1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vô hư thuyết !

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi daovh, 20/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. daovh

    daovh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    1
    Vô hư thuyết !

    Trong lịch sử nhân loại đã có một số học thuyết ra đời nhằm tạo ra cho con người những phương pháp luận và kim chỉ nam trong việc nhận thức và cải tạo thế giới. Trong số đó có những học thuyết nhanh chóng trở thành một hiện vật của lịch sử nhưng cũng có học thuyết đã có những tác động to lớn lâu dài đến lịch sử nhân loại. Và một bước ngoặt lớn trong lịch sử đòi hỏi phải có một nền tảng tư tưởng vững chắc để đưa nhân loại đến bến bờ hạnh phúc. Một học thuyết tiến bộ ra đời là sự kết hợp những tinh hoa văn hoá của nhân loại được soi rọi bằng ánh sáng của thời đại mới sẽ vạch ra con đường đi tới tương lai cho nhân loại. Nhưng ta có thể hình dung về nó như thế nào ?

    Tôi cho rằng một học thuyết bao gồm hai phần : Phần một là những quan niệm về thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy từ đó đề ra phương pháp luận cho việc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Phần hai là với thế giới quan và nhân sinh quan ấy áp dụng phương pháp luận đó vào việc giải quyết các vấn đề củ thể của cuộc sống. Và một cái mới ra đời không phải bao giờ cũng dễ hiểu ngay với tất cả mọi người nhưng sẽ có một bộ phận tiên tiến trong xã hội hiểu và tiếp thu nó và từ những người đi tiên phong ấy những tư tưởng của học thuyết sẽ lan toả vào cuộc sống.

    Theo tôi một học thuyết tiên tiến và cách mạng cần có những đặc điểm sau :
    - Kế thừa được những tinh hoa của tri thức nhân loại
    - Chứa đựng những quan điểm tiến bộ về các vấn đề cơ bản của cuộc sống
    - Vạch ra được những quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy
    - Mở ra những bước tiến mang tính cách mạng trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại
    - Chứa đựng những hạt nhân mang giá trị vĩnh hằng đối với con người

    Và điều quan trọng nhất là nó phải vạch ra được con đường tốt nhất để xây dựng một xã hội tốt đẹp trong đó con người được sống hạnh phúc và phát triển toàn diện.
    Điều đầu tiên mà một học thuyết cần phải giải quyết là quan niệm của nó về thế giới, về con người. Như chúng ta đã biết toàn bộ thế giới mà chúng ta đang sống được bao gồm trong hai phạm trù triết học : vật chất và ý thức . Và vấn đề xuyên suốt trong lịch sử triết học là : vật chất và ý thức cái nào có trước cái nào có sau, vật chất quyết định ý thức hay ý thức quyết định vật chất. Nhưng chúng ta cũng biết rằng không thể định nghĩa được vật chất và ý thức dựa vào bản chất của nó mà chỉ có thể định nghĩa chúng thông qua mối tương quan với nhau. Người ta đã tìm ra các quy luật vận động của thế giới tự nhiên được diễn đạt bằng các phạm trù và ngôn ngữ triết học mà có giá trị nhất là các quy luật của chủ nghĩa duy vật biện chứng của triết học Mac. Đó là một thành tựu lớn của trí tuệ loài người. Nhưng chúng ta cũng cần biết rằng thế giới tự nhiên vận động vừa có tính quy luật vừa có tính ngẫu nhiên ( tất nhiên là sự ngẫu nhiên có tính quy luật) và chính những sự vận động ngẫu nhiên có tính quy luật đó đã làm cho quá trình nhận thức của con người là một quá trình tiệm cận chân lý. Lê Nin đã cho rằng có chân lý tuyệt đối nhưng con người không thể với tới được nó và cuộc sống của chúng ta là cuộc sống giữa các chân lý tương đối . Theo tôi chỉ khi nào con người nhận thức được quy luật của sự ngẫu nhiên thì lúc đó chân lý tuyệt đối sẽ tồn tại trong cuộc sống. Ý thức có thể chia theo các mức độ phát triển khác nhau từ những động vật cấp thấp cho đến con người và trong từng mức độ phát triển cũng có thể chia thành những tầng lớp khác nhau như ý thức của con người có thể chia thành vô thức, tư duy, tình cảm. Các tầng lớp đó có mối liên hệ chặt chẽ với nhau tạo thành đời sống tinh thần của con người.

