1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

võ học Việt

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi pikachubonmat, 25/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. binhmuc

    binhmuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Gửi một vài người,
    Xin cám ơn và xin chào.
    Kính.
  2. tretruc

    tretruc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    " Số người Việt rành Hán tự càng ngày càng ít. Mong các đàn anh, các bậc thày nên sớm dùng tiếng Việt trong võ thuât nói chung và nhất là trong võ Việt."
    --------------------------------------------
    "Chỗ này là làm khó nhau rồi. Ngay cả các võ sư cũng không rành chữ Hán làm sao mà đổi??? "
    --------------------------------------------
    Cũng tại có duyên nợ với võ nên luôn mong muốn võ thuật được thay đổi để trở nên dễ hiểu, dễ học. Dùng tiếng Việt cho võ Việt là điều nên làm nhưng đúng như Cuong nói " LÀM SAO MÀ ĐỔI ???"
    Làm sao mà đổi từ tiếng gốc Hán ra Việt. Xin anh em cùng đóng góp ý kiến.
    Xin kể lại một chuyện thời xưa.
    Thày tôi có kể những năm cuối 60 và đầu 70 trong Tổng hội võ thuật có cả một nhóm võ sư ( dưới sự điều hành cuả VS Hàng Thanh) chuyên dùng tiếng gốc Hán để đặt tên cho các thế võ trước khi đem
    phổ biến. Tại sao lại không dùng tiếng Việt? Khi hỏi thày chỉ nói: " Việc của thày la đi tìm hiểu va thu nhặt đòn thế ở các tỉnh miền Trung , Pleiku, Ban muôn Thuật còn việc đặt tên là cuà các VS có học, ở văn phòng".
    Tiếng Việt không thể diễn tả chăng! Hay là phải dùng từ gốc Hán giống võ Tầu cho no oai!
  3. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Trừ các bài quyền, các đòn thế khác của VVN được dùng tiếng Việt và đánh số thứ tự cho dễ nhớ . Thí dụ đòn chân số 12, thế chiến lược số 4, đòn vật số 5, ....
    Khi ra hải ngoại cũng có khó khăn .
    1 số môn sinh trẻ , không rành tiếng Việt nên tự chuyển qua tiếng Anh Pháp ... có thể tại các quốc gia khác cũng chuyển .
    Nhưng ở Pháp và Roumanie là hai nơi tôi thường gặp HLV thì ngay cả Tây cũng dùng tên đòn thế bằng tiếng Việt và họ hiểu được .
    Còn bài quyền thì chịu thua , tôi cũng chưa tin được là có nổi 1% các VS Vovinam có thể giải thích cặn kẽ các bài thiệu .
  4. vxq_01

    vxq_01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2005
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Thực tế thì nhiều người phải công nhận là dùng Hán Việt thì thường là ngắn gọn hơn là dùng thuần Việt, nghe cũng trang trọng hơn, sang hơn và có phần oai hơn nữa. Không chỉ trong các tên của các thế võ mà còn trong nhiều chỗ khác, khi để tăng tính trang trọng, sang của câu nói người ta cũng thường dùng Hán Việt hơn là dùng thuần Việt.
    Các bạn thử chuyển những nhóm từ, những câu dùng Hán Việt sau sang thuần Việt, chắc nghe sẽ khó mà hay bằng:
    - Song long xuất hải
    - Mãnh hổ xuất sơn
    - Thôi thủ
    - Niêm thủ
    Ngay các các thế võ của môn phái Nhất Nam (được coi là một trong vài môn võ thuần Việt nhất, ít bị ảnh hưởng của võ Tầu) cũng thấy hầu như là toàn dùng từ Hán Việt.
  5. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Ngày xưa tôi cũng đã tranh luận nhiều về vấn đề từ Hán Việt trong văn chương VN . Tiếc rằng đây là box VT nên không thể đi xa hơn .
    Mà không phải từ Hán nào cũng coi như biến thành Hán Việt được .
    Sở dĩ bạn cho là kém hay, trang trọng, oai, sang là vì bạn nghĩ như thế thôi .
    Nếu dùng từ ngữ VN mãi quen đi thì rồi cũng xong mà . " Anh yêu em " không hay mà sao 1 ngày cả triệu cặp tình nhân VN vẫn nói ; chỉ có kẻ dốt nhưng lại ra vẻ hay chữ mới phải dùng tiếng nước ngoài khi đối thoại giữa các người VN với nhau .
    Đừng bắt phải dịch 1 cách cứng nhắc, Song long hay thập long gì thì cũng chỉ là những cách miêu tả cử chỉ , củ động , anh Võ ta trước đây có cần song long hay mãnh hổ để viết bao giờ mà nghĩ lại vẫn thấy hay chẳng kém .
  6. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Bác càng ngày càng làm khó nhau rồi? Đòn thế trong võ Việt thực sự dùng Hán hay Nôm để đặt tên là việc đã có cách đây cả trăm năm (thời chữ Hán còn phổ biến). Còn việc bác nói là việc của mấy thằng cha điên làm hồi thập niên 60 70. Mà mấy chả muốn sáng tạo gì thì tuỳ, bà con ở đây chẳng có cách nào can thiệp được.
    Điều này chứng tỏ hiểu biết của bác quá kém (đừng giận nhé). Nếu bác đã từng đọc thiệu của mấy bài Yến Phi hay Song Tô thì bác sẽ nghĩ khác.
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 09:40 ngày 30/04/2006
  7. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Vĩnh xuân ơi là Vĩnh xuân!!! Song long xuất hải hay Mãnh hổ xuất sơn thì không nói. Nhưng Thôi thủ Niêm thủ thì chả có gì hay hơn "Đẩy tay" và "Dính tay" cả.
    Nếu bác nói dùng chữ Hán là trang trọng hơn thì bác xem có bài thiệu (quyền danh) nào của Vĩnh Xuân và Thiếu Lâm "hùng tráng" hơn bài thiệu Nôm này không (dạo này tui hay nhắc tới Song tô mặc dù chưa được học. Bà con thông cảm).
    "...Chống phục binh tả xung hữu đột.
    Tạm lui quân về giữ Ải Quan.
    Phản công giao tréo gọng kềm.
    Như rồng gặp nước như hùm thêm vây.
    Giặc tan hồi bộ thâu quân.
    Quyết tâm giữ vững cõi bờ giang san."
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 12:05 ngày 30/04/2006
  8. tretruc

