1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

VÕ LÂM NGŨ BÁ ??" DỤ NGÔN VỀ CHÍNH TRỊ - Ông Rong Biển có đùa?

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi vietfonevn, 23/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vietfonevn

    vietfonevn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    VÕ LÂM NGŨ BÁ ?" DỤ NGÔN VỀ CHÍNH TRỊ - Ông Rong Biển có đùa?

    VÕ LÂM NGŨ BÁ ?" DỤ NGÔN VỀ CHÍNH TRỊ

    VŨ ĐỨC SAO BIỂN

    Rất nhiều người mê truyện võ hiệp đều biết Võ lâm ngũ bá truyện là một bộ đoản thiên gồm bốn cuốn của Kim Dung. Đây là bộ tiểu thuyết làm nền móng để ông xây dựng liên tiếp ba bộ truyện kề tiếp: Xạ điêu anh hùng truyện, Thần điêu hiệp lữ, Ỷ thiên đồ long kiếm và một phần trong Lục mạch thần kiếm. Bộ đoản thiên tiểu thuyết ấy có giá trị như một đoạn lung khởi trong một bài tác văn, nhằm giới thiệu năm ông ?ovua? của giới võ lâm. Nếu thu hẹp thì người đọc chỉ hiểu như đó là giới võ lâm Trung Hoa, một Trung Hoa với nhiều môn phái võ thuật lạ lùng, có những con người võ học kiệt xuất (tuy nhiên tác giả đã phạm một lầm lẫn khá lớn: phái Võ Đang do Trương Tam Phong sáng lập mãi đến cuối đời nhà Nguyên, đầu đời nhà Minh, tức hơn 100 năm sau mới xuất hiện trong Ỷ thiên đồ long ký). Nhưng có lẽ Kim Dung đã không muốn thu hẹp. Ông đã truyền đến cho người đọc một dụ ngôn lớn lao hơn ?" dụ ngôn chính trị.

    Trong Võ lâm ngũ bá, Kim Dung giới thiệu năm nhân vật đại võ sư: Đông Tà Hoàng Dược Sư, Tây Độc Aâu Dương Phong, Nam Đế Nhất Đăng đại sư, Bắc Cái Hồng Thất Công và Trung Thần Thông Vương Trùng Dương.

    Đông Tà Hoàng Dược Sư ngụ ở Đào Hoa Đảo. Nếu lấy Trung Hoa làm điểm chính giữa thì Đào Hoa Đảo chính là nước Nhật Bản và Hoàng Dược Sư chính là biểu tượng của dân tộc Nhật Bản vậy. Thế nhưng chẳng hiểu sao Kim Dung gọi Nhật Bản là ?otà?. Có lẽ, trong tâm tưởng của ông và hàng tỷ người Trung Quốc khác vẫn chưa phai mờ hình ảnh của những quân đội Nhật Bản xâm lăng, giết chóc hãm hại hàng triệu người dân Trung Quốc, đặc biệt là sự hiện diện của đoàn quân Quan Đông trên miền Đông ?" Bắc Trung Quốc trong thế chiến thứ hai. Đông Tà Hoàng Dược Sư có một loại võ công kỳ ảo như tên gọi của nó: Lạc anh chưởng pháp (chưởng pháp hoa anh đào rụng). Trong Võ lâm ngũ bá, Kim Dung rất ca ngợi Hoàng Dược Sư, ca ngợi tính lập dị cổ quái của nhân vật này.

    Tây Độc Aâu Dương Phong từ Tây Vực xuống. Khái niệm Tây Vực không xác định biên giới của quốc gia. Aâu Dương Phong có nghĩa là ngọn gió biển phía trời Aâu thổi đến và ta có thể hiệu được nhân vật này chính là hình tượng biểu thị cho cả khối Châu Aâu, cả văn minh khoa học kỹ thuật Châu Aâu. Aâu Dương Phong có môn Hàm Mô Công (công phu mô phỏng tư thế con ếch), ngồi xuống đất, dạng chân ra và phát chưởng về phía trước. Tư thế của Hàm mô công nhắc người ta nhớ đến hình ảnh chiếc xe tăng của binh lực các nước Châu Aâu trong Đệ nhị thế chiến. Hãy nhớ rằng về sau, trong Thần điêu hiệp lữ truyện, Kim Dung để cho Aâu Dương Phong luyện võ công sai đường, bị tẩu hỏa nhập ma, phải đi lộn đầu xuống đất, chân đưa lên trời. Dụ ngôn ở đây thật rõ ràng: văn minh vật chất, khoa học kỹ thuật phương Tây quá tiến bộ đã làm đảo lộn hết mọi giá trị tinh thần, cả Châu Aâu đang ?otẩu hỏa nhập ma? vì chính cái cơ tâm của họ.

    Nam Đế là Nhất Đăng Đại Sư. Nhân vật này trong Võ lâm ngũ bá là một nhà sư hiền lành, đắc đạo. Đây là hình ảnh biểu tượng chung cho các nước theo Phật giáo tại Đông Nam Á, trong đó có cả Việt Nam, Lào, Cambodge, Thái Lan, Srilanka (ngày trước là Ceyland ?" Tích Lan) và Aán Độ. Nhà sư hiền lành ấy sử dụng một loại công phu huyền môn chính tông, rất quang minh chính đại: nhất dương chỉ. Nhà sư hiền lành ấy không gây hấn với ai, không tranh hơi đua tiếng với ai. Kim Dung nghĩ đến các lân quốc phía Nam đất nước ông bằng tình cảm hết sức tốt đẹp. Rõ ràng là Phật tính đã thể hiện rất cao trong tư duy, trong hành động của nhà sư này.

