1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

VÕ NGUYÊN GIÁP- vị tướng tài ba

Chủ đề trong 'Điện Biên' bởi hotty, 10/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hotty

    hotty Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2003
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    0
    VÕ NGUYÊN GIÁP- vị tướng tài ba

    sau đây là bài giới thiệu về vị tướng quân Võ Nguyên Giáp
    Những năm đầu
    Võ Nguyên Giáp sinh ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình trí thức nghèo. Thân sinh ông là cụ Võ Nguyên Thân, một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, dòng dõi khoa bảng. Năm 1924, ông bắt đầu tham gia hoạt động trong hàng ngũ những người yêu nước khi đang học ở trường Quốc học Huế. Hai năm sau, ông bị đuổi học sau khi tổ chức một cuộc bãi khóa. Ông được Nguyễn Chí Diểu giới thiệu tham gia Tân Việt Cách mạng đảng, một đảng theo chủ nghĩa dân tộc nhưng có màu sắc cộng sản thành lập năm 1924 ở miền Trung Việt Nam.


    Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Thị Quang TháiNăm 1926, ông được trở lại trường Quốc học Huế và tiếp tục đấu tranh. Do hoạt động quá giới hạn cho phép nên ông bị bắt khi đang điều hành một cuộc biểu tình của học sinh, sinh viên và bị cầm tù 2 năm. Tuy nhiên, sau 3 tháng thì được thả ra vì thiếu chứng cớ buộc tội.

    Sau đó ông ra Hà Nội, học trường Albert Sarraut và đỗ tú tài. Ông tốt nghiệp đại học ngành Luật và Kinh tế chính trị năm 1937.

    Năm 1934, ông lấy bà Nguyễn Thị Quang Thái (1915-1943), bạn học tại Quốc Học Huế và là một đồng chí của ông (bà cũng là em ruột của Nguyễn Thị Minh Khai). Năm 1943, bà Thái chết trong nhà giam Hỏa Lò, Hà Nội.

    Tháng 5 năm 1939, ông nhận dạy sử học ở trường tư thục Thăng Long, Hà Nội do Hoàng Minh Giám làm Giám đốc nhà trường (tức Hiệu trưởng)
    Hoạt động cách mạng và kháng chiến chống Pháp
    Từ 1936 đến 1939, ông tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương, là sáng lập viên của mặt trận và là Chủ tịch Uỷ ban Báo chí Bắc Kỳ trong phong trào Đông Dương đại hội. Ông tham gia thành lập và làm báo tiếng Pháp Notre voix (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động), biên tập các báo Tin tức, Dân chúng. Ngày 3 tháng 5 năm 1940, Võ Nguyên Giáp với bí danh là Dương Hoài Nam cùng Phạm Văn Đồng lên Cao Bằng rồi vượt biên sang Trung Quốc để gặp Hồ Chí Minh. Ông vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm này và bắt đầu các hoạt động của mình dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ông Hồ trong một tổ chức chống phát-xít và đấu tranh cho độc lập của Việt Nam có tên là Việt Nam Độc lập Đồng minh hội gọi tắt là *********. Ông tham gia gây dựng cơ sở cách mạng, mở lớp huấn luyện quân sự cho ********* ở Cao Bằng.


    Võ Nguyên Giáp và Hồ Chí MinhNgày 22 tháng 12 năm 1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, ông thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân tại chiến khu Trần Hưng Đạo với 34 người, được trang bị 2 súng thập (một loại súng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp và 1 súng máy. Ngày 25 tháng 12 năm 1944, đội quân này đã tiến công thắng lợi hai đồn Phai Khắt và Nà Ngần. Ngày 14 tháng 8 năm 1945, ông được bổ sung vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, sau đó là ủy viên Thường vụ Trung ương, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.

    Sau Cách mạng Tháng Tám, Võ Nguyên Giáp được cử làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Phó Bộ trưởng (nay gọi là Thứ trưởng) Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời (từ ngày 28 tháng 8 đến hết năm 1945) và là Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân tự vệ. Trong Chính phủ Liên hiệp thành lập ngày 3 tháng 11 năm 1946, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (cho đến tháng 7 năm 1947 và từ tháng 7 năm 1948 trở đi). Cũng trong năm 1946, ông lập gia đình với bà Đặng Bích Hà (con gái giáo sư Đặng Thai Mai).

    Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Chiến tranh Đông Dương chính thức bùng nổ. Dưới sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản, ông bắt đầu lãnh đạo cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài 9 năm chống lại sự trở lại của người Pháp (1945-1954) với cương vị Tổng chỉ huy và Tổng Chính ủy, từ năm 1949 đổi tên gọi là Tổng tư lệnh quân đội kiêm Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (gọi tắt là Quân ủy Trung ương). Ông được phong Đại tướng ngày 25 tháng 1 năm 1948 theo sắc lệnh 110/SL ký ngày 20 tháng 1 năm 1948, cùng đợt có Nguyễn Bình được phong Trung tướng, Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái, Lê Hiến Mai, Văn Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa, Trần Tử Bình được phong Thiếu tướng. Tháng 8 năm 1948, ông là ủy viên Hội đồng Quốc phòng Tối cao vừa mới được thành lập.

    Ông là một nhà vận dụng tài giỏi chiến thuật Chiến tranh du kích. Ông cũng là người lập kế hoạch và trực tiếp chỉ huy trận đánh Trận Điện Biên Phủ và thắng Pháp năm 1954.

    Các chiến dịch ông đã tham gia với tư cách là Tư lệnh chiến dịch - Bí thư Đảng ủy trong kháng chiến chống Pháp:

    Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947)
    Chiến dịch Biên giới (tháng 6 - 1950)
    Chiến dịch Trung Du (tháng 12 - 1950)
    Chiến dịch Đồng Bằng (tháng 5 - 1951)
    Chiến dịch Đông Bắc (tháng ?? - 195?)
    Chiến dịch Hòa Bình (tháng 12 - 1951)
    Chiến dịch Tây Bắc (tháng 9 - 1952)
    Chiến dịch Thượng Lào (tháng 4 - 1953)
    Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 1 - 1954)
    Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ mang đậm dấu ấn của ông trong việc tạo thế, tổ chức hậu cần, thay đổi chiến thuật. Sau chiến dịch này, Hiệp định Genève về Đông Dương được ký kết, đặt dấu chấm hết cho sự có mặt của người Pháp ở Việt Nam sau hơn 80 năm.

    Từ năm 1955, ông là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Ông trở thành ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1951.


    Sau Điện Biên Phủ
    Từ năm 1954 đến năm 1976, Võ Nguyên Giáp tiếp tục giữ cương vị Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Quân ủy Trung ương, Tổng Tư lệnh quân đội, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó thủ tướng Chính phủ, sau là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (đến năm 1991). Trong 21 năm (1954-1975) của cuộc chiến tranh Việt Nam, ông thực hiện nhiệm vụ xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam, tham gia xây dựng chiến lược chiến tranh của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trực tiếp tổ chức và chỉ đạo các hoạt động của Quân đội Nhân dân trong chiến tranh. Ngoài ra, ông còn tham gia nhiều hoạt động Đảng Cộng sản và Nhà nước khác.

    Trong một thời gian ngắn từ tháng 7 năm 1960 đến tháng 1 năm 1963 ông kiêm thêm chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước.

    Năm 1980, ông thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhưng vẫn tiếp tục là Ủy viên Bộ Chính trị (đến năm 1982) và phó Thủ tướng phụ trách Khoa học - Kỹ thuật. Người thay thế ông ở Bộ Quốc phòng là Đại tướng Văn Tiến Dũng - Tổng Tham mưu trưởng Quân đội, một trong những cộng sự lâu năm nhất của ông. Năm 1983 ông được phân công làm Chủ tịch Ủy ban sinh đẻ có kế hoạch. Ông đã rời bỏ vũ đài chính trị năm đó, nhưng vẫn giữ một vai trò làm cố vấn.

    Năm 1991, ông nghỉ hưu ở tuổi 80.

    Ông đã được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng (1992), 2 Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Chiến thắng hạng nhất.

    Đánh giá
    Là một người có tài tổ chức và kiên nhẫn, Võ Nguyên Giáp đã từng bước xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam từ 34 người vào tháng 12 năm 1944 thành một đội quân với hơn một triệu người năm 1975. Là một nhà chiến lược - chiến thuật bậc thầy, ông đã lãnh đạo quân đội đó giành thắng lợi trong cả hai cuộc chiến tranh. Tên tuổi của Võ Nguyên Giáp gắn liền với một chiến thắng có ý nghĩa quốc tế của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong trận Điện Biên Phủ - lần đầu tiên quân đội của một nước thuộc địa châu Á đánh bại trên chiến trường quân đội của một cường quốc châu Âu. Với hơn 50 năm tham gia hoạt động chính trị ở cấp cao nhất, trong đó có 30 năm là Tổng tư lệnh quân đội, ông có uy tín lớn trong **********************, trong quân đội và trong nhân dân, được coi là một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và là Người anh cả của Quân đội Nhân dân. Ông đã nhận được rất nhiều Huân và huy chương cao quí nhất của Việt Nam. Ông được cả thế giới biết đến như một vị anh hùng dân tộc Việt Nam và được quân đội Pháp rất nể phục.


