1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Võ đường Thanh Phong

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi DocCoLuKhach, 28/10/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Vove

    Vove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    0
    Đúng, trong giới võ thuật Tàu, cũng có người có nhân cách chứ, và vẫn có các võ đường đàng hoàng, xứng dáng được sự tôn trọng của người khác. Tuy nhiên, nếu ta điểm qua "tâm thức" chung của người Tàu: tham lợi cho họ bất chấp người khác (như trong bản quyền, hàng hoá giả hoặc kém chất lượng, môi sinh, etc...), thì việc thương mãi hóa võ thuật một cách gian dối là chuyện đương nhiên. Cho nên, không thể đem chuẩn mực đạo đức đi đôi với võ Tàu.
    Riêng các ông cụ dạy võ Tàu ngày xưa, chúng ta chỉ biết qua huyền thoại, các câu chuyện truyền khẩu mà thực hư không thể nào rõ ràng. Thôi thì cứ nghĩ về các cụ với mọi điều tốt đẹp nhất, chứ cũng đừng nên xem các cụ như chuẩn mực đạo đức. Các cụ xưa của nước ta còn bao người như Đồ Chiểu, Nguyễn Thái Học, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, vv, rất nhiều để ta tưởng nhớ, không cần sùng bái Ba Tàu
    Cũng nói rõ: tui học võ Tàu, dòng ông Tế Công. Tui kính ông vì ông là bậc trưởng thượng và có công dạy các tiền bối của tui. Nhưng tui chẳng thể sùng bái ông vì nội cái tật nghiện thuốc phiện đã là chẳng hay ho gì !!!
    Mà nầy, nghe bảo bác võ sư võ đường Thanh Phong nổi tiếng làm món lẩu hả. Chú em bảo với sư phụ là có anh kia ở HN bảo sư phụ làm bếp khéo, có món lẩu cực ngon :-)
  2. vietnamanhhung

    vietnamanhhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2006
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Qua sách vở nói và xem hình tui thấy Thầy YIP MAN (Diệp Vấn), sư phụ của William Cheung và Lý Tiểu Long cũng ốm nhom nhìn rất giống Thầy Tế Công, và đặc biệt cả 2 đều có chung 1 đam mê đó là nàng tiên nâu. Nếu mấy ông này không ghiền mấy thứ vui ấy chắc còn có thể sống lâu chút nửa không bỏ dở con đường võ thuật để mai một, và thiệt thòi cho các thế hệ sau.
  3. sound_of_silence87

    sound_of_silence87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/09/2003
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
  4. sound_of_silence87

    sound_of_silence87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/09/2003
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0

    Được sound_of_silence87 sửa chữa / chuyển vào 18:48 ngày 21/11/2007
  5. sound_of_silence87

    sound_of_silence87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/09/2003
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Trích aikijujitsuhcmc
    Trích từ bài của "aikijujitsuhcmc"
    --------------------------------------------------------------------------------
    bài của "banabinhdinh"
    Tại liên bang nga thì rất rộng lớn tôi ko được biết
    nếu là THIẾU LÂM HỒNG GIA ngoài bắc thì tôi được cấp bằng HLV THIẾU LÂM HỒNG GIA ,,,và bằng VÕ SƯ VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN , do Hội võ thuật cổ truyền tại Hà Nội cấp và trao nhiệm vụ là hội viên , Trưởng ban đại HG tại mockba ,
    ngoài ra tôi cũng được cấp bằng HLV cấp hồng đai của HỒNG GIA LA PHÙ SƠN , do Chưởng bộ môn VÀ HÔI VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN TPHCM .
