 1 chân đứng độc lập, lùi về sau 3 bước, đồng thời 2 tay vung ngang vai rồi đưa lên caovà thu về bên hông(hình 30-31B). Trong câu này có nhóm"thiểu tẩu dược trầm" thì 3 chữ tẩu dược trầm có nghiã chạy, vọt, chìm trong khi chữ "thiểu" là ít thì không ăn nhập, nấu thay bằng "thủ" thì hợp hơn: "thủ" sẽ tiểu đối với "tẩu", còn "dược" sẽ tiểu đối với "trầm".Mà cũng hợp với diễn thế co 1 chân lên thủ thế sau đó thoái lui 3 bước, "dược trầm" là nói về động tác tay. "Thiên sở tứ" có thể dịch là từ trên giáng xuống(chữ tứ là ban cho như trong"ân tứ vinh quy")
    Vậy câu (7) sẽ là
    -Thủ tẩu dược trầm thiên sở tứ(7'')
    Dịch nghĩa:" đỡ chạy vọt chìm trên tẩn xuống"
    Câu 8
    Nhu cương cường nhược tấn kỳ trung: Câu này diễn ra rất dài gồm 2 đoạn giống nhau, mỗi đoạn đều bắt đầu bằng đánh: song chưởng về trước-đinh tấn, thu hai tay về hông-miêu tấn, hai tay đỡ chéo hạ đẳng-đinh tấn, nhảy tới xuống đinh tấn phải xỉa tay phải từ dưới lên, trung bình tấn-hai tay dựng đứng, đinh tấn phải-đấm phải, ngồi xà tấn-thủ, miêu tấn-hai tayđỡ thượng đẳng rồi thu về hông.
    Câu này chỉ có chữ tấn tôi đoán chắc là chữ "tiến" biến thành thì dịch nghĩa mới xuôi,đó là:
    "mềm cứng mạnh yểu giữa mà tương"
    Tóm lại, tổng hợp các câu (1''),(2''),(3),(4),(5''),(6''),(7''),(8)
    sẽ là:
    -Lưỡng kê giao thủ chuỷ tranh hùng(1'')
    -Song túc kế phi dực thượng xung(2'')
    -Trấn ải kim thương như bạch hổ(3)
    -Thủ quan ngân kiếm tựa thanh long(4)
    -Xuyên khung độc tiễn tàng u trát(5'')
    -Hồi thủ đơn câu thủ tử hung"(6'')
    -Thủ tẩu dược trầm thiên sở tứ(7'')
    -Nhu cương cường nhược tấn kỳ trung(8)
    Tái bút:
    -ở một trang web hải ngoại nhiều bác biết thì câu (6) là: Khiêu,Tẩu,Dược, Trầm cũng hợp lý và phù hợp với phần diễn quyền
    -Trong box này hình như có bác có trọn bộ STVT, nếu có thể scan phần hình của bài hộ, tôi không có điều kiện
  6. sh2006

    sh2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    VÀO ĐÂY CHẮC TÌM ĐƯỢC.
    Chào các bác BÌNH ĐỊNH ...em muốn tìm một ngươi . người này từng học ; BÌNH ĐỊNH SA LONG CƯƠNG và là HLV của tân khánh BÀ TRÀ ..Tên Đỗ Cao Chiến sinh năm 1964 cao khoảng 1m 72 , có 1 vợ và một con trai khoảng 8 hay 10 tuổi , hình như nhà ở quận phú nhuận - phường 13 - địa chỉ thường trú 95/56 lê văn sỹ ..Sang nga được 4 năm mới về VN
    Nhờ anh em võ lâm đồng đạo tìm giúp giờ anh ấy ở đâu cho xin địa chỉ , mình xin cám ơn nhiều .
  7. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Đọc thông báo của bác, cứ tưởng là tìm người lạc ấy.
  8. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Phải nói là bác fade_away cũng kì công thật đấy.
    Về mấy câu kia tôi chưa đọc kỹ nên chưa dám bàn. Riêng câu 2 thì tôi xin được bàn với bác thế này:
    Theo tôi thì có thể không phải là "tế" cũng không phải là " kế" mà là "tề". Tức là:
    Song túc tề phi trảo thượng xung.
    cả hai chân đều bay lên đá , đá liên hoàn. Chữ "tề" nghĩa là "cùng", "đồng thời"...