    Các tác phẩm
    Vấn đề dân cày (đồng tác giả với Trường Chinh), 1938
    Đội quân giải phóng, 1947
    Từ nhân dân mà ra, 1964
    Điện Biên Phủ, 1964
    Mấy vấn đề đường lối quân sự của Đảng, 1970
    Những năm tháng không thể nào quên, 1972
    Vũ trang quần chúng cách mạng, xây dựng quân đội nhân dân, 1972
    Những chặng đường lịch sử (gồm 2 tác phẩm đã in trước đó là Từ nhân dân mà ra và Những năm tháng không thể nào quên, 1977
    Chiến đấu trong vòng vây, 1995
    Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, 1979
    Đường tới Điện Biên Phủ
    Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử
    Tổng hành dinh trong mùa xuân đại thắng, 2000
  2. hotty

    hotty Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2003
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    0
    bài phỏng vấn _ ai bít tiếng Anh thì đọc trước _ khi nao có thời gian tui sẽ dịch sau( em Công chúa ơi , hay la em dịch luôn họ chi cái hehheh)
    Interview with Vo Nguyen Giap
    ********* Commander
    Q: Was Diên Bien Phu a conventional military victory or was it a victory for military warfare?
    Giap: The victory at Diên Bin Phû was a victory for the people. But then, of course, while the concept of a people''s war and guerrilla warfare are not entirely separate, they are separate nonetheless. In this case, it was the people''s war that was victorious. And guerrilla warfare was one aspect of that people''s war. It''s all quite complicated.... What is the people''s war? Well, in a word, it''s a war fought for the people by the people, whereas guerrilla warfare is simply a combat method. The people''s war is more global in concept. It''s a synthesized concept. A war which is simultaneously military, economic and political, and is what we in France would call "synthesized." There''s guerrilla warfare and there''s large-scale tactical warfare, fought by large units.
    Q: What was new about the idea of the "People''s War"?
    Giap: It was a war for the people by the people. FOR the people because the war''s goals are the people''s goals -- goals such as independence, a unified country, and the happiness of its people.... And BY the people -- well that means ordinary people -- not just the army but all people.
    We know it''s the human factor, and not material resources, which decide the outcome of war. That''s why our people''s war, led by Ho Chi Minh, was on such a large scale. It took in the whole population.

