1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Võ công chính phái trong truyện KD

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi Lang_Q, 22/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Lang_Q

    Lang_Q Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2006
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Xin được mở rộng tý về truyện KD qua 15 bộ tiểu thuyết viết rải đều từ 1955-1975. Những bộ viết trước (khi tiên sinh còn trẻ) như: Thư Kiếm Ân Cừu Lục, Bích Huyết Kiếm ta cũng thấy khá rõ quan điểm khá rạch ròi về chính tà, địch ta mà nói chung, trong mấy bộ ?ođầu tay? nội dung các mối quan hệ không mấy phức tạp mà chia rõ 2 phe ta và địch . Ví như trong TKACL 14 vị đương gia, cùng thề Phản Thanh Phục Minh, đọc đã thấy quan điểm của KD nghiêng hẳn về người hán (14 vị, vị nào cũng tốt đẹp), KD coi Mãn Thanh như kẻ thù tất tật từ Càn Long cho tới lính Thanh. Có điều cuối truyện không thắng nổi ?ođịch? nên kết thúc cũng lửng lơ cá vàng. Tiếp tục, bộ BHK, KD cũng ác cảm rõ với ?ohôn quân? Sùng Chính, giết người hiền, nghe đàm tiếu nên kết cục thất bại. Cuối cùng, quân Thanh (giặc) vào chiếm kinh đô rồi ?ota? cũng chẳng biết làm gì đành người thì đi tu (Lý Tự Thành), kẻ ra hoang đảo (Viên Thừa Chí). Những bộ viết tiếp theo và sau này, đặc biệt như Thiên Long Bát Bộ, Tiếu Ngạo Giang Hồ, Lộc Đỉnh Ký thì quan điểm của KD cũng khá thay đổi không còn phân rõ ta địch chính tà, mà chính tà là ở cá nhân từng người, không phân rõ ?ota? thắng ?ođịch? thua. Đồng thời KD cũng sẵn sàng tặng cho những tay ?otà giáo? những ưu điểm như: Tạ Tốn với kiến văn uyên bác; Nhậm Ngã Hành, Hướng Vấn Thiên với vẻ kiêu hùng và mưu trí; Khúc Dương với tài hoa âm nhạc? Hoặc ?okể tội? với những đại gia mang danh ?ochính? lại đầy tà tâm như: Tả Lãnh Thiền, Nhạc Bất Quần; đầy tính háo sát như Tiệt Duyệt Sư Thái; sinh hoạt ?ocủ chuối? như ?oThủ lĩnh vụ Nhạn môn quan ?" Phương trượng TLT? hoặc mấy gã đệ tử Toàn chân; nhân cách đê tiện như Trưởng môn côn luân Hà Thái Xung?Tới Lộc Đỉnh Ký thì thấy hầu như không còn mấy ranh giới, ?oquân giặc? Mãn Thanh (Khang Hy) với trí tuệ và nhiều đức tính tốt khác, đặc biệt Vi Tiểu Bảo với khả năng ?ovõ mồm? và trí tuệ cơ biến hơn người nên đã ?ogặt? được quá nhiều thứ hay ho. Bản thân VTB cũng có sẵn trong mình chính tà lẫn lộn, tính cách rất phức tạp biến hoá. Tại hạ thấy nếu luyện chưởng KD thì rất nên luyện LĐK cuối cùng sau khi đã luyện hết các bộ khác, vì như vậy mới thấy cái hay của LĐK.
    Nhưng chốt lại ở bộ LĐK, Vi Tiểu Bảo thoát được nguy hiểm, dành được địa vị, tiền tài, vợ đẹp? phần lớn do những trò ?oma giáo? của hắn để ?ođi đường tắt, hiệu quả nhanh?, còn việc duy trì được những thứ này thì phần lớn do bản chất ?ochính giáo? của hắn.
  2. mabun

    mabun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    1
    Có bài này khá vui post cho mọi người xem chơi
    -------------------------------------------------

