1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

võ học Việt

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi pikachubonmat, 25/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    Khừa.. khừa .. ặc !!! ...
    Chào pickachoubonmat !... Chào người quen,khá quen và có thói quen rất ư là quen quen ...
    Bạn chịu khó sử dụng đúng phép viết hoa của tiếng Việt cho: Chữ đầu dòng, địa danh riêng, tên riêng.. vv..vv.....
    Chúc bạn một ngày vui (Copy right by Zimaleta) ...
  2. Kidfun

    Kidfun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2005
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam. Một dân tộc yêu chuộng hoà bình nhưng đã trải qua hàng trăm cuộc hiến tranh các thời đại từ khi dựng nước. Ngoại xâm xâm lược, đô hộ của tàu, của tây, anh em tàn sát.
    Cội rễ võ học của Việt Nam cũng bắt đầu từ những yêu cầu sinh tồn đấy. Có thể coi võ thuật cổ truyền Việt Nam hình thành đòn thế điêu luyện bắt đầu từ thời Tây Sơn, hay còn gọi là võ cổ truyền Bình Định. Võ cổ truyền Bình Định bắt nguồn từ nhiều loại võ khác nhau, từ các động tác của loài vật, từ các vùng miền kết hợp như Trung Quốc, Bắc Hà. Đến nay vẫn chưa thể kiểm chứng hết. ..
    Với những nội dung căn bản như công, quyền, binh khí, tinh thần. Quyền gồm nhiều bài gọi là thảo bộ chia làm các loại như chiến đấu, tự vệ. các bài quyền như "Ngọc Trản" là một bài tiêu biểu. vv. Binh khí như kiếm, roi hay còn gọi là côn, gậy. là những dụng cụ hằng ngày mà mọi người có thể tập luyện...
    Ví dụ về nhập môn:
    Mỗi một môn phái phải có điều kiện nhập môn khác nhau, nhưng đều có một số nét chung như: Môn sinh phải có người nhà (thường là cha) dẫn đến ra mắt thầy. Qua nhiều lần thử thách mà nhất là để xem xét thái độ xin theo học của môn sinh. Thỉnh thoảng thầy hỏi một vài câu. Có muốn tập luyện ở đây không? Có ông thầy khó tính, bỏ mặc môn sinh không nói năng gì cả. Tuy rằng gia đình môn sinh đã thưa gởi đàng hoàng. Qua nhiều lần tìm hiểu và thử thách, nếu môn sinh nào mà kiên trì và quyết tâm thọ giáo thì thầy mới thu nhận.
    Đã có một thời mà Quyền thuật tây sơn tưởng đã tuyệt diệt khi Nguyễn Ánh lên ngôi, nhưng sức sống mãnh liệt của tinh thần dân tộc phát triển trong mọi hoàn cảnh đã giữ vững những tinh hoa đến tận bây giờ. Các võ sư Bình Định có nhiều người đả hổ, vượt nước.v.v
    Những bằng chứng đó khẳng định võ thuật Việt Nam không hề thua kém về sức chiến đấu và lý luận so với bất kỳ môn võ nào trên thế giới. Và võ thuật cũng là con đường để đưa văn hoá và tinh thần Việt Nam ra khắp năm châu.
    VoViNam tuy là một môn võ mới trong nền võ học Việt Nam nhưng cũng có tiếng vang lớn trên trường quốc tế. Đạo lý của võ cùng luôn đề cao đạo nghĩa và tôn trọng con người.
    Nhưng gần đây, do con người, cách đào tạo của một số môn phái, võ đường mà có những kẻ cực đoan ấu trĩ, với phong cách cục bộ, suy nghĩ dốt nát đã đả kích các môn phái khác, đi ngược lại đạo lý của các bậc tiền nhân.
    Hỏi, nếu như người nước ngoài học các môn võ Việt Nam thì họ phản bội tổ quốc chăng ? Người nước ngoài quỳ lạy bài vị ***** thì là hèn hạ chăng ? ... Bọn chúng như lũ cô đồng nhân thời loạn lạc nhảy lên bàn thờ múa may loè thiên hạ. Muốn rao giảng tinh thần yêu nước, tôn sư mà trong đầu toàn suy nghĩ sự nhỏ nhen . Muốn vinh danh môn phái mà lấy sự bỉ người làm kiêu. Võ thuật Việt Nam sẽ phát triển, nhưng không phải bằng những trò bại hoại, tranh giành quyền lực chức tước, chia bè phái. Bằng sự tập luyện thực sự, bằng tinh thần cao thượng của người võ sinh khi bước vào cửa võ đường. Bằng sự đoàn kết như anh em trong lò võ. Đấy mới là võ đạo Việt Nam.
  3. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    hi` hi` Mặc dù bạn đã rào thêm 2 chữ " điêu luyện" vào nhưng tôi vẫn muốn hỏi 1 câu: Chưa nói các đời trước nhưng lúc xưa Lý Thường Kiệt ngủ gật trên lưng ngựa nên quá bước đạp qua phương Bắc, võ ngựa dẫm nát vùng lưỡng Quảng là nhờ ngựa Việt nam chạy nhanh mà được sao chớ hehe . sorry là sorry nha
    Được daiviet999 sửa chữa / chuyển vào 00:07 ngày 10/05/2006
    Được daiviet999 sửa chữa / chuyển vào 00:08 ngày 10/05/2006
  4. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Vấn đề học võ nước ngoài mà bị quy kết là không yêu nước, thậm chí là phản bội tổ quốc,v.v.. thiết tưởng không cần bàn thêm nữa. Đó là quan điểm cực đoan thôi.
    Cá nhân tôi hiểu rằng Đonghailongvuong muốn đẩy sự việc lên một cách cực đoan chút để nhằm nói lên một cái gì đó thôi. Nhưng rõ ràng cách làm này là dở. Mục đích tốt cần phương tiện tốt thì mới toàn diện.
    Nhân đây tui đưa một thắc mắc là Bác Hồ ngày xưa học Thái Cực quyền của thằng Tàu, tôi không hiểu vì sao Bác không học Vovinam?
  5. MeDop2006