    Q: What do you think about the significance of Diên Bin Phû for the world?
    Giap: The history of the Vietnamese people goes back thousands of years. During that time we''ve repelled thousands of invaders. Only, in former times the countries that tried to invade us were on the same economic level as we were. Theirs, like ours, was a feudal society. That was the case, for example, when we fought the Chinese in the 13th century. But Diên Bin Phû was a victory in another era. What I mean is that in the latter half of the 19th century, when western imperialism divided the world into colonies, a new problem emerged. How could a weak, economically backwards people ever hope to regain its freedom? How could it hope to take on a modern western army, backed by the resources of a modern capitalist state? And that''s why it took us 100 years to fight off the French and French imperialism. Diên Bin Phû was the first great decisive victory after 100 years of war against French imperialism and U.S. interventionism. That victory that put an end to the war and marked the end of French aggression. From an international point of view, it was the first great victory for a weak, colonized people struggling against the full strength of modern Western forces. This is why it was the first great defeat for the West. It shook the foundations of colonialism and called on people to fight for their freedom -- it was the beginning of international civilization.
    Q: Was Diên Bin Phû an easy victory because the French made so many mistakes?
    Giap: It''s not as simple as that. We believed that in the French camp, French general staff and the military chiefs were well informed. They''d weighed up the pros and cons, and according to their forecasts, Diên Bin Phû was impregnable. It has to be said that at the beginning of the autumn of ''53, for example, when our political headquarters were planning our autumn and winter campaigns, there was no mention of Diên Bin Phû. Why? Because, the Navarre plan didn''t mention it either. They had a whole series of maneuvers planned.
    For us, the problem was that Navarre wanted to retain the initiative whereas we wanted to seize it. There is a contradiction that exists in a war of aggression whereby you have to disperse your forces to occupy a territory but rally your mobile forces for offensive action. We took advantage of this contradiction and forced Navarre to disperse his forces. That''s how it all started. We ordered our troops to advance in a number of directions, directions of key importance to the enemy although their presence wasn''t significant. So the enemy had no choice but to disperse their troops. We sent divisions north, northwest, toward the center, towards Laos; other divisions went in other directions. So to safeguard Laos and the northwest, Navarre had to parachute troops into Diên Bin Phû, and that''s what happened at Diên Bin Phû. Before then, no one had heard of Diên Bin Phû. But afterwards, well that''s history, isn''t it? French General Staff only planned to parachute in sufficient troops to stop us advancing on the northwest and Laos. Little by little, they planned to transform Diên Bin Phû into an enormous concentration camp, a fortified camp, the most powerful in Indochina. They planned to draw our forces, break us, crush us, but the opposite took place. They''d wanted a decisive battle and that''s exactly what they got at Diên Bin Phû -- except that it was decisive for the Vietnamese and not for the French.
    Q: Before Diên Bin Phû, do you think the French ever imagined you could defeat them?
    Giap: Well, everyone at Diên Bin Phû, from the French generals and representatives of the French government to the American generals and the commanding admiral of the Pacific Fleet, agreed that Diên Bin Phû was impregnable. Everyone agreed that it was impossible to take. The French and then the Americans underestimated our strength. They had better weapons and enormous military and economic potential. They never doubted that victory would be theirs. And yet, just when the French believed themselves to be on the verge of victory, everything collapsed around them. The same happened to the Americans in the Spring of ''65. Just when Washington was about to proclaim victory in the South, the Americans saw their expectations crumble. Why? Because it wasn''t just an army they were up against but an entire people -- an entire people.
    So the lesson is that however great the military and economic potential of your adversary, it will never be great enough to defeat a people united in the struggle for their fundamental rights. That''s what we''ve learned from all this.
    Q: Why was the National Liberation Front so successful in expanding the areas it controlled between 1960 and 1965?
    Giap: Throughout our long history, whenever we''ve felt ourselves to be threatened by the enemy, our people have closed in the ranks. Millions of men, united, have called for "Unification above all," for "Victory above all".... The National Liberation Front was victorious because it managed to unite most of the people and because its politics were just.
    Q: Did you change your tactics at all when the American troops began to arrive after 1965?
    Giap: Of course, but even so, it was still a people''s war. And, a people''s war is characterized by a strategy that is more than simply military. There''s always a synthesized aspect to the strategy, too. Our strategy was at once military, political, economic, and diplomatic, although it was the military component which was the most important one.
    In a time of war, you have to take your lead from the enemy. You have to know your enemy well. When your enemy changes his strategy or tactics, you have to do the same. In every war, a strategy is always made up of a number of tactics that are considered to be of great strategic importance, so you have to try to smash those tactics. If we took on the cavalry, for example, we''d do everything we could to smash that particular tactic. It was the same when the enemy made use of strategic weapons.... And, when the Americans tried to apply their "seek and destroy" tactic, we responded with our own particular tactic that was to make their objective unattainable and destroy them instead. We had to...force the enemy to fight the way we wanted them to fight. We had to force the enemy to fight on unfamiliar territory.
    Q: Was your Têt offensive in 1968 a failure?
    Giap: As far as we''re concerned, there''s no such thing as a purely military strategy. So it would be wrong to speak of Têt in purely military terms. The offensive was three things at the same time: military, political, and diplomatic. The goal of the war was de-escalation. We were looking to de-escalate the war. Thus, it would have been impossible to separate our political strategy from our military strategy. The truth is that we saw things in their entirety and knew that in the end, we had to de-escalate the war. At that point, the goal of the offensive was to try to de-escalate the war.
