1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Võ cổ truyền Việt Nam - Phiên bản của võ Trung Quốc?

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi Guess, 20/10/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Kilua

    Kilua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2004
    Bài viết:
    2.387
    Đã được thích:
    0
    1/ Võ thuật cổ truyền Việt Nam là "Võ trận"
    Võ thuật cổ truyền Việt Nam được gọi là "Võ trận" với ý nghĩa là võ thuật để dùng trong chiến đấu chống giặc giử nước. Thể hiện đầy sinh động trong tính cách quyết chiến, quyết thắng : đó là một lối đánh tiêu diệt, dứt khoát một mất một còn, không khoan nhượng của cả một dân tộc để giử yên bờ cõi, bảo vệ biên cương Tổ quốc.
    2/ Võ thuật cổ truyền Việt Nam là một thể hiện cho ý chí sắt đá, xả thân, vì nước quên mình của dân quân đất Việt
    Cuộc kháng chiến hào hùng của dân quân nước Việt từ ngàn xưa trước một đối phương phương Bắc rộng lớn tựa như một hình tượng đầy sinh động sau đây:
    " Nực cười châu chấu đá xe..."
    Thế nhưng, những con người ở vùng đất châu thổ sông Hồng nhỏ bé đã chứng minh một sự thực oanh liệt, bao lần đậm nét trong những trang sử hào hùng của dân tộc:
    "Tưởng rằng chấu ngã, ai ngờ xe nghiêng..."
    Hiện thực đó chỉ có thể có được với một tinh thần thượng võ cao độ, đầy sức thuyết phục:
    "Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn,
    Ðem chí nhân để thay cường bạo..."
    (Nguyễn Trãi, Bình Ngô Ðại Cáo)
    Và một truyền thống bất khuất, sắt đá:
    "Tôi muốn cỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng làm tỳ thiếp người..."
    (Lời Bà Triệu Trinh Nương)
    Chấp nhận thử thách, đương đầu với gian khổ, mất mác đau thương. Người dân Việt đã chấp nhận hy sinh tất cả để giành lấy quyền sống tự do, độc lập cho đất nước:
    "Ta thà làm quỷ nước Nam,
    Còn hơn làm Vương đất Bắc..."
    (lời của Tướng Trần Bình Trọng trong buổi tiệc đầu người nơi trại giặc)
    Tất cả là thể hiện một đặc thù nổi bật nhất về ý chí quên mình, xã thân cho đại nghĩa dân tộc của Võ thuật Cổ truyền Việt Nam hình thành trong quá trình dựng nước và giữ nước.
    3/ Võ thuật cổ truyền Việt Nam là một thể hiện thực sự cho tinh thần "Nhu" chế "Cương", "Ðoản" chế "Trường"
    Trong thực tế chiến đấu, làm sao có thể lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh ?
    Người dân Việt, lấy cá nhân mà xét, lấy tập thể mà tính, là yếu kém hơn nhiều so với các thế lực phương Bắc. Nếu chỉ thuần dựa trên ý chí và tinh thần mà không có được một sách lược đối phó thích hợp, một phương cách đối trị hữu hiệu, làm sao có thể ngăn cản được các âm mưu xâm lược thâm độc của giặc ngoại xâm ?
    Dân tộc Việt Nam đã có được những kinh nghiệm quý báu qua thực tiển chiến đấu giành lấy quyền sống còn , cởi bỏ xiềng xích nô lệ ngoại bang với những thể hiện sáng tạo trong võ thuật cổ truyền, một trang bị không thể không có cho đoàn dân quân nước Việt, áp dụng linh động và triệt để 2 nguyên lý căn bản:
    A. Nhu chế Cương
    Vì yếu hơn nên không thể dùng "lực đối lực".
