1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Võ lâm trưởng lão Lương Vũ Sinh

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi Ngon_Gio_Buon, 23/01/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sweetformysweet

    sweetformysweet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2003
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    1
    Ngọn Gió Buồn cô nương ơi, có thể cho huynh đệ mượn mấy cuốn khảo cứu về KD, LVS, CL coi chút không? Năm mới có nên từ chối ko nhỉ?
    Tôi qua miền khô cằn
    Mồ hôi thành biển mặn trên môi...
  2. Loving

    Loving Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    0
    U ở HN thì chịu khó ra hàng sách tìm mua đi mà. Đó là cuốn Võ lâm ngũ đại gia của Trần Mặc.
    Cung chúc tân xuân...
    And God saw the light, that it was good; and God divided the light from the darkness.
  3. Ngon_Gio_Buon

    Ngon_Gio_Buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Umm ... quyển này có 53k thui à , lên Tràng Tiền thì đầy . Sở dĩ NGB post nó lên để cho những người nào ở vùng khác ( theo các nghĩa ) ko có điều kiện mua sách xem thui à ...
    ( Thực ra là ngồi giết thời gian rảnh )

    Mẫu đơn hoa hạ tử
    Cốt quỷ dã phong lưu
  4. Ngon_Gio_Buon

    Ngon_Gio_Buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh phần lớn có sắc thái chính trị rõ ràng , mượn câu chuyện truyền kỳ mà tả biến động lịch sử , đó mới là mục đích thẩm mỹ của tiểu thuyết Lương Vũ Sinh . Kể sự kiện lịch sử , chỉ ra diện mạo của lịch sử , phẩm bình nhân vật lịch sử , phân tích mâu thuẫn và nguyên nhân phát triển của lịch sử , biểu hiện xu thế phát triển của lịch sử , đã hình thành nên chủ đề riêng biệt mà các tiẻu thuyết võ hiệp trước kia chưa từng có . Chính vì thế mà tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh vừa xuất hiện đã khiến cho tai mắt của người ta thấy ngay một trời đất mới .
    Tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh đương nhiên ko phải là tiểu thuyết lịch sử mà là tiểu thuyết võ hiệp phái mới có sự kết hợp giữa lịch sử với truyền kỳ .
    Loại kết hợp lịch sử với truyền kỳ này bao gồm 4 tầng , nội dung khác nhau đó là : chính sử ( hay tín sử ) dã sử , văn học sử , sáng tạo và hư cấu của tác giả .
    1 . Chính sử ( hay cũng gọi là tín sử ) như trên đã nói , là lấy sự kiện lịch sử trọng đại và nhân vật lịch sử có thật làm tài liệu , đây là cái khung bên ngoài của tác phẩm .
    2 . Dã sử - bao gồm bộ phận chưa được chính sử ghi lại nhưng có thể có trong ghi chép của tư nhân hoặc truyền thuyết nhân gian , cũng bao gồm cả tưởng tượng sáng tạo , phân tích và bổ sung của tác giả đối với lịch sử ; gồm cả phần đáng tin cũng bao gồm cả phần lời của nhà tiểu thuyết chưa chắc đã đáng tin , tức là tăng thêm sắc thái truyền kỳ và hứng thú nghệ thuật loại nội dung này trong tiểu thuyết Lương Vũ Sinh rất phong phú . Chẳng hạn như đĩnh kích án , hồng hoàn án trong nội cung nhà Minh được miêu tả trong Bạch phát ma nữ ; hay những tình tiết như Thuận Trị xuất gia , Khang Hy giết cha , Cái chết của Đổng Tiểu Uyên ..v...v được viết trong Thất kiếm hạ thiên sơn đều là căn cứ vào tài liệu lịch sử mà viết nên .
    3 . Văn học sử là chỉ lấy những câu chuyện truyền kỳ trong văn học sử về những hình tượng nhân vật , làm phục hoạt trong tác phẩm . Chẳng hạn như Không Không nhi trong Đại Đường du hiệp truyện , Hồng Tuyến Nữ , Nhiếp Ấn Nương trong Long Phượng bảo thoa duyên con cháu hảo hán Lương Sơn Bạc trong Phong Vân lôi điện ... Những câu chuyện , nhân vật mà tiền nhân đã hư cấu này , vì đã trải qua thời gian dài lâu mà trở thành một bộ phận lịch sử ( văn học sử ) tuy ko phải là chính sử , thậm chí cũng ko phải là dã sử nhưng tác giả viết ra một cách hợp thời nên lại làm tăng thêm ko khí lịch sử của tiểu thuyết , đồng thời làm tăng thêm ý vị truyền kỳ của tác phẩm .
    4 . Hư cấu của tác giả - đương nhiên bao gồm các nhân vật võ lâm do tác giả hư cấu nên tham dự vào lịch sử cũng bao gồm cả cuộc sống giang hồ của nhân vật võ lâm . Loại cuối cùng này là mạng sống của tiểu thuyết võ hiệp võ hiệp truyền thống , đương nhiên cũng là chủ thể của tiểu thuyết ( nhân vật chính )

