1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

VÕ & ĐẠO

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi zimaleta, 10/06/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. TroiOiBoToiRa

    TroiOiBoToiRa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2004
    Bài viết:
    219
    Đã được thích:
    0
    đề nghị Mod khoá vĩnh viễn cái nick này lại chả viết cái gì hay liên quan đến võ thuật lúc nào cũng dây dưa đưa đẩy vào vấn đề chính trị, thích bàn chuyện chính trị qua các box chính trị mà bàn
  2. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Coi vậy chứ cái ông già MSGvovit lâu lâu cũng bới ra nhiều cái hay ho lắm.
    Mấy lần ổng nói về lịch sử TKD, nói mé mé thôi mà tôi cũng tự mò mẫm ra nhiều cái hay. Giải toả được một số thắc mắc. Chỉ có điều ông ta không học võ nhiều và nghiện chính trị hơi bị nặng. Nhưng tấm lòng của ông ta đáng ghi nhận.
  3. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    hihi tôi thấy bác MSGvovit có vẻ nghiện chính trị theo kiểu " ngộ độc thực phẩm" đó hihi, bác ấy có vẻ biết nhiều và quen biết nhiều nhân vật liên quan đến võ thuật, tiếc là ít viết ra.
  4. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Xin phép phải thu nhỏ chữ của anh Bảy lại. Chuyện này phải nói thì thào. Nói lớn quá người ta nghe thấy kỳ lắm.
    Kính chào bác vnebiz,
    Hôm trước bác có vài lời khenvới tôi. Tôi không biết dùng làm gì. Để trong bụng thì thấy ấm ách khó chịu. Hôm nay có chỗ để dùng rồi. Thật cám ơn bác lắm lắm.
  5. president2008

    president2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2006
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Cho phèp tui nhà?y bĂ? và?o Topic Vòf và? Đào cù?a bàc Zima quà?ng cào tỳ chơi. Ai cĂ?n hà?ng xìn theo kiĂ?u nà?y liĂn hẶ qua mẶt và?i bàc trĂn diĂfn 'à?n nà?y sèf 'ược như ỳ !
    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Phap-luat/2006/08/3B9ED066/
    Xin nòi ròf là? vĂfn cò?n nhiĂ?u nơi 'Ă? càc bàc toài nguyẶn. Cò nhiĂ?u "Vòf Sư" trĂn nà?y 'àf tư?ng 'ược cẮp chứng chì? xìn qua càc lò? như ơ? trĂn.
  6. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Kỳ dzậy. Quảng Nam sao cĂ mấy thằng 'en 'en như Khmer Đỏ dzậy.
    MĂ cĂi chứng ch? HLV giĂ bao nhiĂu. bĂc PM bĂo giĂ cho tĂi 'i. Dạo nĂy fn nĂi trĂn nĂy khĂng cĂ vfn bằng khĂ nĂi quĂ.
  7. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Những Giá Trị Tinh Thần Của Judo
    I. Trước hết chúng ta cần xem qua 11 điều môn quy Judoka.
    1. Kính trọng, nghe lời chỉ dạy và khuyên bảo của huấn luyện viên võ sư.
    2. Siêng năng rèn luyện võ thuật.
    3. Bình tĩnh can đảm để vượt qua khó khăn trở ngại.
    4. Giữ gìn tình đoàn kết với các bạn đồng môn cũng như với các bạn ở các môn phái võ thuật khác.
    5. Không khoe khoang, kiêu ngạo, luôn lắng nghe sự góp ý của các bạn đồng môn. Không hiếu chiến và gây chiến khi đã có một bản lĩnh khả dụng.
    6. Giữ mình trong sạch để xứng đáng là một môn đồ Judo.
    7. Sẵn sàng giúp đỡ người yếu đuối thế cô.
    8. Xa lánh mọi ham mê truỵ lạc.
    9. Tránh mọi sự bất chính, bất trung, bất nghĩa.
    10. Trong cuộc sống triệt để áp dụng phương châm "dĩ nhu chế cương".
    11. Trong Quá trình tập luyện nếu xảy ra thương tích, tuyệt đối không được trách huấn luyện viên hay bạn tập cùng. Hãy tự trách mình bất cẩn.
