1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vô Ngôn và U Ù Ù......

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi coconut, 06/10/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. prankster

    prankster Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    1.885
    Đã được thích:
    0
    hehe... nvl cô nương nghĩa khí bất phàm tại hạ rất là bội phục, nếu có đấu tranh thì tại hạ sẽ ủng phộ 1 phiếu cho Mylang cô nương để cô nương mau hoàn dương mà tiếp tục tung hoành nữa . Chứ đẻ Mylang cô nương thành hồn ma vất vưởng lại chạy sang Box kiếm hiệp này làm anh em ghê sợ quá hehe đùa thôi
  2. coconut

    coconut Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/10/2001
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Xoá
  3. coconut

    coconut Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/10/2001
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Đường về Kinh Bắc rét buốt giá lạnh thiên thu ...
    Một mình, một mình, và cũng chỉ một mình, cả khi ngồi trong bóng tối gỡ làn tóc rối ....
    Ahhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh .
    Hét . Có lúc đang hát và có lúc đang hét ...
    Tam Nương, xóa đi . Cứ xóa đi cho sướng tay . Cứ xóa đi cho sướng mắt . Cứ xóa đi cho tan biến dấu vết . Cứ xóa đi cho đã nư .
    MyLang La sắc
    (đang vay tên và mượn họ)
  4. coconut

    coconut Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/10/2001
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Trả lời thư tín:
    Giang hồ hảo hán,
    Kiếm dùm mấy quyển sách các vị hỏi trên các web site thì không ra . Ðây là vài web site bàn về chúng đọc đỡ ghiền . Xin lỗi là chúng chỉ rặt bằng tiếng Anh.
    Ðây là web site về "The ****" Cái Hang của Plato . Web site này trích dẫn khá tốt . Các vị rán ngồi mà luyện nhá . Hay cũng tuyệt như ngồi luyện chưởng vậy
    http://plato.evansville.edu/texts/rep29.htm
    The True Believer của Eric Hoffer
    http://www.superslow.com/es24f.html
    http://home.uchicago.edu/~ejv/Hoffer.html
    http://www.cooperativeindividualism.org/hoffer_believer.html
    http://www.jmccabe.com/nawaware/truebeliever.html
    http://www.mymallandnews.com/truebeliever.htm
    Riêng The Patriot, Kẻ Yêu Nước, của Pearl Buck thì tìm không ra . Nghe nói hình như trước năm 1975, đã có người dịch .
    MyLang La sắc
    (đang vay tên và mượn họ)
    Được coconut sửa chữa / chuyển vào 22:31 ngày 19/10/2002
  5. coconut

    coconut Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/10/2001
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    ....hoa mười giờ đêm vẫn hé nở ...
    Wish you and your family well
    MyLang La sắc, chưởng môn phái Ma Mỵ
    ( đang vay tên và mượn họ)
  6. coconut

    coconut Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/10/2001
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    tái bút: đã từng là trưởng bang phái Nga My, nhưng rồi đã bỏ đi biền biệt không về .... với bến xưa....
    MyLang La sắc
    (đang vay tên và mượn họ)
  7. Themgoroth

    Themgoroth Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    670
    Đã được thích:
    0
    Xoa
    Được Themgoroth sửa chữa / chuyển vào 16:34 ngày 25/10/2002
  8. prankster

    prankster Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    1.885
    Đã được thích:
    0
    Chà dồng chí này muốn quét sạch bạo tàn à ??? gớm nhỉ nhưng chỉ e với dạo luật hiện nay thi khó mà thực hiện dược
    Chúc ồng chí dầu còn nguyên trên cổ
  9. coconut

    coconut Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/10/2001
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    cảnh giác: kiêm luôn khả năng thu hút ông già, trung niên, trai tơ, tu sĩ mọi giáo phái, nữ ca sĩ, con nít, và chó
    coco
  10. coconut