    Mời các bạn cùng thảo luận !


    Được daovh sửa chữa / chuyển vào 18:29 ngày 21/10/2003
  2. daovh

    daovh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    1
    Tôi xin được trình bày tiếp :
    Quan điểm duy vật cho rằng vật chất có trước ý thức và quyết định ý thức. Nếu theo quan niệm đó ta không thể giải thích được các quy luật của giới tự nhiên, ví dụ vì sao chu vi đường tròn lại bằng đường kính nhân với pi mà không phải là con số khác. Có thể là ở các hệ đếm khác nhau giá trị Pi sẽ khác nhau nhưng chỉ là một giá trị duy nhất. Vậy cái gì đã khiến giá trị đó trở thành Pi mới là điều đáng nói. Ngay cả ở một hành tinh nào khác có loài vật có trí khôn ( dù rằng cho đến bây giờ con người chưa biết đến một hành tinh nào như vậy) người ta chưa biết đến khái niệm đường tròn thì giá trị Pi vẫn tồn tai nằm ngoài nhận thức của con người trên hành tinh ấy cũng như trên thế giới của chúng ta trước khi loài người phát hiện ra số Pi thì chu vi đường tròn vẫn bằng đường kính nhân với Pi.
    Nếu ta cho rằng ý thức có trước vật chất thì ta lại không thể hình dung ra được rằng thế giới này được hình thành như thế nào. Chính vì vậy chỉ có thể được giải thích bằng cách cho rằng vật chất và ý thức là hai bộ phận của một thể thống nhất ban đầu . Như vậy ý thức không chỉ tồn tại trong bộ não của con người hay các loài động vật mà nó còn tồn tại thông qua các vật mang khác có tính vật chất . Chân lý tương đối là phần ý thức tiềm ẩn trong bộ não con người còn chân lý tuyệt đối là sự kết hợp của chân lý tương đối với phần ý thức nằm ngoài bộ não người. Trong bộ não con người đã tiềm ẩn những hình ảnh tương đối về thế giới và mỗi con người đều có thể nhận thức ra các chân lý tương đối nếu biết đánh thức những phần ý thức tiềm ẩn trong bộ não
    Quá trình nhận thức của con người là sự kết hợp của phần hình ảnh thế giới được tiềm ẩn sẵn trong bộ não người với sự phản ảnh phần thế giới biến động xung quanh.
    Con người nhận thức thế giới theo ba con đường :
    - Theo những gì mà kinh nghiệm sống cho thấy
    - Theo những gì mà phần hình ảnh thế giới tiềm ẩn trong bộ
    não cho thấy.
    - Theo giác quan cảm nhận hay còn gọi là giác quan thứ sáu
    Hay là sự kết hợp giữa ba con đường trên
    Được daovh sửa chữa / chuyển vào 20:52 ngày 22/10/2003
  3. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Bạn nhắc tới phương pháp luận & nhận thức luận, nhân tiện dòng suy nghĩ riêng, tôi xin bổ sung thêm vài ý thế này.