    Kim Dung lý sự khoa học công nghệ Why not?
    Thiếu lâm tự - thư viện multimedia
    Khi đạp nhành liễu vượt biển trở về Ấn Độ, Bồ Đề Đạt Ma đã để lại cho Võ lâm Trung Nguyên một di sản võ học đồ sộ, vô giá. Nó lớn tới nỗi Thiếu Lâm tự mặc nhiên trở thành sao Bắc đẩu của nền võ học Trung thổ bao la. Tàng kinh các trăm năm sau vẫn là thư viện võ học vĩ đại, kỳ bí, hấp dẫn nhất. Nơi cao thủ giang hồ Thập diện mai phục cũng là hiểm địa Ngoạ hổ tàng long bậc nhất võ lâm.
    Trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung, sách, văn tự nơi Tàng kinh các của Thiếu Lâm luôn là những "bí kíp" chỉ cần lấy được... vài tờ cũ mèm, mỏng dính thôi cũng đủ nuôi mộng trở thành cao thủ hành tẩu giang hồ hay làm mưa làm gió. Quách Tường chỉ lõm bõm được vài câu của "Cửu dương chân kinh" qua miệng Đại Sư Viễn Giác cũng đủ lập thành môn phái Nga Mi danh tiếng võ lâm. Trương Tam Phong khi còn là Trương Quân Bảo cũng câu được, câu mất, câu gà, câu vịt chẳng đầu đuôi của Giác Viễn mà thành Tôn Sư lừng lẫy, kỳ nhân võ lâm sáng lập Võ Đang lưu truyền đến tận đời sau? "Mọi nguồn gốc võ học trong thiên hạ đều từ Thiếu Lâm mà ra?", Thiếu Lâm tự tự hào tuyên bố với thiên hạ. Điều ấy là chân lý nơi Trung thổ. Nhưng chưa chắc là chân lý những nơi? ngoài Trung thổ. Cao thủ Trung Nguyên, các môn phái có gốc từ Thiếu Lâm đều sử dụng quyền, cước, chưởng, đao, kiếm, côn, kích... những võ công và binh khí của Thập bát ban Thiếu Lâm tự. Cho đến ngày những "dị khách" phương xa tìm đến, Võ lâm Trung Nguyên mới "trố" mắt, "xất bất xang bang" trước những võ công, binh khí quái dị của Tây Vực (khu vực gọi chung trong bán đảo Ả Rập).
    Kim Luân Pháp Vương - Bánh xe lửa? đường sắt
    Cưu Ma Trí - pháp sư Thổ Phồn đến Trung thổ như một dị nhân chưa từng gặp của cao thủ Trung Nguyên. Chỉ với "Hoả diệm đao" khét lẹt mùi diêm sinh, mùi gas cũng làm xính vính Thiên Long tự của nước Đại Lý đến tận Thiếu Lâm tự sang cả. Ông ta đi tới đâu xem chừng phòng cháy chữa cháy phải theo tới đó kẻo mà mọi thứ dễ ra tro. Nhưng Cưu Ma Trí vẫn chỉ là dùng "chưởng" (lòng tay, cạnh bàn tay) chẳng sử dụng binh khí. Kim Luân Pháp Vương khác hẳn, ông ta đến với hai? bánh "luân xa" lởm chởm răng cưa, sắc như lưỡi lam cạo râu Gillette. Vũ khí thuỷ tổ của cái Boomerang mà thổ dân Úc Đại Lợi ưa xài, nó ném đi như sấm sét rồi vòng trở lại tay người sử dụng, nó lại bằng sắt nặng trịch như cái bánh xe lửa mãi đến thế kỷ 19 mới hoàn tất công nghệ. Đụng độ với Cưu Ma Trí, cao thủ nào cũng ngán dù ông ta chưa phải đệ nhất dị nhân. Quách Tĩnh, Dương Qua đều đã nhiều lần te tua suýt mất