1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Võ đường Thanh Phong

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi DocCoLuKhach, 28/10/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. caubekct

    caubekct Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/11/2007
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Bác hỏi chương trình huấn luyện tức là chương trình tập hay là thời gian địa điểm ạ??
  2. haio

    haio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    1.979
    Đã được thích:
    0
    @ Anh Sound* và toàn bộ anh em khác :
    Cái anh Ba* nói thật ra cần hiểu rõ như sau :
    - Về mặt vũ thuật : tập thành công bất kỳ môn nào đều rất khó . Bất kể đó là môn võ ta, võ tàu , võ nhật, võ hàn hay võ ấn, võ miên ...
    Do đó nếu có một người nào luyện tập giỏi được một môn nào đó thì điều đó đều phải đáng được tôn trọng, bởi công sức mà họ phải bỏ ra để đạt được điều đó.
    Anh Thanh Phong , về mặt con người cá nhân, cũng như các anh Minh v.v., đều được tôn trọng về khía cạnh này .
    - Về mặt văn hoá : rất nhiều người đa từng lên tiếng : Đại hội võ thuật cổ truyền VIệt Nam rất giống đại hội Võ thuật cổ truyền Trung quốc thu nhỏ .
    HIện tượng nhiều võ sĩ - võ sư tập võ Trung quốc, sau đó vẫn mạnh dạn nói rằng đó là võ ta, thì đó là một điều đáng chê trách về mặt nhận thức văn hoá .
    Về mặt văn hoá trang phục, cái áo anh Thanh Phong mặc, dù thích hay yêu, đều không thể nói đựơc đó là trang phục VIệt.
    Nói một cách khác, đó là trang phục TÀU .
    Những người ham hành động sẽ lại tiếp tục hỏi : thế nếu không dùng trang phục đó thì sẽ phải dùng trang phục gì ? Đây sẽ là một câu hỏi rất thú vị và đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian hơn để có được câu traả lời đúng.

