1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Võ lâm ngũ bá trong Anh hùng xạ điêu (Ai có võ công cao cường nhất)...

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi nguoiachau, 25/11/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huynhnamphg

    huynhnamphg Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2007
    Bài viết:
    685
    Đã được thích:
    13
  2. langtubachkhoa

    langtubachkhoa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2004
    Bài viết:
    1.212
    Đã được thích:
    784
    Chán cho các bác chưa kìa. Nhất là bác huynhnamphg, hoàn toàn chả phân biệt đưọc nội công, ngoại công, huyền công cái gì cả. Lại còn trích mấy cái đoạn Châu bá Thông ra nói, cái gì VTD bây giờ sống lại thì chỉ thu phục mấy người kia có vài giờ, ông ta lại còn ba hoa sau này là VTD sống lại sẽ hạ Kim Luân Pháp Vương trong có 10 chiêu. Những lời nói kiểu đó trong các tác phẩm của KD không chỉ có 1, mà là có nhiều, nhưng tác giả viết lúc đó là căn cứ vào tình huống tâm lý của nhân vật, không nên coi nó là chân lý
    Ở đây mấy bác đã có sự sai lầm
    1. Cửu Âm dạy cả nội công và võ công. Nội công theo đạo gia
    2. Cửu Dương cũng là nội công theo đạo gia dù nó đưọc chép vào trong kinh của Thiếu Lâm. Lý do vì sao thì trong version 3 KD đã giải thích. Tuy vậy, ngay từ version 2, Kim Dung đã cho biết: Trương Tam Phong khi nghiên cứ CD đã phát hiện ra mấy điều:
    a) Văn chương Hán ngữ khúc chieét, cầu kỳ => không thể là của Đạt Ma sáng tác như nhiều người vẫn nghĩ (và KD trong Thần Diều còn ghi là CD của ĐẠt ma sáng tác, nếu áp dụng cách nghĩ Châu Bá Thông kiểu bác huynhnamphg thì chắc là phải nghĩ rằng KD đãcho CD do Đạt Ma sáng tác thật, hic), vì Đạt ma là người THiên Trúc, văn lý Hán ngữ ông biết rất thô sơ
    b) ĐƯờng lói luyện công trong Cửu Dương là của Đạo gia, không hề theo đuờng lối phật môn, và Cửu Dương đưọc sáng tác sau Cửu Âm nhằm mục đích nâng cao CA về mặt nội công, những cái này version 1 và 2 đã nói rồi. Tại version 3, KD chi tiết hơn, nói rõ người sáng tác CD là ai, ông cũng là 1 nhân vật thâm sâu đạo gia, khi nghiên cứu CA đã phát hiện ra thiếu sót về nội công của CA, đó là chỉ tập trung khai thác Thái Âm, và CD ra đời nhằm khác phục thiếu sót này, chính là tạo ra sự Âm Dương phói hợp, nội công của CD có uy lực, hùng hậu hơn hẳn CA, có thể nói là không bao giờ cạn. Nội công CD có thể đạt đến ý nghĩ đến đâu nội công đến đó, thậm chí nội công CD tự động hộ thể chứ không cần vận công.
    Tóm lại qua những gì KD đã nói thì rõ ràng ông đã dè cao CD hơn CA về mặt nội công. Còn CA thì tất nhiên lợi thế hơn ở việc cso mấy môn võ, vậy thôi
  3. huynhnamphg

    huynhnamphg Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2007
    Bài viết:
    685
    Đã được thích:
    13
    phiền bác đọc kĩ trước khi phát biểu, đi vào ý chính chứ đừng tỉa tót râu ria của nó
    em đang nói về:
    _CA hữu dụng hơn CD
    _người võ công đạt cảnh giới càng cao càng khó tiến bộ, tức là tới chỗ tột cùng, còn huyền công của đạo gia thì k có chỗ dừng(cái đoạn em dẫn chứng CBT ấy, bác đừng hỉu lệch lạc)
    _nội công CA với CD chưa biết ai hơn ai, tác giả từng nói nội công của QT với TVT là ngang nhau nhưng nội công của TVK k được tinh thuần lắm qua lời TTP trong đoạn chạm trán với TrM tại núi VĐ
    thêm nữa, phiền bác chỉ ra dùm em phân biệt nội công, ngoại công, huyền công sai ở chỗ nào, bác mà chỉ ra được em phục bác vì em chưa hề viết chữ nào đi sâu vào nó, theo bác phải phân biệt như thế nào cho nó đúng?, võ công Thiếu Lâm có phải là ngoại gia k?