    Phương pháp được gọi là cách thức, phương tiện để đạt được mục đích.
    Bất cứ một phương pháp nào cũng bao gồm 2 mặt khách quan và chủ quan.
    - Mặt khách quan của phương pháp là những quy luật khách quan chi phối sự vận động và phát triển của đối tượng, là khách thể và được con người là chủ thể - tiến hành nhận thức.
    - Mặt chủ quan của phương pháp là những thủ thuật, cách thức nảy sinh ra trên cơ sở của quy luật khách quan nhận thức được và được con người sử dụng để nghiên cứu và biến đổi đối tượng.
    Ví dụ, muốn biến đổi nhôm thành đồ dùng gia đình thì mặt khách quan của phương pháp gia công chế biến nhôm là ta nắm được quy luật khách quan tác động và nhôm, phát hiện ra những đặc tính cơ-lý-hoá của nó. Từ đó ta nghĩ ra các biến đổi nhôm thành các đồ dùng cho con người (mặt chủ quan của phương pháp).
    Như vậy, sự chân thực của ý niệm về đối tượng là tiêu chuẩn đầu tiên của phương pháp. Dựa trên cơ sở đó, con người tìm ra thủ thuật, biện pháp cách thức đúng đắn hành động với đối tượng. Tính đúng đắn của hành động là tiêu chuẩn thứ hai của phương pháp.
    Tính chân thực của nhận thức đói tượng phải dẫn đến tính đúng đắn của hành động với đối tượn. Hiểu chính xác thì làm đúng đắn. Làm càng đúng thì lại càng thâm nhập sâu hơn về bản chất của sự vật hiện tượng. Đó là mối quan hệ giữa mặt khách quan và chủ quan của phương pháp.
    Để Tri thức người Việt giàu hơn, Trí tuệ sáng hơn!
  4. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Xin dành vài dòng giới thiệu về Cuốn sách tôi đang viết ?oTriết lý đời người? (Version 2.0 của Triết học mới)
    Cấu trúc nội dung:.
    Lời nói đầu
    1. Tìm hiểu về Triết lý & Triết học: Triết lý, Triết học là gì? Chúng phục vụ gì? Đặc điểm và mối liên quan với đời sống.
    - Kinh nghiệm cuộc sống; Con người: nhân cách, cuộc đời, ý thức;
    - Xã hội: văn hoá, ý thức xã hội , tiến bộ xã hội, và giá trị xã hội
    2. Tìm hiểu về khoa học-công nghệ: Khoa học Công nghệ là gì? Chúng phục vụ gì? Đặc điểm và sự phát triển của khoa học-công nghệ.
    - Khoa học và Công nghệ
    - Khoa học Công nghệ thế kỷ XX và XXI.
    3. Mối quan hệ của Khoa học với Triết học: Xu hướng thâm nhập của khoa học vào triết học qua lịch sử phát triển. Thành tựu của khoa học hiện đại.
    - Triết học duy vật biện chứng Marx.
    - Điều khiển học & khoa học hệ thống.
    - Khả năng phát triển, hoàn thiện triết học duy vật biện chứng.

