1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

vỏ nguyên tử không là vùng quỹ đạo e đâu

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi nguyenhhdang, 28/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. anhvinhfrolic

    anhvinhfrolic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2006
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Chưa hiểu ý tưởng thế nào nhưng câu cú, ngữ nghĩa thế này thì kêu người ta góp ý ở ngữ pháp tiếng việt ????
    Có lẽ em đọc ở một sách nào đó nói về các mẫu cấu tạo nguyên tử (mẫu của em nói là mẫu giọt); mẫu này có thuận lợi trong giải thích đơn giản các phản ứng hạt nhân (một giọt nước lớn tách thành các giọt nhỏ hơn, những giọt nhỏ hơn hợp thành giọt nước lớn...) nếu em đã đọc thì cũng hiểu.
    "phần tử x, tương tác a"??? em nói ra thế để làm gì?Các phần tử tương tác ấy có đặc điểm gì?Nói điện tích cơ sở không phải là e cũng chẳng để làm gì.
    Dù gì đi nữa thì em cũng đã nói năng lung tung.
    Cẩn thận hơn chứ.
  2. nguyenhhdang

    nguyenhhdang Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/02/2006
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    các đồng chí bình tỉnh!
    e=mc2 => m=e/c2
    e/c2 không có khối lượng chuyển hoá thành m có khối lượng
    tuy nhiên quá trình này là e/c2<=>m
    vậy :
    1:điều kiện nào có m và điều kiện nào không có m
    2:tiến trình này diễn đột ngột hay tuần tự xây nên các cấu trúc từ vi mô đến vĩ mô
    3:các lực như điện từ, hạt nhân mạnh, hạt nhân yếu, hấp dẫn là những lực tự thân nó hay là tương tác phát sinh thứ cấp thống nhất từ một tương tác sơ cấp của các phần tử không khối lượng
    (tui thấy rằng giữa hai nam châm truyền được lực tương tác qua môi trường chân không có thể do nam châm có tương tác với môi trường và các phần tử của môi trường chân không cũng có tương tác nhau mà dẫn truyền tương tác đến nam châm kia)
    4: sự phát ra hay thu năng lượng là sự phóng thích hay hấp thu e/c2 để chuyển từ trạng thái cân bằng động này sang trạng thái cân bằng động khác.
    5: khi các phản ứng hoá học thu nay tỏa nhiệt nhiệt lượng này chính là e/c2 để điều chỉnh trạnh thái cân bằng khi nguyên tử tham gia vào một cấu trúc cân bằng vật chất mới. trong khi đó hạt nhân chưa thay đổi, mà lượng e/c2 này không đủ m của electron, vậy vỏ nguyên tử phải được tạo thành từ những phần tử nhỏ hơn.
    6: như vậy mọi vật thể bạn thấy là một tồn tại cân bằng động liên tục được tạo thành và phân rã mà cơ chế và cấu trúc mà ta chưa biết. dẫn đến vật thể và môi trường chân không xung quanh vật thể liên tục có tương tác. do đó khi ánh sáng truyền ngang qua các thiên thể lớn bị bẻ cong là do môi trường xung quanh vật thể đang bị cuốn hút vào tâm vật thể
    7. tui nói vỏ nguyên tử nôm na là chất lỏng đây là liên kết giữa các phần tử trong lớp vỏ nguyên tử không đủ để định hình vững chắc hình dạng lớp vỏ nên nó bồng bềnh như giọt nước trong điều kiện chân không
    bữa nào tiếp tục.
  3. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    đề nghị viết "E" (in hoa) nhé!
    đồng chí này học hết vật lí đại cương chưa hay cũng vật lí phổ thông như VLV thế
    Được tungsin_tpg sửa chữa / chuyển vào 12:09 ngày 08/08/2006
  4. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    .....
    5: khi các phản ứng hoá học thu nay tỏa nhiệt nhiệt lượng này chính là e/c2 để điều chỉnh trạnh thái cân bằng khi nguyên tử tham gia vào một cấu trúc cân bằng vật chất mới. trong khi đó hạt nhân chưa thay đổi, mà lượng e/c2 này không đủ m của electron, vậy vỏ nguyên tử phải được tạo thành từ những phần tử nhỏ hơn....
    =======================================
    Qua mục 5 ở trên, bạn cần về xem lại lý thuyết phản ứng hóa học đi đã.
    Trong các phản ứng hóa học, năng lượng tỏa ra hay thu vào chỉ liên quan tới sự chuyển dịch của các điện tử giữa các mức năng lượng của chúng mà thôi. Nếu một điện tử tìm thấy 1 quỹ đạo mới có mức năng lượng thấp hơn thì nó sẽ giải phóng năng lượng (tỏa nhiệt hay ánh sáng : phản ứng quang hóa). Và nếu ngược lại ta có phản ứng thu nhiệt. Các năng lượng này không liên quan tới khối lượng của điện tử hay hạt nhân nguyên tử, vì đây là động năng và thế năng chứ không phải năng lượng nghỉ E=mc2.
    Các phản ứng hạt nhân mới có liên quan tới sự thay đổi khối lượng của vật chất.
  5. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ bạn nguyenhhdang có sự lầm lẫn khi nghĩ rằng trong quĩ đạo hình quả tạ thì có 1 điểm e- và nhân nguyên thử có tiếp xúc nhau.
    Theo tôi không phải vậy.. Trong quĩ đạo hình số 8 đó nó là 2 ellip giông nhau, môi ellip có 1 tiêu điểm là nhân nguyên tử , vì các tiêu điểm ở gần đầu quĩ đạo nên ta tuởng rằng quĩ đạo hình số 8 đó có 1 chỗ cắt nhau, và e- tiếp xúc với nhân nguyên tử.
    Ngoài ra vì e- quay quanh nhân rất nhanh, và mỗi e- kéo theo nó 1 sóng nên ta chỉ thấy 1 đám mây e- che mất nhân nguyên tử mà thôi.
    Và vì nó cấu tạo như những đám mây nên 2 đám mây e- đó xô đẩy nhau, dạt về 2 đầu, làm cho quĩ đạo đó giống như cái tạ tay .
  6. chevaliersanstete