    II. Huấn luyện về đạo đức (Ethical Training): Bây giờ chúng ta hãy nhìn vào những khía cạnh hiểu biết về căn bản của maximum efficiency hay còn gọi là hiệu quả lớn nhất trong chương trình giảng dạy nhân bản đạo đức của môn Nhu đạo.Trong cuộc sống hàng ngày, nhìn quanh chúng ta, có rất nhiều người dễ dàng bị kích thích bởi tự nhiên và họ trở nên giận dữ với những lý do thật là đơn giản. Nhu đạo có thể giúp những người này trở nên điềm đạm và kiểm soát được chính họ.Qua những tháng ngày huấn luyện tại võ đường, họ sẽ nhận ra được sự giận dữ là nguồn tiêu hao năng lượng trong cơ thể. và điều này sẽ dẫn đến những kết quả xấu cho chính bản thân họ và những người chung quanh.
    Tập Nhu đạo sẽ mang lại thật nhiều hữu ích cho những ai không tự tin vào chính bản thân mình vì những thất bại trong quá khứ .Nhu đạo dạy cho chúng ta đi tìm những phương cách tốt nhất, trong tất cả những tình huống hàng ngày, thêm vào đó, Nhu Đạo còn giúp chúng ta hiểu ra rằng sự lo lắng cũng là một sự tiêu hao năng lượng.Nói một cách khả quan, một người thất bại và một người trên đỉnh thành công có cùng một vị trí giống nhau, cả hai đều phải quyết định bước kế tiếp của mình, chọn cho mình một hướng đi để đi tới tương lai.
    Qua quá trình tập luyện họ sẽ nhận được những tiềm lực giống nhau để đi đến chỗ thành công, Nhu đạo sẽ hướng chúng ta từ bỏ sự lười biếng và thất vọng để đi đến trạng thai khoẻ mạnh trong những hoạt động của mỗi người chúng ta hàng ngày.Một điều nữa mà chúng ta sẽ thấy được qua những giờ học Nhu đạo là sự không hài lòng kéo dài về người khác sẽ được giảm dần.Chúng ta cũng sẽ cảm nhận được sự nghĩ xấu cho người khác cũng là một sự tiêu hao năng lượng bản thân.Tập luyện mỗi ngày dần dần chúng ta sẽ cảm nhận được sự bình an trong sự suy nghĩ.
    Chân Thiện Mỹ (Aesthetics): Tập Nhu đạo mang lại cho chúng ta nhiều điều thích thú về chân thiện mỹ,chúng ta sẽ cảm giác được sự phát triển của các cơ bắp và thần kinh, sự hài lòng về những động tác, niềm vui khi thắng trận, Chưa hết, chúng ta cũng sẽ thấy được sự đẹp đẽ, tươi sáng và duyên dáng của cái Nhu, qua những bài biểu diễn của các bạn trong võ đạo quán, Đây là chân thiện mỹ trong Nhu đạo.
    III.Huấn luyện ý chí (Training the mind): Trong Nhu đạo cả hai phần bài quyền Kata, hay đối luyện tự do Randori đều là thể loại huấn luyện ý chí, nhưng đối luyện tự do được xem là thể loại hữu hiệu hơn. Trong khi đối luyện tự do, chúng ta phải tìm nhược điểm của đối phương và tấn công họ bằng những đòn sở trường và tình thế mà chúng ta đã học được.Tập đối luyện tự do, làm cho người võ sinh học được sự đứng đắn, thành thật, biết suy nghĩ,thận trọng, và sự cân nhắc kỹ càng trong mọi hành động. Cùng một lúc, người võ sinh còn học được cách đánh giá ,quyết định một cách nhanh chóng và hành động một cách đúng đắn trong khi tấn công cũng như trong phòng thủ, trong khi đối luyện, không có sự do dự hay chần chừ.