    4. Các luận điểm căn bản bổ sung & hoàn thiện triết học biện chứng Marx:
    - Nhận thức luận
    - Bản thể luận
    - Luân lý học
    - Tương lai học
    - Giá trị học
    Kết luận
    Lời nói đầu
    Triết lý là rất quan trọng
    Xuất phát từ tự tìm tòi, học tập và nghiên cứu để suy nghiệm về thế giới quan và cuộc đời? tôi nhận ra những giá trị sâu sắc của Triết học đối với cuộc sống hàng ngày. Cũng đã có lời khuyên rằng: ?oMỗi người chúng ta hãy triết lý và con người không thể thiếu được triết lý?. Thật vậy, cuộc sống hữu ích, thành đạt phụ thuộc hoàn toàn vào sự biến đổi của đời sống tinh thần, của cái biết. Dựa trên tầm nhìn của văn hoá nhân loại, chúng ta ý thức về cuộc sống của mình từ quá khứ đến tương lai một cách rõ ràng, đúng đắn và hoàn chỉnh hơn. Điều đó đánh dấu cho sự phát triển, cho cuộc sống tinh thần sáng suốt, suy tư sâu sắc.
    Hoài nghi, lục vấn lại cái đã biết; suy tư, tìm hiểu sâu đến cùng về đời sống tư tưởng, tinh thần; thế giới nhân sinh và nội tâm chính là những hoạt động triết lý, triết học. Chúng giúp ta ý thức lại lần nữa những hiểu biết của mình để tránh những sai sót khi đem sử dụng tri thức như công cụ.
    Nhưng triết lý rất khó?
    Do triết học là những điều sâu sắc của văn hoá loài người nên dành cả đời người cũng khó đi được vào hết cái hồn của minh triết bao thời. Nhiều triết gia đã khẳng định rằng, đứng trước những luận văn triết học như đứng trước những thách đố. Muốn nắm được cái thần của mỗi triết lý thì phải hiểu cho đúng các vấn đề triết học phản ánh trong tư tưởng ở từng giai đoạn lịch sử, gắn với các trào lưu nhất định, từng triết gia với phong cách diễn đạt tư tưởng rất riêng ? Vì vậy, người nghiên cứu triết học đòi hỏi phải có năng lực tư duy tốt, học hỏi suy ngẫm-suy nghiệm cuộc đời?
    Ngữ cảnh-điều kiện viết cuốn sách
    Tôi chưa ở cái độ tuổi suy ngẫm về triết lý nhưng tôi được sống trong một thời đại mới có nền khoa học công nghệ phát triển thế kỷ XXI cung cấp nguồn tư liệu mới, dồi dào, phong phú với độ tin cậy ngày một cao; kinh nghiệm cuộc sống của tôi đã có nhiều cọ sát với triết lý; được giao lưu trao đổi, sống và lĩnh hội tri thức, triết lý với nhiều người.
    Tôi lại có hoạt động nghề nghiệp trong lĩnh vực khoa học công nghệ tiên tiến của thời đại; có những nghiên cứu riêng về đề tài tâm lý, tư duy con người, truyền thông và quản trị tri thức? và có thể nói sở thích của riêng tôi là tìm hiểu lịch sử triết học khoa học Mác, cùng thành tựu của khoa học hiện đại.
    Tôi đã dành thời gian để suy tư và viết ra cuốn sách này cho chính bản thân mình nhằm gắn kết được 2 mặt của hoạt động tinh thần:
    - Sống, suy ngẫm về cuộc đời và đúc rút thành triết lý: xây dựng triết lý
    - Lấy triết lý soi rọi cuộc sống: tuân thủ, nhìn nhận, đánh giá và suy xét dựa theo triết lý
    Việc viết cuốn sách này cũng là một cách giúp tôi tập hợp những kiến thức cập nhật, hệ thống hoá chúng để cho các hiểu biết của mình rõ ràng, chính xác, thống nhất hơn và phát triển thế giới quan theo những kiến thức khoa học của thời đại. Cũng nhờ có tiếp cận, tìm hiểu và khai thác các kiến thức khoa học mới đa ngành, tôi đã giải đáp ở mức độ nào đó các câu hỏi triết học và những đóng góp còn đem đến nhiều điều bổ ích cho bản thân việc nghiên cứu khoa học và xây dựng triết lý cuộc sống của tôi.
    Triết học với vị trí trung tâm khoa học của mình vận động cùng sự phát triển của văn hoá nhân loại. Các thành tựu các khoa học công nghệ đương đại cung cấp kiến thức, quan điểm khoa học mới, phương pháp tư duy hiện đại nhìn thế giới sáng rõ, đúng đắn hơn (chúng trả lời cho những câu hỏi triết lý cuộc sống) tạo nên triết học thời đại mới ?"thời đại cách mạng khoa học công nghệ.
    Nếu như trước kia, kiến thức vật lý học là nền tảng của văn hoá chung loài người và từ đó hình thành nên các dòng triết học duy vật thì ngày nay, lý thuyết hệ thống và điều khiển học đã trở thành một nền tảng căn bản thứ hai của văn hoá chung nhân loại... Cũng chính điều khiển học, CNTT và kinh tế tri thức tạo nên vô vàn thành tựu mới làm thay đổi bộ mặt thế giới ...
    Mong muốn với độc giả
    Rất mong bạn đọc khai thác lựa chọn được nhiều điều bổ ích, có giá trị cho triết lý cuộc đời từ cuốn sách nhỏ này. Mong muốn không ngoài điều đó là các bạn cùng tham gia nghiên cứu những vấn đề đã gợi mở để chúng ta có chung một triết lý cuộc đời.
    Để Tri thức người Việt giàu hơn, Trí tuệ sáng hơn!
  5. keneticA