    Xin nói và chứng minh vậy kể ra cũng ko tiện , họ lại cho rằng nhân đây mà khoe khoang ..ok
    chúc bạn tìm hiểu thêm cho rõ hơn
    Thân chào
    **************************************************************************
    Lê Ngọc Minh , có phải người có thẩm quyền cấp văn bằng võ sư , HLV cho tất cả các môn võ ở Việt Nam mạc dù môn đó mình không rành không ? . Cũng là người chọn bộ võ phục và binh khí cho võ cổ truyền Việt Nam như một thằng tàu Ô . đáng khâm phục
    Ôi chết thế hóa ra bác "banabinhdinh" là cao thủ của thiếu lâm Hồng Gia. chậc chậc. giờ em mới được biết đấy. có phải môn phái đấy có gốc là của Trung Quốc không ạ. thế môn đấy ko mặc võ phục của Tàu thì mặc của người VN hay người Nga ạ. Còn về thầy em thì được cụ Sú dạy. Bác ở trong Nam chắc không biết đến cụ Sú nhỉ.
    + Bác nói về ông Lê Ngọc Minh, em nghĩ bác được cấp bằng võ sư võ cổ truyền thì bác cũng nên có 1 chút kính trọng những bậc tiền bối đi trước chứ.
    + Cái điều này bọn em được thầy Phong dạy kỹ lắm.
    "Phải tôn sư trọng đạo
    Phải nhân ái đoàn kết..."
    "Thân ái chào bác"
    --------------------------------------------------------------------------
    Đấy là anh banabinhdinh trích dẫn bài của võ sư Xuân Thi ở Nga ?" bạn xem ở đây http://www8.ttvnol.com/forum/vothuat/798550.ttvn
    Gửi lúc 14:50, 14/11/07
    *************************************************************************
    cảm ơn bác "aikijujitsuhcmc" lắm lắm. Nhờ đó em biết bộ mặt thật của thằng bânbinhdinh. chú Xuân Thi thì em không có ý kiến ji cả. Chú là một võ sư chân chính, không tranh giành với ai điều ji cả, sống nhàn nhã, chan hòa với mọi người. Đúng là một người vừa có đức vừa có tài.
    Thank bác lần nữa.
    Được sound_of_silence87 sửa chữa / chuyển vào 18:53 ngày 21/11/2007
  6. sound_of_silence87

    sound_of_silence87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/09/2003
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Trên đây là một số tiểu dẫn về banabinhdinh bị những người bạn của chúng tôi làm lộ diện
    Thanksss các bác
  7. sound_of_silence87

    sound_of_silence87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/09/2003
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    17/10/2007
    [​IMG]
    Trước nay, nói đến võ đường là nghĩ tới những lò võ độc lập, truyền võ với những tiêu chí khắt khe, chọn lựa võ sinh kỹ càng của những ông thầy võ ẩn dật. Nhưng với Võ đường Thanh Phong, điều này có gì đó thật khác: Võ đường nằm ngay chính trong trường học, tập võ thay cho một môn thể dục để học sinh - cũng là võ sinh thấy sảng khoái, yêu đời, hét "Hây a! Hây a!" vang lừng một góc sân ... Đó cũng là tiêu chí của võ sư Hoàng Thanh Phong, nhưng không vì tiêu chí đó mà võ đường đã 20 năm tuổi đời này thiếu đi tính chuyên nghiệp của những màn biểu diễn nội công đầy uy lực.
    Mục sở thị một buổi luyện công phu!