    mấy cái vàng vàng phiền bác dẫn chứng cụ thể dùm em để em được mở rộng tầm mắt nhất là cái chỗ ver1,ver2,ver3 gì đấy( em nói thiệt)
    cuối cùng, đừng chê bai người khác bác ợ, chắc gì mình đã hơn người, có nhiều bác trên diễn đàn này cứ mở miệng ra là chê người khác đầu tiên roài, bác bị chê bai bác có thấy khó chịu k, cái gì mình k thích thì đừng nên gây ra cho người khác bác ợ, em chưa bao giờ chê bai người khác cả nên thấy câu đầu tiên của bác em khó chịu lắm, chỉ trình bày ý kiến của mình thoai, đừng chê người khác, vì chắc gì ý kiến của bác là đúng, chê wa chê lại mất hoà khí bác ợ, thân ái
  4. gacungmotme

    gacungmotme Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/12/2007
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Tôi ngán cái trò khinh rẻ chê bai nhau lắm rồi.
    Mấy anh nên phóng khoáng chút coi.
    Thích người hành hiệp giang hồ mà toàn có tư tưởng làng xóm .
    ...
    Ai không biết thì bảo cho người ta biết thế thôi.
    ai giỏi giang thì tự nó toả hương thơm ngát cả Box.
  5. langtubachkhoa

    langtubachkhoa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2004
    Bài viết:
    1.212
    Đã được thích:
    784
    Trước khi nói, tớ xin lỗi bác vì đã chót dùng từ ngũ không đưọc lịch sự. NHưng đúng là bác có khá nhiều sự hiểu không đúng về ý định của KD.
    1. Khi bác muốn so sánh CA và CD, bác hay có thói quen lấy 2 người luyện 2 môn đó ra để so sánh, nhưng điều này chỉ đúng cho các tác phẩm kiếm hiệp rẻ tièn khác, không hoàn toàn đúng với KD. So sánh kiểu đó có nghĩa là võ sử người, không phải người sử võ. SO sánh trong KD là nhằm vào những con ngwưòi cụ thể, cùng 1 môn võ do nhiều người luyện nhưng trình độ đạt được khác nhau. Hoàng Dung cũng luyện CỬu Âm chân kinh như QUách Tỉnh, nhưng công lực vẫn kém xa QT cũng như 4 vị ĐOng Tây Nam Bắc, dù trong 4 vị này, Đông tà không luyện CA, bẮc cái, Nam Đế thì chỉ luyện 1 đoạnn để trị thương đả thông kinh mạch. Cùng là Giáng Long TBC nhưng trình độ của QT trong AHXĐ với TĐ Hiệp Lũ khác xa nhau, bác dể ý đến lời của Châu BÁ Thông như thế thì không lẽ bác quên lời của ông ta nói với QT ư? Dù là cùng 1 môn võ nhưng trình dộ luyên đưọc dén đâu, cao thấp, nông sâu, mạnh yếu là tuỳ từng ở người,cái này xuất hiện trong rất nhiều lần truyện của KD, trở thành 1 thứ logic trong truyên của ông và nó làm cho võ thuật trong truyện của KD gần với thực tế hơn, chứ không đểu đểu như các truyện khác. Ở trên tôi có nói đến Quách Tỉnh, có rất nhiều cơ duyên trước khi luyện Của Âm, đưọc tập luyên nội công Toàn chân (phái Toàn chân tự xưng nội công của mình là huyền môn chính tông), uống máu rắn, nên công