    Dân quân nước Việt luôn luôn phải đối phó với một lực lượng quân sự phương Bắc đông đảo gấp bội, về chiến thuật cũng như chiến lược, vì ít hơn nên ta phải làm sao nhanh chóng giải quyết chiến trường, tiết kiệm sức lực, bằng cách luồn lách, tránh né, mềm dão, hư thực. Trong công có thủ, trong thủ đã tiềm ẩn thế tấn công vào nơi địch sơ hở, bỏ trống.
    B. Ðoản chế Trường
    Áp dụng cho cá nhân người chiến sỉ và cho cả tập thể lực lượng kháng chiến, chống giặc giử nước, người dân nước Việt luôn xử dụng những chiến thuật thần tốc, chớp nhoáng, không mất thì giờ và công sức để triệt phá sức tấn công của đối phương mà chỉ cần nhanh chóng tránh né, tiếp cận, khám phá những sơ hở nhất định của chúng để dứt khoát, dũng mãnh tấn công tiêu diệt ngay chính tiềm năng của sức tấn công ấy: đó là ý nghĩa của tinh thần dùng Ðoản chế Trường.
    Võ thuật cổ truyền Việt Nam là những tinh hoa kế thừa bao kinh nghiệm xương máu và tim óc của tổ tiên bao đời: đó là một sự thực hiển nhiên không thể phủ nhận được và đừng bao giờ khinh suất coi thường.
    Cùng với quá trình giao lưu văn hóa, kinh tế với nước ngoài. Người dân Việt cũng luôn tìm hiểu và học hỏi những tinh hoa cốt lõi nhất của họ để có được những cách đánh năng động, sáng tạo và có hiệu quả nhất đối với giặc xâm lược:
    - Học lấy cái hay của địch để có thể tìm ra được cách đánh thích hợp nhất chế ngự được địch, đó là cách "Dĩ độc trị độc" hoặc còn có thể gọi là "Gậy ông đập lưng ông".
    - Dung hợp những điều hay của địch thành những kinh nghiệm quý báu của mình, giúp cho kho tàng truyền thống đất Việt thêm phong phú, đa dạng, nhưng vẩn luôn hài hòa thuần phác, đó là tinh thần của "Tri kỷ tri bỉ" (biết người biết ta trăm trận trăm thắng).
    Võ thuật cổ truyền Việt Nam luôn thắm đượm tinh thần cao đẹp đó và đã thể hiện trọn vẹn bản sắc độc đáo, anh hùng của dân tộc.
    Bề dầy lịch sử anh hùng hơn 4 ngàn năm dựng nước và giử nước cho phép chúng ta hiểu được như vậy và khẳng định tầm vóc vô cùng to lớn đó.
  2. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    Tháng 12/2005, trong thư phúc đáp của mình cho thân hữu bạn bè - Yên Tử Cư Sỹ TRẦN ĐẠI SỸ cũng có những đoạn viết như sau:
    "...Cuối đời Trần, các võ phái lại thay đổi rất nhiều. Sang triều Nguyễn, hầu như các võ phái bị diệt. Sau khi vua Gia Long thống nhất đất nước, thì các tướng Tây-sơn trốn sang Thái, sang Trung-quốc ẩn thân rất nhiều. Tôi đã sang Thái nghiên cứu, thì thấy tại tổng đường các võ phái của họ, bài vị thờ các ***** đều đề chữ Nho. Tên các tổ là tên Việt-Nam.
    2. Về nguồn gốc các võ phái mà bạn trẻ nêu ra, tôi không trả lời ngay được.Tôi sẽ tìm dịp để nói với bạn bằng điện thoại, vì quá dài.
    _ Võ Bình-định, Tây-sơn cùng nguồn gốc. Cả hai võ phái này theo gia đình họ Hồ (Tổ tiên của anh em Tây-sơn) bị quân chúa Nguyễn bắt đem vào. Họ Hồ ở Nghệ-an gốc từ Hồ Quý Ly. Quý Ly học võ Đông-a. Sau khi họ Hồ thất thế, con cháu trốn vào lập nghiệp ở Nghệ-an, lại học thêm võ Cửu-chân, rồi hòa hợp thành một loại võ mới, khắc tinh của mấy võ phái Trung-quốc như Đường-lang (Thoong-loòng), và Tung-sơn Thiếu-lâm. Đây là loại võ sát thủ kinh khủng, võ Thái-lan xuất ra từ phái này, nên cực kỳ khốc liệt... "