    Mẫu đơn hoa hạ tử
    Cốt quỷ dã phong lưu
  5. Ngon_Gio_Buon

    Ngon_Gio_Buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Như vậy , có thể nhìn tiểu thuyết từ nhiều góc độ , nhìn từ bên ngoài là cái kỳ của 3 loại sử ( chính sử , dã sử , văn học sử ) hoặc nếu ko kể văn học sử thì còn lại chính sử và dã sử , chúng sẽ làm tăng thêm tính chất đáng tin của tiẻu thuyết võ hiệp ; người ta có thể ko tin tiểu thuyết , nhất là tiểu thuyết võ hiệp , nhưng ko thể ko tin lịch sử , nhất là chính sử . Còn nhìn từ góc độ khác , từ trong ra ngoài thì tiểu thuyết Lương Vũ Sinh đúng là tiểu thuyết , mà lại là tiểu thuyết truyền kỳ , chủ thể câu chuyện của nó là hư cấu có nhân vật truyền kỳ của nó , còn bề mặt bên ngoài của nó lại là cái khung , tài liệu lịch sử .
    Tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh đã kết hợp lịch sử với truyền kỳ , đem 2 thứ vốn thuộc 2 lĩnh vực khác nhau ( giang hồ và giang sơn ) kết hợp lại sáng tạo nên một thế giới võ hiệp mới mẻ .
    Trong lịch sử văn học Trung Quốc , trước kia đã có hai truyền thống khác nhau là diễn sử và truyền kỳ nhưng giữa hai truyền thống này lại có mối liên hệ bí ẩn . Trong tác phẩm diễn sử ( hay giảng sử ) thường bao hàm nhân tố truyền kỳ như những câu truyện cầu gió Đông , Thuyền cỏ mượn tên , Kế bỏ thành ko ...v...v trong Tam Quốc diễn nghĩa ; ngược lại trong tác phẩm văn học truyền kỳ cũng bao hàm nhiều nhân tố lịch sử , như hình tượng Lý Tĩnh và câu chuyện về Lý Thế Dân trong Cầu Nhiêm Khách ; việc nhận chiêu an và câu chuyện về anh em Tống Giang trong Thuỷ Hử v..v.. Nhưng dù thế nào chúng cũng thuộc lại loại văn khác nhau .
    Còn Lương Vũ Sinh thì đã đem lại sự ám hợp của chúng phát triển thành sự thực , đem hai loại văn hợp thành một , trở thành hình thức truyền kỳ lịch sử , tất nhiên là khiến người ta cảm thấy mới mẻ . Người xưa cho rằng Tam Quốc diễn nghĩa là đệ nhất tài tử thư , tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh cũng có thể coi là tài tử thư , còn như thứ mấy là chuyện khác . Có thể nói công lao mở đầu của ông ko thể coi thường .
    Cái mới của tiểu thuyết Lương Vũ Sinh , thực ra ko phải chỉ ở sự kết hợp lịch sử với truyền kỳ mà là ở quan điểm lịch sử của ông và cái mới của sự bình giá lịch sử .
    Thuỷ Hử truyện về sau phải trải qua nhiều bước thăng trầm , khi thì bị cấm chỉ , khi thì được đề cao , nguyên nhân vì nó thuộc loại truyện tạo phản , bức tên Lương Sơn , nhưng bộ sách này chẳng qua chỉ chống quan tham ko chống hoàng đế , quan điểm của nó có hạn chế rõ ràng .
    Còn tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh được viết từ những năm 50 của thế kỷ XX , đế chế bị lật đổ hơn 40 năm , lại viết ở Hồng Kông là một xứ sở thương nghiệp vì thế theo quan niệm tư tưởng của con người hiện đại ở thế kỷ XX để sáng tác và bình giá câu chuyện và nhân vật lịch sử . Bản thân Lương Vũ Sinh lại là người có tài năng về sử học vì thế mà cũng một giai đoạn lịch sử ấy được ông nhỉn với một quan điểm khác , từ một góc độ khác mà sáng tạo nên , đã khám phá ra ý nghĩa mới .