    Trong khi thực tập randori, chúng ta không thể biết trước được đối phương sẽ làm gì , hay ra đòn gì, hoặc sẽ thủ như thế nào. Đề phòng trở nên phản xạ tự nhiên thứ hai, Một khi ai giành được sự thăng bằng, sự tự tin sẽ xuất hiện và chúng ta có thể đối phó với mọi tình huống.Sức mạnh của sự chú ý, quan sát, tưởng tượng, lý luận, và phán quyết sẽ theo tự nhiên mà tăng lên theo thời gian,và đây là những cá tính mà chúng ta cần có trong đời sống hàng ngày cũng như trong võ đường. Tập luyện randori nói cách khác là chúng ta tìm hiểu sự phức tạp giữa ý nghĩ và cơ thể con người. Mỗi khi chúng ta bước lên sàn tập, hãy nhớ rằng để đạt kết quả cao nhất với ít sức lực nhất, ngay cả với đối thủ nhỏ hơn chúng ta.thì chúng ta sẽ hiểu và yêu thích môn Nhu đạo. Điều này cũng có thể áp dụng vào đời sống hàng ngày, dùng lý lẽ mềm nắn rắn buông mà ông bà chúng ta dạy từ xưa. Một điều nữa mà chúng ta nên học từ randori là dùn sức vừa phải, đừng nhiều quá nhưng cũng đừng ít quá
    Trong cuộc sống hàng ngày nhiều khi chúng ta làm những công việc với quá nhiều sức, kết quả là chúng ta sẽ mau mệt mỏi và chán nản, cũng như nhiều người trong chúng ta lại bỏ ra quá ít sức và không biết khi nào dừng lại. Trong randori, nhiều khi chúng ta thường gặp những đối thủ háo thắng, tấn công liên miên.Chúng ta được tập luyện không phải để cản lại sức lực nhưng cảm lực và thuận theo chiều của lực đối phương để né tránh và đến khi đối phương mệt nhoài mới ra đòn.Điều này chúng ta thấy được trong cuộc sống hàng ngày, nhiều khi chúng ta gặp những người nóng tính, cãi bướng và không chịu nghe lý lẽ, đừng chống lại hãy đợi người ấy dịu xuống và bình tĩnh lại và lúc đó chúng ta hãy nói chuyện.
    (Jigoro Kano - Master & Founder of Judo, Kodokan Judo)
    (Sưu tầm)
  8. vietnamkarate

    vietnamkarate Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0

  9. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Chuyện đó đây bác TLBP.
    ÔNG GIÀ NẤU BẾP
    Một buổi tối mùa đông năm 1786, ông già mù đã từng nấu bếp cho bà công tước Tun, đang nằm hấp hối trong một căn nhà gỗ nhỏ ở ngoại ô thành Viên (1); Gọi là nhà cũng không đúng, thực ra đây chỉ là một cái trạm gác cũ kỹ ở sâu tận cuối vườn. Vườn cây ngổn ngang cành mục bị gió quật gẫy. Mỗi khi có người bước lên, những cành cây đó lại kêu răng rắc và con chó xích trong chuồng lại khẽ gầm gừ. Chó cũng nằm chờ chết như chủ. Nó cũng già lắm rồi và không còn sủa được nữa.
    Mấy năm trước đây, ông đầu bếp bị hơi nóng trong lò bốc ra làm hỏng đôi mắt. Từ ngày ấy quản gia của bà công tước bèn đuổi ông ra ở ngoài trạm gác và thỉnh thoảng mới thí cho vài đồng phơ-lo-rinh.
    Ông bếp ở cùng với cô con gái mười tám tuổi, tên là Ma-ri-a. Đồ đạc trong trạm gác chỉ có mỗi một chiếc giường, vài ghế dài, một chiếc bàn cục mịch, ít bát đĩa sứ đầy vết rạn. Và sau hết là một chiếc đàn dương cầm, của cải độc nhất của Ma-ri-a.
    Đàn cũ kỹ đến nỗi mỗi khi có một tiếng động xuất hiện ở xung quanh, những sợi dây thường rung lên đáp lại bằng một âm thanh khẽ và kéo dài rất lâu. Ông bếp thường gọi đùa chiếc đàn dương cầm ấy là ?ongười trông nhà? của mình. Bất cứ có ai bước vào nhà, đàn cũng chào đón bằng một tiếng rên già nua, run rẩy.