    Q: And did the de-escalation succeed?
    Giap: Your objective in war can either be to wipe out the enemy altogether or to leave their forces partly intact but their will to fight destroyed. It was the American policy to try and escalate the war. Our goal in the ''68 offensive was to force them to de-escalate, to break the American will to remain in the war....
    We did this by confronting them with repeated military, as well as political and diplomatic victories. By bringing the war to practically all the occupied towns, we aimed to show the Americans and the American people that it would be impossible for them to continue with the war. Essentially, that''s how we did it.
    Q: You are familiar with those famous pictures of April 1975, of American helicopters flying away from the American Embassy. What do those pictures mean to you?
    Giap: It was as we expected. It marked the end of the American neo-colonial presence in our country. And, it proved that when a people are united in their fight for freedom, they will always be victorious.
    When I was young, I had a dream that one day I''d see my country free and united. That day, my dream came true. When the political bureau reunited Hanoi with Laos, there were first reports of evacuation. Then the Saigon government capitulated. It was like turning the page on a chapter of history. The streets in Hanoi were full of people.
    The pictures of the helicopters were, in one way, a concrete symbol of the victory of the People''s war against American aggression. But, looked at another way, it''s proof that the Pentagon could not possibly predict what would happen. It revealed the sheer impossibility for the Americans to forecast the outcome. Otherwise, they would have planned things better, wouldn''t they.
    The reality of history teaches us that not even the most powerful economic and military force can overcome a resistance of a united people, a people united in their struggle for their international rights. There is a limit to power. I think the Americans and great superpowers would do well to remember that while their power may be great, it is inevitably limited.... Since the beginning of time, whether in a socialist or a capitalist country, the things you do in the interests of the people stand you in good stead, while those which go against the interest of the people will eventually turn against you. History bears out what I say.
    We were the ones who won the war and the Americans were the ones who were defeated, but let''s be precise about this. What constitutes victory? The Vietnamese people never wanted war; they wanted peace. Did the Americans want war? No, they wanted peace, too. So, the victory was a victory for those people in Vietnam and in the USA who wanted peace. Who, then, were the ones defeated? Those who were after aggression at any price. And that''s why we''re still friends with the people of France and why we''ve never felt any enmity for the people of America....
    Q: Who invented the idea of People''s war? Whose idea was it originally?
    Giap: It was originally a product of the creative spirit of the people. Let me tell you the legend of Phu Dong...which everyone here knows well. It''s a legend set in prehistoric times. The enemy was set to invade, and there was a three-year-old boy called Phu Dong who was growing visibly bigger by the minute. He climbed on to an iron horse and, brandishing bamboo canes as weapons, rallied the people. The peasants, the fisherman, everyone answered his call, and they won the war. It''s just a legend and like popular literature, the content is legendary, but it still reflects the essence of the people''s thinking. So, popular warfare existed even in legends, and it remained with us over the centuries.
    Q: Why do you think Vietnam is almost the only country in the world that has defeated America? Why only Vietnam?
    Giap: Speaking as a historian, I''d say that Vietnam is rare. As a nation, Vietnam was formed very early on. It is said that, in theory, a nation can only be formed after the arrival of Capitalism -- according to Stalin''s theory of the formation of nations, for instance. But, our nation was formed very early, before the Christian era. Why? Because the risk of aggression from outside forces led all the various tribes to band together. And then there was the constant battle against the elements, against the harsh winter con***ions that prevail here. In our legends, this struggle against the elements is seen as a unifying factor, a force for national cohesion. This, combined with the constant risk of invasion, made for greater cohesion and created a tra***ion -- a tra***ion that gave us strength.
    The Vietnamese people in general tend to be optimistic. Why? Because they''ve been facing up to vicissitudes for thousands of years, and for thousands of years they''ve been overcoming them.
    Q: What was the contribution of Marxism and Leninism to your theory of a People''s War?
    The People''s War in Vietnam pre-dated the arrival of Marxism and Leninism, both of which contributed something when they did arrive, of course.
    When the USSR collapsed, we predicted that 60 to 80 percent of our imports and exports budget would be eliminated because we depended upon aid from the USSR and other socialist countries. So people predicted the collapse of Vietnam. Well, we''re still hanging on and slowly making progress. I was asked what I thought of Perestroika, so I answered that I agreed with the change and thought it was necessary in political relations. But Perestroika is a Russian word, made for the Russians. Here we do things the Vietnamese way. And we make the most of our hopes and the hopes of those in Russia, China, the USA, Japan, Great Britain -- but we try to assimilate them all.
    As I mentioned, the Vietnamese people have an independent spirit, stubborn people, I suppose, who do things the Vietnamese way. So now the plan is to mobilize the entire population in the fight against backwardness and misery. While there are the problems of war and the problems of peace, there are also concrete laws, social laws, great laws, which retain their value whether in peace or war. You have to be realistic. You have to have a goal. You have to be a realist and use reality as a means of analyzing the object laws which govern things. To win, you have to act according to these laws. If you do the opposite, you''re being subjective and you''re bound to lose. So, we learn from the experience, both good and bad, of Capitalism. But, we have our own Vietnamese idea on things. I''d like to add that we are still for independence, that we still follow the path shown us by Ho Chi Minh, the path of independence and Socialism. I''m still a Socialist but what is Socialism? It''s independence and unity for the country. It''s the freedom and well-being of the people who live there. And, it''s peace and friendship between all men.
  3. hotty