    coconut Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/10/2001
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    ha ha ha, . that was the good one, themgoroth, trả bài phải lẹ như thế mới lên ngôi trong giang hồ ti ti vi en được chứ . Mà này, ghét tào khựa thì phải biết rành rẽ về nó mới chém nó được chứ . Luyện chưởng đi nhá . Truyện của Kim Dung mà không đọc thì làm sao mà uýnh nhau với tào khựa chớ . Đọc đỡ cái này trước, thân mến .
    MyLang La sắc
    (đang vay tên và mượn họ)
    tiểu thuyết võ hiệp kim dung
    nhìn qua lăng kính
    triết học truyền thống đông phương
    huỳnh ngọc chiến
    Tại phương Đông, triết học hoàn toàn không phải là những khái niệm xa lạ với cuộc sống, nó không tự đóng khung trong những tháp ngà để mọi người phải "kính nhi viễn chi" (1) mà trái lại nó hòa nhập vào tận từng hơi thở của cuộc sống thường ngày. Người phương Tây thường nói: Ắn trước rồi mới triết lí sau, người phương Đông cho rằng trong công việc ăn uống, sinh họat đời thường tự nó đã mang tính triết lí rồi. Trong lịch sử phát triển văn hóa phương Đông, đã có nhiều giai đoạn người ta khó lòng chứng kiến được sự nở rộ đến kì diệu của các trào lưu trà đạo, hoa đạo, kiếm đạo, hội họa thi ca ... nếu như chúng không được gợi hứng trực tiếp ít nhiều từ Lão giáo và Phật giáo Thiền tông. Thế nhưng hoa đạo, trà đạo hay hội họa ... dẫu cao diệu đến đâu chăng nữa cũng chỉ là sự biểu hiện của tâm dưới ánh sáng của các tâm hồn giác ngộ; chỉ trong Kiếm đạo, sinh mệnh mới thực sự treo lơ lửng trên đường tơ kẻ tóc. Vấn đề sinh tử không còn được nêu lên để trầm tư suy tưởng như một công án nữa, mà biên giới giữa tử và sinh giờ đây có khi chỉ cách nhau trong một sát na(2). Từ đó triết học cũng hóa thân vào các kiếm pháp thượng thừa.
    Kim Dung là một trong những người đầu tiên bước ra khỏi con đường sáo mòn của tiểu thuyết kiếm hiệp cổ điển, vốn mang nặng phong cách của loại tiểu thuyết chương hồi về hình thức lẫn mô-típ sáng tạo, trong đó các nhân vật chính diện lẫn phản diện thường na ná theo một khuôn khổ ước lệ như nhau. Kim Dung là người tiền phong trong việc soi sáng các tư tưởng triết học truyền thống phương Đông dưới một khía cạnh hòan tòan mới lạ: võ thuật. Ngay từ các tác phẩm đầu tiên như Thư kiếm ân cừu lục cho đến Ỷ thiên Đồ long kí, Hiệp khách hành, Tiếu ngạo giang hồ , Kim Dung đã không ngừng nổ lực triển khai tư tưởng này. Thế nhưng trong các tác phẩm đó, nhất là trong Thư kiếm ân cừu lục, ông đã quá chú trọng đến lí luận nên tư tưởng được triển khai hơi nặng nề. Ngòi bút nhà tư tưởng truyền thống đã lấn át phong cách hào hoa của nhà nghệ sĩ, người đọc có cảm tưởng đang nghe giảng đạo. Chỉ đến Tiếu ngạo giang hồ, thì tư tưởng đó mới thực sự được khai mở một cách phiêu bồng bằng đường kiếm vô chiêu của gã tửu đồ Lệnh Hồ Xung.
    Kim Dung đã triển khai những nếp gấp ẩn mật trong tư tưởng phương Đông qua phong cách riêng biệt của tiểu thuyết võ hiệp. Theo truyền thống phương Đông, phàm những gì có thành thì phải có hoại (3), bởi vì vạn vật đều được cấu tạo từ chỗ bất toàn của nó (4). Do đó, mọi chiêu kiếm dù cao thâm đén đâu, hễ đã thành chiêu thức thì ắt phải có chỗ sơ hở để địch nhân phản kích. "Nếu ta đánh không theo chiêu thức nào cả thì địch nhân phá vào đâu ? ". Câu hỏi đơn giản của Phong Thanh Dương như một tiếng hét của Lâm Tế, như cây gậy của Đức Sơn (5) khai ngộ ngay cho anh chàng lãng tử Lệnh Hồ Xung. Từ bước ngoặt đó, y đã đánh bại ngay Điền Bá Quang , người mà chỉ vài giờ trước đó đã đánh cho y thua liểng xiểng.