    keneticA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    nói vài lời lạc đề
    học thuyết nào đó , mang đầy tính khoa học , được chúng minh đúng đắn , nhiều khi trả là cái gì
    khi so với những lời lẽ mị dân , mê tín , dị đoan , nhưng lời phản khoa học
    nhưng ... nhưng nó tác động đến 2 cái quan trọng nhất của con người , đó là : "tình cảm" và "niềm tin"
    khi bạn gục ngã , bạn ko lối thoát , bạn bám vào đâu để đứng lên , những cái học thuyết vớ vẩn sao
    ko bạn bám vào những cái mà trước bạn ko tin
    và .... và rồi nay bạn hiểu được giá trị thật sự của nó
    ----------------------------------------
    niềm tin ...... đúng niềm tin
    nó đem lại cho ta sức mạnh , nhưng sức mạnh ko thể ngờ được , những sức mạnh đã thay đổi thế giới này
    nhưng chúng ta biết được bao nhiêu về niềm tin và bản chất của nó , những học thuyết sâu xa ly giải nó xem
    ----------------------------------------
    và cuối cùng , chúng ta giành được độc lập nhờ hàng triệu đồng bào , những người thời đó tri thức thấp kém , họ đâu biết đến những cái học thuyết nào đó trên thế giới này
    họ chỉ biết đến một điều : "niềm tin vào tương lai tươi sáng"
    ------------------------------
    khoa học là một từ để chỉ sự nông cạn của loài người
  6. daovh