lực dã cao từ trước, đến cuói Thần Điêu Hiệp Lũ, trình độ công lực của Quách Tỉnh đạt đến mức tuyệt đỉnh, tuy vậy lúc đó ông cũng đã ngoài 50, trải qua rất nhiều năm tu luyện. TRái lại TVK xuất phát điểm thấp hơn Quách Tỉnh nhiều về nội công, lúc luyện CD là lúc sắp chết vì HM thần chưỏng, lại chả có cơ duyên gì về nội công nhung công lực cũng tương dương QT về sự hùng hậu. 1 điều nữa bác có sự lẫn lộn, không phải công lực của TVK không tinh thuần bằng QT mà là không tinh thuần bằng Trương Tam Phong (và có lẽ chẳng có ai tinh thuần bằng Truơng Tam Phong cả, vì ông này cả đời không lấy vợ, tu luyện hơn trăm năm nên đã luyện đưọc môn thuần dương vô cực công). Bác hãy kiểm chứng lại đê
    "Trong khi nói, chàng vận dụng Cửu Dương thần công đưa một luồng khí cực kỳ hồn hậu, cực kỳ nhu hòa theo bàn tay truyền vào cơ thể Trương Tam Phong. Trong một sát na, Trương Tam Phong thấy một luồng lực đạo vô cùng mạnh mẽ theo lòng bàn tay đi vào mình, tuy còn kém xa nội lực của ông về mặt tinh thuần chuyên nhất, nhưng hàng hàng lớp lớp, liên miên bất tuyệt dường như không bao giờ dứt, không bao giờ cùng. Ông kinh hoảng, định thần nhìn kỹ mặt Trương Vô Kỵ, thấy mắt chàng không lộ quang hoa, chỉ ẩn dấu một nét trong sáng, ôn hòa, hiển nhiên đã đạt tới cảnh giới tuyệt đỉnh, bình sinh ông gặp chỉ có vài người như bản sư Giác Viễn đại sư, đại hiệp Quách Tĩnh là đạt đến cảnh giới này thôi. Còn đương thời, ngoại trừ chính ông ra, không tìm ra một người thứ hai có mức độ tương đương"
    2. Huyền công của Đạo gia luyện không có giới hạn, cái này có thể khái quát cho nội công (internal streng hay internal energy) nói chung. Khái niêm nội công, nggoại công, ngạnh công là những khái niệm có thật của võ thuật. Tuy vậy, bác đưa cái này vào dể so sanh CD và CA là vô ích, vì như tớ đã nói, cả CD và CA đều là nội công của Đạo gia, chứ CD hoàn toàn không phải là nội công Phật môn dù nó đưọc chép vào mép lề của cuốn kinh Lăng Già. Ngay từ version đầu tiên của Ỷ thiên đồ long ký, điều này đã được nói đến, Giác viễn là người chấp nê nên cứ tuong CD là của Đạt Ma sáng tạo ra, sau này Trươn Tam Phong mới phát hiện ra, đưòng lõi nội công của CD là theo Dạo gia, đưọc viết với văn chương chứ Hán cầu kỳ khúc chiết. CD chính là cơ sở nội công của phái Võ Đang (chỉ là cơ sở thôi nhé, Trương Tam Phong dựa vào đó sáng tạo ra những cái của riêng mình). CÒn bác thắc mắc về version 3, thì dưòng như bác không hay vào các diễn đàn khác, nhưng bổ sung và sửa đổi của KD trong version 3 đã được bàn từ lâu trong các diễn đàn khác như maihoatrang rùi. Tớ mói post lên 1 đoạn dich những sửa đổi trong version 3 về chuyện Thiên Long