1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Võ học là cái ??okhỉ khô??? ology gì?

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi cuonglhvt, 13/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Võ học là cái ?okhỉ khô? ology gì?

    Hic. Câu hỏi này em để bụng hơi bị lâu. Số là khi nói chuyện với người ?onước ngài?, họ muốn biết in-tờ-rít của mình là gì. Em muốn nói ?ovõ thuật?, võ thuật định nghĩa theo tiếng Việt thật là dễ ?omột môn học, nghiên cứu về phương pháp uýnh nhau bằng tay chân hay bằng vũ khí thô sơ?. Chả có từ nào tương đương trong mấy tiếng ?onước ngài? cả (ngoại trừ tiếng Tàu là wushu).
    Chết! một ngành học quan trọng đến thế đã bị Tây Phương bỏ sót mất rồi. Người Tây Phương họ toàn nói boxing, Karate, Taekwondo, Kungfu, Wushu? nhưng nào em có học mấy môn đó đâu. Vả lại khi nói wushu hay wingtsun với một người Tây không quan tâm đến mấy cái thứ ?okhỉ khô? này, không chừng họ cũng chẳng biết em đang đề cập đến cái gì. Lại phải định nghĩa. Vả lại, úynh nhau thì mỗi người mỗi cách, đâu có phân biệt theo môn nào. Mỗi môn võ có tên chỉ là một phương pháp tập luyện chứ có phải là một phưong pháp uýnh nhau đâu các bác nhỉ. Kẹt lắm em phải dùng cái chữ ?ofighting art?, ?omartial art? một cách khiên cưỡng. Cũng khiên cưỡng như người Việt mình nói ?oxe gắn máy?, ?omô tô? nhưng? sinh động hẳn lên với Honda, Vespa, Yamaha? để chỉ cái mà người Tây gọi là ?omotorcycle?.
    Hôm qua em đọc được dòng chữ của bác MDKTL ghi rằng ?oVõ thuật là phó sản (byproduct) của vận động học (Kinematics, biomechanics). Em nghĩ rằng? Thôi các bác nghĩ hộ em đi. Em mệt lắm rồi.
  2. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Cách đặt vấn đề của bác, nói theo cách nói lóng của học trò, sao mà chuối thế ! Tôi đồ rằng cái topic này của bác không thể nào mà phát triển được. Hoặc giả phát triển được thì sẽ đi lệch chủ đề,spam loạn xì ngầu. Có thể bác sẽ râm rẩm trong dạ nghĩ rằng, vừa mới sinh ra đã bị trù úm. Nhưng khổ nỗi tôi chỉ nói đúng suy nghĩ của tôi thôi. Rồi bác xem !
  3. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Một lý thuyết gia tầm cỡ... cây chuối như tui mà bác cho làm củ chuối thì... ặc ặc. Đã không giúp đỡ được gì thì thôi còn vô đây làm cá mập cho tui câu. Ặc.
    Hic. Thử nghĩ thim một xí. Chời ơi. Pháp học và Pháp hành cái mô quan trọng hơn. Với lại "cái đó" ai cũng biết nó là cái gì, nhưng không ai nói tới. Nhưng có cái KHÔNG ai biết là gì nhưng lại hay nói tới (Như VÕ ĐẠO chẳng hạn).
    Với lại. Tại sao người ta không gọi những môn võ là "quốc kỹ" (National Technique) mà không phải là là Quốc Võ. Hỉ.
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 13:41 ngày 13/01/2007
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 13:41 ngày 13/01/2007
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 13:41 ngày 13/01/2007
  4. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Dù bác vừa viết vừa sửa chữa những 3 lần thì vẫn cứ là ný nuận zòng zo lôi thôi.Tôi tạm đưa ra thế này nhé:
    Nếu xét về mặt nghĩa đen thì: Võ học là một môn (khoa) học nghiên cứu về võ. Trong đó
    Đối tượng nghiên cứu là:
    1. các đòn thế: làm sao để áp dụng các đòn thế đã biết? Ý nghĩa của các đòn thế? Biến chiêu như thế nào? Có sửa đổi gì từ những đòn thế đã biết hay không? Có sáng tạo thêm những đòn thế mới nào? Cách luyện tập mỗi đòn thế sao cho hiệu quả nhất?
    2. Nội công, khí công trong võ thuật: đặc điểm, cách luyện tập và ứng dụng,...
    3. Binh khí: Đặc điểm, cách thức sử dụng các loại binh khí
    4. Thân pháp, bộ pháp, thủ pháp,...: đặc điểm, cách sử dụng, cách luyện tập,...
    ...........
    Phương Pháp nghiên cứu là:
    1. Áp dụng khoa học tự nhiên để giải thích, áp dụng. Như cơ học, hoá học, sinh học, sinh lý, giải phẫu, dinh dưỡng học,lý luận của đông y,...
    2. Áp dụng khoa học nhân văn, triết học để giải thích, áp dụng như:
    Thuyết âm dương- ngũ hành- bát quái, hệ thống kinh dịch, lý thuyết của Đạo gia, Phật gia,...
    3. Phương pháp thực chứng: Người nghiên cứu tự mình thể nghiệm, đúc rút ra nhận xét, kết luận.
    4. Phương pháp so sánh: Quán chiếu các hệ thống của các môn phái để tìm hiểu tính đồng-dị, cái ưu và cái khuyết cũng như tính đa dạng của mỗi hệ thống.
    5. Phương pháp điều tra, khảo sát: Tìm về nguồn gốc của các môn võ cổ đang có nguy cơ thất truyền để hệ thống hoá. Tìm về bản địa của môn phái để biết cái gốc chứ không phải cái ngọn được tiếp thu một cách thiếu bài bản và sửa đổi tuỳ tiện.
    v.v....
    Ngoài ra, võ học còn nghiên cứu ý nghĩa của võ trong cuộc sống hiện đại. Lịch sử võ thuật cũng là một bộ môn quan trọng trong võ học nói chung.
  5. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Không sửa nhiều không phải là tui
  6. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    @tlbp:
    Vi học nhật ích, vi đạo nhật tổn.
    Bác thử "bớt" danh sách của bác xem sao.
    Tôi mới đọc cái này.
    http://www8.ttvnol.com/forum/ThaoLuan/878527/trang-3.ttvn
    Bác thử lưu ý con số 18 về những danh sách.
    Hôm trước bác VA và anh TLVN có nói về danh sách 18 bài La Hán "chính thống".
    Tôi có đọc thông tin trong 1 vài trang web về 18 ban binh khí. Phải chăng con số 18 là con số của sự thất truyền.
    Hay là con số của danh sách dành cho đời sau cãi nhau.
  7. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0
    E hèm, tra thử chữ toxicology (độc chất học) thì người ta giải là nó gộp hai chữ toxicos và logos của tiếng Hy lạp để tạo thành, mà cái chữ logos là từ để tạo thành chữ logic. Vậy là để môn nào đó có cái đuôi ology như sociology hay toxicology thì nó phải có các mệnh đề rõ ràng nối kết nhau theo một lôgic chặt chẽ. Đến đây thì thấy rõ ràng võ thuật chưa có được sự chặt chẽ này và mang nhiều tính chất của một ngành nghệ thuật, phụ thuộc nhiều vào người thực hành.Nên Tây nó dùng martial art theo em là có lý
  8. dhlv