    MeDop2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    @ Mấy chú "nghĩa binh" đầu thai lộn thời:
    Cái "khí (hậu)(&thời) tiết" này của các chú làm chị hơi bị ngột ngạt! sao chẳng chịu khó sinh ra trước khoảng vài trăm năm có phải là "hạp" thời ko?
    Mắt mũi đâu mà trong đâu cũng thấy "địch" vậy? đây toàn người nhà cả mà!
    http://www.quehuong.org.vn/vi/nr050307131435/nr050307110202/nr050307153228/ns050621093716
    Được MeDop2006 sửa chữa / chuyển vào 11:47 ngày 10/05/2006
    Được MeDop2006 sửa chữa / chuyển vào 11:57 ngày 10/05/2006
  6. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    ***** học Thái Cực Quyền của Tàu thì do cụ thích học và do sức khoẻ kém, do tuổi già,......
    Tại sao cụ không học Vovinam ?
    Thieulambacphai hãy tự trả lời đi, biết rồi mà còn hỏi sao.
  7. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    [/quote]
    - Khi xưa Nam Hồng Sơn không phân biệt đai đẳng gì cả, người học 3 năm - 5 năm - 10 năm đều như nhau, tất cả đều thay đổi kể từ khi gia nhập Liên đoàn Võ cổ truyền Hà Nội.
    - Bài bản và hệ thống luyện tập sau này Vs chưởng môn Ng Văn Tỵ đặt ra để phù hợp khi vào Liên đoàn mà thôi.
    - Cụ Ba Hồ chỉ là 1 trong số các học trò của cụ Sáu Tộ, nhưng lại là người duy nhất truyền bá lại môn này cho đời sau, và bây giờ là Vs NgVT.
    - Nam Hồng Sơn là dòng võ của sự pha trộn giữa Võ Ta và Võ Tàu, nhưng mang nặng chất Tàu nhiều hơn.
    Được thieulam_vietnam sửa chữa / chuyển vào 13:01 ngày 10/05/2006
  8. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    Đặc sắc võ sáo Yên Thế
    Võ sáo có nguồn gốc ở vùng rừng núi Yên Thế của tỉnh Bắc Giang, là một loại võ cổ truyền của dân tộc mà còn ít người biết đến. Đây là loại hình võ thuật biểu diễn trong giai điệu nhạc cổ, xuất hiện từ hàng trăm năm nay và mang đậm bản sắc văn hoá.
    [​IMG]
    Những võ sinh "nhí" của võ sáo
    Sáo là binh khí
    Võ sáo đã được sử dụng trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế kéo dài suốt 30 năm do người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám lãnh đạo. Các nghĩa quân Yên Thế xưa dùng những cây sáo bằng sắt để tập hợp quân sĩ hay làm tín lệnh để báo hiệu có kẻ thù đến.
    Do được làm bằng sắt nên những cây sáo đó có khả năng gây sát thương cao, nhất là khi nó lại được những người có võ công cao cường, điêu luyện sử dụng. Tuy vậy cho đến nay võ sáo thực sự được "chơi" như thế nào thì rất ít người biết.
    Theo như một số sách vở còn ghi chép lại ở bảo tàng Bắc Giang, môn võ sáo đích thực là do những người dân vùng rừng núi Yên Thế sáng tạo ra từ rất lâu trước khi nghĩa quân của Hoàng Hoa Thám biết sử dụng nó như một vũ khí lợi hại tiêu diệt kẻ thù.
    Tuy nhiên ông tổ của môn võ này thì đến nay cũng chưa rõ là ai. Nghĩa quân Yên Thế thất bại, võ sáo cũng bị mai một theo thời gian. Suốt gần một thế kỷ sau người ta không còn nhắc đến cái tên võ sáo nữa. Người chơi võ sáo cũng vắng bóng, chỉ như những ẩn sĩ trong giới giang hồ.