    chevaliersanstete Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/10/2003
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    0
    Bác binh000 ạ, cái quĩ đạo gì gì elíp của bác, em nghĩ bác nhầm rồi ạ. Cái từ quĩ đạo ở đây là em thấy rất dễ gây hiểu nhầm vì quĩ đạo là do một vật chuyển động tạo nên thành ra đã là quĩ đạo thì là một đường chứ đâu phải là cả một khối, chiếm một thể tích nào đó trong không gian.
    Thứ hai là cái "quĩ đạo" số 8 của electron nó đúng thực là có hình số 8, cái đấy người ta dùng thuyết cơ lượng tử, giải mấy phương trình Schrodinger thì tìm được các hàm sóng của e (đại loại là ứng với từng số lượng tử nào đấy), mà cái hàm này lấy giá trị bình phương của nó tại một điểm thì được xác suất tìm thấy electron tại điểm đó. Thế nên các bác mới thấy được là tại hạt nhân nó chỉ là mỗi một điểm thôi. Với cả là em thấy trong SGK ghi là cái ọc-bi-tan là vùng không gian trong đấy xác xuất tìm thấy electron vào tầm 90/95% gì đó mà.
  7. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Tại ông bạn nguyenhhdang nói về quĩ đạo nên mình nghĩ nó là quĩ đạo hình tròn hay ellip chứ, mà trong không gian thì nó là hình cầu hay hình bóng bầu dục. Nếu giải phuơng trình Schrodinger thì ở đâu mật độ sóng nhiều nhất thì xác xuất hiện diện điện tử cao nhất. Nhưng xác xuất hiên diện của e- thì không có nghĩa là e- sẽ chạm vào nhân nguyên tử.
  8. chevaliersanstete

    chevaliersanstete Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/10/2003
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    0
    Chuyện e chạm vào hạt nhân thì em vẫn nghĩ là có thể, nhưng mà xác suất quá bé, với lại cũng chẳng có ai lại làm thực nghiệm kiểm chứng xem là e có chạm được vào hạt nhân hay không (theo thiển ý của em). Còn tại sao em nghĩ vậy vì thực ra khi giải mấy cái phương trình của cơ lượng tử (theo các sách mà em đọc) thì tất cả đều coi hạt nhân nguyên tử là một điểm. Do đó bác mới thấy là xác suất tìm thấy e tại gốc toạ độ là bằng không, nhưng mà nếu cách xa gốc toạ độ một khoảng nào đó (bé mấy cũng được) thì xác suất này là khác không, do đó tại sao mà em nói là chuyện e với hạt nhân có thể tiếp xúc được với nhau.

Chia sẻ trang này