Bát Bộ, chứ chưa post các chuyện khác, vì hơi luời. Bác thích thì cứ search. KD có chi tiết hơn vè sự ra đòi của Cửu Dương, vị cao nhân sáng tác ra nó là 1 người uyên thâm đạo gia (dù không phải đạo sỹ), xem đưọc Cửu Âm chính là từ Vương Trùng Dương, rồi mới nhìn ra đưọc chỗ khiếm khuyết về nội công của CA và sáng tạo ra CD, nhưng cuối đời ông lại đi tu Phật nên đã chép CD và mép lề cuốn kinh Lăng Già. Cả CA và CD đều do KD sáng tạo ra, nên ta phải nhìn vào dụng ý của KD, dụng ý của KD rất rõ ràng. CD và CA theo cùng 1 đuờng lối nội công của Đạo gia, và CD được sáng tạo sau, trên cơ sở khắc phục được khiếm khuyết nội công của CA, hoàn thiện hơn. Dụng ý này của KD ngay từ version đầu tiên tôi đã nhìn thấy, chỉ có điều lúc đó KD chỉ nói gián tiếp, nói ý để độc giả hiểu. Phải đến version mới nhất này (hình như nhà XB văn học VN tháng 11 vừa rồi đã ra version 3 của Thiên Long Bát bộ thì phải, theo tin tức hồi tháng 10/2007 là họ dự định tháng 11 sẽ xuất bản, tớ không ở VN nên chịu) , KD mới chi tiết hoá hơn sự ra đời của CD.
    Còn bác nói cái nào hữu dụng hơn cái nào thì tôi không quan tâm, bởi vì tôi chỉ so sánh riêng nội công. CÒn người luyện ai hơn ai thì tuỳ vào trình độ tu tập của họ. Trương Tam Phong có luyện cái nào trong 2 cái đấy đâu.
  6. Twenty_F

    Twenty_F Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/08/2005
    Bài viết:
    284
    Đã được thích:
    0
    Đông tà Hoàng Dược Sư
    Chánh tà chơi hết là nhất
  7. huynhnamphg

    huynhnamphg Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2007
    Bài viết:
    685
    Đã được thích:
    13
    ơ, mình muốn so sánh sự hữu dụng của 2 môn võ công khác nhau thì phải lấy tiêu chuẩn trên cùng 1 ng mới so sánh được chứ, 2 ng khác nhau thì làm sao mà so sánh vì như vậy nó còn bị ảnh hưởng bởi ngộ tính của từng người nữa
    đồng ý là TVK mới 20 còn QT đã ngoài 40 nhưng mà đến 50 tuổi thì 2 người vẫn ngang nhau vì em đã nói rồi đấy, cái đoạn trích dẫn Chu Bá Thông với DQ lúc luyện công với TĐ của em đấy, cảnh giới càng cao càng khó tiến bộ, hơn nữa nội công huyền môn tuy tiến cảnh chậm nhưng mà ổn định, chắc chắn k lo sợ giữa chừng bị tẩu hoả nhập ma, cứ đều đặn tăng tiến, k có điểm dừng, chỉ cần người luyện kiên trì, chăm chỉ, tấm lòng phải rộng rãi, vô vi rất phù hợp với thiên tư của QT, nên TVK 50t cũng chỉ ngang với QT 50t thôi
    phiền bác trích dẫn dùm em đoạn nào tác giả nói CD cùng một đường với đạo gia, CD có sau CA, bổ túc cho CA
    CD có phải do người của Thiếu Lâm sáng tác k bác? Thiếu L có phải là ngoại gia k? cơ mà thế nào là nội gia, ngoại gia nhỉ, đường lối tu tập khác nhau ở điểm nào???