    Khi Ma-ri-a tắm rửa cho người cha hấp hối xong, mặc cho ông chiếc áo sơ-mi sạch sẽ và mát mẻ, ông già nói :
    - Xưa nay cha vẫn ghét bọn cha cố và thày dòng. Cha không muốn mời họ đến nghe cha thú tội. Nhưng cha lại thấy cần được thanh thản lương tâm trước khi chết.
    Ma-ri-a sợ hãi hỏi :
    - Vậy cha bảo làm thế nào bây giờ ?
    Ông già nói :
    - Con hãy ra ngoài đường, gặp người nào đầu tiên thì mời vào đây, để nhận lời thú tội của người hấp hối. Không có ai nỡ từ chối con đâu.
    - Đường phố nhà ta làm gì có mấy ai qua lại. ?" Ma-ri-a lẩm bẩm, trùm khăn rồi bước ra.
    Cô chạy qua vườn, cố hết sức mới mở được cánh cổng sắt đã han rỉ và đứng lại. Đường phố vắng tanh. Gió thổi những chiếc lá trên mặt đường và những giọt nước mưa lạnh từ trên trời tối rơi xuống.
    Ma-ri-a đợi rất lâu và lắng tai nghe. Cuối cùng cô thấy hình như có một bóng người đi dọc hàng rào, vừa đi vừa khẽ hát. Cô tiến lên mấy bước định đón, nhưng bỗng vấp phải người ấy và kêu thét lên. Người khách đứng lại, hỏi :
    - Ai thế ?
    Ma-ri-a nắm lấy tay ông ta và giọng run run kể lại lời cha mình yêu cầu. Người khách bình thản nói :
    - Được, tuy tôi không phải là cha cố, nhưng cũng chẳng sao. Ta vào đi.
    Họ vào nhà. Nhờ ngọn nến, Ma-ri-a nhìn thấy khách là một người nhỏ bé, gầy. Ông đặt chiếc áo mưa ướt át lên ghế dài. Ông mặc rất duyên dáng mà lại vẫn giản dị. Ánh sáng ngọn nến làm lấp lánh chiếc áo chẽn màu đen, những chiếc khuy thủy tinh và chiếc cổ áo đăng ten.
    Khách còn rất trẻ. Trông cách ông lắc lư đầu, sửa lại mái tóc giả rắc phấn, còn một cái gì rất trẻ con. Ông nhanh nhẹn đẩy chiếc ghế đẩu lại gần giường, ngồi xuống đó, rồi cúi đầu, chăm chú và vui vẻ nhìn vào mặt người hấp hối.
    Khách nói :
    - Cụ nói đi. Tôi không được quyền của chúa trao, nhưng tôi được quyền của Nghệ thuật, vì tôi không phụng thờ Chúa mà phụng thờ Nghệ thuật. Có lẽ dùng cái quyền đó tôi cũng sẽ làm nhẹ được cho cụ những giây phút cuối cùng và cất đi được gánh nặng trong lòng cụ.
    Ông già cầm tay khách, kéo lại gần mình thì thầm :
    - Tôi đã làm lụng cả đời, cho đến tận lúc bị mù. Mà ai làm lụng thì người đó còn thời giờ đâu gây tội ác nữa. Khi vợ tôi bị bệnh lao, bà ấy tên là Mác-ta, thầy thuốc kê vào đơn nhiều thứ thuốc đắt tiền và bảo phải cho bà ấy ăn tinh sữa, nho và uống rượu vang đỏ, tôi đã ăn cắp trong bộ đồ ăn của bà công tước Tun một chiếc đĩa bằng vàng, bẻ thành mảnh vụn rồi đem bán. Đến bây giờ tôi vẫn ăn năn về việc đó và vẫn giấu con gái tôi vì tôi đã dạy cháu không được đụng tới một thứ nhỏ gì của người khác.
    Khách hỏi :
    - Thế có người đầy tớ nào của bà công tước bị phạt oan không ?
    - Thưa ông, xin thề là không có ai cả - ông già trả lời rồi khóc - Nếu như tôi biết trước là chỗ vàng đó cũng chẳng cứu được bà Mác-ta, thì tôi đã chẳng ăn cắp.