mạng nếu không có ?oGiáng long thập bát chưởng? hùng mạnh chống đỡ. Cũng tương tự, khi những sứ giả Ba Tư xuất hiện với võ công và binh khí là những chiếc Thánh hoả lệnh. Cao thủ Trung Nguyên cũng te tua, tơi tả. Chẳng đao kiếm nào có thể làm mẻ dù là tí xíu những chiếc Thánh hoả lệnh được đúc từ thép công nghệ cao - ngoại trừ Đồ long đao và Ỷ thiên kiếm. Thánh hoả lệnh và hai "quả luân xa" hẳn ít nhiều liên quan đến khoa học kỹ thuật ngành luyện kim cơ khí theo liên tưởng? hàm hồ của người viết.
    Kỹ sư hoá học - Ngũ hành kỳ - Minh Giáo
    Ngũ hành kỳ: kim - mộc - thuỷ - hoả - thổ là đội đặc nhiệm tinh nhuệ của Minh Giáo. Hoả kỳ chơi hoả công, hoả pháo nôm na là lựu đạn, TNT, mìn claymore lọt vào bãi mìn của Hoả kỳ xem như ?otìm không ra cọng lông...?. Thuỷ hành kỳ chuyên trị xịt thứ nước đen ngòm tanh rình, trúng ai là coi như tan rữa thi thể. Đệ tử Thuỷ hành kỳ sau này lưu lạc bốn phương nhưng hậu duệ chính là những kẻ đánh ghen mướn, tạt axít, huỷ hoại nhan sắc kẻ thù và tiến dần tới "xã hội đen" thanh toán đến "má cũng chẳng nhận ra". Còn di hại tới đời nay. Mộc hành kỳ, Thổ hành kỳ cũng biến tướng thành lâm tặc phá rừng và khai thác cát lậu làm sụt lở bờ kè, bờ rạch lung tung xèng như hôm nay.
    Ngành hoá học đã manh nha từ Thuỷ hành kỳ, Hoả hành kỳ và còn thêm Miêu nữ Lam Phượng Hoàng - hoa hậu vùng cao chuyên dùng độc trùng, độc thảo, độc dược để? đầu độc đối phương. Môn phái mà " Võ lâm truyền kỳ" hôm nay cũng có tên, các cao thủ online rất ngán đụng độ, chạm vào là người xanh lè xanh lét, giãy đành đạch và xem như "trèo lên nóc tủ ngồi buôn hoa quả?".
    Ngành hoá học cổ xưa từ Minh Giáo chắc chắn đã đóng góp vào bảng phân loại tuần hoàn Mendeleev của nhân loại thế kỷ 20. Lại thêm một kết luận? hàm hồ của người viết.
    Tiểu Long Nữ - Dương Qua - Phòng máy lạnh
    Tiếp thu kinh nghiệm "Èn Joi" của Hư Trúc - Mộng Cô trong "đề bô" nước đá nơi Tây Hạ. Vài trăm năm sau nơi cổ mộ bí hiểm, Tiểu Long Nữ - Dương Qua phát minh ra phòng máy lạnh đầu tiên - sơ khai nhưng chẳng kém phần sung sướng. Chiếc giường Hàn băng chỉ là nơi luyện công nhưng là nơi luyện công? ***y nhất trong tiểu thuyết Kim Dung. Ai cũng phải "nuy" tất tật.
    Nhưng họ là những nhân vật đạo đức Khổng Giáo cùng mình, chẳng ai bậy bạ cho đến khi Doãn Chí Bình đệ tử Toàn Chân "nhòm" thấy. Máy lạnh thời nay lại chẳng được "gợi ý" từ hầm nước đá Hư Trúc, chiếc giường Hàn băng của Tiểu Long Nữ hay sao? Khoa học, kỹ thuật công nghệ để phục vụ con người mà.Những dòng "tán nhảm". Mong Kim Dung tiên sinh xá tội, xá tội.
    Theo Đỗ Trung Quân
    Báo tiếp thị