    Mẫu đơn hoa hạ tử
    Cốt quỷ dã phong lưu
  6. Ngon_Gio_Buon

    Ngon_Gio_Buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Quan điểm lịch sử mới trong tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh bao gồm: tinh thần dân tộc và tinh thần yêu nước, vừa chống tham quan vừa chống Hoàng đế, đồng tình với kẻ yếu và dân tộc bị áp bức, luôn đứng về phía nhân dân, biểu dương tinh thần văn hoá dân tộc, ca ngợi những nhân vật anh hùng trong lịch sử -Họ hoặc là lãnh tụ khởi nghĩa nông dân, hoặc là danh thần của triều đình. Cho nên cái khung và tài liệu của Lương Vũ Sinh là cũ nhưng thiết kế và kiến trúc bên trong lại là mới. Tức là từ điểm nhìn mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn dân tộc, những biến động của triều đình và những nhân vật lịch sử, đứng trên lập thích lịch sử. Do Lương Vũ Sinh viết một cách thông tục dễ hiểu lại rất linh hoạt cho nên có sức hấp dẫn và tác dụng tinh thần lớn lao. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều Hoa kiều ở nước ngoài dã dùng tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh và Kim Dung làm sách giáo khoa để dạy con em học văn, sử Trung Hoa.
    Đương nhiên, đối với độc giả ở đại lục Trung Hoa đương đại am hiểu lịch sử, có quan điểm lịch sử văn hoá và phương pháp đánh giá hiện đại thì có lẽ cảm thấy quan điểm lịch sử của Lương Vũ Sinh ko có gì mới lạ, bởi vì Lương Vũ Sinh thuộc phái tả ở Hồng Kông (tức phái thân đại lục), quan điểm lịch sử của ông nhất trí với quan điểm của đại lục, điều ấy là có thể lý giải được. Chẳng hạn như tuyệt đối đứng về phía khởi nghĩa, phản kháng, ko do sự miêu tả lãnh tụ Nghĩa Hoà đoàn Tào Phúc Điền, lãnh tụ khởi nghĩa nông dân Lý Tự Thành thành nhân vật anh hùng chính diện, điều này ko thể là phổ biến ở Đài Loan. Nghe nói nhà đương cục ở Đài Loan đã cấm phát hành tiểu thuyết Bích huyết kiếm của Kim Dung vì trong tác phẩm này Kim Dung đã miêu tả tên phản tặc Lý Tự Thành như 1 người anh hùng lõi lạc. Thực ra, về mặt này Lương Vũ Sinh còn vượt xa Kim Dung. Đối với độc giả wr thập kỷ 80, việc Lương Vũ Sinh miêu tả lãnh tụ và đoàn thể Nghĩa Hoà đoàn thành nhân vật chính của lịch sử như trong tiểu thuyết Long Hổ đấu Kinh hoa Thảo mãng long xà truyện là ko thoả đáng, bợi vì phong trào Nghĩa Hoà đoàn đại biểu cho ý thức phong bế, lạc hậu. Ngưng câu chuyện ko phải chỉ như thế. Lưong Vũ Sinh viết 2 bộ sách này với quan điểm rõ ràng. 1 là Lương Vũ Sinh đã phân chia nhân vật trong Nghĩa Hòa đoàn ra làm các hệ khác nhau, 2 là tinh thần dân tộc và chủ đề chống xâm lăng là đúng đắn; 3 là, nhân vật chính của tác phẩm đại biểu cho quan điểm của tác giả lại là nhân vật hư cấu. Người viết (tức Trần Mặc) ko có ý biện giải cho 1 quan diểm lịch sử nào, đối với tinh thần Nghĩa Hoà đoàn người viết cũng ko tán dương mà chỉ muốn chứng minh cái mới của quan điểm lịch sử trong tiểu thuyét Lương Vũ Sinh.
    Quan điểm lịch sử mới nhất, có lẽ là sự khẳng định hoàn toàn dối với Võ Tắc Thiên trong Nữ đế Kỳ anh lục. PHải nói đay là 1 tác phẩm đã dẫn đến sự tranh luận trong giới sử học. Dề cập dến sách này la muốn chứng minh rằng Lương Vũ Sinh đã dành rất nhiều công phu cho việc tìm hiểu lịch sử Trung Quốc, và có kiến giải độc đáo của mình. Còn như có đồng ý với Lương Vũ Sinh ko lại là 1 chuyện khác. Dua có đồng ý hay ko thì cxung cần tôn trọng ý kiến của ông, bởi vìa ko phải tuỳ tiện nói ra mà đã thành nhất gia chi ngôn (lời của 1 nhà).
    (typed by Lim80)