  8. langtubachkhoa

    langtubachkhoa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2004
    Bài viết:
    1.212
    Đã được thích:
    784
    Cái này không có cơ sở, bởi vì tác giả không mô tả TVK lúc 50 tuổi nên chả ai biết. NHưng CD cũng thuộc nội công huyền môn của đạo gia, nên cái triết lý của bác cũng đúng với cả CD, chứ không chỉ đúng với CA. Và 1 điều nữa, tớ có nói ở trên, cái triết lý "cứ đều đặn tăng tiến, k có điểm dừng" có thể nói là đúng không chỉ với nội công đạo gia, mà cũng đúng với cả nội công Phật môn nữa và nội công nói chung. Nội công Phật Môn Thiền Tông cực kỳ huyền diệu, so với Đạo gia, cả 2 đều không kém cạnh gì nhau, bác đừng nên cho rằng chỉ có nội công đạo gia mới có cái triết lý đó
    Bác thích so sánh, lại hay dẫn lời nguời, vậy tớ trích 1 đoạn đánh giá của Quách Tưong nhé
    "Vị đại hòa thượng này chẳng biết tí võ nào, chỉ vì say mê đọc sách, trong sách có gì, đều coi như thiên kinh địa nghĩa cả. Năm trước gặp ông ta lần đầu trên đỉnh núi Hoa Sơn, đã từng nghe ông ta nói rằng, trên mép lề cuốn kinh Lăng Già do tự tay Đạt Ma lão tổ chép ra, lại có chép bộ Cửu Dương Chân Kinh, ông ta cho rằng đây là kinh thư dạy về thuật giúp người ta được thân thể khỏe mạnh, nên theo đó mà tu tập. Hai thầy trò ông ta không được ai dạy dỗ gì cả, nhưng vô hình chung lại đạt tới mức cao thủ trong thiên hạ. Hồi đó Tiêu Tương Tử đánh ông ta một chưởng, ông chỉ đứng yên mà chịu, vậy mà chính Tiêu Tương Tử lại bị trọng thương, thần công như thế, chưa chắc cha ta hay đại ca ca đã đạt tới được. Hôm nay thầy trò ông ta lại khiến cho Hà Túc Đạo phải cúi đầu bỏ đi, chắc cũng nhờ công lực của Cửu Dương Chân Kinh. Hiện giờ miệng ông ta lẩm bẩm tụng đọc kia, phải chăng chính là bộ kinh đó?"
    Tiêu tương tử là cao thủ hàng đầu, chỉ thua có võ lâm ngũ bá, kim luân Pháp vương, Quách Tỉnh, Dương QUá thôi, còn chả ai làm gì đuợc. Tớ tin những vị trên có thể đả bại Tiêu tương tử, nhưng chả thế nào chỉ đứng yên chịu đòn mà lại làm cho đói phưong, 1 cao thủ hạng nhất bị trọng thương như thế.
    "Vài năm sau, bỗng dưng hiểu ra: "Đạt Ma ***** là người Thiên Trúc, dẫu có biết viết chữ Trung Hoa, thì văn lý cũng thô sơ. Bộ Cửu Dương Chân Kinh này văn chương kỳ diệu khúc chiết, người nước khác nhất định không sao viết ra được, hẳn là nhân sĩ Trung Thổ đời sau sáng tác. Có lẽ là tăng lữ của chùa Thiếu Lâm, giả thác tên tuổi Đạt Ma ***** , viết trong những mép lề cuốn kinh Lăng Già.?"
    "Từ năm ân sư chín mươi lăm tuổi trở đi, năm nào cũng bế quan chín tháng. Lão nhân gia nói rằng, võ công của phái Võ Đương, chủ yếu là từ bộ Cửu Dương Chân Kinh. Thế nhưng năm xưa khi ân sư được Giác Viễn ***** truyền thụ, tuổi còn quá nhỏ, lại không biết chút võ công nào. Giác Viễn ***** cũng không có ý dạy, chỉ nhiệm ý đọc cho ân sư nghe, thành ra võ công bản môn vẫn còn có khuyết điểm. Bộ Cửu Dương Chân Kinh này nghe Giác Viễn ***** nói là do Đạt Ma ***** truyền lại, nhưng ân sư nói là người càng suy nghĩ, càng thấy chuyện đó không phải là thật.