  3. bochet

    bochet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    1.003
    Đã được thích:
    3
    hic, bài hay thật. ĐỌc xong hùng tâm lại nổi lên. định quyết 1 trận phân cao thấp. h`ih`i, nhưng ma` nghĩ lại, nên theo bạn ko_codai85 , chà, cao thủ quả thật như mây!
  4. luonnoiloiyeu

    luonnoiloiyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2006
    Bài viết:
    1.138
    Đã được thích:
    0
    Bằng hữu bọ chét nói chí phải. Nhưng tại hạ xin hỏi quý bằng hữu và bochet về những người đứng ngoài chính tà nhưng cũng xen vào thế cuộc thì thế nào?
    Quý hữu thông cảm vì tại hạ đi hơi lệch chủ đề. Theo kiến giảui của tại hạ thì những người đã dám đứng ngoài lập trường chính tà đa phần có võ công thượng thừa đủ dọc ngang giang hồ hay chí ít cũng là tôn sư một phái. Có điều tại hạ thấy nên phân làm THIỆN- ÁC- TÀ thì hay hơn là CHÍNH- TÀ rõ rệt.
    Thành phần "trung tính" mà tại hạ nhắc đến kể ra cũng dễ nhận ra nhưng xem chừng nhìn nhận vào vấn đề thì e rằng hơi khó. Bản ngã của các nhân vật dạng này khá cao. Hoàng Dược Sư chẳng hạn, có lúc hiền như bụt có lúc ... ác như thú nhưng tựu trung ông ta thẳng tính, cương cường vì xét cho cùng cũng laầnất đại tôn sư nên chẳng sợ ai. Tuy vậy, những nhân vật dạng này có không ít kẻ nhỏ nhen tính toán, tiểu nhân bỉ ổi để thoả mãn cái tôi của mình bên cạnh những người đại nhân đại lượng.....
    Chao ôi, mệt quá! Quý hữu bổ sung dùm, tại hạ cảm ơn.
  5. konhu_loaicodai_85

    konhu_loaicodai_85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2004
    Bài viết:
    2.047
    Đã được thích:
    0
    Ko dám lấy nhân vật ra minh hoạ bởi hầu như mỗi nhân vật đều ko chỉ thâm thuý một tính cách, một kiểu sống. Trong con người, để phân biệt chính hay tà cần lấy hành động nhận xét. Xét theo một khía cạnh nào đó, Hoàng Dược Sư được nể nhiều hơn là được yêu mến, và bởi vì được cả nể nên muốn làm gì thì làm. Song...(), nhân vật dạng này vẫn được yêu thích, ai chả mún được khen là thẳng tính, cương cường. Và đôi khi cái tính ấy còn có vô khối bằng hữu ấy chứ.
    Quý bằng hữu nhã giám!
  6. Lang_Q