    Cách đây ít lâu, ở vùng Yên Thế có xuất hiện một võ sư là cụ Triệu Uý, người duy nhất kế tục đựơc truyền thống võ sáo của cha ông. Cả cuộc đời cụ Triệu Uý gắn liền với môn võ độc đáo này. Theo lời kể của một số người dân, trước đây vào mỗi sáng, cụ Triệu Uý múa vài bài võ sáo ở vùng đất ven đồi. Hồi ấy tuổi cụ đã rất cao, nhưng những bài võ sáo mà cụ biểu diễn thì vẫn rất uyển chuyển, điêu luyện.
    Cụ đã nhận nhiều lớp học trò và truyền lại bí quyết môn võ này với mong muốn nó sẽ được lưu truyền đến các thế hệ sau. Nhưng quả thực, môn võ sáo này rất kén người học. Khi cụ Triệu Uý mất thì chỉ có mỗi Anh Quân - học trò của cụ - là cơ bản lĩnh hội được những nét tinh hoa của võ sáo, biểu diễn thành thục, có hồn môn võ này.
    Võ học và âm nhạc
    Có thể nói môn võ sáo - cũng như những môn võ thuật khác như wushu, judo, teakondo, karatedo, võ Bình Định... có mục đích cao cả trước hết là làm cho người tập luyện có sức khoẻ về thể chất, sung mãn tinh thần... và có những nét riêng rất độc đáo. Như tên gọi của môn võ, người tập luyện nó phải sử dụng một thứ binh khí rất "văn nghệ" là cây sáo làm bằng trúc, có chiều dài bằng cây mã tấu từ 0,8 đến 1m.
    Chuôi sáo được buộc thêm một chùm vải lụa nhỏ để làm tăng sức hấp dẫn của binh khí và vẻ đẹp khi biểu diễn trên sân khấu. Võ sáo là sự kết hợp giữa cương với nhu một cách rất uyển chuyển nhịp nhàng, có sự đan xen tổng hợp của của nét đặc trưng võ thuật Trung Hoa (Thái cực quyền) với các trường phái võ thuật Nhật Bản, nhưng cũng mang đậm nét đẹp của các môn võ cổ truyền của người Việt.
    Nét độc đáo nhất của võ sáo Yên Thế là được tập luyện và biểu diễn trong giai điệu nhạc cổ truyền của dân tộc Việt. Giai điệu của võ sáo chủ yếu dùng làn điệu quan họ Bắc Ninh, then, sen hao của các dân tộc miền núi Bắc Giang. Người luyện võ sáo ngoài yêu cầu về sức khỏe, ý chí, nghị lực, còn cần có năng lực cảm thụ âm nhạc. Chính vì phải biết kết hợp nhuần nhuyễn hai yếu tố võ học và âm nhạc, nên người chơi võ sáo có thể đạt đến một khí phách mạnh mẽ cùng sự thanh thoát, lãng tử của tâm hồn.
    Trong hai năm 1998 và 2001, võ sáo Bắc Giang đã đoạt giải đặc biệt tại Hội diễn Thể thao Văn hoá các dân tộc thiểu số toàn quốc. Anh Quân cho biết, thời gian qua ở Bắc Giang đã có một số thanh thiếu niên tham gia tập luyện võ sáo nhưng để thấu đạt được "hồn" tinh hoa của nó thì còn quá hiếm hoi.
    Nguồn: Báo Lao Động
  9. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    Võ Sáo có từ trước đời cụ Hoàng dấy binh khởi nghĩa vậy mà đã có ảnh hưởng của võ Tầu và võ Nhật rồi hả hehe, ko biết cái này là do người của phái đó phát ngôn hay là do cái thằng nhà báo nó bốc phét cho nó thêm vài dòng, tôi nghe nói người ta trả tiền viết bài bằng cách đếm chữ thì phải haha.
  10. MSGvovit

    MSGvovit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    Ông nói sao chứ ? Tui cư" tưởng Bác là thày truyền dạy VOVINAM cho cụ Nguyễn Lộc mà ? Ông Lonelyanus đâu rồi, mau post bài Huyền Thoại Võ Lâm lên cho mấy ông này coi .
    Đã tới lúc sở TDTT phải tiết lộ bí mật này . Nhờ Bác mà Vovinam đã giác ngộ cách mạng và có nhìu đóng góp cho Tổ Quốc và Dân Tộc . Chưởng Môn LS cũng đã từng là Khu Xứ Quỷ hay gì đó trong Cách Mạng, nghe nói như vậy trong hồi ký của ngài.

Chia sẻ trang này