    Chúc bạn một cuối tuần vui .
  3. sound_of_silence87

    sound_of_silence87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/09/2003
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    LÀM THẾ NÀO ĐỂ NGĂN CHẢY MÁU CAM
    Trong tập luyện đặc biệt là trong thi đấu nhiều môn sinh bị chạm mạnh hoặc bị trúng đòn vào vùng mũi, thường bị chảy máu cam. Có một số biện pháp chữa trị hiệu quả sau:
    1. Để bệnh nhân nằm ngửa mặt lên trời, bất động, hít thở bằng miệng điều hòa trong một thời gian ngắn.
    2. Đặt bệnh nhân ngồi tự nhiên trên mặt đất, dùng một ngón tay cái ấn mạnh vào bên cánh mũi bị chảy máu một lúc sau thì cầm máu.
    3. Bệnh nhân ngồi, đầu ngửa ra sau, đắp một khăn nước lạnh lên hai lỗ mũi, đồng thời trà sát ở phía dưới ót ( gáy ).
    4. Bệnh nhân ngồi tự nhiên, ấn mạnh 2 đầu ngón tay cái và xoa đi xoa lại trong thời gian từ 5 đến 7 giây vào vị trí nằm giữa khúc mắt và lỗ tai.
    5. Có thể dùng bông gòn tẩm chút bột anpyrine rồi nhét vào lỗ mũi đang chảy máu để cầm máu.
    6. Có thể dùng bông gòn vô khuẩn nhét vào lỗ mũi bị chảy máu. Bông gòn se thành thành sợi dài và sau khi nhét vào còn thò đầu ra ngoài cho rễ lấy ra. Đồng thời nên đắp thêm khăn lạnh ở hai bên sống mũi. Một lúc sau máu cam sẽ thôi chảy.
    7. Khép mấy ngón tay chặt lại, đệ ngửa bàn tay, dùng một sợi dây siết chặt các ngón kia, đầu mối dây kẹp vào giữa các ngón cái và ngón trỏ. Sợi dây cuốn chặt vào các đốt cuối cùng xong, bệnh nhân nắm tay lại. Sợi dây có tác dụng siết chặt các mạch máu đỏ chảy ra ở đầu ngón, dùng sợi dây hơi lớn để không bị dây cắt đứt da tay. Để yên khoảng từ 2- 3 phút sẽ có hiệu quả.
    8. Đắp vải thưa ướt lạnh lên mũi. Thường thì máu cảm chỉ chảy một bên lỗ mũi, trong nhiều trường hợp máu cam chảy ở ngăn giữa phía trong mũi một chút. Dùng ngón tay ấn mạnh vào lỗ mĩ đang chảy máu cam ở vị trí ngăn giữa mũi trong thời gian từ 3-5 phút. Sau đó khi máu cam dừng chảy, bệnh nhân không hỉ mũi trong vài tiếng đồng hồ.
    9. Có thể ngâm hai bàn tay trong nước nóng, hay ngâm bàn chân trong nước có bột banis sinapises, đều có thể trị được máu cam.
    10. Đặt bàn tay phải ở sau đầu bệnh nhân, đặt bàn tay trái ở cằm, nghĩa là hai bàn tay trái và phải cầm đầu bệnh nhân nhưng không chặt lắm trong hai tay rồi xoay cái đầu qua phải, đoạn qua trái để kích thích các bắp thịt trong cổ. Kích thích xong bắp thịt trong cổ, dùng lòng bàn tay phải quay lên phái trên, chặt mạnh 1 hay 2 đòn chặt bằng cạnh bàn tay sao cho gọn và nhanh, hơi xiên xiên, vào đốt xương cổ thứ nhất. Lưu ý, bàn tay chặt lấy trớn không được xa cổ hơn 12 cm. Làm như vậy để cho đốt xương sống thứ nhất có một chấn động ngắn. Chấn động này làm cho dòng máu bị gián đoạn giúp cho máu có thể động lại nơi những tĩnh mạch nhỏ bị vỡ và thường thường sẽ giúp ngừng chảy máu cam. Cần giữ đầu bệnh nhân nghiêng ra phía sau trong mấy phút để cho bệnh nhân không bị chảy mũi nước hay khịt quá mạnh. Cũng có thể áp lên trán một khăn vãi ấp lại thấm nước lạnh.
    11. Nếu thường bị chảy máu cam, có thể dùng mỗi ngày từ 20 gram đến 50 gram lá rau má tươi, vắt nước uống khoảng một tháng sẽ thấy hiệu quả.
    Tuy nhiên, nếu sử dụng các phương pháp trên mà vẫn không cầm được máu, nên đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu, tránh để mất máu quá nhiều.
    ( Nguồn: sổ tay võ thuật )
  4. NavySeal