    Đối với võ sinh luyện khoảng 2 năm trở lên trong Võ đường Thanh Phong, chuyện luyện để đấm vỡ gạch trên bụng, dùng búa đập gạch trên đỉnh đầu có thể coi như cơm bữa! Một cô gái da trắng bóc trong đồng phục đen tuyền, uốn mình như diễn viên xiếc, để bạn đồng môn đặt 4-5 viên gạch lên thành bụng ... đâp, đập xong rồi bình thản vươn mình dậy, phủi phủi lớp bụi gạch đỏ bám trên áo như chưa có chuyện gì xảy ra! ImageVõ sinh khác thì rải thủy tinh vụn lên sàn nhà, nằm lên đám thủy tinh lởm chởm sắc nhọn, gồng bụng để cho chiếc xe máy Future chở 2 người đang cưỡi trên đó rồi rú ga phi qua, người ngồi trên xe tâm trạng thoải mái, chả có tí căng thẳng, rồi nghe miếng ván nảy khẽ trên thành bụng "ịch" nhẹ một tiếng, chiếc xe vọt qua theo đà ga ngon trớn đến kịch tường mới quay trở lại. Võ sinh được hai bạn kéo dậy, phủi sạch mấy miếng thủy tinh do lực bám hằn sâu trên lưng xuống đất, điều hòa nhịp thở và đứng lên đi lại bình thường. Tò mò đi theo hỏi nhỏ: "Có đau không em" - thấy võ sinh trông dáng dấp như con mọt sách nhướng mày ngạc nhiên: Sao lại đau ạ? Rồi cảm thấy người đối diện chưa tin hẳn, võ sinh chìa tấm lưng trần không có một vết xước ra cho xem. Tính ra, một chiếc xe máy nặng hơn trăm kg, cộng thêm hai thanh niên cũng nặng ngần đó cân nặng mà đi qua bụng người, với người không luyện tập võ thuật, quả cũng hãi!
    ImageTrong lúc đó, võ sư Thanh Phong đang ở ngoài sân tập, hướng dẫn trợ lý huấn luyện viên Vũ Quang Tác thực hiện màn nội công dùng răng kéo ô tô. Trong sân đó có mấy chiếc xe đỗ, có cả xe của nhà đài đang quay phim về kỷ niệm 20 năm thành lập võ đường, tiện thể có chiếc 16 chỗ của người bạn đến chung vui, màn biểu diễn bắt đầu. Một sợi dây đai lưng được trưng dụng để làm dây kéo. Xe từ từ chuyển động, lúc đầu chậm rồi nhanh dần ... Tiếng vỗ tay vang lên rào rào khắp sân tập.
    Nhìn võ sinh mình tập luyện, võ sư Thanh Phong rất tự tin.
    - Võ sư có thấy lo không khi nhìn học trò của mình tập luyện nội công? Có khi nào xảy ra trường hợp "tẩu hỏa" không? Tôi hỏi
    - Cũng bình thường mà - Võ sư Thanh Phong cười hiền
    Nói vậy bởi ông rất tự tin vào những học trò của mình, những môn sinh được ông trực tiếp chỉ bảo về cách thực luyện tập, cách điều hơi, vận khí như thế nào. Ví dụ như với màn biểu diễn nội công liên quan đến cơ bụng, những bài học đầu tiên đơn giản đến khó tin: đẩy mạnh vào bụng liên tục, rồi chuyển qua đấm nhẹ vào bụng, đấm mạnh vào bụng, lấy gậy đập nhẹ vào bụng, đập mạnh vào bụng ... Cứ thế, nâng dần mức độ lên để cơ bụng được săn chắc, chịu được lực tác động mạnh từ bên ngoài. Võ sư Phong để mắt nhiều đến đầu: đập gạch, ngói lên đầu phải chuẩn bị thật kỹ càng và cũng không nên lạm dụng, nhỡ ra .... liên quan đến cái đầu thì không thể cứu được, ảnh hưởng đến thần kinh! Võ sư Thanh Phong tâm sự. Nhân nói về luyện nội công, chúng tôi hỏi:
    - Võ sư có định góp mặt trong chương trình "Chuyện lạ Việt Nam" về khả năng đặc biệt của môn sinh Võ đường Thanh Phong không?
    - Có đấy. Tôi định làm màn kéo xe ô tô!
    Theo lời võ sư Phong, trong số hàng nghìn người, may ra mới tìm được một người có thể trạng phù hợp với luyện nội công kéo ô tô bằng răng. Và ông sẽ chuẩn bị kỹ càng cho dự định này. Trước đây có nhiều môn phái biểu diễn công phu này trên tivi. Tuy ông võ sư không nói ra, nhưng có thể hiểu "chuẩn bị" ở đây là lập kỷ lục! Hãy chờ xem.