    daovh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    1
    Gửi Cachep: Bạn hãy đưa nội dung cuốn sách của bạn lên để mọi người cùng thảo luận. Nhưng tôi có điều thắc mắc tại sao bạn lại rất chú trọng đến điều khiển học như vậy ? Và tôi rất quan tâm đến phần "Các luận điểm căn bản bổ sung & hoàn thiện triết học biện chứng Marx " của bạn
    Gửi KeneticA : Đúng là "niềm tin" và "tình cảm" là những cái mà một học thuyết cần phải hướng tới nếu nó muốn phát huy tác dụng trong cuộc sống ngoài tính đúng đắn khoa học của mình.
    Tôi xin được trình bày tiếp :
    Người ta nói mỗi người là một tiểu vũ trụ. Điều đó có lý. Trong mỗi người đều tiềm ẩn sẵn hình ảnh thế giới trong mình, tất nhiên là những hình ảnh tương đối. Và quá trình nhận thức chính là quá trình đánh thức những hình ảnh tiềm ẩn đó. Con người nhận thức thế giới thông qua nhận thức của người khác cộng với những gì tự mình khám phá thế giới. Mọi kiến thức khoa học hay xã hội mà con người thu nhận được đều mang tính tương đối. Mọi nhận thức của con người được giới hạn bởi phần ý thức tiềm ẩn sẵn trong con người nhưng không có nghĩa là có một tỉ lệ thuận giữa hai yếu tố đó. Phần ý thức tiềm ẩn được khơi dậy nhiều hay ít con phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan khác.
    Thế giới vật chất luôn vận động và biến đổi nhưng có sự tương tác với ý thức mà trong đó ý thức con người là một bộ phận quan trọng. Sự liên hệ này là một quá trình rất phức tạp nhưng hoàn toàn có thể nhận thức được và ta có thể coi mọi phần tử vật chất đều có chứa một phần ý thức trong mình. Nó hoạt động vừa có tính quy luật vừa có tính ngẫu nhiên. Nếu ta làm chủ được quá trình ngẫu nhiên đó tức là ta làm chủ được vật chất và ta có thể lý giải được những bí ẩn của thế giới vật chất đồng thời làm sáng tỏ mối liên hệ giữa sự vận động của vật chất với ý thức con người. Điều đó là cơ sở cho ta nhận thức được những tình cảm phức tạp nhất của con người như tình yêu nước, lòng dũng cảm. tình yêu lứa đôi v.v. Và đó là cơ sở để giải phóng con người ra khỏi những vật cản ràng buộc sự phát triển của họ để hướng con người tới những tình cảm trong sáng và cao đẹp nhất đồng thời với việc đáp ứng đầy đủ những nhu cầu về vật chất
    Người ta đã tìm ra các quy luật của thế giới tự nhiên để phục vụ cuộc sống con người nhưng chính bản thân con người lại là một đối tượng chưa được nghiên cứu kỹ. Đó chính là vì con người chưa tìm ra được các quy luật vận động của chính ý thức con người mà người ta mới chỉ dựa vào các kinh nghiệm được tích luỹ qua nhiều thế hệ cùng với một số nghiên cứu bước đầu về hoạt động của các tầng sâu ý thức . Và hiện tại người ta vẫn còn chưa giải thích được một cách rõ ràng về các tình cảm chủ yếu của con người : Tình yêu tổ quốc, tình ruột thịt, tình bạn, tình yêu lứa đôi, lòng dũng cảm v.v.
    Có thể nói tình yêu tổ quốc là một trong những tình cảm cao đẹp nhất của con người và vì tổ quốc người ta có thể làm được những chuyện phi thường. Một trong những phẩm chất cao đẹp nhất của lòng yêu nước là lòng dũng cảm sẵn sàng hy sinh vì tổ quốc. Có thể nói hầu như bất kỳ quốc gia dân tộc nào tồn tại cho đến ngày nay đều đã trải qua những cuộc chiến tranh để giải phóng và bảo vệ tổ quốc. Và lòng dũng cảm được coi là một biểu hiện hàng đầu của lòng yêu nước. Những người sẵn sàng đổ máu vì tổ quốc được coi là những người anh hùng. Và bản thân tôi cũng luôn khâm phục những người sẵn sàng hy sinh vì tổ quốc ít nhất là vì lòng dũng cảm của họ. Nhưng khát vọng hoà bình cũng là một trong những khát vọng lớn nhất của con người. Và hầu hết nếu không muốn nói là tất cả nhân loại đều mơ ước về một nền hoà bình lâu dài trên trái đất của chúng ta. Nếu điều đó xảy ra thì tổ quốc sẽ không cần ai phải hy sinh tính mạng vì mình và lòng yêu nước lại cần có những cách thể hiện khác.Và một nền hoà bình lâu dài theo tôi không thể thực hiện được bằng cách tiến hành những cuộc chiến tranh mà cần phải để khát vọng hoà bình chiến thắng được những nhu cầu giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực trong lòng mỗi con người. Nếu chỉ có tuyên truyền về hoà bình hoàn toàn chưa đủ cho việc thực hiện mong ước đó. Chỉ có thể thực hiện được nó khi ta giải quyết được các món nợ của lịch sử và một điều kiện phát triển cho tất cả các dân tộc được mở ra. Tức là cần có một hệ tư tưởng tiến bộ có thể thâm nhập được vào nhân dân và biến thành lẽ sống của họ.