    Một là những điều bí áo trong chân kinh so với võ công của phái Thiếu Lâm khác nhau xa, xem ra gần với Đạo gia võ học của Trung Nguyên hơn; hai là bộ Cửu Dương Chân Kinh này không viết bằng chữ Phạn, mà bằng tiếng Trung Quốc, viết xen kẽ trong các hàng chữ Phạn trong cuốn kinh Lăng Già. Thử nghĩ Đạt Ma ***** tuy diệu ngộ Thiền lý, võ học uyên thâm, nhưng ông ta từ Thiên Trúc qua, chưa chắc đã tinh thông văn tự Trung Quốc. Một bộ võ kinh quan trọng đến như thế, sao không viết trên giấy thành sách, mà lại viết giữa hai hàng chữ của một bộ kinh?"

    Thực ra, bác tư duy 1 chút cũng hiểu, nếu bác tìm hiểu về lịch sử Đạo gai TQ. Đạo gia dén đời Nam Tống (thời của AHXĐiêu và TĐHL) phân thành 2 nhánh: chính nhất giáo và Toàn chân giáo. Trong toàn chân giáo, nổi bật có Vương Triết (tức Vương Trùng Dương) và Toàn chân thất tử, sau này thống nhất lại bởi công lao to lớn của Trương Tam Phong, đây có thể coi là 1 trong những nhân vật xuất sắc nhất về đạo học trong lịch sử TQ. Võ công Võ Đang của ông thuộc về đạo gia, Cửu Dương là nền tảng cơ sở võ công phái Võ Đang thì làm sao Cửu Dương có thể không thuộc đạo gia được, chẳng nhẽ thuộc phật môn Thiếu Lâm?
    Trong version 3 thì đã rõ, KD đã chi tiết hoá, nhân vật sáng tạo ra Cửu Dương, một ngưòi tinh thông đạo học, thắng cuộc Vương Trùng Dương, đưọc VTD đưa cho đọc Cửu Âm, và từ đó phát hiện ra khiếm khuyêt của nó, lúc đó mới sáng tạo ra CD để khắc phục. Cuối đời, ông đi tu Phật và chép CD vào mép lề cuốn kinh, còn vì sao kinh đó lại đến chủa Thiếu Lâm thì KD không giải thích, có lẽ vì ông tu ở chủa TL chăng? Bác nên chịu khó đọc những sửa đổi của KD đi. version 3 online này mới có bản tiếng TQ, chưa có tiếng Việt, nhưng những đoạn bổ sung sửa đổi thì đã dịch ra rùi
    trích 1 đoạn nữa
    "Không phải, Giác Viễn ***** không biết võ công. Ông ta ở trong chùa Thiếu Lâm giữ Tàng Kinh Các, chỉ thích sách thành mê, không kinh nào không đọc, không kinh nào không thuộc lòng. Ông ta vô tình đọc được Cửu Dương Chân Kinh, cũng chẳng khác gì tụng kinh Kim Cương, kinh Pháp Hoa vậy thôi. Ông nhớ trong bụng, nhưng những điều võ học bác đại tinh thâm trong đó, tuy cũng lãnh ngộ nhưng chỉ luyện nội công, còn võ thuật hoàn toàn không biết gì cả."
    Mấy cái này thì trích trong THând Điêu hiệp lữ
    "Dương Quá thầm kinh hãi: ?oGiác Viễn đã học xong công phu thượng thừa trong võ học mà hoàn toàn không biết, cứ tưởng chỉ là pháp môn cường thân kiện thể, bách bệnh không sinh mà thôi. Chuyện lạ nhường này, trong võ lâm chưa từng xảy ra. Nếu mình không tận mắt chứng kiến Giác Viễn đại sư cố chấp, một mực giữ lễ, ắt sẽ cho rằng Giác Viễn cố ý giả bộ, giấu kín võ công. Chẳng trách các vị thiền sư cao tăng Thiên Minh, Vô Sắc, Vô Tướng chung sống với Giác Viễn mấy chục năm trong chùa mà không biết rằng đang ở bên cạnh một dị nhân?."