    Chân dung võ sư ham bay nhảy
    "Tôi ham bay nhảy lắm. Chính bởi thế nên mới muốn gắn bó với chính trướng học. Để hôm nay chỉnh sửa tay chân cho các em mầm non, ngày mai lại được gặp gỡ chuyện trò với các em trung học. Thú vị vô cùng!" - Võ sư Thanh Phong tâm sự. Thường ông thầy võ vóc người vuông vức vững chãi này không hay nói về mình. Hỏi chuyện về thành tích thì câu được câu chăng, tóm tắt tất cả những gì về mình trong chuyện võ sư Phong may ra khoảng được 100 chữ. Câu chuyện chỉ sôi nổi khi bắt vào mạch về những võ đường học đường của võ đường Thanh Phong.
    Võ sư Thanh Phong là võ sư cấp 18/18 võ cổ truyền Việt Nam. Thời trai trẻ, võ sư Phong may mắn được học võ từ cố lão võ sư Tô Tử Quảng - trưởng môn phái Thiếu Lâm Tự Hồng gia, lão võ sư Nguyễn Thế Xương - môn phái Thiếu Lâm Bắc phái, võ sư Lê Công - HLV trưởng Karatedo Việt Nam, võ sự Trịnh Quốc Định - Thiếu Lâm Vịnh xuân .... Võ sư Phong đã từng là HLV trưởng đội tuyển Pencaksilat VN và có những học trò xuất sắc đoạt huy chương thế giới và khu vực. Nhưng cái tính "về nhì" cố hữu của võ sư Phong không phù hợp với một ông thầy sắt đá của đội tuyển, khi mà ngoài chuyện chuyên môn, người ta còn phải đối mặt với nhiều chuyện ì xèo này nọ. Thế nên việc gắn bó với võ đường - một môi trường trong sáng ít tính cạnh tranh như một điều đương nhiên với một người vừa thích bay nhảy, vừa ham "về nhì" như võ sư Thanh Phong.
    Chuyện "về nhì" của võ sư nhiều lắm: "Nhiều người đề nghị tỷ thí xem võ công cao thấp. Tôi nói ngay: Không phải đấu đâu. Anh nhất, tôi nhì. Đấu võ làm gì cho mất tình anh em. Mọi người đều là bạn. Hay đường "quan tước" cũng vậy, tôi về nhì, không muốn bon chen. Võ sư mà bon chen thì lấy đâu ra thời gian luyện võ, dạy học sinh nữa!". Những cũng không vì thế mà để ai coi thường. Võ sư Thanh Phong một tay gây dựng võ đường đứng được đến nay đã tròn 20 năm, có khả năng nuôi vợ con, giúp đỡ người thân, bạn bè. Với ông, đó là hạnh phúc to lớn. Võ sư Thanh Phong thích nhất được đi các trường dạy võ. Bởi tính đến nay, ông cũng đã mãn nguyện thành tích về thể thao đỉnh cao của mình. Hiện tại võ thuật được ông nhân trong nhà trường như một môn thể thao rèn luyện sức khỏe. Để học sinh mẫu giáo mặc võ phục, đứng tấn xiêu xiêu trong sân nhưng thích thú hét lên "Hây a! Hây a!" hừng hực khí thế, để những học sinh THPT có khoảng thời gian để vươn chân vươn tay, rồi còn học được cái đạo trong võ nữa. Và con số trường học tín nhiệm Võ đường Thanh Phong đang ngày một tăng lên. Vừa rèn đức, vừa luyện tập nâng cao sức khỏe, đảm bảo sự tự tin trong học tập, ....những tiêu chí đó thực sự phù hợp với yêu cầu của nhà trường cũng như các bậc phụ huynh học sinh.