    Mẫu đơn hoa hạ tử
    Cốt quỷ dã phong lưu
  7. Ngon_Gio_Buon

    Ngon_Gio_Buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Thực ra chúng ta cũng ko cần phải thảo luận quá nhiều về điều này vì đây ko phải là 1 chuyện đề về sử học, mà là quan điểm lịch sử trong tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh, chỉ cần nhận thấy có đại biểu cho 1 thái đọ đối với lịch sử của con người ở thế kỷ XX.
    Sự kết hợp giữa lịch sử và truyền kỳ trong tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh đã trở thành 1 loại mô thức tự sự cơ bản; mà bản thân mô thức này trong tiến trình sáng tác của Lương Vũ Sinh lại có sự phát triển và biến hoá.
    1 là sự phát triển biến hoá từ chủ nghĩa tả thực sang chủ nghĩa lãng mạn. 2 tác phẩm Long hổ đáu Kinh hoa và Thảo mãng long xà truyẹn cơ bản là hình thức tả thực mà những tác phẩm như Bạch phát ma nữ, Thất kiếm hạ thiên sơn lại được viết 1 cách lãng mạn thấu thoát. Đay ko chỉ do tác giả đã thành thục mà còn do sự cải biến cách nhìn dối với lịch sử.
    2 là sự thay đổi tỉ lệ giữa lịch sử và truyền kỳ. Sự biến đổi này càng dễ thấy, là sự thay đổ theo thực tế tác phẩm. Ở Long Hổ đấu Kinh hoa và Nữ đế kỳ anh lục, tỉ lệ lịch sử chỉ còn là bối cảnh mờ nhạt. Bình tung hiệp ảnh lục thì lịch sử là cơ bản, mà Giang hồ tam nữ hiệp thì truyền kỳ lại là cơ bản.
    3 là sự biến hoá quan niệm tư tưởng.
    Những tiểu thuyét thời kỳ đầu như Thát kiếm hạ Thiên Sơn... thí chủ đề là đấu tranh dân tộc, phản Mãn chống Thanh là nghĩa cử đương nhiên. Đến thời kỳ sau, khi viết Võ lâm thiên kiêu thì chủ đề lại là đoàn kết dân tộc, Tống - Kim chung sống hoà mục, nhân dân an cư lạc nghiệp đã trở thành nguyện vọng của nhân vật chính Đoàn Vũ Xung ( nhân vật này mang nửa dòng máu Hán, nửa dòng máu Kim). Đây đương nhiên cũng đại biểu cho một loại quan niệm giá trị mới của tác giả . Chính như chúng ta từng nói đến phần kết thúc Thiên long bát bộ của Kim Dung là từ tinh thần dân tộc , tinh thần yêu nước thăng hoa thành tinh thần quốc tế , yêu chuộng hoà bình , Võ lâm thiên kiêu của Lương Vũ Sinh cũng biểu hiện quan niệm lịch sử mới hơn và ý nghĩa tinh thần cao hơn . Hai nhà văn này quả là ăn ý với nhau .