    NavySeal Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2007
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Tớ thì trước tới giờ chỉ chứng kiến cảnh các võ sinh bị đánh trúng mũi
    1. Ngất lịm
    2. Gãy xương mũi
    chưa chứng kiến trường hợp chảy máu cam.
    Nhưng thông tin trên rất có ích cho các trường hợp chảy máu cam trong đời thường như nóng trong người chẳng hạn,v..vv..
  5. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Những bài tập trên của anh Phong tuy có khả năng dưỡng sinh, nhưng theo tôi những bài do bạn Yew đưa lên về luyện kình lực thì đã có giá trị 2 trong 1 rồi. Những bài luyện kình đó đã được kiểm chứng tại nhiều võ đường và dòng phái tại HN. Những bài đó không những khai thông khí huyết, thông kinh mạch huyệt đạo mà còn có khả năng tốt như duy trì cảm giác của người tập võ. Những bài tập này đã được truyền bá tại võ đường của Vs Định, đã được hầu hết các Vs tại HN đánh giá cao.. Ngay trong bài viết mới đây về Vs Chu Há cũng công nhận Vs Định có nhiều bài tập hay.
    Tôi Post trở lại các bài tập mà bạn Yew đã đưa :
    _______________
    Gửi lúc 22:46, 08/11/07 của yew
    Phương pháp luyện va chạm, kình lực của Võ đường Thanh Phong
    Bài 1: Luyện lực kéo (vít): A&B chân đứng lập tấn cùng đưa tay phải và tay trái chộp và kéo nhịp nhàng
    Bài 2: Luyện lực đẩy: A&B cùng đẩy trỏ phải và trái theo thế đinh tấn, tay kia dùng chưởng pháp án trỏ
    Bài 3: Cùng lúc luyện lực kéo và lực đẩy theo thế đinh tấn kết hợp bài 1, 2
    Bài 4: Luyện lực ngón tay: A&B ngón tay đan vào nhau luyện từ từ 2 lực kéo và đẩy theo các thế tấn đinh hoặc lập tấn
    Bài 5: Luyện lực nâng và vít xuống: A nâng 2 cổ tay, B đè 2 tay chưởng xuống và ngược lại theo thế lập tấn
    Bài 6: Luyện Kình tay và luyện tấn: Tay phải A, B và trái A, B đứng lập tấn thả thân xoay tròn luyện kình trong và ngoài
    Bài 7: Thả lỏng tháo khớp vai: 2 tay A để trước mặt, trỏ thả lỏng, 2 tay B đẩy mạnh trỏ A lên trên và ngược lại
    Bài 8: Vai A thả lỏng, tay B xoay tròn khớp vai và ngược lại
    Bài 9: Chân A&B tiến lùi nhịp nhàng dùng lực đẩy và kéo chưởng tay kía án trỏ vào vai (A tiến đẩy chưởng thì B lùi kéo)
    Bài 10: Thả lỏng tay A và B cùng chém trên hất dưới theo lập tấn và di chuyển hình vuông.
    Bài 11: Luyện linh giác vòng quay tay đơn, kép, 2 vòng cắt nhau, cổ tay thả lỏng dính nhau theo thế âm dương (Quan trọng nhất) tấn đứng lập tấn hoặc di chuyển
    Bài 12: Tay A và B cùng đẩy ngực hoặc đẩy bụng thân lỏng
    Bài 13: Luyện cơ cổ và bụng: A kéo cổ B bằng tay phải, B dùng chưởng phải đẩy bụng A và ngược lại theo thế lập tấn
    Bài 14: Luyện va chạm chân: A và B dùng ống đồng và cẳng chân đá vào nhau và ngược lại
    Bài 15: Luyện cơ lưng: A và B đá vòng cầu vào lưng của nhau nhịp nhàng
    Bài 16: Luyện linh chân và tấn: chân phải A và B tỳ sát vào nhau (Cả trong và ngoài) dùng kình ép dần nhip nhàng đổ đinh tấn và ép về sau
    Bài 17: A dùng tay trái tỳ gốc đòn và đẩy vào ngực B khi B đá thẳng, vòng cầu chân phải, và dùng chân kia đạp thẳng vào ngực, chân trái thực hiện ngược lại
    Bài 18: A đẩy chưởng vào ngực B, B vuốt tay kéo tay kia túm tóc
    Bài 19: A đá vòng cầu vào sườn B, B vuốt tay theo kiểu bắt chân đánh ngã và phản vòng cầu chân phải và trái
    Bài 20: Dùng bộ tay quai chồi của Hồng gia quyền áp Bài 22:Dụng vào phong cách tập nhưng thả lỏng, áp dụng tâm pháp, nâng, tỳ, vít, đẩy, án , kê, bảng thủ, phóng, chọc, trượt hất...
    Tất cả để luyện va chạm, áp sát dùng tâm pháp đỡ đánh luôn và không đỡ mà đánh, bộ pháp xoay và compa
    Bài 21: Chân thẳng, hai tay buông thõng, người kia dùng tay xoay sang phải và trái luyện thân
    Luyện tay chữ thập, A đấm 2 quả và lên gối, B dùng 1 tay đỡ và thả vào đầu gối A

    _______________
  6. anhquanjp

    anhquanjp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    1
    @anh TLVN,
    Hệ thống luyện kình lực 2 trong 1 như anh vừa pốt lại đúng là được tập trong nhiều chi của Vĩnh Xuân dòng cụ Phùng trong đó có cả chỗ bác Định,tên hệ thống này chỉ gọi nôm na gọi là bộ luyện nâng tì vít đẩy....tập cùng với khởi động.
    Hệ thống hoá và đánh số bộ bài tập nì là việc nên làm,nó giúp các môn sinh mới có cái nhìn tổng thể cũng như việc truyền đạt của các môn sinh già cho thế hệ sau mang tính hệ thống hơn chứ trước đây các anh già nhớ đâu dạy đấy rất khổ bọn trẻ con mới tập.
  7. sound_of_silence87