    hotty Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2003
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    0
    trò chuyện với con gái tướng Giáp:
    (VietNamNet) - ?o? Năm 1946 - khi được gặp lại Ba lần đầu, tôi đã nhất định không nói một lời nào, kể cả khi ông bế tôi ra chỗ vắng, chỉ với một câu hỏi: ?oCó nhớ, có thương Ba không??. Có lẽ, đó là tiền lệ cho kiểu ?ohiểu không lời? giữa hai cha con cho mãi về sau này?. Chị Hồng Anh, đã nói như vậy trong cuộc trò chuyện với VietNamNet về những góc đời thường của Đại tướng.

    ?Từ khi biết đọc, biết viết, tôi thuộc từng đoạn dài trong những lá thư Ba tôi gửi về, những lá thư bao giờ ngoài phong bì cũng có câu đề: ?oHồng Anh, con gái Anh Văn?? Và tôi thích nhất bức ảnh Ba tôi mặc quần áo bộ đội, đội cái mũ Vệ Quốc đoàn có gắn sao phía trước mà người gửi về cho tôi?

    ....Khi Ba tôi chia tay hai mẹ con để sang Trung Quốc thì tôi còn quá bé, chưa biết gì. Người đầu tiên gợi lại hình ảnh người cha trong tôi là bà nội. Điều bà nói nhiều nhất về Ba với tôi là: từ lúc Ba tôi còn bé cho đến lúc đi hoạt đông Cách mạng, bà luôn tin những điều Ba tôi làm? Vì thế trong suốt thời gian xa cách, tôi đã luôn nghĩ về Ba với niềm tự hào thơ trẻ và tình cảm tin yêu gần gũi. Thế nhưng, năm 1946 - khi tôi được gặp lại Ba lần đầu trong dịp Ba ghé thăm ông bà nội và tôi ở Đồng Hới (thị xã Quảng Bình) - trên đường đi kinh lý Nam Bộ - thì tôi lại ngậm thinh, nhất định không nói một lời nào, kể cả khi ông bế tôi ra chỗ vắng, chỉ với một câu hỏi: ?oCó nhớ, có thương ba không??.
    Có lẽ, đó là tiền lệ cho kiểu ?ohiểu không lời? giữa hai cha con cho mãi về sau này?

    - Và sau này, mỗi khi kể lại chuyện ?ongày xưa? giữa hai cha con, ông cụ thường nhắc lại chuyện gì nhiều nhất?

    - Có nhiều chuyện, trong đó có những chuyện liên quan đến việc ?oHồng Anh không nói??. Khi kể đến chuyện năm 1951, sau chiến thắng của ta ở Non Nước (Ninh Bình), ông đạp xe thẳng từ đấy về Thanh Chương (Nghệ An) thăm hai bà cháu, Ba tôi lại nhớ lại: ?oLúc đó, Ba có hỏi gì Hồng Anh cũng lặng thinh?. (Có lẽ ông ghi nhớ cái tính khí ?ođặc biệt? của con gái từ ngày ấy). Cũng trong lần về thăm ngắn ngủi đó, Ba đã tranh thủ đèo tôi bằng xe đạp từ Thanh Chương lên Chợ Rạng, Đô Lương thăm cậu ruột của tôi. Trên đường, (tôi nhớ lúc đó trời đã tối) ông lại hỏi: ?oCon có nhớ ba không?? Tôi cũng không nói. Im lặng hồi lâu, Ba lại nói: ?oChị Hà cũng thương con lắm? (Khi mới về làm vợ Ba tôi, cô Hà thường xưng với tôi bằng ?ochị? và tôi cũng gọi như vậy). Sau này, trong một lần đến thăm bác Trường Chinh, bác gái đã khuyên tôi: ?oCháu nên gọi cô Hà là ?ocô?. Như thế hay hơn?).

    - Chị từng nói rằng, dù không nhớ mặt mẹ nhưng hình ảnh mẹ trong chị ở trong luôn rõ nét, sinh động và xác thực nhờ thông tin từ những người thân trong gia đình và các cô bác cùng hoạt động, bị tù cùng mẹ. Vậy Tướng Giáp đã kể cho chị nghe về người mẹ quá cố của chị như thế nào?