    tretruc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với VXQ là từ Hán Việt thường ngắn gọn hơn nhưng trang trọng hay oai hơn tiếng Việt thì không đúng.
    Việc dùng Hán Việt để đặt tên cho các thế võ cách đây trăm năm, ngàn năm hay vài năm không quan trọng việc cần là chúng ta nên dùng tiếng Việt thay cho các từ gốc Hán khó hiểu. Nói thi dễ nhưng làm sẻ rất khó nhưng chúng ta cứ bắt đầu đi và thế hệ sau sẽ tiếp tục, nếu ngại khó không làm có lẽ thế hệ sau cũng sẻ nói " tiếng Hán đã thay thế tiếng Việt cách đây cả trăm năm, thôi cứ để vậy mình rủ nhau đi học tiếng Hán tiếng Tàu là xong"
    Phận em, cháu tôi không dám phê phán hay chê trách việc thày Hàng Thanh (hay thày Trương Thanh Đăng , bài Đồ Long đao, Long Hồ Hội) dùng tiếng Hán Việt đặt tên cho các thế võ, chỉ buồn và tiếc là không dùng tiếng Việt cho em,cháu dễ hiểu.
    Bác MinhTrinh nói đúng đấy, ĐỪNG DỊCH MỘT CÁCH CỨNG NHẮC.." Niêm thủ gọi ém tay hay dính tay nghe cũng được, thôi thủ được CuongLHVT chuyển thành đẩy tay là quá hay rồi.
    Ngày xưa khi tập đòn " Tảo địa cước" anh em đùa giỡn gọi là "Quét lá sân chuà" gọi giỡn riết rồi quen miệng hồi nào cũng không hay, thật đúng nhu bác MinhTrinh nói " DÙNG TỪ NGỮ VIỆT NAM QUEN ĐI RỒI CUNG XONG".

  9. haio

    haio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    1.979
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng đồng ý với các ý kiến là nên dùng tiếng Việt càng nhiều trong phạm vi có thể.
    Mình cũng có một kinh nghiệm gọi đòn quét tấn là đá quét, nghe rất hay và gần gũi, lột tả được tinh thần.
    Trong Nhất Nam cũng có rất nhiều từ hán việt trong việc đặt tên các đòn đánh hoặc trong các bài thiệu. Mình nghĩ mình nên tìm cách đưa dần các thuật ngữ thuần việt hơn vào thì rất hay.
  10. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0

    Khừa.. khừa... Muốn nghe thuần Việt không ?!? ... ặc !!! ...
    " ... Chết mày chưa
    Chết mày chưa
    Cho mày chừa
    Mày thưa (thì) tao gặt
    Mày đặc (thì) tao xăm
    Mày găm (thì) tao nhổ
    Mày đổ (thì) tao bạt
    Mày phạt (thì) tao xiết
    Mày liếc (thì) tao giằng
    Chết mày chưa
    Chết mày chưa
    Cho mày chừa ... "

    Khừa .. khừa ... nghe có thấy nồm nà thân thương không ... mấy bạn trẻ sính Hán ?!? ... ặc !!! ...

Chia sẻ trang này