    Khách hỏi :
    - Tên cụ là gì ?
    - Thưa ông, Giô-han Mây-e.
    - Thôi được, cụ Giô-han Mây-e ?" khách nói và đặt bàn tay lên đôi mắt mù của ông già, - cụ không có lỗi đối với ai cả. Điều cụ vừa kể không phải là tội lỗi, cũng không phải là một việc ăn cắp, mà trái lại, có thể còn được coi là một chiến công của tình thương yêu kia đấy.
    Ông già thì thầm: "A ?" men!"
    Khách nhắc lại : "A ?" men!". Bây giờ thì cụ nói cho tôi biết , trước khi từ giã cõi đời, cụ có mong ước điều gì không ?
    - Tôi muốn có người sẽ chăm sóc cho cháu Ma-ri-a hộ tôi.
    - Tôi sẽ làm việc đó. Cụ còn muốn điều gì nữa ?
    Khi đó ông già hấp hối đột nhiên mỉm cười và nói to :
    - Tôi còn muốn được nhìn thấy bà Mác-ta một lần nữa, đúng như khi tôi đã gặp bà lần đầu hồi còn trẻ. Tôi muốn được nhìn thấy mặt trời và khu vườn cũ này lúc đang mùa xuân hoa nở. Nhưng thưa ông những ước mong đó không thể thực hiện được. Xin ông đừng giận tôi đã nói những lời gàn dở. Chắc là bệnh tật đã làm tôi mất tỉnh táo rồi...
    Khách nói : "Được" - Khách đứng dậy và nhắc lại : "Được". Ông bước tới cạnh đàn, ngồi xuống chiếc ghế đẩu đặt trước đàn, nói to lần thứ ba : "Được" và bỗng nhiên những thanh âm lan nhanh ra khắp trạm gác, tưởng chừng như có ai ném xuống sàn nhà hàng trăm quả cầu thủy tinh nhỏ bé.
    Khách nói :
    - Cụ nghe đây. Cụ hãy nghe và thử nhìn xem.
    Khách bắt đầu đàn . Sau này Ma-ri-a còn nhớ mãi nét mặt của khách hôm đó ra sao khi phím đàn đầu tiên vang lên dưới bàn tay của ông, vầng trán tái xanh một cách khác thường và trong đôi mất màu xẫm, bóng ngọn lửa nến đang đung đưa.
    Đã bao nhiêu năm nay chiêc dương cầm này mới lại vang lên to như thế. Thanh âm không những tràn ngập trạm gác mà còn lan ra ngoài vườn. Con chó già chui trong chuồng ra, ngồi nghiêng đầu, lắng nghe và khẽ vẫy đuôi. Tuyết ẩm bắt đầu rơi, nhưng con chó vẫn ve vẩy tai.
    - Thưa ông, tôi nhìn thấy rồi ! ?" ông già nói và nhấc đầu dậy, - Tôi nhìn thấy hôm tôi gặp vợ tôi lần đầu, và vợ tôi e thẹn đã làm rơi vỡ chiêc bình sữa. Hôm đó vào mùa đông trên vùng níu. Bầu trời trong vắt như một tấm kính mầu xanh và Mác-ta đã cười ?" ông già nhắc lại, nghe tiếng đàn thánh thót.
    Khách vẫn đàn, mắt nhìn vào ô cửa sổ đen ngòm. Ông ta hỏi :
    - Còn bây giờ, cụ có nhìn thấy gì không ?
    Ông già im lặng, lắng nghe.
    - Chẳng lẽ cụ không nhìn thấy gì à ? ?" khách nói nhanh, tay vẫn không ngừng đàn, - là đêm từ màu đen đã chuyển snag màu xanh thẫm, rồi xanh nhạt, và ánh sáng ấm từ trên cao dọi xuống. Trên các cành già cỗi của những cây cối trong vườn đã đang nở những bông hoa trắng. Theo tôi thì đó là hoa táo, tuy ở trong phòng này nhìn ra thì chúng to như những bông hoa uất- kim-cương. Cụ thấy chứ, tia nắng đầu tiên chiếu, lên hàng rào bằng đá, sưởi ấm nó và làm bốc lên hơi nước. Chắc đó là do rêu bị ngấm tuyết bây giờ đang khô lại. Còn bầu trời thì mỗi lúc một cao thêm. Những đàn chim đã lại theo nhau bay về phương bắc, trên thành phố Viên cổ kính của chúng ta.