    Đại tướng Võ Nguyên Giáp và chiến sĩ cộng sản Nguyễn Thị Quang Thái.
    - Vẫn kiểu kể không nhiều lời?Trước khi tôi sang Quế Lâm (Trung Quốc) học, Ba đã kể cho tôi nghe về Mẹ, về lòng vị tha, đức hi sinh, về tính cách vừa dịu dàng, vừa kiên nghị của Mẹ. Rồi Ba tặng tôi một cuốn sổ trong đó ghi những lời dặn dò tôi noi gương mẹ, lớn lên trả thù cho Mẹ. Cuốn sổ ấy, tôi giữ cho đến tận bây giờ. Mỗi khi tôi về nghỉ hè, ông thường lục lại những thư từ của Mẹ cho tôi xem. Nhiều nhất là những bức thư Ba Mẹ tôi gửi cho nhau (cả từ trước khi cưới nhau) và những bức thư mẹ tôi gửi cho ông bà nội, cho chú Nho (em ruột Ba tôi), cho bà ngoại và các cậu dì của tôi và cho tôi từ nhà tù Hoả lò. Thư viết cho người lớn chữ lít nhít (vì bọn chúng chỉ phát cho mảnh giấy rất bé), viết cho tôi chữ to hơn. Trong thư, Mẹ tôi dặn bà và chú: ?oLàm sao cho Hồng Anh sau này lớn lên không biết khổ mà chỉ thương người khổ?. Ban đầu, tôi giữ lại tất cả những bức thư đó. Sau rồi, Ba tôi bảo: ?oĐể ba giữ, kẻo Hồng Anh giữ rồi đọc nhiều lại buồn?. Tôi không còn nhớ mặt mẹ nhưng qua những tấm ảnh, những bức thư, qua lời kể của Ba tôi và những anh em, đồng chí của Mẹ, qua những câu chuyện của họ hàng, láng giềng ở quê, và bao trùm lên tất cả là một sợi dây thiêng liêng vô hình nào đó, hình ảnh của Mẹ đã hiện lên trong tôi rõ nét và xác thực. Và tôi đã cảm nhận được tình cảm thiêng liêng giữa Ba và Mẹ...

    - Chị có được Tướng Giáp kể về lần gặp gỡ đầu tiên với mẹ chị, kỷ niệm đã làm nên mối tình đầu thiêng liêng của ông?

    - Đó là vào năm 1929, Ba tôi ra Vinh và Hà Nội để bàn với các đồng chí trong chi bộ ở đó tổ chức cho đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai đi thoát li. Trong dịp này, Ba tôi đã được nghe đến cái tên Nguyễn Thị Quang Thái, cô em gái còn rất trẻ nhưng hoạt động hăng hái của chị Minh Khai. Nghe mà chưa gặp mặt. Thế rồi, trong chuyến trở vào Huế Ba tôi đã gặp mẹ tôi trên tàu hoả. Mẹ tôi lúc ấy mặc áo dài, tóc để xoã, da trắng hồng, gương mặt rất sáng, đặc biệt là đôi mắt. Ấn tượng để lại trong cha tôi khá đậm nét. Còn cha tôi lúc ấy đóng vai một nhà báo khá ăn diện. Về sau mẹ tôi mới nói lại cho Ba ấn tượng đầu tiên của mình:một chàng thư sinh với vẻ ?ocông tử bột?, chỉ khi nghe tự giới thiệu là nhà báo thì mẹ mới dịu lòng và bắt chuyện. Hai người kết hôn khi mẹ tôi 20 tuổi nhưng mãi đến gần chục năm sau Mẹ mới sinh tôi vì Ba mẹ ?ogiữ? để được thoát ly hoạt động cùng nhau. Và mẹ đã bị bắt khi Ba tôi đang hoạt động ở Trung Quốc và tôi còn rất bé. Thời gian họ ở bên nhau không dài lắm nhưng bằng tất cả sự trải nghiệm và sự nhạy cảm của mình, tôi hiểu mối liên hệ giữa Ba Mẹ là thiêng liêng và bền chặt.

    - Và mãi về sau này, mẹ chị hẳn vẫn có một vị trí đặc biệt trong trái tim của tướng Giáp?


    Đại tướng trong ngày sinh nhật lần thứ 93 (25/8/2003) Ảnh: Nguyên Vũ.
    - Đó là một vị trí thiêng liêng và độc nhất vô nhị. Còn về ý bạn muốn hỏi mà tôi đã hiểu thì thế này: trong toán học có những đại lượng gọi là không tương thích (nghĩa là không so sánh được), những người làm toán không bao giờ đem so sánh những đại lượng đó. Trong cuộc sống cũng như vậy. Điều đáng nói là, vong linh của Mẹ được yên lòng về cuộc sống của Ba khi vắng bóng Bà. Tôi nghĩ là như vậy.

    - Và tình cảm của Ba chị đối với chị cũng rất đặc biệt?

    - Vâng, có lẽ thế. Mỗi người chúng ta đều cảm nhận nét riêng trong tình cảm cha mẹ dành cho mình theo góc độ khác nhau. Riêng tôi, tôi cảm nhận sự đặc biệt đó chủ yếu vẫn qua ?omột cái kênh không lời? và phần nào qua cư xử hàng ngày của Ba tôi, mà rõ nhất là sự đòi hỏi khắt khe.

    - Nghe nói, ông yêu thương chị một cách đặc biệt cơ mà?

