1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Võ học là cái ??okhỉ khô??? ology gì?

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi cuonglhvt, 13/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Khi dùng từ " hợp nhất " thì cũng đã ngầm nói là có nhiều hơn 1 sự kiện, vấn đề rồi . Và cũng chỉ là hình dung về sự vận dụng tri và hành cho nên theo tôi thì đi đôi hay làm một thì cũng không thay đổi ý nghĩa mà Vương Dương Minh dạy bảo .
    Các cải cách gần đây tại VN cũng đang nói lên về sự cần thiết của " tri, hành hợp nhất " cho nên không chỉ võ thuật mới cần như thế mà về việc đào tạo con người trong mọi lãnh vực . Thuyết " hồng hơn chuyên " rồi sẽ chấm dứt .
  2. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    --------
    Tôi chi? nghe nói đến cụm tư? "vư?a hô?ng vư?a chuyên", Thuyết "Hô?ng hơn chuyên" cu?a bạn thi? thấy đâ?y râfy trong thực tế biết bao giơ? mới chấm dứt được.
    Hai đươ?ng thă?ng song song sef mafi mafi đi đôi với nhau, ngoại trư? chúng sef hợp nhất tại hai cực.
    Vof thuật Đại đoa?n kết muôn năm!
  3. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    @Thieulambacphai: Bàn về con số 18: Bài viết trong box Thảo Luận đã đặt ra vấn đề Sự tồn tại của 18 triều vua Hùng Vương trong một khoảng thời gian dài một cách ?ophi lý?. Khi khảo sát văn hoá TQ, tác giả của bài viết đã nhận thấy thời cổ đại TQ có 4 thời chính là Huyền sử, Nhà Hạ, Nhà Thương và nhà Chu. Các thời Nghiêu, Thuấn? là huyền sử không xác định đuợc. Thời nhà Hạ cũng không xác định được mặc dù có niên biểu.
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_H%E1%BA%A1
    Thời nhà Thương tuy không có chính sử nhưng về mặt khảo cổ học là có thật. Thời nhà Chu đã có chính sử. Thời nhà Hạ không xác định được nhưng được thời sau quy kết cho 18 triều đại. Tên họ của các vị vua này là không xác định. Tác giả bài viết tạm thời suy ra rằng triều đại Hùng Vương của ta cũng tương tự như thế. Con số 18 chỉ là một con số biểu trưng cho một danh sách còn bí mật với người đời sau. Nếu ta đẩy việc suy luận đến với các đối tượng có con số 18 khác cũng thấy việc tương tự xảy ra. Chẳng hạn 18 vị La Hán của đạo Phật. Theo tôi biết, chỉ riêng Phật Thích Ca (tạm thời có thể chứng minh là có thật trong lịch sử hay còn gọi là Phật hiện tại) trong cuộc đời của ngài đã tuyên bố không phải là con số 18 vị đệ tử của ngài là đắc quả A-la-hán mà phải là nhiều hơn rất nhiều.
    http://vi.wikipedia.org/wiki/A-la-h%C3%A1n
    Nếu cộng luôn cả trong ?oquá khứ? và ?otương lai? thì sao? Từ 18 vị La Hán qua đến La Hán Quyền. Anh TLVN và bác Viên Anh tuyên bố một cách ?ochắc mẻm? về danh sách 18 bài La Hán Quyền. Tại sao nó không đặt theo tên các vị La Hán? Tại sao mỗi hệ phái có hệ thống La Hán Quyền hoàn toàn khác nhau (có lẽ chỉ giống nhau vài tên bài như Môn Tinh La Hán, Mê Tông La Hán?). Hoặc như hệ phái của cụ Đoàn Tâm Ảnh lại có những bài như La Hán Hoa Quyền, La Hán Mai Hoa Quyền mà không phải là Ngũ Lộ Mai Hoa, hay Hoa Quyền??? Đến 18 ban binh khí thì lại càng rối, mỗi phái một khác, nếu cố ép vào con số 18 thì quả là thật khiên cưỡng.
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 21:25 ngày 24/01/2007
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 21:32 ngày 24/01/2007
  4. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Tri_h%C3%A0nh_h%E1%BB%A3p_nh%E1%BA%A5t
    Quan điểm của Vương Dương Minh qua "lăng kính" Nguyễn Hiến Lê.