    Ông già kêu lên :
    - Tôi đã nhìn thấy tất cả những cái đó !
    Bàn đạp khẽ kêu rít, và đàn dương cầm bắt đầu cất tiếng long trọng, tưởng chừng không phải cây đàn nữa mà là hàng trăm tiếng người reo vui.
    Ma-ri-a nói với khách :
    - Không thưa ông, những bông hoa đó hoàn toàn không giống uất-kim-cương... đó là những bông hoa táo nở trong có một đêm.
    Khách trả lời : ?o Đúng là hoa táo, nhưng cánh lại rất to?.
    - Mở cửa sổ ra , con - ông già yêu cầu.
    Ma-ri-a mở cửa sổ ra. Không khí lạnh tràn vào phòng. Khách đàn rất khẽ và chậm. Ông già ngả đầu xuống gối, thở hổn hển và tay bấu lấy chăn. Ma-ri-a chạy vội lại. Khách ngừng đàn, nhưng vẫn ngồi yên không động đậy bên cây đàn, như bị bản nhạc của chính mình thôi miên.
    Ma-ri-a bắt đầu thét lên. Khách đứng dậy, bước tới bên giường. Ông già vừa nói vừa thở hổn hển :
    - Tôi đã nhìn thấy mọi thứ như bao nhiêu năm về trước. Nhưng tôi chưa muốn chết mà vẫn không biết... tên , tên ông !
    - Tên tôi là Vôn-han A-me-đây Mô-da (2) ?" khách trả lời.
    Ma-ri-a lùi ra khỏi giường và khuỵu chân xuống rất thấp, đầu gối như chạm sàn, cúi chào nhà nhạc sĩ vĩ đại.
    Khi cô đứng thẳng dậy thì ông già đã chết rồi. Bình minh đỏ ửng ngoài cửa sổ và trong làn ánh sáng ban mai đó, khu vườn hiện ra phủ đầy hoa tuyết ẩm ướt.
    Truyện ngắn của C. PAUTÔPXKI (nhà văn NGA)
    VŨ QUỲNH dịch
  10. newdom

    newdom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Bài viết:
    816
    Đã được thích:
    0
    Để trả lời được cho bác có mà hết ngày , hỏi gì mà lắm thế , bố ai trả lời cho xuể .
    Theo em chữ "đạo" theo nghĩa Hán Việt là "đường" còn chữ "Đạo" bác viết hoa muốn ám chỉ một con đường to hơn con đường bình thường , phải không ạ. Đường mà to được chỉ do nó là đường gì , phục vụ ai thôi.
    Trong các sách cũ bàn về tôn giáo , đạo giáo nói đạo lớn nhất là Đạo Trời , đường đi của Trời - Đất , sức mạnh của thiên nhiên là vô địch , người ta chỉ có thể nương theo , mượn sức, cải tạo thêm chứ không thể chống lại được sức mạnh thiên nhiên...Người Á Đông khi khấn trước ban thờ điều đầu tiên là cúi lạy Trời -Đất mới đến chư Phật ..vvv rồi mới có các thành ngữ " Phật cao một thước, Đạo cao một trượng "...
    Là con người trong thiên hạ không vì lợi cũng vì danh...cũng là Đạo...Người nhân là người yêu mình, người trí là người biết mình...cũng là Đạo , người ta yêu mình, tự biết mình mới không làm điều trái khoáy, quá sức mình để đến không kiểm soát nổi mọi tác động trái chiều dẫn đến hao tổn hoặc tự huỷ diệt. ...
    Nói chung muốn trường tồn mỗi người phải tự đi bằng đôi chân của mình và tự tìm lấy một con đường phù hợp, mọi ý kiến bên ngoài chỉ để tham khảo.
    Võ à... !? Cũng vậy thôi.

Chia sẻ trang này