    Bắc Cái có tên Hồng Thất Công, chính là biểu tượng của nước Liên Xô ngày nào. Hồng Thất Công có họ Hồng (màu đỏ), chính là màu cờ Liên Xô, lân quốc phía Bắc Trung Hoa. Hồng Thất Công có Hàng long thập bát chưởng (mười tám chưởng hàng phục con rồng), một loại võ dương cương có thể làm tan bia vỡ đá, gãy cả tùng bách. Hàng long thập bát chưởng là gì nếu không phải là những hỏa tiễn ?" thành tựu lớn của Liên Xô?

    Trung thần thông Vương Trùng Dương chính là hình ảnh biểu tượng của đất nước Trung Quốc. Phải chăng vì vậy, trong võ lâm ngũ bá, Vương Trùng Dương văn võ toàn tài, nhất là võ công đường đường chính chính, trong lần ?oluận kiếm Hoa Sơn? đã lần lượt đả bại cả Đông Tà, Tây Độc, Nam Đế, Bắc Cái và cuối cùng ?ochấp? cả bốn người liên thủ vẫn giành thế thượng phong? Vương Trùng Dương ở trong Trùng Dương cung , là sư tổ của phái Toàn Chân ?" chân lý toàn thiện nhất. Nhưng người đọc không thể nắm bắt được chân lý ấy, chỉ thấy một đại diện của phái Toàn Chân ?" lão ngoan đồng Châu Bá Thông ?" dở tỉnh dở điên, nửa già nua nửa trẻ nít, suốt đời rong chơi, phá phách giang hồ ! Về sau Châu Bá Thông còn sáng tạo ra một loại võ công ngộ nghĩnh: Song thủ hỗ bác (hai tay vừa giúp nhau, vừa đánh nhau). Văn minh, Triết học Trung Quốc bị tác giả Kim Dung cười cợt: cùng một lúc tay trái vẽ hình tròn, tay phải vẽ hình vuông. Tất cả những điều gì mà tác giả không lý giải được Trung Quốc thì Châu Bá Thông xuất hiện, lý giải dùm.

    Võ lâm ngũ bá chính là một dạng dụ ngôn về chính trị. Khi ấy dụ ngôn ấy chưa thể (hoặc không thể) đi sâu vào lòng người, Kim Dung rời bỏ phong cách dụ ngôn để trở về với phong cách tiểu thuyết võ hiệp đích thực. Tác giả để cho cặp trai gái Quách Tĩnh, Hoàng Dung gặp gỡ và học Hồng Thất Công, dùng Hàng long thập bát chưởng đánh quân Nguyên, giữ gìn đất nước Trung Quốc. Nhưng đó là chuyện khác, chuyện được kể trong Xạ điêu anh hùng truyện ?

    Híc! Liệu có phải là dụ ngôn chính trị thật không đây? Nghi ngờ "trình" ông Rong Biển này phết đấy!
  2. Chuberong

    Chuberong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    1.275
    Đã được thích:
    0
    đọc cái bài này chuối quá ông sao biển tưởng tượng ghê thật , hàm mô công mà ra cái xe tăng . Truyện VLNB này có phải Kim Dung viết đâu ---> tóm lại ông VĐSB này chỉ được cái nói linh tinh
  3. dtvd

    dtvd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Ông này hình nhu bị hâm nặng hay sao ấy. Bình luận lung tung xoè. Tôi cũng đã đọc bài này trên báo Trí thức trẻ hay thế giới mới thì phải. Không thể tiêu hoá nổi mặc dù hình như ông ta la một trong những dịch giả của truyện Kim Dung
  4. Nicotine

    Nicotine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2006
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Truyện VLNB chính xác là của tác giả nào, chưa có tài liệu nào có thể chứng minh rõ. Trong tuyển tập 14 bộ truyện của Kim Dung do ông ta đưa ra làm thành một đôi câu thơ "Phi Tuyết....." Thế nhưng tại sao bộ Việt Nữ Kiếm ông ta lại không đưa vào, ngoài 15 bộ truyện đó ra ông ta còn viết bộ nào nữa hay không? Hay là chấp bút một vài tác phẩm nào đó cùng với tác giả khác? Điều này rất khó nói, vậy theo sự suy đoán của tôi thì tôi lại cho rằng bộ VLNB có thể Kim Dung đã từng chấp bút.
  5. Amor

    Amor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/07/2002
    Bài viết:
    477
    Đã được thích:
    0
    Tác giả đưa Việt nữ kiếm vào danh sách truyện của mình. Việc nó không có trong cặp câu đối đơn giản chỉ vì nó không phù hợp để soạn thành câu đối đó. Nếu bạn để ý sẽ thấy tên VNK thường hay xuất hiện phía dưới, giữa hai câu đối (hơi lẻ loi một chút)
    Kim Dung lão gia chẳng có lý do gì để "giấu nghề" nếu VLNB thực sự là của ông. Đến những truyện hết sức vớ vẩn, ngô nghê như Uyên Ương Đao còn góp mặt được nữa là.
  6. kittyone

    kittyone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2005
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Trời ơi, Võ Lâm ngũ Bá đâu có phjải tác phẩm của Kim Dung.Chỉ là dựa theo Kim Dung thôi. Các bác tưởng tượng ra nhiều quá tẩu hoả nhập ma đến nơi rồi.

Chia sẻ trang này