  3. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    Gửi thành viên kilua ! ( kiến lửa ?!?...)
    Thứ nhất: Mong bạn ghi nhớ cho việc thiết yếu là luôn luôn ghi chú rõ nguồn, đối với những đoạn "copy & paste" trong các bài post của mình.
    Thứ hai: Bạn nên chú ý hơn, vì các "copy & paste" post của bạn - trước đây đã quá nhiều lần được lặp đi lặp lại trong Box vt / ttvnol.com
    " Chúc bạn một ngày vui "
  4. Guess

    Guess Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/11/2001
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Đa tạ!
    Quả thật, guess rất muốn tìm hiểu thêm về nền võ học việt nam! Bài viết mà Guess đưa ra lấy từ báo SGGP, quả thật khi đọc cũng thấy có vấn đề vì bài viết thực sự chưa "sâu sắc" nên qua đây muốn anh em TTVNOL bổ xung, chỉnh xửa để những người khác có những cái nhìn thực sự :-đúng-: về nền võ học cũng như những sự khác biệt giữa võ việt và các môn võ các nước khác, cụ thể ở đây là võ Tàu!
    Xin cảm ơn!
  5. agui

    agui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    781
    Đã được thích:
    0
    Nói dễ, chứng minh khó.
  6. haidangtim

    haidangtim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2003
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    Gửi aVõ Một***;
    Thôngtin của anh về tuyên bố của Trần Đại Sĩ thật hay; nó nằm ngòai hiểu biết cũ của tôi. Mong anh thông tin thêm để mọi người học hỏi.
    Kính!
  7. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0
  8. zimaleta

    zimaleta Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2005
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    gởi cậu Guess 1
    + chúc cậu 1 ngày vui !

    -Cho đến nay, ngay trong giới hoạt động võ thuật, vẫn có không ít người cho rằng võ Việt Nam chỉ là một phiên bản của võ thuật Trung Quốc.
    + Theo Cậu thấy nhận định này đúng hay không ?
    - Những người này còn đưa ra một số bằng chứng, như tên gọi đòn thế, tên bài quyền của võ Việt Nam và võ Trung Quốc đều có những nét giống nhau. Sự thật ra sao?
    + Những người này có tên tuổi hay không vậy cậu có thể cho biết
    + Xin cám ơn chờ tin của cậu
  9. Guess

    Guess Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/11/2001
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn!
    * Nếu nói võ Ta là một "phiên bản" của võ Tầu thì tôi cho rằng điều đó là sai! Sai là sai cách dùng từ: "phiên bản"!
    Võ ta hay võ thuật nói chung gắn liền với lịch sử văn hóa, triết học 1 đất nước...Chính vì vậy để phân tích võ ta với võ Tàu thì cần phải có 1 sự tổng hợp về lịch sử, văn hoá, triết học qua từng giai đoạn lịch sử của cả 2 đất nước ...
    Tại sao võ Ta và võ Tàu có nhiều điểm giống nhau hay tương đồng là vì:
    - Lịch sử, văn hoá, vị trí địa lý, sự buôn bán giao thương, chiến tranh...===> Vì vậy mà võ Tàu có mặt ở Việt Nam là chuyện hết xức bình thường, tự nhiên và rất rõ ràng. Cũng giống như "văn hoá Tây" du nhập vào đất nước ta vậy. Tôi cho Đây là lý do quan trọng nhất vì sao võ Ta có nhiều điểm giống võ Tàu.
    - Chúng ta đã tiếp thu tinh hoa võ Tàu cùng với sự sáng tạo riêng của người Việt đã tạo ra võ Ta (như nhiều người vẫn hay gọi) thể hiện rõ về bản chất, văn hóa, lịch sử, con người Việt, phục vụ cho sự phát triển của nước ta qua từng giai đoạn trong lịch sử!
    - Bản thân Trung Quốc là một đất nước rộng lớn, lịch sử có rất nhiều biến động, võ thuật, môn phái võ TQ vì thế mà rất phong phú và đa dạng.
    Tại sao nói "võ ta là phiên bản của võ Tàu" là sai vì các bạn biết đấy, triết lý võ thuật của cả 2 khác nhau, mục đích khác nhau. Bản thân võ Tầu hay võ thuật Trung Hoa đã quá nổi tiếng rồi, chúng ta mà là "phiên bản" thì chắc chắn phải "nổi tiếng" ngang tầm rồi mới đúng chứ!
    * Với những người đưa ra bằng chứng: Không cần phải những người này người nọ, nếu ai đã từng tập luyện võ cổ truyền, võ Ta cùng với 1 chút kiến thức về võ ta nói riêng và võ tàu nói chung thì chắc chắn sẽ có cái nhìn chính xác nhất!
    ==========
    Mỏi tay quá!
    Được guess sửa chữa / chuyển vào 23:09 ngày 25/10/2006
  10. nhoc_con_pdp

    nhoc_con_pdp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2007
    Bài viết:
    2.685
    Đã được thích:
    1
    theo em, võ VN và TQ cũng có nhiều điểm tương đồng, 1 môn fái ko thể phát triển muh ko học theo những điểm tốt của các môn fái khác nhưng võ VN vẫn có những ưu điểm và bản sắc dân tộc riêng. Ai bảo là phiên bản thì đó là người chưa biết gì về võ học VNhêhh (em nói thế hơi quá lời, bác nào...thì bỏ quá cho)

Chia sẻ trang này