    sound_of_silence87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/09/2003
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Điểm tập Võ Đường Thanh Phong PDF In E-mail
    VÕ ĐƯỜNG THANH PHONG
    Trụ sở chính: 20 Phố Gầm Cầu - Phường Đồng Xuân - Quận Hoàn Kiếm - TP Hà Nội
    Chủ nhiệm võ đường: Võ Sư Hoàng Thanh Phong - Nguyên Huấn Luyện Viên trưởng đội tuyển quốc gia môn Pencaksilat tại Seagames 18 Thái Lan, Võ sư cấp 18 Võ Cổ Truyền Việt Nam
    ĐIỂM TẬP:
    * Học viện AN NINH NHÂN DÂN- Thời gian từ 17h đến 18h15'' (Thứ 2,3,4) hàng tuần.
    * Trường Thể thao Thiếu Niên 10-10 - C5A Giảng Võ - Thời gian từ 18h đến 19h30'' (Thứ 5, chủ nhật)
    * Trường THPT Trần Phú - Số 5 Nguyễn Khắc Cần - Thời gian từ 19h45'' đến 21h15'' (Thứ 5, chủ nhật)
    * Trường THPT Việt Đức - Số 47 Lý Thường Kiệt - Thời gian từ 18h đến 19h30'' (Thứ 4, thứ 7)
    * Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực - 23 Nguyễn Trung Trực - Thời gian từ 17h30'' đến 19h (Thứ 5, chủ nhật)
    * Trường Tiểu học Khương Thượng - Số 8 Tôn Thất Tùng - Thời gian từ 17h30'' đến 19h (Thứ 3, 6)
    * Nhà văn hóa Nghía Tân (Nằm trong sân vận động Nghĩa Tân) - Thời gian từ 17h30'' đến 19h (Thứ 2, 4)
    * Câu lạc bộ số 3 Phường Thanh Trì (Cạnh trường tiểu học Thanh Trì) - Thời gian từ 18h đến 19h30 (Thứ 5, chủ nhật)
    * Câu lạc bộ Võ Thuật Phường Mai Động (Tại đình, chùa Mai Động) Ngõ 254 Minh Khai - Thời gian từ 18h đến 19h30'' (Thứ 3, 5, chủ nhật)
    LIÊN TỤC CHIÊU SINH VÕ CỔ TRUYỀN DÂN TỘC - CHUYÊN HUẤN LUYỆN VÕ THUẬT LỰC LƯỢNG KIỂM LÂM VIỆT NAM
    trang web võ đường: www.voduongthanhphong.com
  8. MSGvovit

    MSGvovit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    Tại sao chính quyền VN quá thiên vị người Tàu vậy ? Tại sao các bộ môn của người Hàn và người Nhật không được xem là VÕ CỔ TRUYỀN DÂN TỘC của Việt Nam ?
    Tui là người từng học TKD, KarateDo, Judo, Akido và cảm thấy rất bức xúc về điều này . Nói thật, về võ thuật thì tui thấy cũng thường thôi, như đa số các võ đường Tàu vậy, nhưng tui học được rất nhiều cái hay khác mà các võ đường Tàu không có.
    Vậy xin kiến nghị chính quyền không nên đối xử phân biệt .
    TKD và Judo chúng tôi cũng luôn LIÊN TỤC CHIÊU SINH VÕ CỔ TRUYỀN DÂN TỘC . Mời các bạn tham gia .
  9. sound_of_silence87

    sound_of_silence87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/09/2003
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Bạn à.
    Các môn võ đều có gốc từ Thiếu Lâm mà ra cả, như môn Karatedo không phải do người Nhật học từ võ Tàu rồi chuyển sang sao. Chính ông tổ của Karate khi về thăm chùa thiếu lầm đã nói vậy. Còn Takewondo thì lại do người Triều Tiên, Hàn Quốc biến từ karatedo mà thành. Bản thân các bài thi lên đai, quyền, đối luyện của takewondo giống hệt như Karatedo sao. Vậy sao người ta vẫn gọi các môn võ đấy là võ của Nhật ,của Triều Tiên ! Các môn võ khi du nhập vào một nước, trong vài ba thế kỷ được người dân nước đó chỉnh sửa, sáng tạo để sáng tạo ra những môn võ riêng cho mình sao. Còn Việt Nam với 4000 năm lịch sự, tính ra với hơn trăm lần bị người Tàu xâm lược, Tất nhiên ta đã học, sáng tạo và cải biên lại thành những bài tập phù hợp cho ta. Vì vậy Võ cổ truyền Việt Nam mặc áo kiểu tàu là hoàn toàn chính xác.
  10. sound_of_silence87