    Chu Hi chủ trương hành còn quan trọng hơn tri, biết mà không làm thì cái biết đó vô dụng. Vương sửa lại bảo: Biết tức là hành rối, tri với hành là một ( tri hành hợp nhất). Ông cho chữ hành một nghĩa mới:
    - Mắt ta thấy sắc đẹp là thuộc về phần tri, bụng ta thích sắc đẹp là thuộc về phần hành. Ngay lúc trông thấy sắc đẹp ta đã có ý thích rồi, không phải sau khi trông thấy rồi mới tập tâm để thích.
    Ghét mùi hôi thúi cũng vậy,thuộc về phần hành rồi. Vậy trong tâm có ý gì phát động xảy ra thì là hành rồi đấy. Ý ông muốn khuyên ta " khi có một ý nghĩ bất thiện xảy ra thì phải mau mau từ từ bỏ , dù chẳng đem nó ta thực hành thì cũng thế ". " Người học đạo phải như con mèo rình chuột, để hết tâm vào mồi, hể thấy phát động ý nghĩ bất thiện nào thì diệt nó liền. Phép luyện tâm của ông nghiêm cấm như vậy đó.

  5. Vove

    Vove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    0
    Khổ một nỗi, mấy ông như Nguyễn Hiến Lê và Vương Dương Minh chẳng thèm để ý đến võ.
    Tui ngày càng nghi ngờ sự có mặt của các giá trị như "văn võ song toàn" hay "võ đạo". Thứ nhất, các ông đáng kính, đáng nể, đáng để ý, đáng làm các chuyện to việc bự hay gây ảnh hưởng đến nhiều người, hầu như chẳng ông nào để tâm đến võ thuật. Đa số bọn tập võ thì hợm hỉnh, thành kiến, khích bác lẫn nhau, võ đạo cái quái gì. Kế đó, các võ gia khoái đem triết học phương Đông, khoa học phương Tây vào võ học để chứng minh những lợi ích thâm sâu của nó (qua khỏi chuyện vận động làm khoẽ mạnh thân thể và khả năng đập lộn), hay để mong giải mã được điều gì - có tính huyền học - mà người xưa đã gởi qua thông điệp. Nào là khí công gắn với điện từ trường, chữa được bá bệnh, kinh Dịch đi liền với võ thuật mà võ thuật mang những số 5, 18, 108 đầy triết lý và nhân bản. Nghe qua thì rất lãng đãng và mơ mộng, nhưng khi đặt cái điều nầy vào cái nhìn trái khoáy (sự thực chứng minh bằng kết quả, hay cốt lõi của mấy nhập nhằng triết học có hay không), thì hỡi ơi, không chừng niềm tin của ta bị đổ vỡ và ta rất có thể phải chấp nhận một điều là các cao thủ võ thuật ngày xưa, uýnh lộn thì có thể siêu quần, nhưng về các mặt khác như kiến thức, văn hóa, tư cách, đạo đức cũng như ta thôi, chẳng cao quí gì hơn đâu. Những gì ta đang thắc mắc và tìm cách giải mã, chưa hẳn có thông điệp gì ráo, chỉ vì người xưa như ta, "dốt hay nói chữ".
    Đắc tội, đắc tội
  6. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Ông anh ơi!
    Em không định giảng đạo đâu.
    Em chỉ muốn tìm hiểu xem như thế nào là "học võ" đúng theo nghĩa của nó thôi. Trích dẫn hơi lung tung một tí làm rối mắt ông anh. Chắc khó chịu lắm nhỉ???
  7. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Trên thực tế, con người ngày nay xem võ học chỉ còn là 1 phương tiện để gìn giữ sức khoẻ vì thời buổi này không còn có thể xảy ra chuyện Trương Phi hét 1 tiếng là có người sợ mất mật ... ;
    Mà ngay tự ngàn xưa, Người có võ học cao cũng vẫn đứng hàng thứ yếu .
    Võ đạo được đưa ra song song với võ thuật vẫn là điều cần thiết để người luyện võ bớt đi những kiêu hãnh vô lối, ỷ vào năng khiếu hơn người . Để 1 con người biết sống cho ra sống trong 1 xã hội có kỷ cương, trật tự .
    Xin đừng hiểu võ đạo là những điều cao xa, thiếu thực tế kiểu " Nhân võ đạo ", kiểu " thế thiên hành đạo ", kiểu " Đạo sáng khai nguyên " mà chỉ những người kém cỏi về trí tuệ mới để bị huyễn hoặc .
    Một số người đi trước đã đưa ra những cung cách lý tưởng và áp đặt vào cho con nhà võ nhưng chính họ lại chả áp dụng cho bản thân , họ coi như họ có đặc quyền để vượt lên trên còn bần dân thiên hạ thì phải tôn trọng , những kiểu cách này không còn thích ứng ở thế kỷ này nữa .
  8. Vove