    "Dương Quá thấy cậu ta hai lần lao vội tới, lần này được Giác Viễn chỉ dẫn vài câu, lập tức cước bộ trầm ổn, thì nghĩ: ?oSư đồ cậu ta tu tập Cửu Dương chân kinh đã lâu, nhờ vậy nội công thâm hậu. Song hai người hoàn toàn không ngờ bộ kinh thư ấy không chỉ dạy cách cường thân kiện thể, mà còn dạy cách khắc địch chế thắng, hộ pháp phục ma, cho nên quyết khiếu đánh địch khi lâm trận họ lại chẳng biết chút gì?.
    Qua đoạn trích này thì chứng tỏ CD không phải chỉ có nội công, mà còn có cả võ công nữa, chỉ có điều Giác viên (và cả TVK) lúc tập luyện trình độ võ công chả có là bao nên không lĩnh ngộ đuợc. Nhưng thôi, cái này chả quan trọng, vì tớ chỉ quan tâm nội công, còn võ công nó có hay không thì chẳng hề gì
    Trích tiếp trong Thần Điêu hiệp lữ
    "Bốn chữ Cửu Dương Chân Kinh vừa thoát ra khỏi cửa miệng lão làm cho mọi người đều xám mặt. Ngày trước trong nền võ thuật bỗng xuất hiện quyển Cửu Âm Chân Kinh đã làm đổ máu không biết bao nhiêu anh hùng hào kiệt, ai cũng giành quyền độc chiếm, đến sau cùng mới rơi vào tay Ngũ bá, năm vị này họp nhau tại Hoa Sơn đỉnh luận kiếm để tranh chức vô địch và đọc quyền giữ quyển sách này. Cửu Âm chân kinh sau lọt vào tay Vương Trùng Dương. Nhưng Vương Trùng Dương lại là nhà cách mạng, không hay lo việc tư riêng, nên chẳng ham danh vị hão huyền. Khi được làm chủ bộ Cửu Âm Chân Kinh, khác hơn người là ông không sờ mó đến nó. Ông chia làm hai phần chôn giấu dưới đất, sợ rằng truyền lại cho người đời nó sẽ gây họa không nhỏ. Đến sau Đào hoa đảo chủ Hoàng dược Sư đuổi hết đệ tử, Châu- bá- Thông bị cầm tù, Âu Dương Phong phát điên, Đoàn Hoàng gia bỏ ngôi đi tu hành, tất cả những việc này đều có liên hệ đến quyển Cửu Âm Chân Kinh, quyển sách do Đạt Ma ***** trước tác, về sau Đạt Ma ***** có trước tác quyển Cửu Dương Chân Kinh oai lực càng dũng mãnh hơn. Mọi người nghe đến tên Cửu Dương Chân Kinh đều kinh ngạc. Hoàng dược Sư , Nhất Đăng, Quách Tỉnh, Hoàng Dung, Châu- bá- Thông, Dương Qua, Tiểu Long nữ, tất cả những người đã biết sơ về uy lực của Cửu Âm Chân Kinh đều xúc động vô cùng, vẻ mặt mọi người lúc đỏ lúc nhợt."