    sound_of_silence87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/09/2003
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Nội công: sức mạnh tiềm ẩn của con người
    Bạn đã có bao giờ nghe kể hoặc tận mắt chứng kiến các màn biểu diễn nội công chưa ? Chẳng hạn: đặt tảng đá trên đầu, ngực bụng? rồi lấy búa tạ đập bể đá; nằm trên bàn chông rồi lấy đao bầu kè trên cổ, ngực? đoạn lấy búa đập vỡ chồng gạch tựa trên dao; uốn công nhíp xe quanh cổ? Ngoại trừ các màn biểu diễn kiểu ?o sơn đông mãi võ ? ở lề đường, ngoài chợ?, tất cả các mục biểu diễn nội công thật sự đều là kết quả của quá trình tập luyện công phu, gian khổ, đồi hỏi sự kiên nhẫn, bền chí.
    Nội công thường song hành với ngoại công. Đó là công phu luyện sức mạnh ?o lộ ra bên ngoài ?, như dùng tay, chân , đầu,? xỉa, đấm, chặt gạch, ngói, gỗ vỡ vụn. còn nội công là sức mạnh tiềm ẩn bên trong con người ( mà mắt thường không thể nào thấy được), chỉ khi phát tiết ra đến ?o kinh thiên động địa? thì mọi người mới vỡ lẽ. Ai cũng có sức mạnh này, nhưng vì không biết hoặc không có điều kiện để tập luyện, khai thác nó. Nếu tập luyện đúng phương pháp, con người có thể sử dụng sức mạnh này cho nhiều mục đích khác nhau mà bình thường không thể làm được.
    Từ những huyền thoại trong quá khứ?
    Có một người, khi nói về nội công, ai cũng nhắc tên, đó là đại lực sỹ Hà Châu. Ông đã làm chấn động thiên hạ bằng màn biểu diễn táo tợn: cho xe lu 12 tấn cán qua người, lại càng ?orùng rợn? hơn khi chiếc xe ấy bị chết máy giữa đường vì tài xế quá run, khiến ông phải chịu trận mất 30 giây để chiếc xe đè lên người. Sau này, lúc trà dư tửu hậu, ông nói vui với mọi người: ?ocó lẽ tôi chỉ chịu được 30 giây nữa thôi. Dư luận đồn thổi đủ thứ, trong đó có chuyện ?o âm mưu ám sát tôi?, nhưng tôi cho rằng anh tài xế gốc Miên này do lo sợ mà làm xe tắt máy mà thôi?. Đó là lần biểu diễn nhớ đời ở Trà Vinh, năm 1961. Tuy nhiên, ấn tượng đầu tiên mà ông đem lại cho dân Sài Gòn chính là lần biểu diễn tại hội chợ Thị Nghè vào năm 1957- sau 15 năm tu tập ở Hồng Công trở về. Ông làm người xem kinh ngạc khi cho 2 xe vận tải nhẹ kéo 2 tay của mình chạy về 2 hướng đối nghịch . Với nội công thâm hậu, bánh xe chỉ xoay tít một chỗ chứ không thể nào phanh thây đại lực sĩ được. Khán giả ùn ùn đổ đến xem ?omột con người kỳ lạ? đã kìm giữ được cả hai chiếc xe hơi, khiến cho cầu Thị Nghè bị sập ( vì nơi diễn gần dốc cầu), nhiều người bị tử nạn. Trong hai năm 1961-1962, ông còn biểu diễn màn ?ođấu vật với bò mộng? tại Cà Mau, Huế, và Đà Nẵng; dùng đôi tay ?othiết xa chưởng? nắm ghìm 2 sừng rồi dùng sức vật con bò ngã chổng vó lên trời; có lần ông đã quá mạnh tay khiến con bò gẫy cổ phải đền tiền cho chủ.