    dhlv Guest

    Thấy ông anh có vẻ tâm huyết với nền võ thuật nước nhà, tiện hôm nọ bám càng "nghe hơi nồi chõ" báo tin cho ông anh. Ko biết tin này có làm anh kém vui ko đây !?
    Dăm năm nữa có khả năng thành lập Học viện Vovinam - Việt Võ Đạo thì những suy nghĩ của anh cũng như của thieulambacphai khai triển sẽ được đưa vào triển khai
    Còn thành lập vào năm nào, dạy những cái gì thì ko thuộc thẩm quyền được biết của Em. Đây cũng chỉ là tin của thông tấn xã vỉa hè, ngồi quán nước nên độ chân thực đến bao nhiêu thì E ko rõ . Vì xưa nay, Em chỉ có người thực việc thực, hành động và chỉ có hành động mà thôi .
    Tiện đưa lên đây để các anh tham khảo !
    Được dhlv sửa chữa / chuyển vào 22:56 ngày 13/01/2007
  9. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    -Ấy là tôi ngẫu hứng thì đưa ra cái xương sống (cũng có thể là xương sườn) thế thôi. Để bác và mọi người gia giảm cho nó chút da thịt, và phải đẽo lại xương sống (nếu cần), giống như một Wikipedia ấy.
    -Vì sao bác nghĩ con số 18 là con số của sự thất truyền??
    -Cái trang thảo luận đòi pass.
  10. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Gọi là học viện thì quả là hơi to tát. Đến như Tàng Kinh các của Thiếu Lâm tự cũng không ai gọi hoặc không tự gọi là học viện.
    Để gọi là học viện thì trước hết lượng tài liệu phải đạt một tầm cỡ nào đó. Nếu là Học viện Vovinam thì tài liệu võ học của Vovinam phải phong phú, ngoài ra là tài liệu tham khảo về các môn phái khác. Nhưng hiện nay đã có bao nhiêu cuốn sách võ thuật Vovinam? Đấy là chưa kể đội ngũ ''nghiên cứu viên'' của học viện, đã đủ về số lượng và chất lượng chưa?
    Nói vậy để thấy rằng có ý tưởng là tốt, nhưng điều cần quan tâm là tính khả thi của ý tưởng. Nếu một ý tưởng tốt mà không có tính khả thi thì chỉ vô dụng mà thôi.
    Nên chăng thay vì một ''học viện'' sẽ là một "ban nghiên cứu". Như thế vừa đúng tầm vóc, vừa khiêm tốn, vừa rất khả thi. Một học viện Vovinam sẽ là công việc của 100 hoặc 200 năm sau chăng?

Chia sẻ trang này