    Tất nhiên trong đoạn này, KD đã cố tình nói rằng cả CA và CD đều do Đạt Ma sáng tạo, đó là do người đời tuởng thế. KD đặt mình vào địa vị họ đẻ viết. Nhưng có 1 sự thật chắc chắng, CD đưọc viết sau CA, thậm chí phải sau rất lâu, thời kỳ viết CD phải gần với thời kỳ mà mấy nhân vật của AHXĐ, TĐHLữ đang sống, cho nên tất cả bọn họ mới chưa hề nghe qua cái tên CD này trước đó. Trong version 3, tác giả cụ thể ngưòi sáng tạo ra CD cùng thời với VTD, và CD ra đòi cũng vào khoảng thời gian đó, vậy là hợp lý
  9. huynhnamphg

    huynhnamphg Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2007
    Bài viết:
    685
    Đã được thích:
    13
    bác vin vào luận điểm, TTP đã từng học CD mà nói CD có đường lối như của đạo gia là quá miễn cưỡng, thiếu thuyết phục, có bác nào đã nói roài đó, em xin mạn phép chép lại cho bác xem,
    thế theo bác huyền công của đạo gia là như thế nào, CD như thế nào mà bác bảo chung đường với nhau
    uhm còn cái ver3 đó là của bộ nào vậy bác, cái đoạn mà có nói tới lai lịch của CD ấy, em chưa được xem, bác có thể cho em cái link được k
    Được huynhnamphg sửa chữa / chuyển vào 20:32 ngày 18/12/2007
  10. langtubachkhoa

    langtubachkhoa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2004
    Bài viết:
    1.212
    Đã được thích:
    784
    1. Tớ không chỉ vin vào luận điểm lời nói của TTP để kết luận. Dù lời nói của TTP có thể còn đáng tin hơn tất cả các nhân vật khác, bởi vì TTP là 1 đại biểu xuất sắc của Đạo gia và khí công trong lịch sử TQ, Vương Triết tức Vương Trùng Dương cũng không có vị thế bằng. 1 nhân vật uy tính như vậy nói rằng đường lối nội công của 1 pho võ công nào đó là của Đạo gia chẳng lẽ không có chút phân lượng, mà lại là "quá miễn cưỡng, thiếu thuyết phục" như bạn nói
    2. Theo cách tư duy của bạn, thì đại biểu xuất sắc của đạo gia, ông tổ 1 môn phái tu hành đạo gia "xung hư viên thông" mà nội công cơ sở nền tảng của nó Cửu dương lại có thể thuộc phật môn thiếu lâm như bạn nói? hic. Lúc rời chùa Thiếu Lâm, thực ra võ công lúc đó của TTP chỉ có 1 ít CDChân Kinh và mấy chiêu quyền mà Dương Quá chỉ vẽ cho y trên núi Hoa Sơn để đối phó vơi Tieu Tương Tử, cùng với 1 đôi La Hán đấu quyền với nhau mà thôi, ông có học được gì từ nội công Thiếu Lâm đâu
    3. Còn về version 3 của KD, Mod KieuPhong đã đưa link rồi mà, đó là trang Web tiếng ANh, bác chịu khó dọc tiếng Anh vậy, còn bản dịch thì hình như trên TTVNOL cững đưa lên rồi, đưọc vài quyển, còn bên MaiHoaTrang thì đưa đủ, nhưng tớ lâu không vào đó rồi. bác chịu khó mà đi tìm. Nó vốn ở đâyy www.spcnet.tv/forums nhưng mà thread nào thì bố ai mà nhớ được. Bác PM hỏi Mod Kieu Phong xem, bác ấy cũng có tham gia dịch đấy. Tớ bổ sung thêm, vị sáng tạo ra Cửu Dương là 1 đạo sỹ hẳn hoi chứ không phải chỉ tinh thông đạo học. Tớ vẫn còn ghi lại 1 số đoạn nhưng không còn link nữa, bác cứ hỏi Mod KP về link của nó đi
    "Ông này thời trẻ là 1 nhà nho rất thông minh và thành đạt. Sau đó ông ta trở thành 1 đạo sĩ và biết rất nhiều nguyên lý, lý thuyết của Ðạo Giáo. Nhưng khi ông ta già, ông ta lại theo Phật Giáo. Khi đọc xong Cửu Âm, nhà sư, với kiến thức siêu phàm, nhận thấy Cửu Âm chỉ dựa trên nguyên lý Thái Âm thay vì kết hợp hài hòa giữa Âm và Dương. Ông ta thấy phải có 1 cách khác, và sáng tạo ra Cửu Dương, sau đó viết ở cuối quyển kinh tiếng Phạn. Quyển kinh này bằng cách nào đó xuất hiện trong chùa Thiếu Lâm, có lẽ nhà sư là 1 người thuộc Thiếu Lâm."

Chia sẻ trang này