    + Về chữ "trảo" thì tôi ủng hộ để nguyên không sửa chữa. Nếu đổi thành "dực"- cánh, như bác đề xuất thì nó không chính xác về mặt hình tượng. Theo lý giải của bác thì : "cánh gà vỗ bay lên(dực:cánh) tạo đà cho 2 chân kế tiếp nhau đá" Như vậy thì cánh gà đập vào hai bên mình của gà không diễn tả được ý trong bài quyền là hai bàn tay vỗ vào nhau.
    Nếu đổi trảo thành dực với lý giải như của bác thì trong bài quyền hai bàn tay sẽ vỗ vào hai bên hông chứ không phải là vỗ vào nhau.
    Thế " Song túc tề phi trảo thượng xung." là một thế võ hiểm độc.
    "Trảo thượng xung" trong trường hợp này là mô phỏng thế vỗ hai bàn tay vào hai bên tai. Một số môn võ Tàu gọi đó là thế "Thông Long khoán nhĩ ", có người gọi là" song long quán nhĩ ",....
    Nếu vỗ mạnh sẽ gây một áp suất khí cực lớn trong tai, chưởng lực mạnh có thể gây tử vong cho đối phương( máu tràn ra mắt, mũi, miệng).
    Nhưng không chỉ dừng ở đó, "trảo thượng xung" còn kèm theo "song túc tề(tế, kế) phi" thì thật là càng nguy hiểm.
    Trong cụm "song túc tề (tế, kế) phi" không có chữ nào nói là phải dùng thăng long cước. Cho nên trong thực tế diễn giải có thể dùng kim tiêu cước triệt vào chấn thuỷ, đan điền, hạ bộ,... hoặc vùng tiểu môn, thay vì dùng thăng long cước đánh lên cằm, cổ đối phương.
    Tóm lại, trên đây chỉ là ý kiến cá nhân tui. Có chỗ nào chưa phải thì mong các bác cho ý kiến để thảo luận thêm.
    Phần dưới tui sẽ đọc sau và xin có ý kiến với bác fade_away sau. Người học võ mà chịu khó nghiền ngẫm như bác thật là đáng quý.
  9. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0
    -Tôi dùng chữ kế vì nếu là tề thì 2 chân phải cùng lúc đá lên, nhưng trong diễn thế của bài là 1 chân đá trước, chân kia đá theo, dùng chữ kế sẽ ghiđược diễn thế chuẩn hơn là tề.
    -Về chữ trảo: tất nhiên đánh trảo thì độc hiểm hơn đánh bàn tay để thế diệp chưởng, nhưng đây có phần tạo dáng con gà đá, mà gà đá thì không vỗ cánh vào 2 bên sườn mà xoè ra rồi vỗ chiều từ trên xuống, bác có thể vào Bách Thảo xem vần gà là rõ thế gà đá ngay.
    Thứ 2 toi đã nói kê trảo thì hơi lạ vì gà vồ được cái gì đâu, các cụ ngắm gà chọi mà thấy ra thế vồ của gà thì ...em lại phải đi xem chọi mất rồi.
    Một điều nói nhỏ nhá, cái tay đấy có cả tác dụng kéo vít nữa, nếu thế thì độ tàn khốc theo tôi không kém gì vồ đâu.
    Bác nào có ý gì hay cứ góp vào, từ các góc nhìn khác nhau của các dòng khác nhau biết đâu ta làm sáng lại 1 viên ngọc cổ
  10. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Thực ra theo tui thấy SONG TÚC TỀ PHI TRẢO THƯỢNG XUNG nếu phát huy hoàn toàn thì "được chân" lại "mất bộ tay", được tay thì lại mất chân, hoặc nếu được cả thì lại làm giảm hoàn toàn uy lực của đòn đánh.
    Khi xem đá gà, và cả đòn chiến đấu thực thì thấy 2 tay vung lên là để lấy đà phát lực cho bộ chân, TRẢO THƯỢNG XUNG chỉ là "HƯ ĐÒN" còn "đòn thật sự" vẫn là bộ chân SONG TÚC TỀ PHI.
    Các bạn cho ý kiến thêm.

Chia sẻ trang này