    Theo võ sư Thanh Phong, điều khó nhất khi dạy võ trong nhà trường là phương pháp sư phạm, làm thế nào để dạy học sinh lớn nghe lời, và phương pháp "Vừa dạy vừa dỗ" với các em mầm non. Nói cứng nhắc quá, các em THPT không phục, còn quát to quá các em mẫu giáo sợ khóc thét lên thì khổ cả thầy lẫn trò .... Đó là kinh nghiệm của những ông thầy võ học đường sau nhiều năm đúc kết. Vẫn vừa dạy nội công, để mắt tìm kiếm những môn sinh có khả năng tập luyện đỉnh cao, nhưng tâm nguyện lớn nhất của võ sư Phong là làm thế nào để nhân rộng phong trào võ thuật trong nhà trường. Và theo đà này, việc bay nhảy của ông thầy võ cổ truyền này chắc sẽ chưa dừng lại. Bằng chứng là võ đường Thanh Phong không chỉ có mặt trong các trường học ở Hà Nội mà đang hướng tới mở rộng ra các tỉnh khác. Nhiều trường học đã mời võ sư Thanh Phong về dạy học sinh. Trộm nghĩ, riêng trong chuyện này, vì lợi ích của học sinh và sự tin tưởng của các bậc phụ huynh, thầy cô giáo, mong là quan điểm "về nhì" không có chỗ đắc dụng nữa rồi.
    Võ đường Thanh Phong tham gia huấn luyện tại CLB võ thuật Học viện An Ninh Nhân Dân, trường Đào tạo cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng Kiểm lâm Quảng Ninh, Phú Thọ, Quảng Bình, trường Thể dục thể thao 10/10, câu lạc bộ số 3 phường Thanh Trì, các trường THPT dân lập Hồng Hà, THPT Việt Đức, THPT Trần Phú, tiểu học Chương Dương, tiểu học Nguyễn Trung Trực, tiểu học Khương Thượng, Mầm non thực hành Linh Đàm, Việt Triều, Việt Bun, Ánh Sao, Hoa Thủy Tiên, Dịch Vọng, Trung Hòa, Tràng An, Lạc Trung, ...
    (Theo TẠ TƯ NGHÊ - Báo GD&TĐ)
    Được sound_of_silence87 sửa chữa / chuyển vào 23:42 ngày 21/11/2007
  8. sound_of_silence87

    sound_of_silence87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/09/2003
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    20 năm một võ đường, một tấm lòng
    Hai mươi năm với một đời người không ngắn cũng không phải dài, nếu so với sự trường tồn của các môn võ cổ truyền thì càng không thầm vào đâu. Thế nhưng chỉ với quãng thời gian ngắn ấy, võ đường "Thanh Phong" do võ sư cấp 18/18 võ cổ truyền Việt Nam Hoàng Thanh Phong làm Chủ nhiệm đã trưởng thành, thu hút hàng nghìn võ sinh từ sơ cấp đến cao cấp theo học với tinh thần tôn sư trọng đạo, nhân ái đoàn kết.
    Niềm tin "chân truyền" vào lẽ phải
    "Tôi chỉ có một hy vọng rằng, một ngày nào đó, võ thuật cổ truyền Việt Nam sẽ trở thành một môn học chính thức được giảng dạy tại các trường học của chúng ta" - Võ sư Hoàng Thanh Phong đã thổ lộ nhưng lời tâm huyết như vậy. Và hơn thế nữa, võ sư Hoàng Thanh Phong còn mong muốn xã hội hãy nhìn nhận võ cổ truyền nói riêng và võ thuật Việt Nam nói chung như là một nghề thực sự. Bao hàm trong ấy là khao khát đưa võ thuật tiến vững chắc trên con đường chuyên nghiệp. Đã vượt qua cái tuổi 40, võ sư Hoàng Thanh Phong "lăn lộn" cùng võ đường của mình vừa chẵn 20 năm. Là người con thứ 3 trong gia đình có 5 anh chị em, niềm đam mê võ thuật cổ truyền Việt Nam đã thấm đẫm trong con người cậu bé Phong từ lúc mới 12 tuổi. Cái buổi đầu tiên bước vào học "nghệ", anh em cùng rủ nhau đi luyện "võ Tàu". Những ngày đầu khó khăn vì niềm đam mê phải giấu kín lặng lẽ vì những quy định của xã hội thời đó, tuy vất vả cực nhọc mà vui.