  7. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Điều này mình đã nói trong nhóm bài về Triết học mới. Xin nêu thêm 1 số điều khá hiển nhiên như sau:
    - Khoa học cụ thể không thể tồn tại và phát triển tách rời với triết học khoa học. Ngược lại, triết học khoa học thì đòi hỏi phải có các khoa học cụ thể.
    - Khoa học ngày nay vẫn tiếp tục phân ngành, và lại tiếp tục hợp ngành và đang dẫn đến những luận điểm và những phát minh đòi hỏi phải có những kết luận về mặt nhận thức luận - kết luận triết học.
    - Triết học duy vật cũng phát triển lên theo thời đại dựa vào thành tựu của các ngành khoa học , sử dụng những hiểu biết về các hệ thống vật chất, hình thức vận động vận chất... để làm phong phú thêm cho chính triết học duy vật.
    - Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin thường nhấn mạnh rằng, lịch sử của triết học duy vật gắn liền với lịch sử của khoa học. Mỗi một bước phát triển quan trọng của khoa học đều kéo theo một bước phát triển mới của triết học duy vật. Sự phát triển của khoa học tự nhiên thế kỷ XX đã chứng tỏ luận điểm của Lenin trong Bút ký triết học: ?oVật lý học hiện đại đang đẻ ra những tư tưởng của duy vật biện chứng?. Vật lý học là trung tâm của khoa học trước thế kỷ XX. Còn ngày nay, nhà triết học Clausơ người Đức đã đưa ra một luận điểm mới năm 1963 ?oĐiều khiển học đang đẻ ra những tư tưởng mới của triết học?.
    Khoa học ở thế kỷ XX đã phát triển như vũ bão cả về số lượng và chất lượng, ảnh hưởng to lớn đến nhiều mặt của đời sống xã hội loài người. Về nội dung khoa học của các thành tựu cơ bản ở thế kỷ XX thì chủ yếu là ở lĩnh vực điều khiển học, công nghệ thông tin, truyền thông cả về nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng.
    Quan trọng nhất, trong thế kỷ XX, điều khiển học đã chọc thủng nhóm hiện tưởng then chốt nhất của sự vận động của các hệ vật chất - bừng sáng lên các hiện tượng vật chất mà chúng ta chưa từng nghiên cứu nó trong hoạt động nghiên cứu hiện thực trước kia. Nó làm trẻ lại hoặc tái sinh hàng loạt lĩnh vực khoa học và là điểm quan trọng để tổng hợp mọi kiến thức khoa học mới vào triết học.
    - Bây giờ, nhìn vào nhận thức và tư tưởng công nghệ cũng như cuộc sống hàng ngày của chúng ta, bạn sẽ nhận ra quả thực Điều khiển học - 1 ngành khoa học công nghệ trung tâm của Khoa học thế kỷ XX đã phát triển và tác động vào thực tiễn ra sao.
    - Thực tế, điều khiển học đã cung cấp cách tiếp cận mới đúng đắn, tổng hợp cho mọi ngành khoa học khác. Về mặt phương pháp luận và nhận thức luận, những kết quả và tư tưởng của điều khiển học đang góp phần trả lời cho chính những câu hỏi của triết học: với một quan điểm thống nhất với các cách nhìn triết học & phương pháp luận triết học.
    Tạm thời vậy, mình sẽ trình bày cụ thể để các bạn thấy 1 thế giới quan không có gì mang tính kỹ nghệ quá. Mình đã cố gắng giới hạn và quan tâm đến những yếu tố mới có mối liên hệ sâu sắc với triết học bao gồm điều khiển học & kiến thức về nhân học, xã hội học hiện đại.
    Còn mình chưa hoàn thiện xong cuốn sách, chừng 300 trang. Ngoài việc viết như tác phẩm thông thường, mình muốn có phụ lục dạng Hỏi-Đáp như thế này. Bạn có thể giúp mình đọc kỹ Triết học Mới của mình và nêu các câu hỏi thảo luận trong đó để mình đưa vào phần phụ lục. Khi xong tác phẩm mình sẽ post và xin xuất bản. Các bạn có thể đăng ký nếu quan tâm.
    Để Tri thức người Việt giàu hơn, Trí tuệ sáng hơn !
    Được CaChep sửa chữa / chuyển vào 20:55 ngày 23/10/2003
  8. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Kính cẩn chào đón bác Cachep tái xuất.
    Hôm nào bác đến nhà em uống rượu.....
    --------------------------------------------------------------
    Sống trên đời sống cần có một tấm lòng

Chia sẻ trang này