    Mẫu đơn hoa hạ tử
    Cốt quỷ dã phong lưu
  8. Ngon_Gio_Buon

    Ngon_Gio_Buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Chương 2 : Cốt lõi hiệp nghĩa
    Mãi mãi truy cầu tinh thần nghĩa hiệp là một đặc điểm quan trọng trong tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh . Ở điểm này ông ko những chính thống mà còn bảo thủ , vì thế mà thường bị hiểu nhẩm , cho rằng ông rõ ràng là thuộc phái cũ , thậm chí ko theo kịp sự phát triển của thời đại và sự thay đổi khẩu vị của độc giả .
    Đây là một vấn đề khá phức tạp .
    Bản chất trọng nghĩa của hiệp sĩ trong tiểu thuyết võ hiệp là điều đương nhiên , chí ít là trên phương diện lý luận . Trong tác yếu tố võ , hiệp , tình , kỳ của tiểu thuyết võ hiệp , hiệp đương nhiên là một yếu tố chiếm vị trí quan trọng .
    Nhưng trong quá trình phát triển của tiểu thuyết võ hiệp , tình hình lại ko như thế . Sự thay đổi tên gọi của tiểu thuyết võ hiệp cũng cho thấy điều đó . Tiểu thuyết hiệp nghĩa là tên gọi đầu tiên , rõ ràng khẳng định trọng điểm là hiệp nghĩa ; tiếp đó lại mạng tên gọi là tiểu thuyết võ hiệp ( là cái tên mà chúng ta đang dùng ở đây ) , cái tên thứ hai này đã hàm ẩn một sự thay đổi vi diệu , tức đặt trước hiệp , hiệp đã lùi xuống vị trí thứ hai ( chú thích : thực ra , theo quy luật cấu tạo từ Hán ngữ , trong từ võ hiệpchữ hiệp quan trọng hơn , cũng như từ hiệp nghĩa thì chữ nghĩa quan trọng hơn - tức là : trong một từ ghép thì trọng tâm đứng sau ) ; nhưng sự tình vẫn chưa dừng lại , trong nói năng hàng ngày nhiều độc giả ( thậm chí cả tác giả ) , lại xuất hiện tên gọi tiểu thuyết võ đả ( tiểu thuyết đánh võ . Tên gọi này cũng tương đương với tên gọi truyện chưởng ở miền Nam trước đây ) cũng như tên gọi phim võ trong điện ảnh . Trong những tên gọi này , đến cái bóng hiệp cũng ko còn nữa .
    Trong thực tế sáng tác của các tác gia , Truyền kỳ võ hiệp bị một số người viết thành truyện truyền kỳ có thêm đánh võ , mà bỏ quách tinh thần hiệp nghĩa ( tinh thần trọng nghĩa của hiệp sĩ ) Tình hình này ở phái cũ cũng có mà phái mới cũng có .

    Mẫu đơn hoa hạ tử
    Cốt quỷ dã phong lưu
  9. Ngon_Gio_Buon

    Ngon_Gio_Buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Trong tình hình ấy , Lương Vũ Sinh vẫn kiên trì giữ hiệp là chính , võ là phụ , thậm chí ông cho rằng thà rằng ko có võ chứ ko thể ko có hiệp , võ chỉ là phương tiện , hiệp là mục đích . Thông qua thủ đoạn võ lực mà đạt tới mục đích hiệp nghĩa , điều này biểu hiện rõ ràng qua cá tính và phong cách độc đáo của Lương Vũ Sinh và tiểu thuyết của ông . Đương nhiên Lương Vũ Sinh ko phải là người đầu tiên đề xướng tinh thần hiệp nghĩa ( Trong lịch sử Trung Quốc , người đầu tiên đề xướng tinh thần hiệp nghĩa là triết gia Mặc Tứ ( 468 - 376 TCN ) ; người đầu tiên viết về hiệp sĩ là sử gia Tư Mã ( 145 - 90 TCN ) . Có thể xem thêm : Tư Mã - Thiên - Sử ký - Du hiệp truyện và thích khách liệt truyện ) , nhưng kiên trì giữ đạo nghĩa của hiệp sĩ và quán triệt tinh thần ấy trong sáng tác - niềm tin , dũng khí và sự chân thành của Lương Vũ Sinh là đáng trân trọng . Và việc ông dựng nên phong khí hiệp nghĩa của một thời là điều đáng khẳng định .
    Có lẽ người cho đây là một chứng cứ về sự thủ cựu của Lương Vũ Sinh . Thực ra đây là sự giữ vững quy phạm ( tức giữ vững quy phạm tinh thần của tiểu thuyết võ hiệp ) chứ ko phải là thủ cựu . Bởi vì , đối với tinh thần hiệp nghĩa , Lương Vũ Sinh có quan điểm của mình trên cả 2 phương diện lý luận và sáng tác .
    Ông nói :
    .... Vậy thì , thế nào gọi là hiệp ? Về điều này có nhiều kiến giải khác nhau . Quan điểm của tôi là : hiệp là hành vi chính nghĩa ! Thế nào gọi là hành vi chính nghĩa ? Về điều này cũng có nhiều quan niệm , tôi cho rằng : đem lại lợi ích cho nhiều người là hành vi chính nghĩa .
    ( Lương Vũ Sinh : Từ quan điểm văn nghệ , đánh giá tiểu thuyét võ hiệp - Chuyển dẫn từ La Lập Quần - Lịch sử tiểu thuyết vo hiệp Trung Quốc - Liêu Ninh Nhân dân xuất bản xã )
    Ông lại nói :
    Tập trung những phẩm chất tốt đẹp của con người ở tầng lớp dưới trong xã hội vào một tính cách cụ thể , khiến cho hiệp sĩ trở thành hoá thân của chính nghĩa , trí tuệ và sức mạnh ; đồng thời vạch trần sự hủ bại và bạo ngược của những nhân vật đại biểu của giai cấp thống trị và ********* , đó chính là tinh thần và tính điển hình của thời đại .
    ( Chuyển dẫn từ La Lập Quân : Lịch sử tiểu thuyết võ hiệp Trung Quốc[/i] ) .