    Đối với võ sư Hoàng Thanh Phong, võ thuật không chỉ giúp cho con người tăng cường sức khỏe mà còn có thể dùng để chiến đấu bảo vệ lẽ phải. "Vào thời gian đó, tôi không bao giờ biết trước được rằng võ thuật cổ truyền sẽ trở thành nghề nghiệp mà mình mãi theo đuổi trong tương lai". Ông có một quan điểm khá "mở" rằng mỗi môn phái võ đều có những tinh hoa riêng và đều là thầy của mình. Nói cho cùng các môn phái đều có chung một gốc nên ông không quản ngại việc thụ giáo nhiều võ sư, nhiều người thầy nổi danh trong làng võ xưa nay vẫn trọng hai chữ "chân truyền". Có thể kể ra đây những bậc thầy mà võ sư Hoàng Thanh Phong từng thụ giáo: cố lão võ sư Tô Tử Quảng, lão võ sư Nguyễn Thế Xương, võ sư Nguyễn Văn Ngọc, võ sư Đinh Ngọc Định, võ sư Lê Công .... Điều này chỉ có thể giải thích được bằng niềm đam mê võ thuật đã "ăn vào máu" chàng thanh niên Hoàng Thanh Phong. Từ niềm đam mê ấy, võ đường "Thanh Phong" được thành lập. Nơi đây không chỉ là địa điểm tu luyện võ thuậ mà còn là "trường học" để tu dưỡng "đạo làm người.
    Võ đạo và võ đức
    Bên cạnh rèn luyện võ đạo cùng đường quyền thế cước, võ sư Hoàng Thanh Phong luônêề cao đạo đức đối với những võ sinh của mình. "Mục tiêu của tôi là dạy "đạo" làm người trước khi dạy võ thuật. Các võ sinh của tôi phải biết tuân thủ pháp luật, tránh xa những tệ nạn xã hội và luôn phải biết dâng hiến trài tim mình cho Tổ Quốc". Võ sư Thanh Phong giải thích: võ đạo được hình thành qua quá trình rèn luyện, yếu tố quyết định thành công ngoài việc khổ luyện thì tố chất "con nhà võ" là một phần không thể thiếu. Luyện từ thấp đến cao, được thể hiện một cách sinh động và gần gũi như sau: sơ cấp hoàn thiện các thế đỡ, trung cấp hoàn thiện các thế đỡ đồng thời ra đòn phản công, cao cấp phản công ngay không cần đỡ, lấy tấn công làm phòng thủ.
    Võ đức lại là một quá trình thường xuyên và liên tục. Một võ sỹ chân chính chỉ là võ đạo là chưa đủ mà phải từng ngày từng giờ rèn luyện nâng cao võ đức. Sáu điều tôn chỉ của võ đường "Thanh Phong" gồm "ba phải" và "ba không". Phải tôn sư trọng đạo, phải nhân ái đoàn kết, phải giữ gìn kỷ luật và không khen mình chê người, không thắng kiêu bại nản, không sinh tâm đạo tặc. Cứ sau mỗi buổi sáng, thời gian thả lỏng phục hồi sức mạnh của cơ là những lúc để thầy Phong cùng các môn sinh trau dồi võ đức. Kiên quyết khai trừ những môn sinh thiếu cái tâm trong sáng, trau dồi thường xuyên tính kỷ luật của võ đường nên đến nay các võ xinh của võ đường "Thanh Phong" chưa để xảy ra điều gì đáng tiếc.