    Lang_Q Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2006
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Có tí văn tự sáng tác, tiếp chiêu Ma Bùn Lão Quái phát (Kim Dung lý sự khoa học công nghệ).
    Lại nói Cưu Ma Trí tới Trung Nguyên, tự tin thân mang nhiều tuyệt nghệ diễu võ dương oai nhằm chấn áp quần hùng trung nguyên, ngờ đâu giữa chừng gặp chú tiểu Hư Trúc, đời thứ 3 chùa Thiếu Lâm. Chỉ với 1 chiêu vỡ lòng Vi đà Chưởng, chú tiểu này làm lão quốc sư Thổ phồn lắc đầu lè lưỡi, mặc dù lão giở hết vốn ra, nào là Tiểu Vô Tướng Công mô phỏng 72 tuyệt kỹ TL, rồi Hoả Diệm Đao, Niêm Hoa Chỉ ? vẫn không động tới 1 cọng lông của chú tiểu kia. Lão có ngờ đâu dưới vỏ bọc hiền lành của chú, lão đang phải đối phó với 1 giáo chủ hùng mạnh, 1 quái kiệt võ lâm với nào là Bắc Minh Thần Công, Tiểu Vô Tướng Công, Thiên Sơn Lục Dương Chưởng, Thiên Sơn Chúc Mai Thủ? Từ đó Cưu quốc sư mới bớt đi vẻ Tinh tướng mà thầm phục anh hào Trung thổ.
    Lại nói về sự quan hệ giữa xưa và nay. Đọc tới sự thần kỳ của những môn thuốc cao của Hồ Thanh Ngưu (Minh giáo), Bình nhất Chỉ hoặc của Nga Mi phái cỏ khả năng trị ngoại thương trong thời gian ngắn, các dược gia ngày nay nhiều lúc tự hỏi: Chẳng lẽ Kháng sinh Penixinin được phát hiện từ xưa? Còn những chiếc áo hộ thân như của Hoàng Dung, Vi Tiểu Bảo, Viên Thừa Chí chắc cũng là tiền thân cho áo chống đạn dùng cho cảnh sát đặc nhiệm ngày nay? Đọc tới cách lên đỉnh Hắc Mộc Nhai của giáo chúng Triều Dương Thần Giáo, các kỹ sư ngày nay liền sáng chế ra cáp treo Yên Tử để giúp chúng tăng phật tử bớt đi sự mỏi gối chồn chân trên đường thỉnh kinh niệm phật. Còn nữa, các chi tiết về cơ quan trong mật đạo của Minh giáo hoặc trong mộ Kinh Sài Lang Quân chắc cũng là cơ sở để phát triển ngành cơ khí tự động hoá ngày nay - hồ đồ thật. Thế tượng 18 vị la hán tự vận động đánh nhau với các cao thủ lọt vào TLT thì sao? Chẳng lẽ từ xưa con người đã phát triển công nghệ Robot?
  7. luonnoiloiyeu

    luonnoiloiyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2006
    Bài viết:
    1.138
    Đã được thích:
    0
    Tại hạ nêu thêm một nhân vật nữa. Xét kỹ nguồn gốc thì người này thuộc chính phái song ông ta còn đứng trên cả lập trường chính tà, đắc đạo, ngộ hạnh vô cùng: vị sư già quét Tàng kinh Các trong Thiên Long Bát Bộ.
    Nghe đoạn kệ của ông này có nhiều điều đáng ngẫm lắm. Triết lý sâu sắc nhất nằm ở chỗ bình thường nhất, ấy mới là vi diệu. Lại ngẫm cách ông ta nhận trọng chưởng của Tiêu Phong, hóa giải hận thù hai nhà Mộ Dung- Tiêu thị. Ôi, tấm lòng sao mà bao la quá....
    Cảm tạ tiểu cô nương đã có lời!
  8. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Mabun huynh kiếm được bài ở đâu hay ghê!
    Vấn đề ở chỗ Doãn Chí Bình "nhòm" thấy đấy là khi máy lạnh bị hỏng chứ! TLN-DQ phải luyện ở bên ngoài trời và anh giai DCB "soi" thấy, thế mới có chuyện hay!
    Em nghĩ đội Ngũ hành kỳ của Minh Giáo phải được gọi là binh chủng hợp thành mới đúng! Có đầy đủ các lực lượng, hỗ trợ tốt cho nhau. Các phe phái khác nhìn cứ gọi là lác mắt!
  9. Chi_Nhuoc

    Chi_Nhuoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2005
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Đúng là đoạn này chỉ để đọc cho vui còn dẫn chứng, ví dụ thì sai be sai sai bét.
  10. khanhhy77

    khanhhy77 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    Hê, hay thật mọi người bảo nó là chính thì nó là chính mà bảo nó là tà thì nó là tà, Bây giờ có 100 người thì 99 người bảo Tiêu Phong là tà thì 1 người bảo là chính được à, noi thế ai tin.
    Cãi nhau làm gì nhiều thế. không có chính thi lấy cái gì để các ông xác định là tà, mà không có tà thì lấy cái gì làm chính.

Chia sẻ trang này