    Vove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    0
    Có khó chịu thì làm gì được chú ? Nên khó làm gì, chỉ chịu thôi.
  9. Vove

    Vove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    0
    Xem ra "võ đạo" đã thất bại hoàn toàn, nếu nhìn vào trạng thái tâm thần của nhiều người đã/đang luyện võ.
    Rất có thể những ai đưa ra quan niệm võ đạo hay tin vào võ đạo mắc phải bệnh hoang tưởng. Võ đạo, như CNXH, là điều không có thực.
  10. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    @vove: Tóm tắt lại cho ông anh đỡ rối:
    1. Con số 18: Ý của em là người học đừng có quá chấp vào những con số. Chẳng hạn 18 bài này. 18 loại binh khí kia. Đâu nhất thiết là cứ Thập Bát có nghĩa là 18 cái.
    2. Tri và hành: Cái tri hành nói trên là quan điểm của VDM (qua NHL) không liên quan gì đến võ cả mà để cụ TM so sánh với cái ?ohọc đi đôi với hành của cụ?. Em chỉ mượn nó để khai triển khái niệm ?ohọc? theo quan điểm của em. Đây là khái niệm chứ không phải quan niệm nhé. Theo em nó là cái ?olý? vận động hay hiện tượng (tức là ?ohành?). ?ohọc? không đơn giản chỉ là việc tìm hiểu cái ?olý? mà là chính cái ?olý? đó. Chính vì ta cho rằng việc tìm hiểu cái ?olý? đó mới là sự học mà ta mới chấp nhặt vào ?omôn phái?.
    Còn việc anh cho rằng VDM không quan tâm đến võ là anh nhầm đó (ít ra cũng là theo dẫn chuyện của Nguyễn Hiến Lê). Mời anh đọc lại cuốn Lịch sử Trung Quốc của cụ Nguyễn. Dĩ nhiên là việc này không liên quan gì đến đoạn trên. Biết cho vui thôi.
    http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n2n1n4nqn31n343tq83a3q3m3237n1nmn&cochu=
    Đời ông biến chuyển 6 lần: lần đầu say mê về nghĩa hiệp, lần thứ nhì tập cưỡi ngựa bắn cung, học binh pháp ( nhờ vậy mà sau ông dẹp được loạn Thần Hào và các giặc trong nưóc đời Võ Tôn và Thế Tôn như trên chúng ta đã biết) lấn thứ ba chuyền về thư pháp và từ chương ( ông có một lối viết rất đạc biệt: cả một hàng mà liền một nét, ngọn bút không rời mặt giấy); lấn thứ tư chìm đắm trong thuật tu tiên, lần thứ năm nghiên cúu về đạo Phật và lần cuối cùng vùi đầu vào lý học.
    Thôi. Mẹ đĩ gọi rồi. Giờ này không đấu lại các bác đâu.
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 23:11 ngày 24/01/2007

Chia sẻ trang này