    Một thời gian khá dài ?" nhưng năm trước và sau ngày miền nam giải phóng ?" người ta không còn nghe tiếng Hà Châu nữa. Bỗng dưng vào đầu năm 1988, con người ấy lại ?otái xuất giang hồ?. Các khán giả thuộc thế hệ sau này được dịp chứng kiến tài nghệ của ông qua những lần biểu diễn tại CLB Phan Đình Phùng ( TP Hồ Chí Minh) với những tuyệt kỹ, công phu kỳ thú, như: dùng bàn tay đóng đinh (2 tấc) vào ván gỗ rồi dùng 2 ngón tay nhổ đinh lên; dùng đầu đập trái dừa khô khiến nó vỡ đôi; ngồi gối đầu lên chồng gạch, đặt tảng đá xanh lên trán, cho một khán giả dùng búa tạ đập vỡ đá. Ngoài ra có màn biểu diễn kinh công: nằm trên 12 siêu đất, đặt chồng 3 tảng đá lên người (tổng 150 kg), cho người dùng búa tạ đập vỡ đá, nhưng các siêu đất bên dưới vẫn còn nguyên vẹn ; biểu diễn thiết kiều: nằm ngửa vắt ngang qua 2 ghế tựa, tựa vai và đùi; đặt ngang bụng miếng ván dài 6 thước, ngang 3 tấc, dày 1 tấc, rồi cho khoảng 30 người đúng trên tấm ván. Còn những màn biểu diễn trước giải phóng ông từng làm như: dùng 2 ngón tay bóp nát trái cau tươi, dùng tay uốn cong sắt bản (ngang 5 phân, dày 6 ly), bẻ gãy còng số 8 , xé bộ bài tây 52 lá, dùng răng uốn cong thanh sắt 10 ly?chỉ là chuyện nhỏ.
    Tháng 9-1990 ông cùng đoàn võ cổ truyền Tp Hồ Chí Minh đến Belarus (Liên Xô cũ ) biểu diễn. Tuy thời tiết không thuận lợi, mưa nhiều, nên màn biểu diễn ?oxe cán qua người? không thực hiện được, ông chỉ diễn các màn đập trái dừa khô lên đầu, chặt chân ghế, chặt gạch? cũng đủ làm cho khác giả thán phục; nhiều người đã chạy ùa lên sân khấu nhặt vỏ dừa khô, mảnh gạch vụn, chân ghế gãy? làm kỷ niệm, với chữ ký in dấu ấn khó phai. Còn trong chuyến lưu suốt chiều dài nước Ý tháng 3- 1992, có nhiều khán giả nói với nhau : ?oông ấy từ hành tinh khác đến chăng?? Khi xem qua các màn biểu diễn của ông. Sau chuyến đi hơn 1 tháng trên đất nước nổi tiếng về bóng đá này, võ sư Hà Châu bồi hồi xúc động, nói: ?o Xưa nay tôi đã đi biểu diễn ở nhiều nơi, kinh nghiệm cũng đã nhiều, nhưng ở chuyến đi này tôi vô cùng xúc động vì đã đem lại vinh quang cho nước nhà. Họ nói ?otôi là Ummo?, nhưng tôi nói: ?otôi chỉ là người Việt Nam?.
    Còn có người khác cùng thuộc ?othời đại Hà Châu?, đó là võ sư Nguyễn Hớn Minh, rất nổi tiếng về thượng đài. Ông Minh cho rằng: kiểu nội công của ông ?okhông nín thở? , phản xạ tự nhiên; do đó có thể dùng cây sắt, cây gỗ đánh vào người bất cứ chỗ nào cũng được. Trong những năm từ 1956 đến 1959, ông thành lập đoàn lực sĩ nội công Liên Anh, gồm 18 thanh niên đủ trình độ biểu diễn võ thuật, nội công. Ông cũng biểu diễn các màn: vật bò mộng, cho xe GMC (với 20 người ngồi trên xe) cán qua ngực; nằm trên bàn chông, dao kè trên bụng, rồi đặt tảng đá lên (từ 70 kg trờ lên). Lấy búa tạ đập hoặc cho cục đá khoảng 30 kg dội lên người ? trước đông đảo khán giả ở vườn Tao Đàn đến xem; hoặc ở những nơi lưu diễn khác như: Tây Ninh, Bình Dương, Phan Thiết? Đệ tử Kim Huệ của ông cũng diễn được những màn : chặt dừa, để 5 miếng gạch lên đầu rồi lấy búa tạ đập, gồng cổ làm đứt các vòng dây luộc quấn xung quanh.
    (còn tiếp)
    Vũ Trường
    Nguồn: sổ tay võ thuật
    Võ Đường Thanh Phong sưu tập
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này