    Khi đường quyền tìm lối vào cuộc sống
    Trong suốt quá trình giảng dạy võ thuật của mình, võ sư Hoàng Thanh Phong đã đào tạo được không ít những "cao thủ" cho các đội tuyển võ thuật của Việt Nam. Từ con gái của mình là Hoàng Hương Trà, đến các võ sinh như Nguyễn Anh Nhật, Nguyễn Thế Quang, Nguyễn Tuyết Ly, hay Vũ Quang Tác, tất cả họ đều đà đạt đẳng cấp võ sư. Võ đường "Thanh Phong" và ông chủ nhiệm Hoàng Thanh Phong đã để lại dấu ấn trong làng võ thuật thủ đô và cả nước, cả ở thể thao đỉnh cao lẫn thể thao phong trào. Trong suốt 20 năm qua, ngoài đào tạo hàng ngàn võ sinh, võ đường "Thanh Phong" đã giành được 18 HCV, 14 HCB, và 13 HCĐ tại nhiều giải đấu khác nhau, 3 chức vô định giải Pencak Silat Hà Nội từ năm 1991 đến năm 1994. Võ sư Hoàng Thanh Phong đã từng là HLV trưởng đội tuyển Pencak Silat Việt Nam tại SEA Games 1995 ở Chieng Mai, Thái Lan. Thành tích của đội tuyển quốc gia năm đó đạt được rất đáng khích lệ, 3 HCB, 4 HCĐ. Ủy ban TDTT cũng từng trao thưởng cho võ sư Hoàng Thanh Phong vì đã có công lao đào tạo được 3 nhà vô địch thế giới Pencak Silat năm 1997 là Trần Thu Hương, Nguyễn Hồng Hải và Đào Xuân Thắng.
    Trong những năm gần đây, để hạn chế sự gia tăng và lộng hành của "lâm tặc", võ sư Hoàng Thanh Phong cùng các đệ tử của mình đã lên đường đến dạy võ cho các cán bộ kiểm lâm, mỗi năm khoảng 2 đến 3 khóa học. Bên cạnh đó, võ sư Hoàng thanh Phong còn dạy võ miễn phí những bài võ dưỡng sinh cho người cao tuổi mỗi sáng tại vườn hoa Hàng Đậu. "Vào mỗi buổi sáng, cho dù trời nắng hay mưa, tôi vẫn thường xuyên ra vườn hoa Hàng Đậu dạy và cùng tập với các cụ già" - Võ sư Hoàng Thanh Phong kể với một nụ cười tươi: "Tôi vô cùng tự hào vì mình có thể nhìn thấy những người thầy mình, những anh em của mình, những bạn bè mình và cả những đệ tử mình đã từng dạy dỗ ở khắp mọi nơi. Cuộc sống có cả những niềm hạnh phục và những nỗi buồn. Nhưng tôi tìm thấy ở nơi đó luôn có nhiều hạnh phúc".
    (HOÀNG NAM - ĐĂNG KHOA - Báo An Ninh Thủ Đô)[​IMG]
  9. vietnamanhhung

    vietnamanhhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2006
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Nhưng tui thấy 2 điều, và tui nghĩ chắc thằng nhà báo viết bài nầy đặt chuyện về ông, hay viết để chơi gát Thầy Thanh Phong chứ ông không thể nào tệ như vậy được:
    1. Trong võ thuật, chuyện 1 ông võ sư mãn nguyện với thành tích của mình, thì hết tiến được nữa rồi.
    2. Mấy thằng Thầy nào, hiệu trưởng nào mà từng được thấy qua hình ảnh của Võ sư Thanh Phong đem thằng học trò mập ú, nói chuyện nội ngoại công gì đó rồi bắt thằng học trò của mình cong mông phồng đít lên để kéo chiếc xe mang cái tiếng chơi ngông và ngu mà còn kêu ông đến dạy... Thì đúng là cá mè một lứa như nhau.
    Bởi vậy trong khi các môn võ Tây tàu đang ào ào chiếm lấy thế thượng phong trong đất nước tự hào là có hơn 4000 năm văn hiến... mà võ cổ truyền dưới sự dìu dắt của những người như ông nhà bào viết, không sập tiệm là hay lắm nói chi đến phá triển.
    Chào.
  10. vietnamanhhung

    vietnamanhhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2006
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Các bác làm gì mà 5,3 thằng bu lại ăn hiếp 1 mình anh Bana
    và coi anh như 1 kẻ thù, hay một tội đồ đem ra đấu tố vậy.
    Có tay thì đánh máy, có miệng thì nói, cứ đem người ta ra chưởi rủa thì đâu phải là cái thế anh hùng của nhà võ.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này