    - Yêu thương không có nghĩa là cưng chiều.Tôi nhớ, hồi ở Việt Bắc, thỉnh thoảng, Ba tôi lại bảo bà nội: ?oBuổi chiều, Bà cho Hồng Anh tham gia với các chú bộ đội?. Tôi lấy đôi ủng của Ba để đi ra ruộng rau (như mọi đứa trẻ, tôi thích thú vì đó là thứ của Ba và tôi lại rất sợ bị vắt bám), đôi ủng cao lút cả hai chân, tôi đi vẹo vọ, nhìn rất ngộ. Tôi mới học lớp ba, lớp bốn gì đó, Ba đã bắt đọc cuốn: ?oTrường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi? của bác Trường Chinh.

    - Khi chị lấy chồng, tướng Giáp có ?oý kiến? gì về sự lựa chọn của chị ?

    - Mới đầu, khi chúng tôi từ Liên Xô về nghỉ hè để ?obáo cáo?, ông cụ đã không đồng ý. Lý do không phải vì chê ?ongười ấy? mà chỉ vì ông muốn tôi làm dâu một gia đình tham gia Cách mạng ngay từ đầu. Cũng có thể đó là quan niệm của thế hệ. Về sau, ông đã tôn trọng quyết định của tôi.

    - Sinh ra trong một gia đình đặc biệt như vậy, chị có thấy khó khăn giữa đời thường không? Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, cảm giác của chị thế nào khi nhiều người nhìn chị dưới góc độ chị là ?ocon gái tướng Giáp??

    - Trong tôi niềm tự hào về cha không tách rời niềm tự hào về Tổ Quốc, và càng không bao giờ tách khỏi ý thức trách nhiệm. Tôi mong muốn sống xứng đáng với bố mẹ nhưng bằng sức lực tình cảm, trí tuệ của riêng mình. Người ta có quyền tự hào và kiêu hãnh về cha mẹ. Nếu vị trí của cha mẹ đem lại niềm cảm thông quý mến của những người xung quanh (kể cả cách nhìn nhận khắt khe và sự đòi hỏi cao do lòng quý mến) thì đó là cái ?olộc? mà ta được hưởng. Nhưng người ta không có quyền núp dưới cái bóng của cha mẹ để đạt được những điều ngoài năng lực của mình...

    - Hôm nay (ngày 25/8/2003) tướng Giáp đã bước sang tuổi 93. Theo chị, vì sao ông có thể giữ được sự ung dung, tự tại sau bao thay đổi của lịch sử và biến động của thời cuộc qua gần một thế kỷ sống?

    - Cả cuộc đời, Ba tôi đã lao động và chiến đấu vì dân tộc, vì đất nước không mảy may vì mục tiêu cá nhân. Lịch sử dân tộc, truyền thống gia đình và cuộc sống bản thân đã tôi luyện nhân cách. Cách ứng xử trong đời, sự ung dung tự tại trong mọi tình huống của ông là do sự trong sáng và cao quý của nhân cách mà có

    - Bây giờ ông cụ còn đánh đàn piano không?

    - Ba tôi đánh đàn là để giải toả tinh thần, thư giãn sau những giờ làm việc liên tục, nhưng khi chuyển xuống ở tầng dưới, ông ít đánh đàn vì cây đàn vẫn để ở tầng 2. Mấy năm gần đây, Ba tôi tập thiền và đi bộ nhiều hơn. Chúng tôi đang thu xếp chuyển cây đàn xuống tầng 1 để khi rỗi, ông có thể tiếp tục đánh đàn piano.

    - Ông có hay nhận được thư từ của mọi người gửi đến? Ông thường xử lý thế nào trước những bức thư liên quan đến thế sự?

    - Mọi việc liên quan (như có sự liên hệ đề nghị trả lời phỏng vấn, mời đi hội nghị, hội thảo, lời đề nghị được đến thăm Đại tướng?), ông đều giao cho Văn phòng xử lý theo đúng nguyên tắc hành chính. Đối với các vấn đề rất đa dạng của người dân, của cán bộ được trình bày trong nhiều bức thư gửi đến, ông xem xét và trả lời với sự tôn trọng, và giúp giải quyết trong phạm vi nguyên tắc cho phép.

    Cả cuộc đời, Ba tôi là người của công việc, của sự nghiệp chung. Đến nay, ở tuổi 93, mặc dù tất cả con cháu trong gia đình luôn nhắc ông phải đặc biệt ưu tiên số 1 cho sức khoẻ, Ba vẫn không ngớt dõi theo thế sự của thế giới và đất nước, và có những ý kiến đóng góp theo đúng nguyên tắc của Đảng và Nhà nước. Tôi nghĩ, đối với ông, tình cảm của nhân dân, của bạn bè, đồng chí, của người thân trong gia đình là phần thưởng quý giá nhất, là phương thuốc hữu hiệu cho sức khoẻ và tuổi thọ.

Chia sẻ trang này