    Mẫu đơn hoa hạ tử
    Cốt quỷ dã phong lưu
  10. Ngon_Gio_Buon

    Ngon_Gio_Buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Hai đoạn văn trên là do chính Lương Vũ Sinh xác định và giải thích quan điểm của ông về tinh thần hiệp nghĩa nhân vật trong tiểu thuyết võ hiệp . Quan điểm này hiển nhiên là có sự khác biệt với truyền thống , có thể nói đây là một mô thức quan niệm mới mẻ . Lương Vũ Sinh ko những luôn luôn nói vậy mà cũng luôn luôn làm vậy . Tinh thần trọng nghĩa của hiệp sĩ , là tinh thần căn bản trong tiểu thuyết Lương Vũ Sinh . Trong tác phẩm của ông , sự đối lập giữa hiệp nghĩa và tà ác ko bao giờ mơ hồ . Về phương diện giá trị , sắc thái đạo đức của hiệp sĩ lớn hơn nhân tố cá tính , tinh thần lý tưởng của hiệp sĩ lớn hơn tính chất hiện thực của nó , ý nghĩa giáo dục được gửi gắm trong hình thức giải trí truyền kỳ .
    Hiệp trong tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh là những đại hiệp cống hiến và hy sinh cho lợi ích của nhiều người , tức là cống hiến và hy sinh cho Tổ Quốc , dân tộc và nhân dân . Đó là những hình tượng như đại hiệp Dương Văn Thông chiến đấu giúp đỡ dân tộc thiểu số ở xứ Hồi chống bọn bạo ngược , trong tác phẩm Táu ngoại kỳ hiệp truyện , như đại hiệp Trương Đan Phong gạt thù riêng vì nghĩa lớn , khảng khái xả thân vì quốc nạn , cứu giúp nhân dân v...v... Trong tiểu thuyết của mình , Lương Vũ Sinh đã xây dựng hàng loạt những hình tượng đại hiệp như vậy .
    Sở dĩ tiểu thuyết Lương Vũ Sinh phải viết với khung lịch sử vì một lý do quan trọng tức là để tạo cho hình tượng đại hiệp trong tác phẩm một vũ đài lịch sử rộng lớn . Chỉ trên vũ đài lịch sử với những xung đột giai cấp , mâu thuẫn dân tộc gay gắt thì nhân vật chính trong tiểu thuyết võ hiệp mới biểu hiện được tinh thần hiệp nghĩa của họ . Những nhân vật hiệp nghĩa dưới ngòi bút Lương Vũ Sinh tuyệt đại là anh hùng yêu nước yê dân trong lịch sử , mà ít có những hiệp khách giang hồ thuần tuý . Đây chính là chỗ khiến cho tiểu thuyét của Lương Vũ Sinh vượt qua những tiểu thuyết hiệp nghĩa truyền thống , đồng thời đây cũng là chỗ khác biệt giữa họ Lương với những tiểu thuyết truyền kỳ đánh võ ko rõ chính - tà đương đại .
    Lấy tinh thần hiệp nghĩa làm mục tiêu hàng đầu và lý tưởng hình tượng hiệp sĩ - hình tượng hiệp sĩ là mô thức nhân cách đạo đức mới - rất dễ khiến cho người ta nghĩ đến khái niệm hoá , công thức hoá . Đây cũng chính là một vấn đề rất phức tạp trong tiểu thuyết Lương Vũ Sinh .

    Mẫu đơn hoa hạ tử
    Cốt quỷ dã phong lưu

Chia sẻ trang này