    Từ chỗ được khai tâm điểm nhãn, đường kiếm vô chiêu tuyệt diệu của Độc Cô Cầu Bại cứ theo gã tửu đồ Lệnh Hồ Xung phiêu bồng khắp giang hồ, mà không hề bại trận. Ngay dưới chân núi Võ Đương, khi vô tình so gươm với tay đệ nhất kiếm thuật đương thời là Xung Hư đạo trưởng -chưởng môn phái Võ Đương-, lúc bị khốn trong những vòng kiếm quang liên miên bất tận, Lệnh Hồ Xung vẫn nhớ đến nguyên lí "có thành phải có họai", nên đã đánh ngay vào làn kiếm quang dày đặc và đã thủ thắng bằng một chiêu tối hậu. Một lần nữa tư tưởng Vô thắng Hữu lại được khẳng định qua đường kiếm thượng thừa. Ở đây ta thấy thấp thóang tư tưởng "Vô danh thiên địa chi thủy" (6) của Đạo đức kinh.
    Kiếm pháp vô chiêu của Độc Cô Cầu Bại vốn không có khuôn khổ nhất định, nó cứ linh động tùy cảm mà ứng, nên nó có thể thâu hóa tất cả kíếm pháp trong thiên hạ vào một mối để biến thành kiếm pháp của chính nó, thế thì thử hỏi có kiếm pháp nào trong đời địch lại nỗi ? Ngày xưa khi Độc Cô Cầu Bại hành hiệp, ông chỉ ước được bại trận một lần mà không được ! Kiếm pháp đó sẽ cực kì phức tạp, khó hiểu đối với những kẻ uyên bác đầy ắp kiến thức, nhưng lại dễ dàng tiếp cận với những trái tim thuần phác hồn nhiên, không câu nệ cố chấp, những đầu óc không mang sẵn những định kiến cứng nhắc, những tâm hồn đã đạt mức "hư kì tâm" (giữ lòng trống rỗng) của Lão Tử. Kiếm pháp vô chiêu cũng là một bức tranh minh họa sinh động về tư tưởng "Nhất dĩ quán chi" (7) của Khổng Tử.
    Một số người không quen nếp suy tư phương Đông sẽ cho rằng nếu như thế thì hóa ra kẻ không biết gì về võ công, đánh không theo một chiêu thức qui củ nào, lại hơn cả những tay cao thủ ! Đây là một kiểu ngộ nhận khá phổ biến. Vô ở đây không phải là không biết gì theo suy tư thông thường mà là cái Vô đã vượt trên cái Hữu. Vô được ví như cái hang rỗng chứa được tất cả nhưng vẫn trống không. Trong truyền thống Phật giáo Tiểu thừa, người đạt quả vị tối cao là A la hán còn được gọi là bậc "Vô học". Từ "Vô" trong "vô chiêu" nên được hiểu theo nghiã đó, hoặc hiểu theo nghĩa tính Không (sunyata) trong hệ thống tư tưởng Bát Nhã Phật giáo.
    Triết học Đông phương, đặc biệt là Phật giáo, vẫn thường tỏ ra dè dặt với sự lãnh hội của lí trí. Người ta không tin rằng lí trí có thể thấu hiểu được mọi vấn đề bằng khả năng, phân tich tổng hợp của nó. Chưa bao giờ, trong tác phẩm Kim Dung, kẻ uyên bác khổ luyện lại là người đạt đến trình độ tối cao trong võ học. Hình ảnh những đại cao thủ như Tô Tinh Hà, Cưu Ma Trí, Tiêu Viễn Sơn, Mộ Dung Bác ... là những biểu tượng thất bại của tham vọng bách khoa, của lí trí trước thềm võ học. Bởi vì sự tích lũy không thâu hóa sáng tạo chỉ đưa đến tổng số thay vì tổng hòa. Họ chỉ "đăng đường" chứ không thể nào "nhập thất" (8). Chỗ tận diệu của võ thuật vẫn như một huyền án lơ lững thách đố trí thông minh của con người. Càng thông minh, càng tích chứa kiến thức mà không có được một đầu mối nhất dĩ quán thấu suốt tất cả, để dung hòa thành một mối thì dễ dàng rơi vào trạng thái "tẩu hỏa nhập ma" (9) tinh thần. Trái lại, những tâm hồn thuần phác và tĩnh lặng như vị sư vô danh quét rác trong Tàng kinh các chùa Thiếu Lâm mới đạt đến chỗ tận diệu đó. Đó là những triết gia phương Đông chân chính và vô danh đang hiển thị chữ đạo trong võ thuật, giữa các công việc bình nhật thường ngày. Trong Hiệp khách hành , tất cả đại cao thủ đệ nhất đương thời đều điên đầu không thể lĩnh hội nổi võ công đề trên bức vách tại Long Mộc đảo, kể cả Long Mộc đảo chủ, hai nhân vật mà võ công đã đi vào huyền thọai, ấy thế mà gã ăn xin đôn hậu Thạch Phá Thiên vốn dốt đặc cán mai lại thấu trịệt hoàn toàn. Ở đây, dường như Kim Dung muốn nhắc ta nhớ lại hình ảnh thiền sư Huệ Năng, Tổ thứ sáu của lịch sử Thiền tông Trung Quốc, người đốn củi không học hành lại được sư phụ truyền y bát để kế tiếp tông phái thay vì truyền cho Thần Tú, là một vị cao tăng uyên bác (10) . Cái diệu lí của võ thuật, của đạo đã vuợt quá ngôn ngữ văn tự mà đi thẳng vào tâm hồn những ngưòi đồng điệu theo lẽ "đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu" (Kinh Dịch, quẻ Kiền)
    ( xem tiep)

Chia sẻ trang này